Nhân Vật

Nhìn lại vụ Chu Tử bị ám sát hụt, ngày 16-4-1966

Trong một buổi mạn đàm với vài người bạn trẻ, tôi được hỏi về kinh nghiệm với tờ Sóng Thần và ông Chu Tử

Trong một buổi mạn đàm với vài người bạn trẻ, tôi được hỏi về kinh nghiệm với tờ Sóng Thần và ông Chu Tử

 
Nhà báo Chu Tử Chu Văn Bình, hình bên trái, chụp hồi làm chủ nhiệm nhật báo Sống, Saigòn, trước khi bị bắn. (Ảnh Internet). Phải, sau một tuần nằm bệnh viện sau khi bị bắn, ông Chu Tử, tay cầm khăn che miệng đứng sau nhà văn Duyên Anh (ngồi) và giữa nhà văn Nguyễn Thụy Long (áo đen bên trái) và nhà thơ trào phúng Tú Kếu (có râu cằm, bên phải), đến thăm anh chị em biên tập tại toà sọan báo Sống ngày 22 tháng 4, 1966. (Ảnh trích Chu Tử không hận thù, Sống, 1966).Nhà báo Chu Tử Chu Văn Bình, hình bên trái, chụp hồi làm chủ nhiệm nhật báo Sống, Saigòn, trước khi bị bắn. (Ảnh Internet). Phải, sau một tuần nằm bệnh viện sau khi bị bắn, ông Chu Tử, tay cầm khăn che miệng đứng sau nhà văn Duyên Anh (ngồi) và giữa nhà văn Nguyễn Thụy Long (áo đen bên trái) và nhà thơ trào phúng Tú Kếu (có râu cằm, bên phải), đến thăm anh chị em biên tập tại toà sọan báo Sống ngày 22 tháng 4, 1966. (Ảnh trích Chu Tử không hận thù, Sống, 1966).


Kỳ 1.
 
Trong một buổi mạn đàm với vài người bạn trẻ, tôi được hỏi về kinh nghiệm với tờ Sóng Thần nói chung và với ông Chu Tử nói riêng. Tôi trả lời phần nói chung như đã trả lời trên tạp chí Hợp Lưu (*), rằng nhật báo Sóng Thần ra đời vào cuối năm 1971, với chủ trương chống tham nhũng trong chính quyền và quân đội nhằm làm sạch Miền Nam để hỗ trợ cho cuộc chiến đấu chống Cộng sản bảo vệ phần đất tự do cuối cùng của Việt Nam. Sóng Thần là tờ báo đầu tiên ở Miền Nam mà tài chính là do các cổ đông thuộc mọi tầng lớp
quan tâm tới vận mệnh đất nước đóng góp. Tờ báo trong giai đoạn đầu do ông Chu Tử làm chủ biên với sự cộng tác, tiếp tay của nhiều đồng nghiệp khác, và tôi đứng tên chủ nhiệm chịu trách nhiệm về pháp lý. Tôi cũng nói sơ về những đóng góp nghề nghiệp của tôi trong thời gian bốn năm, 1971-75, với tờ báo.
 
Khi nói tới kinh nghiệm làm việc với ông Chu Tử, một chi tiết chợt bật ra trong đầu mà đã từ lâu tôi quên bẵng đi mất. Đó là việc làm “ghost writer” cho người tự nhận đã bắn ông Chu Tử năm 1966, vào một giai đoạn có thể nói là một trong các thời kỳ chính trị nhiễu nhương nhất của Việt Nam Cộng Hoà. Sở dĩ ký ức tôi không ghi đậm việc này vì có lẽ tôi không hề coi đó là một công trình gì đáng kể, vì đó chỉ là một loạt bài viết để câu độc giả, theo đề nghị của ông Chu Tử. Ngoài ra, việc thực hiện cái “hồi ký” đăng thành nhiều kỳ trên tờ Sóng Thần
hoàn toàn đi ngược lại với quan niệm cầm bút của tôi sau này, khi đã trưởng thành và hiểu biết hơn. Tôi không phủ nhận việc mình đã làm, vì nhu cầu câu khách và trong một môi trường hoàn toàn thiếu sót tài liệu, chưa kể bên cạnh đó là sự non nớt nghề nghiệp của chính mình; nhưng tôi tin rằng nếu có dịp làm lại thì chắc chắn sản phẩm sẽ khác lắm với loạt bài hiện nằm trên microfilm Sóng Thần hiện được lưu trữ tại Đại học Cornell.
 
Bối cảnh Miền Nam giữa thập niên 1960
 
Vào giữa thập niên 1960, tình hình ở Miền Nam khá đen tối. Quân đội vừa lật đổ chế độ mệnh danh là “gia đình trị” của ông Ngô Đình Diệm. Một số tướng lãnh thay vì rút về lo chuyện quân sự thì xoay ra thay phiên nhau cầm quyền, đảo chính chỉnh lý lẫn nhau, bên cạnh sự tranh chấp ảnh hưởng của các phe nhóm tôn giáo, đặc biệt là Phật Giáo sau nhiều năm bị đàn áp dưới chế độ của ông Diệm vốn nghiêng về Thiên Chúa Giáo, và các đảng phái chính trị.
Trong khi đó, Mặt trận Giải phóng Miền Nam, gọi tắt là Việt Cộng, do đấy cũng bận rộn thừa nước đục thả câu nhằm lũng đọan tình hình bằng những vụ khủng bố phá hoại ám sát, gây hoả mù, hết sức hỗn loạn, khiến Hoa Kỳ vô cùng quan ngại cho công cuộc chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản trong cuộc Chiến Tranh Lạnh dạo ấy. Tôi vẫn nghĩ, khác với nhiều người cho rằng Mỹ đã có dự mưu từ trước đem quân vào Việt Nam, tình hình bất ổn tại Miền Nam trong giai đoạn này đúng ra là một trong những nguyên nhân đã thúc đẩy Hoa Thịnh Đốn phải đưa quân ồ ạt vào Nam Việt Nam. Đây là một quyết định đã hẳn là vô tình tạo cho Cộng sản một “chính nghĩa”, đó là “chống Mỹ cứu nước”.
 
Là một người cầm bút thẳng thắn, bộc trực, có sao nói vậy, thấy điều gì chướng tai gai mắt thì không thể bỏ qua, ông Chu Tử, lúc ấy đang là chủ nhiệm nhật báo Sống, đã “lùa” không thiếu các nhân vật tai mắt đương thời không phân biệt đảng phái, ý thức hệ, tôn giáo, giai cấp mà ông cho là bất xứng hay đạo đức giả vào mục “Ao Thả Vịt” được rất nhiều người đọc. Mà người đọc thì đa số đọc gì tin nấy, ít thắc mắc, tin riết rồi tưởng thật, không cả cần biết là đã gọi là “Ao Thả Vịt” thì không có bao nhiêu sự thật trong đó. Nhìn lại, tôi phải nhận là mình vừa phục vừa hãi cho người coi ao vì đã làm một cái việc quá can đảm trong một cái môi trường hết sức nhố nhăng đầy súng ống, thuốc nổ và đầu óc cực đoan, nếu không là Việt Cộng nằm vùng thừa nước đục thả câu, của thời buổi ấy.
 
Do đấy, bên cạnh những người thích đọc ông, cũng không thiếu người thù ghét ông, vì lý do này hay động lực khác, chính trị, tôn giáo, kể cả ghen tị cá nhân vì sự thành công của ông Chu Tử. Thật vậy, có thể nói ông Chu Tử là một trong một số rất ít người cầm bút, cả bên văn chương lẫn báo chí ở Việt Nam từ trước tới nay, trong cũng như ngoài nước, đã thành công và được nhiều người biết đến như vậy.
 
Chu Tử: nhà văn kiêm nhà báo thành công vượt bực
 
Xuất thân là một nhà giáo, ông Chu Tử (1917-1975) bắt đầu viết tiểu thuyết đăng từng kỳ vào cuối thập niên 1950, và là tác giả của những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng được nhiều người tìm đọc, như Yêu, Sống (tức Loạn), Ghen (tức Nắng), và Tiền. Trong đó, cuốn Yêu nổi tiếng hơn cả và đã từng được tái bản, về mối tình giữa thầy giáo Đạt và cô Diễm, con gái của ông giáo Thức là bạn của Đạt. Yêu sau được dựng thành phim, do đạo diễn kiêm nhà văn Đỗ Tiến Đức thực hiện vào năm 1973. Rồi ông Chu Tử nhẩy vào làm báo, cũng được nhiều người thích, tìm đọc.
 
Về văn nghiệp của Chu Tử, nhà văn Võ Phiến -- tác giả của nhiều sách truyện, tùy bút, biên khảo trước và sau 1975, và đặc biệt hơn cả là bộ Văn Học Miền Nam Tổng Quan (1986, 1992), về 20 năm văn học Miền Nam, gồm bẩy cuốn -- đã nhận xét về Chu Tử, như sau: “Chu Tử viết truyện được nhiều người khoái, mà làm báo cũng khiến lắm người khoái quá trời, bất luận là cao hay thấp, người ta khoái ông, khoái cái phong cách ông trong cuộc sống cũng như trong văn chương.”
 
“Trong tiểu thuyết của Chu Tử,” ông Võ Phiến viết tiếp, “có những nhân vật hoặc ngang tàng, bướng bỉnh, hoặc hào sảng, khí phách, hoặc nhiều khi kỳ cục.
 
“Hiệp tới nhà ông đốc phủ Thinh xin việc, đã biết ông ta thân cộng, ông ta không ưa Bắc Kỳ, lại càng ghét Bắc kỳ di cư; thế mà Hiệp cứ ngang nhiên xưng là thanh niên mới di cư vào Sài gòn, lại thách thức là trong vòng sáu tháng sẽ có thể làm cho cô con gái cưng của nhà này phải ăn rau muống (Loạn). Ông Xương đánh bạc thua, nổi dóa mắng tới tấp người này vung tay tát chéo người kia, người có quyền thế có sức mạnh hơn ông nhiều; thế mà rốt cuộc trước cơn giận ‘chính nghĩa’ kẻ gian phải sợ hãi, chịu khuất (Loạn). Trang là học trò của Đạt, một cô học trò xinh đẹp; thầy trò gặp nhau ba, bốn năm sau, Trang rất lễ phép cầm tay Đạt đặt lên mông mình hỏi: ‘Anh có biết cái gì đây không?’ (Yêu). Huyền là học trò Thanh, thầy trò yêu thầm nhớ trộm nhau trong bao nhiêu lâu. Về sau Thanh vào ở trong một ngôi chùa. Một hôm Huyền tìm đến, mân mê bàn thay Thanh và nói thẳng: ‘Em muốn được làm vợ anh, ngay bây giờ… ngay lúc này…’ Thanh hoảng hốt. Nhưng Huyền nhất định tiến tới. Và nàng ‘được làm vợ’ tức thì, ngay trong chùa (Tiền) v.v… Những con người như thế, giá nghe họ sống đâu đó ở ngoài đời, thiên hạ cũng ầm ầm đổ xô đến để tiếp xúc, để cho biết. Ngộ quá mà! Người ta ai chẳng tò mò muốn chứng kiến những cái ngộ nghĩnh, độc đáo? Hiểu con ai hiểu bằng cha mẹ, hiểu nhân vật không ai bằng tác giả; thì chính Chu Tử ông ta cũng thường nói đến các nhân vật của mình như là những con người ‘bốc đồng’, ‘bốp chát’, ‘ngổ ngáo’, ‘ngang ngược’, ‘cynique’, ‘tàn bạo’, là những ‘đứa trơ’, ‘trắng trợn’, ‘trâng tráo’ vv…
 
“Trong truyện cũng như ngoài đời, khác gì? Cái lạ thường thu hút mạnh.”  (**)
 
Trong văn chương đã vậy. Bước qua địa hạt báo chí, vì lối viết đơn giản, bộc trực, nên nhiều chuyện và nhân vật ông Chu Tử thả vào “Ao Thả Vịt” nghe cứ như thật một trăm phần trăm ấy, độc giả đọc nhiều người khoái tỉ, đem ra bàn tán. Do đấy, nhiều đối tượng bị ông lùa vô ao đã bất bình. Ân oán giang hồ cũng từ đấy mà ra.
 
Kết quả là tòa soạn báo Sống có lần bị đốt phá. Không ai biết ai chủ mưu đốt phá, nhưng có tin đồn là tay chân của Thượng tọa Thích Thiện Minh, người mới bị ông Chu Tử lùa vào ao kỳ cọ. Rồi vào buổi sáng ngày 16 tháng 4, 1966 chủ nhiệm Chu Tử vừa rời nhà ra xe để đi đến toà báo thì bị một trong hai tên lởn vởn ở đầu ngõ rút súng Colt 9 bắn bốn phát từ phía sau bên trái xe xuyên qua xe trúng ông, rồi leo lên xe gắn máy tên kia vẫn giữ máy nổ và tẩu thoát. Chu Tử bị ám sát trong vòng chưa đầy nửa năm kể từ khi ký giả Từ Chung của nhật báo Chính Luận bị bắn tử thương ngay trước nhà ông vào trưa ngày 30 tháng 12, 1965 khi ông về nhà ăn trưa.
 
Số ông Chu Tử còn cao, nên dù bị trúng đạn gẫy xương quai hàm, mất mấy cái răng, song không có viên đạn nào đi vào chỗ phạm. Và ông đã thoát chết nhờ sự chữa trị tận tâm của các y sĩ và nhân viên tại Bệnh viện Cơ Đốc gần nhà ông ở vùng Phú Nhuận. Báo chí Miền Nam, chưa dứt cơn bàng hoàng trước cái chết của Từ Chung, lại rơi vào cơn rúng động khác với vụ Chu Tử bị ám sát hụt.
 
Trong khi theo dõi tin tức về bệnh tình của Chu Tử, có thể nói hầu như cả Miền Nam cùng nhất loạt lên tiếng phản đối hành động man rợ của những kẻ dùng bạo lực đàn áp mong bịt miệng tự do báo chí và ngôn luận của giới cầm bút, đồng thời đòi hỏi chính quyền Miền Nam phải có những biện pháp bảo vệ giới trong tay chỉ có ngọn bút, và đặc biệt là phải ban hành luật báo chí công nhận quyền tự do ngôn luận. Điều đặc biệt hơn cả là chưa đầy một tuần sau ngày ông Chu Tử bị ám sát hụt, toàn thể làng báo Miền Nam đồng loạt nghỉ ra báo một ngày, đó là ngày thứ Năm 21 tháng 4, 1966, tức số báo đề ngày 22-4-66 “để tỏ tình đoàn kết báo chí trong việc tranh đấu chống đàn áp và kềm chế báo chí” và “nêu cao tinh thần tranh đấu chung cho tự do dân chủ.” (***)
 
Tóm lại, việc Chu Tử bị ám sát không còn là việc một cá nhân người cầm bút bị mưu hại mà đã trở thành vấn đề quyền tự do báo chí và ngôn luận bị âm mưu triệt tiêu dù bất cứ do ai, phe nhóm hay Cộng sản chủ động. Lần đầu tiên làng báo Miền Nam tỏ tình đoàn kết chặt chẽ chưa từng thấy trước đó.-Còn tiếp một kỳ

Trùng Dương

 

Blog / Nguyễn Xuân Hoàng

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhìn lại vụ Chu Tử bị ám sát hụt, ngày 16-4-1966

Trong một buổi mạn đàm với vài người bạn trẻ, tôi được hỏi về kinh nghiệm với tờ Sóng Thần và ông Chu Tử

Trong một buổi mạn đàm với vài người bạn trẻ, tôi được hỏi về kinh nghiệm với tờ Sóng Thần và ông Chu Tử

 
Nhà báo Chu Tử Chu Văn Bình, hình bên trái, chụp hồi làm chủ nhiệm nhật báo Sống, Saigòn, trước khi bị bắn. (Ảnh Internet). Phải, sau một tuần nằm bệnh viện sau khi bị bắn, ông Chu Tử, tay cầm khăn che miệng đứng sau nhà văn Duyên Anh (ngồi) và giữa nhà văn Nguyễn Thụy Long (áo đen bên trái) và nhà thơ trào phúng Tú Kếu (có râu cằm, bên phải), đến thăm anh chị em biên tập tại toà sọan báo Sống ngày 22 tháng 4, 1966. (Ảnh trích Chu Tử không hận thù, Sống, 1966).Nhà báo Chu Tử Chu Văn Bình, hình bên trái, chụp hồi làm chủ nhiệm nhật báo Sống, Saigòn, trước khi bị bắn. (Ảnh Internet). Phải, sau một tuần nằm bệnh viện sau khi bị bắn, ông Chu Tử, tay cầm khăn che miệng đứng sau nhà văn Duyên Anh (ngồi) và giữa nhà văn Nguyễn Thụy Long (áo đen bên trái) và nhà thơ trào phúng Tú Kếu (có râu cằm, bên phải), đến thăm anh chị em biên tập tại toà sọan báo Sống ngày 22 tháng 4, 1966. (Ảnh trích Chu Tử không hận thù, Sống, 1966).


Kỳ 1.
 
Trong một buổi mạn đàm với vài người bạn trẻ, tôi được hỏi về kinh nghiệm với tờ Sóng Thần nói chung và với ông Chu Tử nói riêng. Tôi trả lời phần nói chung như đã trả lời trên tạp chí Hợp Lưu (*), rằng nhật báo Sóng Thần ra đời vào cuối năm 1971, với chủ trương chống tham nhũng trong chính quyền và quân đội nhằm làm sạch Miền Nam để hỗ trợ cho cuộc chiến đấu chống Cộng sản bảo vệ phần đất tự do cuối cùng của Việt Nam. Sóng Thần là tờ báo đầu tiên ở Miền Nam mà tài chính là do các cổ đông thuộc mọi tầng lớp
quan tâm tới vận mệnh đất nước đóng góp. Tờ báo trong giai đoạn đầu do ông Chu Tử làm chủ biên với sự cộng tác, tiếp tay của nhiều đồng nghiệp khác, và tôi đứng tên chủ nhiệm chịu trách nhiệm về pháp lý. Tôi cũng nói sơ về những đóng góp nghề nghiệp của tôi trong thời gian bốn năm, 1971-75, với tờ báo.
 
Khi nói tới kinh nghiệm làm việc với ông Chu Tử, một chi tiết chợt bật ra trong đầu mà đã từ lâu tôi quên bẵng đi mất. Đó là việc làm “ghost writer” cho người tự nhận đã bắn ông Chu Tử năm 1966, vào một giai đoạn có thể nói là một trong các thời kỳ chính trị nhiễu nhương nhất của Việt Nam Cộng Hoà. Sở dĩ ký ức tôi không ghi đậm việc này vì có lẽ tôi không hề coi đó là một công trình gì đáng kể, vì đó chỉ là một loạt bài viết để câu độc giả, theo đề nghị của ông Chu Tử. Ngoài ra, việc thực hiện cái “hồi ký” đăng thành nhiều kỳ trên tờ Sóng Thần
hoàn toàn đi ngược lại với quan niệm cầm bút của tôi sau này, khi đã trưởng thành và hiểu biết hơn. Tôi không phủ nhận việc mình đã làm, vì nhu cầu câu khách và trong một môi trường hoàn toàn thiếu sót tài liệu, chưa kể bên cạnh đó là sự non nớt nghề nghiệp của chính mình; nhưng tôi tin rằng nếu có dịp làm lại thì chắc chắn sản phẩm sẽ khác lắm với loạt bài hiện nằm trên microfilm Sóng Thần hiện được lưu trữ tại Đại học Cornell.
 
Bối cảnh Miền Nam giữa thập niên 1960
 
Vào giữa thập niên 1960, tình hình ở Miền Nam khá đen tối. Quân đội vừa lật đổ chế độ mệnh danh là “gia đình trị” của ông Ngô Đình Diệm. Một số tướng lãnh thay vì rút về lo chuyện quân sự thì xoay ra thay phiên nhau cầm quyền, đảo chính chỉnh lý lẫn nhau, bên cạnh sự tranh chấp ảnh hưởng của các phe nhóm tôn giáo, đặc biệt là Phật Giáo sau nhiều năm bị đàn áp dưới chế độ của ông Diệm vốn nghiêng về Thiên Chúa Giáo, và các đảng phái chính trị.
Trong khi đó, Mặt trận Giải phóng Miền Nam, gọi tắt là Việt Cộng, do đấy cũng bận rộn thừa nước đục thả câu nhằm lũng đọan tình hình bằng những vụ khủng bố phá hoại ám sát, gây hoả mù, hết sức hỗn loạn, khiến Hoa Kỳ vô cùng quan ngại cho công cuộc chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản trong cuộc Chiến Tranh Lạnh dạo ấy. Tôi vẫn nghĩ, khác với nhiều người cho rằng Mỹ đã có dự mưu từ trước đem quân vào Việt Nam, tình hình bất ổn tại Miền Nam trong giai đoạn này đúng ra là một trong những nguyên nhân đã thúc đẩy Hoa Thịnh Đốn phải đưa quân ồ ạt vào Nam Việt Nam. Đây là một quyết định đã hẳn là vô tình tạo cho Cộng sản một “chính nghĩa”, đó là “chống Mỹ cứu nước”.
 
Là một người cầm bút thẳng thắn, bộc trực, có sao nói vậy, thấy điều gì chướng tai gai mắt thì không thể bỏ qua, ông Chu Tử, lúc ấy đang là chủ nhiệm nhật báo Sống, đã “lùa” không thiếu các nhân vật tai mắt đương thời không phân biệt đảng phái, ý thức hệ, tôn giáo, giai cấp mà ông cho là bất xứng hay đạo đức giả vào mục “Ao Thả Vịt” được rất nhiều người đọc. Mà người đọc thì đa số đọc gì tin nấy, ít thắc mắc, tin riết rồi tưởng thật, không cả cần biết là đã gọi là “Ao Thả Vịt” thì không có bao nhiêu sự thật trong đó. Nhìn lại, tôi phải nhận là mình vừa phục vừa hãi cho người coi ao vì đã làm một cái việc quá can đảm trong một cái môi trường hết sức nhố nhăng đầy súng ống, thuốc nổ và đầu óc cực đoan, nếu không là Việt Cộng nằm vùng thừa nước đục thả câu, của thời buổi ấy.
 
Do đấy, bên cạnh những người thích đọc ông, cũng không thiếu người thù ghét ông, vì lý do này hay động lực khác, chính trị, tôn giáo, kể cả ghen tị cá nhân vì sự thành công của ông Chu Tử. Thật vậy, có thể nói ông Chu Tử là một trong một số rất ít người cầm bút, cả bên văn chương lẫn báo chí ở Việt Nam từ trước tới nay, trong cũng như ngoài nước, đã thành công và được nhiều người biết đến như vậy.
 
Chu Tử: nhà văn kiêm nhà báo thành công vượt bực
 
Xuất thân là một nhà giáo, ông Chu Tử (1917-1975) bắt đầu viết tiểu thuyết đăng từng kỳ vào cuối thập niên 1950, và là tác giả của những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng được nhiều người tìm đọc, như Yêu, Sống (tức Loạn), Ghen (tức Nắng), và Tiền. Trong đó, cuốn Yêu nổi tiếng hơn cả và đã từng được tái bản, về mối tình giữa thầy giáo Đạt và cô Diễm, con gái của ông giáo Thức là bạn của Đạt. Yêu sau được dựng thành phim, do đạo diễn kiêm nhà văn Đỗ Tiến Đức thực hiện vào năm 1973. Rồi ông Chu Tử nhẩy vào làm báo, cũng được nhiều người thích, tìm đọc.
 
Về văn nghiệp của Chu Tử, nhà văn Võ Phiến -- tác giả của nhiều sách truyện, tùy bút, biên khảo trước và sau 1975, và đặc biệt hơn cả là bộ Văn Học Miền Nam Tổng Quan (1986, 1992), về 20 năm văn học Miền Nam, gồm bẩy cuốn -- đã nhận xét về Chu Tử, như sau: “Chu Tử viết truyện được nhiều người khoái, mà làm báo cũng khiến lắm người khoái quá trời, bất luận là cao hay thấp, người ta khoái ông, khoái cái phong cách ông trong cuộc sống cũng như trong văn chương.”
 
“Trong tiểu thuyết của Chu Tử,” ông Võ Phiến viết tiếp, “có những nhân vật hoặc ngang tàng, bướng bỉnh, hoặc hào sảng, khí phách, hoặc nhiều khi kỳ cục.
 
“Hiệp tới nhà ông đốc phủ Thinh xin việc, đã biết ông ta thân cộng, ông ta không ưa Bắc Kỳ, lại càng ghét Bắc kỳ di cư; thế mà Hiệp cứ ngang nhiên xưng là thanh niên mới di cư vào Sài gòn, lại thách thức là trong vòng sáu tháng sẽ có thể làm cho cô con gái cưng của nhà này phải ăn rau muống (Loạn). Ông Xương đánh bạc thua, nổi dóa mắng tới tấp người này vung tay tát chéo người kia, người có quyền thế có sức mạnh hơn ông nhiều; thế mà rốt cuộc trước cơn giận ‘chính nghĩa’ kẻ gian phải sợ hãi, chịu khuất (Loạn). Trang là học trò của Đạt, một cô học trò xinh đẹp; thầy trò gặp nhau ba, bốn năm sau, Trang rất lễ phép cầm tay Đạt đặt lên mông mình hỏi: ‘Anh có biết cái gì đây không?’ (Yêu). Huyền là học trò Thanh, thầy trò yêu thầm nhớ trộm nhau trong bao nhiêu lâu. Về sau Thanh vào ở trong một ngôi chùa. Một hôm Huyền tìm đến, mân mê bàn thay Thanh và nói thẳng: ‘Em muốn được làm vợ anh, ngay bây giờ… ngay lúc này…’ Thanh hoảng hốt. Nhưng Huyền nhất định tiến tới. Và nàng ‘được làm vợ’ tức thì, ngay trong chùa (Tiền) v.v… Những con người như thế, giá nghe họ sống đâu đó ở ngoài đời, thiên hạ cũng ầm ầm đổ xô đến để tiếp xúc, để cho biết. Ngộ quá mà! Người ta ai chẳng tò mò muốn chứng kiến những cái ngộ nghĩnh, độc đáo? Hiểu con ai hiểu bằng cha mẹ, hiểu nhân vật không ai bằng tác giả; thì chính Chu Tử ông ta cũng thường nói đến các nhân vật của mình như là những con người ‘bốc đồng’, ‘bốp chát’, ‘ngổ ngáo’, ‘ngang ngược’, ‘cynique’, ‘tàn bạo’, là những ‘đứa trơ’, ‘trắng trợn’, ‘trâng tráo’ vv…
 
“Trong truyện cũng như ngoài đời, khác gì? Cái lạ thường thu hút mạnh.”  (**)
 
Trong văn chương đã vậy. Bước qua địa hạt báo chí, vì lối viết đơn giản, bộc trực, nên nhiều chuyện và nhân vật ông Chu Tử thả vào “Ao Thả Vịt” nghe cứ như thật một trăm phần trăm ấy, độc giả đọc nhiều người khoái tỉ, đem ra bàn tán. Do đấy, nhiều đối tượng bị ông lùa vô ao đã bất bình. Ân oán giang hồ cũng từ đấy mà ra.
 
Kết quả là tòa soạn báo Sống có lần bị đốt phá. Không ai biết ai chủ mưu đốt phá, nhưng có tin đồn là tay chân của Thượng tọa Thích Thiện Minh, người mới bị ông Chu Tử lùa vào ao kỳ cọ. Rồi vào buổi sáng ngày 16 tháng 4, 1966 chủ nhiệm Chu Tử vừa rời nhà ra xe để đi đến toà báo thì bị một trong hai tên lởn vởn ở đầu ngõ rút súng Colt 9 bắn bốn phát từ phía sau bên trái xe xuyên qua xe trúng ông, rồi leo lên xe gắn máy tên kia vẫn giữ máy nổ và tẩu thoát. Chu Tử bị ám sát trong vòng chưa đầy nửa năm kể từ khi ký giả Từ Chung của nhật báo Chính Luận bị bắn tử thương ngay trước nhà ông vào trưa ngày 30 tháng 12, 1965 khi ông về nhà ăn trưa.
 
Số ông Chu Tử còn cao, nên dù bị trúng đạn gẫy xương quai hàm, mất mấy cái răng, song không có viên đạn nào đi vào chỗ phạm. Và ông đã thoát chết nhờ sự chữa trị tận tâm của các y sĩ và nhân viên tại Bệnh viện Cơ Đốc gần nhà ông ở vùng Phú Nhuận. Báo chí Miền Nam, chưa dứt cơn bàng hoàng trước cái chết của Từ Chung, lại rơi vào cơn rúng động khác với vụ Chu Tử bị ám sát hụt.
 
Trong khi theo dõi tin tức về bệnh tình của Chu Tử, có thể nói hầu như cả Miền Nam cùng nhất loạt lên tiếng phản đối hành động man rợ của những kẻ dùng bạo lực đàn áp mong bịt miệng tự do báo chí và ngôn luận của giới cầm bút, đồng thời đòi hỏi chính quyền Miền Nam phải có những biện pháp bảo vệ giới trong tay chỉ có ngọn bút, và đặc biệt là phải ban hành luật báo chí công nhận quyền tự do ngôn luận. Điều đặc biệt hơn cả là chưa đầy một tuần sau ngày ông Chu Tử bị ám sát hụt, toàn thể làng báo Miền Nam đồng loạt nghỉ ra báo một ngày, đó là ngày thứ Năm 21 tháng 4, 1966, tức số báo đề ngày 22-4-66 “để tỏ tình đoàn kết báo chí trong việc tranh đấu chống đàn áp và kềm chế báo chí” và “nêu cao tinh thần tranh đấu chung cho tự do dân chủ.” (***)
 
Tóm lại, việc Chu Tử bị ám sát không còn là việc một cá nhân người cầm bút bị mưu hại mà đã trở thành vấn đề quyền tự do báo chí và ngôn luận bị âm mưu triệt tiêu dù bất cứ do ai, phe nhóm hay Cộng sản chủ động. Lần đầu tiên làng báo Miền Nam tỏ tình đoàn kết chặt chẽ chưa từng thấy trước đó.-Còn tiếp một kỳ

Trùng Dương

 

Blog / Nguyễn Xuân Hoàng

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm