Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...

Nhớ ! - Việt Nhân

(HNPĐ) Kèm theo bài viết cũ của mỗ tôi, bên dưới còn ghi đậm ngày post bài: “Nhớ - HNPĐDec.01, 2012.” Là cái email ông bạn tù cũ đang sống bên thành phố Yorba





(HNPĐ) 
Kèm theo bài viết cũ của mỗ tôi, bên dưới còn ghi đậm ngày post bài: “Nhớ - HNPĐ

Dec.01, 2012.” Là cái email ông bạn tù cũ đang sống bên thành phố Yorba Linda: “Hết Đà Nẵng nay đến Nha Trang tràn ngập Tàu cộng, chuyện xã hội tha hóa bên nhà đã quá quen mấy ai còn bận tâm, người ta nói là nói đến những đặc khu cấm người Việt kìa, đã đến lúc chuẩn bị đi là vừa, đến sứ quán Tầu để xin visa”.

Bài viết cách đây đã bốn năm, thì cũng từng ấy thời gian, nó đã xích lại gần thêm cái mốc 2020 của mật nghị Thành Đô, chỉ ba năm nữa thôi có gọi Việt Nam là đặc khu hay vùng tự trị thuộc Tầu cộng thì cũng chỉ là cách gọi. Chừng đó, vịt kiều yêu nước với đẳng cấp mới hoa kiều, ai muốn về thì đi mà về, mỗ tôi sẽ làm người Việt tha hương cho đến lúc lăng Hù sập, còn chờ không được thì nắm tro tàn rải ngoài biển khơi thế cũng vui!

Bài “Nhớ”, bạn thú thật giữ nó chỉ vì đồng ý câu nói của ông Tư Bến Nghé, rằng nơi bạn đang ở,ít nhiều gợi cho bạn cái phố núi Blao… Đó thấy chưa, ngay bạn cũng không sao rứt được quê hương ra khỏi tâm trí mình, những con đường quanh co, những con dốc, từng ngày đi về nó nhắc bạn một chốn xưa đã xa nửa địa cầu, mà chắc gì nay nó đã không là một đặc khu? Đùa bạn chút cho vui… Thôi hãy cùng tôi, xin mời quý độc giả HNPĐ thân mến, đọc lại bài báo cũ:


(HNPĐ Trời đã vào đông, cái lạnh trong đêm kéo mãi tận sáng, nhưng lại ấm nhanh theo cái nắng lên cao ban trưa để rồi trả cái lạnh vào lúc trời chiều, cái đẹp của Cali mùa đông thường trời vẫn trong, nhưng sáng hôm nay bầu trời nhuộm lấy cái âm u hiếm thấy.

Cali lạnh không bằng bên các tiểu bang miền đông, hay phía bắc, nhưng cũng đủ buộc người đi ngoài phố sáng đến lúc chiều buông, phải khoác thêm những chiếc sweater hay jacket. Quán Bến Nghé giờ này chỉ còn mỗ tôi cùng ông Tư, hai anh em ngồi đó nhìn ra ngoài đường phố, nhấp từng ngụm café nóng, để mà nghĩ rằng đang là một sáng trên đất Phương Lâm.

Là ngày thứ năm giữa tuần, ai cũng phải đi làm! Câu chuyện luận bàn tin tức mỗi sáng cũng theo đó mà rút gọn, để rồi tất cả lần lượt vội vàng rời ghế… Trong cái vội vàng mà vẫn không quên cữ nhóm sáng, để tạt vào dù chỉ mươi lăm phút, đó là cái ghiền mà ông Tư gọi là nhớ quán, cái thói quen khó bỏ của người mình, chỉ những ai ưa thích la cà quán xá mới cảm thông được.

Con đường đàng trước mặt không là nhỏ, nhưng đây xa khu phố chợ, không bị cái ồn làm phiền, ngồi đây vẫn cho ta cái thư thả của kẻ nhàn du, hợp cho những ai muốn tìm cho mình cái không gian quán nước bên quê nhà. Ngồi quán nước, thích rong chơi trên phố, là những gì người mình khi bỏ xứ đi mà vẫn không quên mang theo, đến xứ lạ cuộc sống luôn bận vậy chứ có ai bỏ được tật đó đâu.

