Đoạn Đường Chiến Binh
Nhật Ký Hành Quân Tháng 4/75 Của Chi Đoàn 2/5 Thiết Kỵ
Thời gian cuối tháng 3 đầu tháng 4/75 một sự yên tỉnh ghê rợn xung quanh nơi đóng quân, cũng khung cảnh này mà trước đó ồn ào náo nhiệt, xe cộ qua lại tấp nập trên cầu La Ngà, đường lên Đà Lạt. Anh em trong tư thế sẵn sàng tác chiến, coi lại súng đạn, tu bổ xe cộ, nhận tiêp tế lương khô đầy đủ để “tiếp chiêu” với lực lượng chính quy Sư Đoàn 341 của Bắc Việt.
Ngày 3/4/75: Cả một Trung Đoàn đich tấn công vào đồn ĐPQ ở cầu La Ngà, QL 20 đường lên Đà Lạt. Lực lượng chúng tôi chỉ có một Tiểu Đoàn (-) và một Chi Đội M113 (4 chiếc). Khi trời vừa sụp tối, chúng pháo kích vào nơi đóng quân bằng sơn pháo 82 ly từ trên những ngọn đồi xung quanh cùng đại pháo 130 ly. Sau đó chúng tấn công biển người để dứt điểm mục tiêu quan trọng này vì đây là con đường huyết mạch tiến quân tràn xuống QL 1, Long Khánh đồng thời để tăng cường lực lượng cho mặt trận Xuân Lộc.
Ngày 4/4/75: Đơn vị trú phòng gồm Tiểu Đoàn (-) cùng một Chi Đôi M113 của Th/uý Nho chống trả mãnh liệt, đồn ĐPQ bị tràn ngập, 2 M113 bị bắn B40 , 2 xe khác bất khiển dụng vì bị bắn đứt xích. Th/Uý Nho, Chi Đội trưởng bình tỉnh điều đông Chi Đội chống trả dữ dội bằng tất cả hoả lực còn lại như M16, lựu đạn, M79, M72…..Đồng thời rút lui bằng đường bộ dọc theo cánh rừng chồi, hướng về Túc Trưng nơi có quân của SĐ 18 BB. Trong khi rút quân, Th/Uý Nho cho anh em dùng dây thun cột kíp nổ lựu đạn bỏ vào bình xăng 2 M113 bất khiển dụng, một lúc sau 2 chiếc M113 bốc cháy, nổ dữ dội. Hơn nửa giờ sau Chi Đoàn bắt tay được Th/Uý Nho cùng anh em còn lại.
Ngày 5/4/75: Địch bao vây thị xã Xuân Lộc, TĐ 5 KB được lệnh rút về Long Khánh để tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc. Cầu La Ngà bị chiếm, áp lực địch rất nặng nề lên Túc Trưng rồi Định Quán.
Ngày 8/4/75: Chiến Đoàn 52/18 rút quân về hướng Nam lập hệ thống phòng thủ tại ấp Nguyễn Thái Học nằm trên QL 20, cách ngã ba Dầu Giây 4 Km vể hướng Bắc, đây là một ấp nhỏ, chung quanh là vườn cao su, Dân cư phần lớn là phu cạo mủ cao su cho đồn điền. Một số nhỏ là nông dân làm rẫy, trồng cây ăn trái ven lộ. Đây cũng là nơi mà đơn vị Trinh Sát địch tàn sát cả ấp vào cuối tháng 4/75.
Ngày 9/4/75: Quân Đoàn 4 BV bắt đầu tấn công vào thị xã Xuân Lộc với cường độ khốc liệt có chiến xa T54 cùng chiến thuật tiền pháo hậu xung bằng biển người. Xuân Lộc trở thành vùng biển lửa như một Đại Hồng Thuỷ thứ hai, nhà cửa tan nát điêu tàn!
Ngày 11/4/75: Tiểu Đoàn 2/52 tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc. Bây giờ Chiến Đoàn 52 chỉ còn 2 Tiểu Đoàn BB, Chi Đoàn 2/5 TK cộng 1 Chi Đội chiến xa M41, ĐĐ 52 TS, TĐ 182 Pháo Binh, Công Binh và đơn vị hoả tiễn TOW để “tiếp chiêu” Sư Đoàn 341 CSBV có chiến xa T54 cùng đại pháo 130 ly yễm trợ.
Ngày 12/4/75: Chi Đoàn 2/5 TK cùng 1 Đại Đội của Tiểu Đoàn 1/52 BB (-) hành quân mở rộng phòng tuyến an ninh xuống ngã ba Dầu Giây. Chi Đoàn vừa băng qua vườn cao su di chuyển lên hướng Đông Long Khánh cạnh khu nhà Tây, ấp Trần Hưng đạo thì bất ngờ đụng phải một lực lương địch với sự phòng thủ kiên cố. Cuộc giao tranh vô cùng ác liệt! Sau hơn nửa giờ quần thảo, một M113 của Chi Đội Th/Uý Sơn bị bắn cháy, Th/Uý Sơn thoát được ra ngoài với một thân hình đầy lửa như ngọn đuốc sống. Phía Nam đội hình của Chi Đoàn thì chiếc M113 của Th/Uý Chiến cũng trúng đạn đại bác 75 ly không giật, Th/Uý Chiến cùng Hạ Sĩ Thành tử trận. Sau nhiều giờ giao tranh, Chi Đoàn lui về hướng ngã ba Dầu Giây thiết lập tuyến phòng thủ mới.
Tổng kết ngày hôm đó Chi Đoàn có 3 hy sinh, 3 bị thương. Bên Bộ Binh có 2 hy sinh và 4 bị thương. Xin các anh che chở cho những người còn ở lại, các anh đã hoàn thành trách nhiệm, vĩnh biệt các anh, những người con thân yêu của đất nước.
Ngày 13/4/75: Lực lượng ta lại tiếp tục lui về hướng Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn 52 BB ở ấp Nguyễn Thái Học và tái bố trí phòng thủ trong rừng cao su cạnh căn cứ CĐ 52 hai cây số. Đến trưa thì địch pháo kích ào ạt vào đơn vị, địch pháo từng chập, đạn nổ khắp nơi, miểng đạn pháo bay tung toé. Với địa hình đã chuẩn bị sẵn sang, Thiết Giáp bố trí vòng tròn, bộ Binh đào hầm xen kẻ, chúng tôi đang chờ địch tới. Sau trận pháo phủ đầu, chúng ào ạt tấn công biển người, cường độ trân chiến thật vô cùng khốc liệt. Địch từ những hàng cao su chạy đến hết lớp này tới lớp khác, Thiết Giáp bắn đỏ nồng các khẩu ĐL-50, ĐL-30, khói súng không thoát được bởi những tàng cao su dầy đặc, mờ mờ như màn sương phủ trùm. Sau hơn một giờ giao tranh, đơn vị đã đẩy lui được lực lượng địch.
CSBV rút lui để lại nhiều xác giặc không thể nào đếm hết! Bộ Binh lao lên gom lại tất cả vũ khí địch bỏ lại chất thành đống to, Chiến thắng này đã làm cho tinh thần thần chiến đấu anh em lên cao.
Ngày 14/4/75: Ngã ba Dầu Giây được phòng thủ bởi Tiểu Đoàn 1/52 (-) bị Sư Đoàn 6 CSBV tràn ngập. Mất Dầu Giây toàn bộ Chiên Đoàn 52 BB bị đe doạ, tứ bề thọ địch, trên QL 20 địch đã tiếp cận đơn vị chúng tôi, địch chiếm được ấp Trần Hưng Đạo, Chi Đoàn 2/5 phải “tiếp chiêu” với chúng trọn ngày. Đêm nay địch lại chiếm Dầu Giây, tình hình chiến trường còn tệ hơn lực lượng Pháp đóng tại Điện Biên Phủ năm 1954.
Ngày 15/4/75: Ngày dài nhất đã đến. Rạng sáng đồi Móng Ngựa nơi đóng quân của 2 ĐĐ thuộc Tiểu Đoàn 3/52 hứng chịu một trận pháo dồn dập với đại pháo 130 ly, hoả tiễn 122 ly, cối 82 ly từ nhiều hướng nổ chụp lên đồi Móng Ngựa cả ngàn quả trên một diện tích không đầy 5 Km2. Sau 1 giờ mưa pháo, nguyên Trung Đoàn 95 thuộc Sư Đoàn 325 CSBV tấn công biển người vào vị trí phòng thủ của TĐ 3/52 từ ven suối Gia Nhan.
Tới trưa, sau hơn 4 giờ giao chiến, cuối cùng lực lượng địch tràn ngập đồi Móng Ngựa. Ở đây có một yêu cầu tuyệt vọng của một Đaị Đội Trưởng xin pháo binh đơn vị cứ pháo lên đầu vì vị trí đã bị địch tràn ngập. Lời yêu cầu thật thống thiết đã làm rơi nước mắt nhiều chiến hữu, lời yêu cầu nghe trên máy được vài lần rồi tắt hẳn!
Ngày 16/4/75: Sáng sớm toàn bộ Chiến Đoàn 52 còn lại di chuyển ra hương lộ đất đỏ nối liền QL1 và ấp Bàu Hàm. Chúng tôi vừa đến cùng một lúc với đoàn xe GMC và Hồng Thập Tự để tản thương và đưa Trung Đoàn 52 BB về Long Bình. Kể từ giờ phút này đơn vị Trung Đoàn 52 BB coi như mất tên.
Một kết cuộc của sự chiến đấu bi thương, chiến đấu với niềm tuyệt vọng, chiên đấu không tiếp viện, khôngtải thương, chiến đấu đơn độc. Một lần nữa xin kính cẩn nghiêm chào vĩnh biệt các anh đã chiến đấu đến giờ phút cuối cùng cho đất nước, các anh đã hy sinh, các anh đã đi vào lịch sử muôn đời của Viêt Nam thân yêu.
Kỵ Binh Hiếu Nguyễn
Sinh Tồn chuyểnBàn ra tán vào (0)
Nhật Ký Hành Quân Tháng 4/75 Của Chi Đoàn 2/5 Thiết Kỵ
Thời gian cuối tháng 3 đầu tháng 4/75 một sự yên tỉnh ghê rợn xung quanh nơi đóng quân, cũng khung cảnh này mà trước đó ồn ào náo nhiệt, xe cộ qua lại tấp nập trên cầu La Ngà, đường lên Đà Lạt. Anh em trong tư thế sẵn sàng tác chiến, coi lại súng đạn, tu bổ xe cộ, nhận tiêp tế lương khô đầy đủ để “tiếp chiêu” với lực lượng chính quy Sư Đoàn 341 của Bắc Việt.
Ngày 3/4/75: Cả một Trung Đoàn đich tấn công vào đồn ĐPQ ở cầu La Ngà, QL 20 đường lên Đà Lạt. Lực lượng chúng tôi chỉ có một Tiểu Đoàn (-) và một Chi Đội M113 (4 chiếc). Khi trời vừa sụp tối, chúng pháo kích vào nơi đóng quân bằng sơn pháo 82 ly từ trên những ngọn đồi xung quanh cùng đại pháo 130 ly. Sau đó chúng tấn công biển người để dứt điểm mục tiêu quan trọng này vì đây là con đường huyết mạch tiến quân tràn xuống QL 1, Long Khánh đồng thời để tăng cường lực lượng cho mặt trận Xuân Lộc.
Ngày 4/4/75: Đơn vị trú phòng gồm Tiểu Đoàn (-) cùng một Chi Đôi M113 của Th/uý Nho chống trả mãnh liệt, đồn ĐPQ bị tràn ngập, 2 M113 bị bắn B40 , 2 xe khác bất khiển dụng vì bị bắn đứt xích. Th/Uý Nho, Chi Đội trưởng bình tỉnh điều đông Chi Đội chống trả dữ dội bằng tất cả hoả lực còn lại như M16, lựu đạn, M79, M72…..Đồng thời rút lui bằng đường bộ dọc theo cánh rừng chồi, hướng về Túc Trưng nơi có quân của SĐ 18 BB. Trong khi rút quân, Th/Uý Nho cho anh em dùng dây thun cột kíp nổ lựu đạn bỏ vào bình xăng 2 M113 bất khiển dụng, một lúc sau 2 chiếc M113 bốc cháy, nổ dữ dội. Hơn nửa giờ sau Chi Đoàn bắt tay được Th/Uý Nho cùng anh em còn lại.
Ngày 5/4/75: Địch bao vây thị xã Xuân Lộc, TĐ 5 KB được lệnh rút về Long Khánh để tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc. Cầu La Ngà bị chiếm, áp lực địch rất nặng nề lên Túc Trưng rồi Định Quán.
Ngày 8/4/75: Chiến Đoàn 52/18 rút quân về hướng Nam lập hệ thống phòng thủ tại ấp Nguyễn Thái Học nằm trên QL 20, cách ngã ba Dầu Giây 4 Km vể hướng Bắc, đây là một ấp nhỏ, chung quanh là vườn cao su, Dân cư phần lớn là phu cạo mủ cao su cho đồn điền. Một số nhỏ là nông dân làm rẫy, trồng cây ăn trái ven lộ. Đây cũng là nơi mà đơn vị Trinh Sát địch tàn sát cả ấp vào cuối tháng 4/75.
Ngày 9/4/75: Quân Đoàn 4 BV bắt đầu tấn công vào thị xã Xuân Lộc với cường độ khốc liệt có chiến xa T54 cùng chiến thuật tiền pháo hậu xung bằng biển người. Xuân Lộc trở thành vùng biển lửa như một Đại Hồng Thuỷ thứ hai, nhà cửa tan nát điêu tàn!
Ngày 11/4/75: Tiểu Đoàn 2/52 tăng cường cho mặt trận Xuân Lộc. Bây giờ Chiến Đoàn 52 chỉ còn 2 Tiểu Đoàn BB, Chi Đoàn 2/5 TK cộng 1 Chi Đội chiến xa M41, ĐĐ 52 TS, TĐ 182 Pháo Binh, Công Binh và đơn vị hoả tiễn TOW để “tiếp chiêu” Sư Đoàn 341 CSBV có chiến xa T54 cùng đại pháo 130 ly yễm trợ.
Ngày 12/4/75: Chi Đoàn 2/5 TK cùng 1 Đại Đội của Tiểu Đoàn 1/52 BB (-) hành quân mở rộng phòng tuyến an ninh xuống ngã ba Dầu Giây. Chi Đoàn vừa băng qua vườn cao su di chuyển lên hướng Đông Long Khánh cạnh khu nhà Tây, ấp Trần Hưng đạo thì bất ngờ đụng phải một lực lương địch với sự phòng thủ kiên cố. Cuộc giao tranh vô cùng ác liệt! Sau hơn nửa giờ quần thảo, một M113 của Chi Đội Th/Uý Sơn bị bắn cháy, Th/Uý Sơn thoát được ra ngoài với một thân hình đầy lửa như ngọn đuốc sống. Phía Nam đội hình của Chi Đoàn thì chiếc M113 của Th/Uý Chiến cũng trúng đạn đại bác 75 ly không giật, Th/Uý Chiến cùng Hạ Sĩ Thành tử trận. Sau nhiều giờ giao tranh, Chi Đoàn lui về hướng ngã ba Dầu Giây thiết lập tuyến phòng thủ mới.
Tổng kết ngày hôm đó Chi Đoàn có 3 hy sinh, 3 bị thương. Bên Bộ Binh có 2 hy sinh và 4 bị thương. Xin các anh che chở cho những người còn ở lại, các anh đã hoàn thành trách nhiệm, vĩnh biệt các anh, những người con thân yêu của đất nước.
Ngày 13/4/75: Lực lượng ta lại tiếp tục lui về hướng Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn 52 BB ở ấp Nguyễn Thái Học và tái bố trí phòng thủ trong rừng cao su cạnh căn cứ CĐ 52 hai cây số. Đến trưa thì địch pháo kích ào ạt vào đơn vị, địch pháo từng chập, đạn nổ khắp nơi, miểng đạn pháo bay tung toé. Với địa hình đã chuẩn bị sẵn sang, Thiết Giáp bố trí vòng tròn, bộ Binh đào hầm xen kẻ, chúng tôi đang chờ địch tới. Sau trận pháo phủ đầu, chúng ào ạt tấn công biển người, cường độ trân chiến thật vô cùng khốc liệt. Địch từ những hàng cao su chạy đến hết lớp này tới lớp khác, Thiết Giáp bắn đỏ nồng các khẩu ĐL-50, ĐL-30, khói súng không thoát được bởi những tàng cao su dầy đặc, mờ mờ như màn sương phủ trùm. Sau hơn một giờ giao tranh, đơn vị đã đẩy lui được lực lượng địch.
CSBV rút lui để lại nhiều xác giặc không thể nào đếm hết! Bộ Binh lao lên gom lại tất cả vũ khí địch bỏ lại chất thành đống to, Chiến thắng này đã làm cho tinh thần thần chiến đấu anh em lên cao.
Ngày 14/4/75: Ngã ba Dầu Giây được phòng thủ bởi Tiểu Đoàn 1/52 (-) bị Sư Đoàn 6 CSBV tràn ngập. Mất Dầu Giây toàn bộ Chiên Đoàn 52 BB bị đe doạ, tứ bề thọ địch, trên QL 20 địch đã tiếp cận đơn vị chúng tôi, địch chiếm được ấp Trần Hưng Đạo, Chi Đoàn 2/5 phải “tiếp chiêu” với chúng trọn ngày. Đêm nay địch lại chiếm Dầu Giây, tình hình chiến trường còn tệ hơn lực lượng Pháp đóng tại Điện Biên Phủ năm 1954.
Ngày 15/4/75: Ngày dài nhất đã đến. Rạng sáng đồi Móng Ngựa nơi đóng quân của 2 ĐĐ thuộc Tiểu Đoàn 3/52 hứng chịu một trận pháo dồn dập với đại pháo 130 ly, hoả tiễn 122 ly, cối 82 ly từ nhiều hướng nổ chụp lên đồi Móng Ngựa cả ngàn quả trên một diện tích không đầy 5 Km2. Sau 1 giờ mưa pháo, nguyên Trung Đoàn 95 thuộc Sư Đoàn 325 CSBV tấn công biển người vào vị trí phòng thủ của TĐ 3/52 từ ven suối Gia Nhan.
Tới trưa, sau hơn 4 giờ giao chiến, cuối cùng lực lượng địch tràn ngập đồi Móng Ngựa. Ở đây có một yêu cầu tuyệt vọng của một Đaị Đội Trưởng xin pháo binh đơn vị cứ pháo lên đầu vì vị trí đã bị địch tràn ngập. Lời yêu cầu thật thống thiết đã làm rơi nước mắt nhiều chiến hữu, lời yêu cầu nghe trên máy được vài lần rồi tắt hẳn!
Ngày 16/4/75: Sáng sớm toàn bộ Chiến Đoàn 52 còn lại di chuyển ra hương lộ đất đỏ nối liền QL1 và ấp Bàu Hàm. Chúng tôi vừa đến cùng một lúc với đoàn xe GMC và Hồng Thập Tự để tản thương và đưa Trung Đoàn 52 BB về Long Bình. Kể từ giờ phút này đơn vị Trung Đoàn 52 BB coi như mất tên.
Một kết cuộc của sự chiến đấu bi thương, chiến đấu với niềm tuyệt vọng, chiên đấu không tiếp viện, khôngtải thương, chiến đấu đơn độc. Một lần nữa xin kính cẩn nghiêm chào vĩnh biệt các anh đã chiến đấu đến giờ phút cuối cùng cho đất nước, các anh đã hy sinh, các anh đã đi vào lịch sử muôn đời của Viêt Nam thân yêu.
Kỵ Binh Hiếu Nguyễn
Sinh Tồn chuyển