Đoạn Đường Chiến Binh
Nhếch nhác
Tô Văn Trường
-
Là một người từ tỉnh lẻ lên Hà Nội, tôi đã từng háo hức, khát khao được sống và làm việc ở Hà Nội để được gọi là “người Hà Nội”. Thế mà sau hàng chục năm gắn bó với Hà Nội, kể cả khi đã di dời vào TP. HCM, có dịp trở lại thăm Thủ đô có ai hỏi cảm giác chung về hình ảnh Hà Nội, tôi không thể giấu tiếng thở dài gói gọn trong hai từ “nhếch nhác”! Tôi không nỡ dùng từ nặng hơn bởi tình yêu và lòng tự hào của mình đối với Hà Nội.
Nhếch nhác từ vỉa hè bị đào bới bất kể ở đâu, bất kể lúc nào, từ những mớ dây cáp đủ loại bám chằng chịt trên những cây cột xiêu vẹo, từ trăm ngàn tấm biển quảng cáo chen lấn những khoảng không gian chật hẹp của phố phường. Nhếch nhác bởi trăm ngàn đống rác, đống phế thải đổ trộm, trăm ngàn hố nước và cống rãnh đen ngòm, bẩn thỉu. Nhếch nhác bởi cách đi đứng, giao thông lộn xộn, bát nháo, lúc nào cũng chen lấn, giành giật như sợ mất phần! Nhếch nhác bởi cách ăn mặc, nói năng tục tĩu của nhiều người, ở nhiều lứa tuổi không biết từ đâu kéo về túm tụm, mưu sinh ở đất Hà thành. Nhếch nhác ở tác phong, trang phục, ở cách hành xử khi thi hành công vụ của rất nhiều nhân viên, cán bộ công quyền Hà Nội. Những tưởng sau 10 năm đầu tư, chuẩn bị công phu, tốn kém, rầm rộ cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long thì Thủ đô sẽ lột xác. Nhưng kết quả đã không như mong đợi, và sau hai năm đại lễ, những cái “nhếch nhác” kể trên hầu như vẫn còn nguyên vẹn.
Không ít khách nước ngoài sau khi “chiêm ngưỡng” Hà Nội vài ba ngày, đã có chung một câu khái quát: “Chỉ cần nhìn vào trật tự giao thông ở một đô thị, người ta có thể đánh giá đuợc năng lực điều hành quản lý của chính quyền sở tại là như thế nào”! Ai cũng hiểu ngụ ý của câu nói trên. Khốn nỗi, không chỉ có giao thông, mà ở tất cả các mặt sinh hoạt khác của Hà Nội, người ta đều có thể dễ dàng đưa ra nhận xét như vậy.
Đi tìm nguyên nhân, người ta thường đổ cho trình độ dân trí kém, do kinh tế toàn cầu khó khăn. Nhưng có một nguyên nhân quan trọng, nói ra không sợ mất lòng. Đó là sự vô cảm của những người lãnh đạo, quản lý Hà Nội. Không thể nói rằng trình độ và năng lực của họ kém (toàn những bằng cấp, học vị, trường nọ, trường kia cả đấy chứ!). Nói thẳng ra là họ đã không cảm thấy xót xa, xấu hổ vì đã để cho Thủ đô, trái tim của cả nước, nơi đuợc ưu ái nhất “nhếch nhác” đến như vậy. Bởi vì, nếu so sánh với Đà Nẵng thì người ta có thể thấy ngay rằng ê kíp của ông Nguyễn Bá Thanh chắc chắn là đã làm được nhiều việc hơn, có ích hơn và biết xót xa, xấu hổ hơn trước những “nhếch nhác” của thành phố mình! Khi người ta có lòng tự trọng, biết thông cảm, yêu thương đồng bào, đồng loại, biết xót xa, xấu hổ trước những “nhếch nhác” bày ra hàng ngày trên đuờng đến công sở hoặc đi hội họp, chắc chắn những người có quyền chức sẽ “lao tâm khổ tứ” để tìm ra các giải pháp tốt nhất, để có những hành động quyết liệt nhất nhằm giảm bớt, tiến đến xóa bỏ những cái nhếch nhác kể trên. Họ hứa nhiều nhưng họ chẳng làm chẳng được là bao! Mặc dù tiền của đổ ra cho Hà Nội là rất lớn. Tư duy và cơ chế “nhiệm kỳ” đã và đang làm nhiều cán bộ công quyền của chúng ta vô cảm và vô liêm sỉ đến thế đấy! Và Hà Nội cũng như nhiều nơi khác trên đất nước ta vẫn còn tiếp tục “nhếch nhác”!
Ngẫm suy sâu xa về Hà Nội, bạn HLT tâm sự khi từ Tokyo về Hà Nội năm 1981, đây là lần đầu tiên về thăm quê nhà sau 14 năm du học và đặt chân vào Hà Nội trước khi vào Sài Gòn với gia đình (vì lúc đó là khách của Bộ Ngoại giao) được ở Hà Nội đúng một tháng và vào Sài Gòn ngày 29 tết năm ấy. Đến Hà Nội thấy cái gì cũng vui mắt, lộn xộn dễ thương sau khi hòa bình đã được lập lại 6 năm nhưng hồi đó HLT nghĩ những cái lộn xộn, lôi thôi và nhếch nhác thời ấy rất dễ thông cảm vì chiến tranh kéo dài quá lâu, sống chết chưa rõ ra sao nên trước hết là “cố” sống và “phải” sống dù thiếu thốn, chật vật đủ điều, từ vật chất đến tinh thần nhưng tất cả là hậu quả của chiến tranh, ai cũng phải chấp nhận để chiến đấu với tinh thần nhường nhịn “nhường cơm sẻ áo”. Nhờ vậy, chúng ta đã đi đến ngày toàn thắng (!). Những năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc, toàn xã hội bung ra, người miền Bắc (Hà Nội) thì đúng là đi tìm “hàng”, bát nháo… trong tình trạng cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn, chụp giật, ngược xuôi búa xua để được sống thoải mái hơn thời bom đạn. Còn miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn thì người ta tìm “họ”, kiếm đường vượt biên, chẳng thiết đến làm ăn lâu dài, nhà cửa, đồ đạc bán tất tần tật để “ra đi”… vì vậy những tình cảnh năm ấy đã trở thành tiền đề của sự bát nháo, nhếch nhác từ đạo đức, văn hóa, giáo dục… đồng tiền có giá trị tuyệt đối, là “tiên, là Phật, là công lý” như chúng ta đã từng được nghe. Vì vậy, cách đối xử giữa người và người đã bị méo mó, lệch chuẩn và tất cả điều này đã làm băng hoại các giá trị truyền thống của người dân thành thị, ngày càng lan tỏa ngược lại về nông thôn, trở thành một cái nếp nhăn tệ hại trên con đường phát triển kinh tế (vật chất) của chủ nghĩa thực dụng!
Chẳng phải vì thành phố lớn hay bé, hiện đại cỡ, cấp nào mà là nền giáo dục từ cấp mầm non đến trung học cơ sở, những người có trọng trách không quan tâm đến vấn đề dạy “làm người” với các giá trị đạo đức chuẩn mực của xã hội (phó mặc việc dạy dỗ đạo đức này cho gia đình)… mà lại coi trọng giáo dục tư tưởng, lý thuyết trừu tượng, nhồi nhét vào đầu óc non nớt những gì mà người lớn (cách mạng) muốn áp đặt một cách chủ quan. Sự vá víu từ tư tưởng đến thực dụng trong đời sống sinh hoạt thường nhật thiếu thốn do sai lầm, chủ quan trong điều hành kinh tế – xã hội cấp vĩ mô những năm sau ngày giải phóng đã tác động và phát sinh ra nếp sống bát nháo, nhếch nhác, ích kỷ khó chữa hôm nay chăng?
Nói cho cùng, nếu chỉ xét nét, mà không biết xây dựng (dù anh là người từ xứ sở nào về Hà Nội) thì vẫn phải có trách nhiệm công dân. Ra Hà Nội, một số bạn ở trong Nam thường thích đi xe ôm hơn taxi và phóng khoáng như đi xe ôm ở Sài Gòn không buồn trả giá, thậm chí bo thêm nếu đi giữa trời nắng gắt hay trong mùa giá lạnh. Chỉ có từng con người mới làm nên Hà Nội đẹp, bởi trong bản thân mỗi con người Hà Nội tử tế đều mong muốn Thủ đô ngày đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Chuyên gia xã hội học Quỳnh Hương cho rằng điều quan trọng là phải khơi dậy một cuộc thảo luận thực sự nghiêm túc để những người có chuyên môn, những người làm nghề liên quan đến kiến trúc, xây dựng, và quy hoạch (bao gồm các quy hoạch ngành như quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị…) cùng nhau bàn luận để có tiếng nói, và quan trọng là có hành động nhằm giảm bớt sự hỗn loạn trong phát triển như hiện nay. Ai cũng thừa nhận rằng Đà Nẵng đã làm được một việc là đô thị của họ khá hơn những đô thị khác trong cả nước. Điều quan trọng là họ đã dám quyết định, dám hành động có suy nghĩ. Còn nhiều đô thị khác thì dám quyết định, dám hành động thiếu suy nghĩ.
Là một công dân, hãy biết góp phần thay đổi hiện tượng. Người Mỹ chỉ phê phán lãnh đạo bất tài, chứ không bao giờ phê phán những người cùng khổ, bần hàn sinh đạo tặc; trái lại, luôn thông cảm với họ, với nhiều nhóm xã hội giúp họ thay đổi lối sống có ích cho xã hội, cho đất nước. Uớc gì, ở đất nước ta, các đô thị, đặc biệt là Thủ đô ngàn năm văn hiến ai cũng thật sự hiểu văn hóa mà người Mỹ xây dựng trên đất nước họ để cho các “nhếch nhác” hiện nay chỉ còn là dĩ vãng.
T. V. T.
Bàn ra tán vào (0)
Nhếch nhác
Tô Văn Trường
-
Là một người từ tỉnh lẻ lên Hà Nội, tôi đã từng háo hức, khát khao được sống và làm việc ở Hà Nội để được gọi là “người Hà Nội”. Thế mà sau hàng chục năm gắn bó với Hà Nội, kể cả khi đã di dời vào TP. HCM, có dịp trở lại thăm Thủ đô có ai hỏi cảm giác chung về hình ảnh Hà Nội, tôi không thể giấu tiếng thở dài gói gọn trong hai từ “nhếch nhác”! Tôi không nỡ dùng từ nặng hơn bởi tình yêu và lòng tự hào của mình đối với Hà Nội.
Nhếch nhác từ vỉa hè bị đào bới bất kể ở đâu, bất kể lúc nào, từ những mớ dây cáp đủ loại bám chằng chịt trên những cây cột xiêu vẹo, từ trăm ngàn tấm biển quảng cáo chen lấn những khoảng không gian chật hẹp của phố phường. Nhếch nhác bởi trăm ngàn đống rác, đống phế thải đổ trộm, trăm ngàn hố nước và cống rãnh đen ngòm, bẩn thỉu. Nhếch nhác bởi cách đi đứng, giao thông lộn xộn, bát nháo, lúc nào cũng chen lấn, giành giật như sợ mất phần! Nhếch nhác bởi cách ăn mặc, nói năng tục tĩu của nhiều người, ở nhiều lứa tuổi không biết từ đâu kéo về túm tụm, mưu sinh ở đất Hà thành. Nhếch nhác ở tác phong, trang phục, ở cách hành xử khi thi hành công vụ của rất nhiều nhân viên, cán bộ công quyền Hà Nội. Những tưởng sau 10 năm đầu tư, chuẩn bị công phu, tốn kém, rầm rộ cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long thì Thủ đô sẽ lột xác. Nhưng kết quả đã không như mong đợi, và sau hai năm đại lễ, những cái “nhếch nhác” kể trên hầu như vẫn còn nguyên vẹn.
Không ít khách nước ngoài sau khi “chiêm ngưỡng” Hà Nội vài ba ngày, đã có chung một câu khái quát: “Chỉ cần nhìn vào trật tự giao thông ở một đô thị, người ta có thể đánh giá đuợc năng lực điều hành quản lý của chính quyền sở tại là như thế nào”! Ai cũng hiểu ngụ ý của câu nói trên. Khốn nỗi, không chỉ có giao thông, mà ở tất cả các mặt sinh hoạt khác của Hà Nội, người ta đều có thể dễ dàng đưa ra nhận xét như vậy.
Đi tìm nguyên nhân, người ta thường đổ cho trình độ dân trí kém, do kinh tế toàn cầu khó khăn. Nhưng có một nguyên nhân quan trọng, nói ra không sợ mất lòng. Đó là sự vô cảm của những người lãnh đạo, quản lý Hà Nội. Không thể nói rằng trình độ và năng lực của họ kém (toàn những bằng cấp, học vị, trường nọ, trường kia cả đấy chứ!). Nói thẳng ra là họ đã không cảm thấy xót xa, xấu hổ vì đã để cho Thủ đô, trái tim của cả nước, nơi đuợc ưu ái nhất “nhếch nhác” đến như vậy. Bởi vì, nếu so sánh với Đà Nẵng thì người ta có thể thấy ngay rằng ê kíp của ông Nguyễn Bá Thanh chắc chắn là đã làm được nhiều việc hơn, có ích hơn và biết xót xa, xấu hổ hơn trước những “nhếch nhác” của thành phố mình! Khi người ta có lòng tự trọng, biết thông cảm, yêu thương đồng bào, đồng loại, biết xót xa, xấu hổ trước những “nhếch nhác” bày ra hàng ngày trên đuờng đến công sở hoặc đi hội họp, chắc chắn những người có quyền chức sẽ “lao tâm khổ tứ” để tìm ra các giải pháp tốt nhất, để có những hành động quyết liệt nhất nhằm giảm bớt, tiến đến xóa bỏ những cái nhếch nhác kể trên. Họ hứa nhiều nhưng họ chẳng làm chẳng được là bao! Mặc dù tiền của đổ ra cho Hà Nội là rất lớn. Tư duy và cơ chế “nhiệm kỳ” đã và đang làm nhiều cán bộ công quyền của chúng ta vô cảm và vô liêm sỉ đến thế đấy! Và Hà Nội cũng như nhiều nơi khác trên đất nước ta vẫn còn tiếp tục “nhếch nhác”!
Ngẫm suy sâu xa về Hà Nội, bạn HLT tâm sự khi từ Tokyo về Hà Nội năm 1981, đây là lần đầu tiên về thăm quê nhà sau 14 năm du học và đặt chân vào Hà Nội trước khi vào Sài Gòn với gia đình (vì lúc đó là khách của Bộ Ngoại giao) được ở Hà Nội đúng một tháng và vào Sài Gòn ngày 29 tết năm ấy. Đến Hà Nội thấy cái gì cũng vui mắt, lộn xộn dễ thương sau khi hòa bình đã được lập lại 6 năm nhưng hồi đó HLT nghĩ những cái lộn xộn, lôi thôi và nhếch nhác thời ấy rất dễ thông cảm vì chiến tranh kéo dài quá lâu, sống chết chưa rõ ra sao nên trước hết là “cố” sống và “phải” sống dù thiếu thốn, chật vật đủ điều, từ vật chất đến tinh thần nhưng tất cả là hậu quả của chiến tranh, ai cũng phải chấp nhận để chiến đấu với tinh thần nhường nhịn “nhường cơm sẻ áo”. Nhờ vậy, chúng ta đã đi đến ngày toàn thắng (!). Những năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc, toàn xã hội bung ra, người miền Bắc (Hà Nội) thì đúng là đi tìm “hàng”, bát nháo… trong tình trạng cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn, chụp giật, ngược xuôi búa xua để được sống thoải mái hơn thời bom đạn. Còn miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn thì người ta tìm “họ”, kiếm đường vượt biên, chẳng thiết đến làm ăn lâu dài, nhà cửa, đồ đạc bán tất tần tật để “ra đi”… vì vậy những tình cảnh năm ấy đã trở thành tiền đề của sự bát nháo, nhếch nhác từ đạo đức, văn hóa, giáo dục… đồng tiền có giá trị tuyệt đối, là “tiên, là Phật, là công lý” như chúng ta đã từng được nghe. Vì vậy, cách đối xử giữa người và người đã bị méo mó, lệch chuẩn và tất cả điều này đã làm băng hoại các giá trị truyền thống của người dân thành thị, ngày càng lan tỏa ngược lại về nông thôn, trở thành một cái nếp nhăn tệ hại trên con đường phát triển kinh tế (vật chất) của chủ nghĩa thực dụng!
Chẳng phải vì thành phố lớn hay bé, hiện đại cỡ, cấp nào mà là nền giáo dục từ cấp mầm non đến trung học cơ sở, những người có trọng trách không quan tâm đến vấn đề dạy “làm người” với các giá trị đạo đức chuẩn mực của xã hội (phó mặc việc dạy dỗ đạo đức này cho gia đình)… mà lại coi trọng giáo dục tư tưởng, lý thuyết trừu tượng, nhồi nhét vào đầu óc non nớt những gì mà người lớn (cách mạng) muốn áp đặt một cách chủ quan. Sự vá víu từ tư tưởng đến thực dụng trong đời sống sinh hoạt thường nhật thiếu thốn do sai lầm, chủ quan trong điều hành kinh tế – xã hội cấp vĩ mô những năm sau ngày giải phóng đã tác động và phát sinh ra nếp sống bát nháo, nhếch nhác, ích kỷ khó chữa hôm nay chăng?
Nói cho cùng, nếu chỉ xét nét, mà không biết xây dựng (dù anh là người từ xứ sở nào về Hà Nội) thì vẫn phải có trách nhiệm công dân. Ra Hà Nội, một số bạn ở trong Nam thường thích đi xe ôm hơn taxi và phóng khoáng như đi xe ôm ở Sài Gòn không buồn trả giá, thậm chí bo thêm nếu đi giữa trời nắng gắt hay trong mùa giá lạnh. Chỉ có từng con người mới làm nên Hà Nội đẹp, bởi trong bản thân mỗi con người Hà Nội tử tế đều mong muốn Thủ đô ngày đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Chuyên gia xã hội học Quỳnh Hương cho rằng điều quan trọng là phải khơi dậy một cuộc thảo luận thực sự nghiêm túc để những người có chuyên môn, những người làm nghề liên quan đến kiến trúc, xây dựng, và quy hoạch (bao gồm các quy hoạch ngành như quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị…) cùng nhau bàn luận để có tiếng nói, và quan trọng là có hành động nhằm giảm bớt sự hỗn loạn trong phát triển như hiện nay. Ai cũng thừa nhận rằng Đà Nẵng đã làm được một việc là đô thị của họ khá hơn những đô thị khác trong cả nước. Điều quan trọng là họ đã dám quyết định, dám hành động có suy nghĩ. Còn nhiều đô thị khác thì dám quyết định, dám hành động thiếu suy nghĩ.
Là một công dân, hãy biết góp phần thay đổi hiện tượng. Người Mỹ chỉ phê phán lãnh đạo bất tài, chứ không bao giờ phê phán những người cùng khổ, bần hàn sinh đạo tặc; trái lại, luôn thông cảm với họ, với nhiều nhóm xã hội giúp họ thay đổi lối sống có ích cho xã hội, cho đất nước. Uớc gì, ở đất nước ta, các đô thị, đặc biệt là Thủ đô ngàn năm văn hiến ai cũng thật sự hiểu văn hóa mà người Mỹ xây dựng trên đất nước họ để cho các “nhếch nhác” hiện nay chỉ còn là dĩ vãng.
T. V. T.