Đất xa mạc, Cali mùa đông với cái lạnh khô và trời trong, nhưng hôm nay lại khác nó mang cái đục như trời muốn mưa, ít khi nó như thế, còn mưa thì vẫn là chuyện hiếm, không như quê nhà muốn mưa thì mưa… Nhớ Sài gòn trời đang nắng, bổng tối sầm vần vũ đem cơn mưa đến, nhưng thường thì vẫn là các cơn mưa rào chợt đến, chợt đi, nó quen đến nổi không một ai bận tâm, có chăng những đứa trẻ thích mưa để chạy rông tắm nghịch.

Một tia nắng thoát khỏi đám mây xám, rựng lên chiếu qua khuôn cửa, làm râu tóc ông Tư óng ánh bạc, mỗ tôi thích lắm cái màu trắng bạc đó nơi tóc ông, nó là màu thời gian, màu của những đám mây lang thang. Vì thế mà mỗ tôi vẫn đùa cùng ông, là mây trắng những nơi bước chân ông qua, đã theo làm tổ trên râu tóc ông.

-Cái xám của bầu trời hôm nay, có đưa ông về cảnh trời Blao nơi cái Quán Bên Đường ngày nào không ông Tư?
-Không anh Hai à, nó thiếu cái ẩm ướt cùng cái mù sương đất cao nguyên, ở đây cách chỗ mình không xa, Tustin, Yorba Linda, cũng có những con đường dốc, như những con đường phố núi xứ mình, nhưng có cái xác giống mà không có cái hồn.

Chính cái giống mà không giống đó đã bắt mình nhớ, tuổi già sợ nhất khi cái nhớ nó trở về đọađày, một thoáng hương xưa quyện cùng hồn ma cũ khiến ta điên lên vì nhớ… Một câu chuyệnlính đọc được trên báo, làm cho ta nhớ thuở tóc còn xanh cùng lũ bạn… Hay một bài hát ưa thích ngày nào nay được nghe, nhắc ta chuyện hai đứa lúc chưa cách xa!

Đôi lúc cái nhớ chỉ là những gì vụn vặt, xứ người ăn miếng ngon mà nhớ đến Sài gòn riêng tư,chốn thân quen lớn lên, những nơi riêng biệt cho từng món ưa thích, nhớ từ cái bánh tôm hẻm Casino, những đĩa bánh chôi bánh chay quán nhỏ không tên, cạnh bên tiệm vàng Hải Khoát đường Phan Đình Phùng, hay ly cà phê chị em cô Hồng đường Pasteur… Nhớ nhiều chỉ càng đày đọa mình thêm, nhưng làm sao quên được!

Ông Tư dạo này ít nói đi, và con mắt của ông cũng giống lắm con mắt cụ Fugitive, nó lúc nào cũng mang một màu đục, cái đục của khói vương mái rạ lúc chiều hôm
-Ông đang nghĩ gì vậy ông Tư?
-Đâu có suy nghĩ gì đâu
Ông chối, nhưng nét mặt ông không dối được người nghe, chính ông cũng biết thế, vả mỗ tôi biết những lúc như thế này là lúc ông đang nghĩ đến một ngày về… Nơi ông không khác gì ông cụ

Fugitive, mà đã có lần mỗ tôi thưa trong câu chuyện “Lá vàng”, đó là cái tự nhiên của những chiếc lá vàng, chỉ mong được trở về nguồn cội.
-Đọc báo mà thấy cái xã hội bên nhà, không còn là những gì của tui nữa rồi anh Hai à, năm tháng trong tay bọn ác nhân, nó đã thành địa ngục, dù có tìm về thì có khác chi chim mất tổ.
-Đừng buồn ông Tư, một mai về tay mình thì nó sẽ trở lại như cũ thôi, chế độ nào người nấy mà.
-Một bọn nhà nước ăn cướp theo cách kẻ có quyền, mà mới đây thằng tướng cảnh sát gì đó nói chúng không tham nhũng, chúng chỉ tiêu cực thôi, còn bọn cướp đường cướp chợ không súng không quyền, thì dao phay chúng chặt lìa cánh tay người chỉ để cướp vặt.

Ông nhớ lại ngày nào, chỉ chiếc túi đệm trong đó hai bộ bà ba thay đổi, hết Nam ông ra Trung, hết Cao nguyên ông về miền Hậu Giang, cái xứ dân Việt của ông sao thật hiền hòa. Ngay cái đất

Saigòn của ông là thành phố lớn, cái ồn ào nhộn nhịp làm cho ông vui, nhưng ông vẫn thấy được lòng mình nhẹ nhàng an lành, như đang đứng giữa núi rừng mênh mông đất Lâm Viên.

Ông cười với hết thảy mọi người, và tất cả cười lại với ông… Tìm ra đâu những con người hôm xưa? Ngày nay trong chế độ xã nghĩa mạng người đánh đồng với mạng một con chó, bắt chó thì đền mạng, vậy ra người dân xứ ông đã học được nơi bọn cộng sản bất nhân, đã thành bầy thú hoang, nhe nanh vuốt cắn xé nhau tranh sống!

Chả trách những thân phận bọt bèo, không tranh cướp được cùng kẻ dữ, đành chịu phận mình sống kiếp không có lấy được chút gì tôn trọng, không còn được xem là người, nên nhân phẩm là hai tiếng nghe xa lạ với dân Việt nghèo hôm nay. Họ là gái bán dâm khắp nơi ra cả nước ngoài,hay bị người ngoại chủng mua về để làm trò chơi, cho cả từ cha chồng anh chồng đến em chồng,hoặc lưu lạc kiếm sống nơi xứ lạ, thân không khác kiếp nô lệ của thời trung cổ.

Ông nói đôi mắt không nhìn mỗ tôi, mà là phía trời xa bên ngoài khung cửa, như nói cùng thinhkhông, giải bày những gì mình đang chất chứa bằng từng tiếng chậm rãi, không khác ai đó đang khảy những nốt nhạc buồn rời rạc.

-Tui nhớ về xứ tui cùng người dân tui, với những gì của ngày nào mà đầu óc nay còn nhớ… Chứtìm về mần chi để mà thấy cho thêm đau, thà đừng thấy để vẫn giữ được những hình ảnh đẹp một thời mình đã sống!

Câu nói của ông già Nam bộ hay câu an ủi cho chính nỗi lòng mỗ tôi? Không biết nữa, nhưng biết chắc những suy nghĩ như vậy, không chỉ riêng đến với hai anh em chúng tôi, mà còn là của nhiều người khác nữa!

Việt Nhân (HNPĐ)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhớ ! - Việt Nhân

(HNPĐ) Kèm theo bài viết cũ của mỗ tôi, bên dưới còn ghi đậm ngày post bài: “Nhớ - HNPĐDec.01, 2012.” Là cái email ông bạn tù cũ đang sống bên thành phố Yorba





(HNPĐ) 
Kèm theo bài viết cũ của mỗ tôi, bên dưới còn ghi đậm ngày post bài: “Nhớ - HNPĐ

Dec.01, 2012.” Là cái email ông bạn tù cũ đang sống bên thành phố Yorba Linda: “Hết Đà Nẵng nay đến Nha Trang tràn ngập Tàu cộng, chuyện xã hội tha hóa bên nhà đã quá quen mấy ai còn bận tâm, người ta nói là nói đến những đặc khu cấm người Việt kìa, đã đến lúc chuẩn bị đi là vừa, đến sứ quán Tầu để xin visa”.

Bài viết cách đây đã bốn năm, thì cũng từng ấy thời gian, nó đã xích lại gần thêm cái mốc 2020 của mật nghị Thành Đô, chỉ ba năm nữa thôi có gọi Việt Nam là đặc khu hay vùng tự trị thuộc Tầu cộng thì cũng chỉ là cách gọi. Chừng đó, vịt kiều yêu nước với đẳng cấp mới hoa kiều, ai muốn về thì đi mà về, mỗ tôi sẽ làm người Việt tha hương cho đến lúc lăng Hù sập, còn chờ không được thì nắm tro tàn rải ngoài biển khơi thế cũng vui!

Bài “Nhớ”, bạn thú thật giữ nó chỉ vì đồng ý câu nói của ông Tư Bến Nghé, rằng nơi bạn đang ở,ít nhiều gợi cho bạn cái phố núi Blao… Đó thấy chưa, ngay bạn cũng không sao rứt được quê hương ra khỏi tâm trí mình, những con đường quanh co, những con dốc, từng ngày đi về nó nhắc bạn một chốn xưa đã xa nửa địa cầu, mà chắc gì nay nó đã không là một đặc khu? Đùa bạn chút cho vui… Thôi hãy cùng tôi, xin mời quý độc giả HNPĐ thân mến, đọc lại bài báo cũ:


(HNPĐ Trời đã vào đông, cái lạnh trong đêm kéo mãi tận sáng, nhưng lại ấm nhanh theo cái nắng lên cao ban trưa để rồi trả cái lạnh vào lúc trời chiều, cái đẹp của Cali mùa đông thường trời vẫn trong, nhưng sáng hôm nay bầu trời nhuộm lấy cái âm u hiếm thấy.

Cali lạnh không bằng bên các tiểu bang miền đông, hay phía bắc, nhưng cũng đủ buộc người đi ngoài phố sáng đến lúc chiều buông, phải khoác thêm những chiếc sweater hay jacket. Quán Bến Nghé giờ này chỉ còn mỗ tôi cùng ông Tư, hai anh em ngồi đó nhìn ra ngoài đường phố, nhấp từng ngụm café nóng, để mà nghĩ rằng đang là một sáng trên đất Phương Lâm.

Là ngày thứ năm giữa tuần, ai cũng phải đi làm! Câu chuyện luận bàn tin tức mỗi sáng cũng theo đó mà rút gọn, để rồi tất cả lần lượt vội vàng rời ghế… Trong cái vội vàng mà vẫn không quên cữ nhóm sáng, để tạt vào dù chỉ mươi lăm phút, đó là cái ghiền mà ông Tư gọi là nhớ quán, cái thói quen khó bỏ của người mình, chỉ những ai ưa thích la cà quán xá mới cảm thông được.

Con đường đàng trước mặt không là nhỏ, nhưng đây xa khu phố chợ, không bị cái ồn làm phiền, ngồi đây vẫn cho ta cái thư thả của kẻ nhàn du, hợp cho những ai muốn tìm cho mình cái không gian quán nước bên quê nhà. Ngồi quán nước, thích rong chơi trên phố, là những gì người mình khi bỏ xứ đi mà vẫn không quên mang theo, đến xứ lạ cuộc sống luôn bận vậy chứ có ai bỏ được tật đó đâu.

Đất xa mạc, Cali mùa đông với cái lạnh khô và trời trong, nhưng hôm nay lại khác nó mang cái đục như trời muốn mưa, ít khi nó như thế, còn mưa thì vẫn là chuyện hiếm, không như quê nhà muốn mưa thì mưa… Nhớ Sài gòn trời đang nắng, bổng tối sầm vần vũ đem cơn mưa đến, nhưng thường thì vẫn là các cơn mưa rào chợt đến, chợt đi, nó quen đến nổi không một ai bận tâm, có chăng những đứa trẻ thích mưa để chạy rông tắm nghịch.

Một tia nắng thoát khỏi đám mây xám, rựng lên chiếu qua khuôn cửa, làm râu tóc ông Tư óng ánh bạc, mỗ tôi thích lắm cái màu trắng bạc đó nơi tóc ông, nó là màu thời gian, màu của những đám mây lang thang. Vì thế mà mỗ tôi vẫn đùa cùng ông, là mây trắng những nơi bước chân ông qua, đã theo làm tổ trên râu tóc ông.

-Cái xám của bầu trời hôm nay, có đưa ông về cảnh trời Blao nơi cái Quán Bên Đường ngày nào không ông Tư?
-Không anh Hai à, nó thiếu cái ẩm ướt cùng cái mù sương đất cao nguyên, ở đây cách chỗ mình không xa, Tustin, Yorba Linda, cũng có những con đường dốc, như những con đường phố núi xứ mình, nhưng có cái xác giống mà không có cái hồn.

Chính cái giống mà không giống đó đã bắt mình nhớ, tuổi già sợ nhất khi cái nhớ nó trở về đọađày, một thoáng hương xưa quyện cùng hồn ma cũ khiến ta điên lên vì nhớ… Một câu chuyệnlính đọc được trên báo, làm cho ta nhớ thuở tóc còn xanh cùng lũ bạn… Hay một bài hát ưa thích ngày nào nay được nghe, nhắc ta chuyện hai đứa lúc chưa cách xa!

Đôi lúc cái nhớ chỉ là những gì vụn vặt, xứ người ăn miếng ngon mà nhớ đến Sài gòn riêng tư,chốn thân quen lớn lên, những nơi riêng biệt cho từng món ưa thích, nhớ từ cái bánh tôm hẻm Casino, những đĩa bánh chôi bánh chay quán nhỏ không tên, cạnh bên tiệm vàng Hải Khoát đường Phan Đình Phùng, hay ly cà phê chị em cô Hồng đường Pasteur… Nhớ nhiều chỉ càng đày đọa mình thêm, nhưng làm sao quên được!

Ông Tư dạo này ít nói đi, và con mắt của ông cũng giống lắm con mắt cụ Fugitive, nó lúc nào cũng mang một màu đục, cái đục của khói vương mái rạ lúc chiều hôm
-Ông đang nghĩ gì vậy ông Tư?
-Đâu có suy nghĩ gì đâu
Ông chối, nhưng nét mặt ông không dối được người nghe, chính ông cũng biết thế, vả mỗ tôi biết những lúc như thế này là lúc ông đang nghĩ đến một ngày về… Nơi ông không khác gì ông cụ

Fugitive, mà đã có lần mỗ tôi thưa trong câu chuyện “Lá vàng”, đó là cái tự nhiên của những chiếc lá vàng, chỉ mong được trở về nguồn cội.
-Đọc báo mà thấy cái xã hội bên nhà, không còn là những gì của tui nữa rồi anh Hai à, năm tháng trong tay bọn ác nhân, nó đã thành địa ngục, dù có tìm về thì có khác chi chim mất tổ.
-Đừng buồn ông Tư, một mai về tay mình thì nó sẽ trở lại như cũ thôi, chế độ nào người nấy mà.
-Một bọn nhà nước ăn cướp theo cách kẻ có quyền, mà mới đây thằng tướng cảnh sát gì đó nói chúng không tham nhũng, chúng chỉ tiêu cực thôi, còn bọn cướp đường cướp chợ không súng không quyền, thì dao phay chúng chặt lìa cánh tay người chỉ để cướp vặt.

Ông nhớ lại ngày nào, chỉ chiếc túi đệm trong đó hai bộ bà ba thay đổi, hết Nam ông ra Trung, hết Cao nguyên ông về miền Hậu Giang, cái xứ dân Việt của ông sao thật hiền hòa. Ngay cái đất

Saigòn của ông là thành phố lớn, cái ồn ào nhộn nhịp làm cho ông vui, nhưng ông vẫn thấy được lòng mình nhẹ nhàng an lành, như đang đứng giữa núi rừng mênh mông đất Lâm Viên.

Ông cười với hết thảy mọi người, và tất cả cười lại với ông… Tìm ra đâu những con người hôm xưa? Ngày nay trong chế độ xã nghĩa mạng người đánh đồng với mạng một con chó, bắt chó thì đền mạng, vậy ra người dân xứ ông đã học được nơi bọn cộng sản bất nhân, đã thành bầy thú hoang, nhe nanh vuốt cắn xé nhau tranh sống!

Chả trách những thân phận bọt bèo, không tranh cướp được cùng kẻ dữ, đành chịu phận mình sống kiếp không có lấy được chút gì tôn trọng, không còn được xem là người, nên nhân phẩm là hai tiếng nghe xa lạ với dân Việt nghèo hôm nay. Họ là gái bán dâm khắp nơi ra cả nước ngoài,hay bị người ngoại chủng mua về để làm trò chơi, cho cả từ cha chồng anh chồng đến em chồng,hoặc lưu lạc kiếm sống nơi xứ lạ, thân không khác kiếp nô lệ của thời trung cổ.

Ông nói đôi mắt không nhìn mỗ tôi, mà là phía trời xa bên ngoài khung cửa, như nói cùng thinhkhông, giải bày những gì mình đang chất chứa bằng từng tiếng chậm rãi, không khác ai đó đang khảy những nốt nhạc buồn rời rạc.

-Tui nhớ về xứ tui cùng người dân tui, với những gì của ngày nào mà đầu óc nay còn nhớ… Chứtìm về mần chi để mà thấy cho thêm đau, thà đừng thấy để vẫn giữ được những hình ảnh đẹp một thời mình đã sống!

Câu nói của ông già Nam bộ hay câu an ủi cho chính nỗi lòng mỗ tôi? Không biết nữa, nhưng biết chắc những suy nghĩ như vậy, không chỉ riêng đến với hai anh em chúng tôi, mà còn là của nhiều người khác nữa!

Việt Nhân (HNPĐ)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm