Nhân Vật

Nhớ một giọng ca vàng

Năm đầu tiên của thập niên 1940, làng “dĩa đá” (thời gian này, các hãng dĩa âm nhạc Việt Nam mới ra đời, ghi âm và phát hành các giọng ca trên “dĩa đá” màu đen, “dĩa nhựa” mới có từ thập niên 1970 trở về sau)

Sài Gòn cùng giới mộ điệu tri âm bộ môn tài tử cải lương bất ngờ đến mức ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một giọng ca nữ trẻ trung, lạ lẫm cùng một nghệ danh rất lạ: Cô Ba Trà Vinh. Trong dĩa vọng cổ “Dẫu có xa nhau rồi”, giọng ca mới này có âm vực rộng, làn hơi đầy đặn, rõ chữ tròn vành, lúc nỉ non ai oán, khi thác dậy sóng trào... hòa cùng tiếng đờn kìm độc chiếc của thầy Hai Dậu - một danh cầm đất Trà Vinh - đã thổi một làn gió mới trong lành, nâng cao vị thế bài ca vọng cổ và các bài bản tài tử trong lòng người hâm mộ.

Kể từ đó, giới tài tử cải lương Việt Nam có thêm một nữ nghệ sĩ tài năng mang tên Cô Ba Trà Vinh, bên cạnh những Năm Phỉ, Phùng Há, Cô Năm Cần Thơ... Hồi ấy nhiều lá thư của thính giả khắp mọi miền đất nước tìm đến hãng dĩa Rồng Bạc với cùng một thắc mắc: Cô Ba Trà Vinh là ai?

Ở Trà Vinh, ai cũng biết tiếng ông thầu khoán giàu có “hào hoa phong nhã” Lê Văn Thạnh. Sau những năm dài theo đuổi các “bóng sắc giai nhân”, ông Thạnh trở lại quê nhà. Như để chuộc lỗi với vợ con, ông hết lòng thương yêu, chăm sóc cô con gái rượu Trần Thị Tân -mang họ người mẹ khi cô được sinh ra trong khoảng đời đau khổ của bà. Cô Tân vừa xinh người đẹp dáng, vừa được trời phú cho một giọng ca mượt mà. Năm 15 tuổi, cô từng được mời hát giúp Nhà Thông tin tỉnh với khoản tiền thù lao 15 đồng bạc Đông Dương mỗi tháng. Khoản tiền ấy đã giúp cô và mẹ trang trải được chi phí sinh hoạt khi người cha vẫn còn biền biệt. Khi sống với cha, nhiều lần cô Tân xin cha lên Sài Gòn theo nghiệp cầm ca nhưng ông Thầu Thạnh cương quyết ngăn cấm, ai đời lại để cô con gái rượu của một nhà thầu khoán danh tiếng đi vào vòng xướng ca...

Như bao người ở Trà Vinh lúc đó, ông thầu Thạnh cũng rất mê giọng ca Cô Ba Trà Vinh khi dĩa vọng cổ “Dẫu có xa nhau rồi” được phát hành về đến Trà Vinh, làm xôn xao dư luận tại cái thị xã nhỏ bé, quanh năm yên tĩnh này. Thỉnh thoảng lúc trà dư tửu hậu, khi thư giãn sau hồi công việc căng thẳng, cả những lúc cao hứng, thầu Thạnh thường ngâm nga lời ca mà thuộc lòng, của người nữ nghệ sĩ đang làm rạng rỡ quê hương Trà Vinh của ông. Thầy đờn Hai Dậu thì Thầu Thạnh là chỗ thân quen, hàng ngày thường tới lui đờn giúp cho “con Tân” nhà ông ca - bị gặng tới gặng lui..., thầy Hai Dậu vẫn chỉ nở nụ cười bí hiểm, khiến ông Thạnh mãi nghi hoặc.

Một tối nọ, ông thầu Thạnh dẫn cô con gái rượu Trần Thị Tân ra chợ lựa mua cho cô dĩa vọng cổ “Dẫu có xa nhau rồi”, để cô học hỏi thêm ở giọng ca người nữ nghệ sĩ tài danh ấy. Xoa đầu cô con gái quá ham thích vọng cổ, ông nói:

- Con mà ca được như Cô Ba Trà Vinh là ba cho con lên Sài Gòn liền...

Cô Trần Thị Tân tròn xoe đôi mắt:

- Thiệt hả, ba?

Tình cờ đằng kia thầy đờn Hai Dậu cũng đang lựa mua dĩa bật cười:

- Ông thầu khoán ơi, cô Ba Trà Vinh đang đứng bên cạnh ông đó!

Thầu Thạnh quay sang cô con gái của mình:

- Con, con là... Cô Ba Trà Vinh?

Sau này, ngồi ôn lại chuyện cũ cùng chúng tôi bên ngôi nhà nhỏ gần cầu Phan Thanh Giản (Bình Thạnh - TPHCM), Cô Ba Trà Vinh ngậm ngùi nhìn lên bàn thờ, kể lại: Mấy tháng trước đó, tôi được thầy Hai Dậu “bí mật” dẫn lên Sài Gòn, tìm đến hãng dĩa Rồng Bạc. Nhờ uy tín của thầy, họ đồng ý cho thu nhưng cả hãng chỉ còn một dĩa duy nhất (phải còm măng tận bên Pháp) nên không thể thử giọng mà thầy trò tự chuẩn bị, rồi thu thiệt luôn”. Có lẽ, đây là trường hợp duy nhất trong giới dĩa hát Việt Nam từ trước tới nay, một giọng ca mới toanh mà chỉ thu qua một lượt, rồi xử lý hậu kỳ là phát hành luôn.

Kể từ đó, ông thầu Thạnh đã “tháo cũi xổ lồng” cho cô con gái rượu của mình tung cánh vào chân trời nghệ thuật - với một điều kiện “chỉ đi hát đĩa chứ không lên sân khấu”. Nhờ vậy, giới tài tử cải lương Việt Nam có thêm một nữ nghệ sĩ chuyên nghiệp tài danh mang tên Cô Ba Trà Vinh bên cạnh Cô Năm Cần Thơ, Cô Ba Bến Tre, Cô Năm Sa Đéc. Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, mới chân ướt chân ráo lên Sài Gòn, Cô Ba Trà Vinh gia nhập quán Mỹ Linh ở đường Dumortier (nay là đường Cô Giang), sau đó gia nhập nhóm Lệ Liễu là những nhóm đờn ca tài tử phục vụ thực khách, một trào lưu được giới thị dân ưa chuộng lúc đó, bên cạnh những tên tuổi như Lệ Liễu, Bảy Bửu, Ba Cất, Văn Lộc, Năm Cơ...

Sau thành công của “Dẫu có xa nhau rồi”, nhiều hãng “dĩa đá” như Hoành Sơn, Pathé, Asia, Tri Âm... mời ngôi sao nữ mới nổi này thu nhiều dĩa tài tử và vọng cổ với mức thù lao tương đối khá. Năm 1950, dĩa “Nợ nước tình nhà” với một số bài ca vọng cổ của soạn giả Viễn Châu qua giọng ca Cô Ba Trà Vinh và tiếng đờn kìm độc chiếc của nhạc sĩ Năm Cơ gặt hái thành công vang dội, đưa “bộ ba Trà Vinh” này lên một đỉnh cao mới của sự thành công, tạo ra một “mô hình khép kín” trong giới kinh doanh “dĩa đá”, bao gồm soạn bài ca cho phù hợp chất giọng (Bảy Bá - tức soạn giả Viễn Châu), ca (Cô Ba Trà Vinh) và đờn (Bảy Bá - Năm Cơ). Đây còn là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bài ca vọng cổ 20 câu, nhịp 16.

Năm 1952, Cô Ba Trà Vinh ký contrat (hợp đồng) làm việc cho Đài Phát thanh Pháp - Á, theo dạng hợp đồng “nghệ sĩ độc quyền”, rồi sau đó là Đài Phát thanh Sài Gòn cho đến năm 1973. Khoảng thời gian này, Cô ba Trà Vinh vẫn là giọng ca được các hãng dĩa tranh nhau phát hành với hơn 50 dĩa vọng cổ - một di sản nghệ thuật khá đồ sộ dành lại cho hậu thế. Nhiều bài hát qua giọng ca của cô đã đi sâu vào lòng công chúng như Trưng Trắc - Trưng Nhị, Nợ nước tình nhà, Bên bờ hồ...

Lúc đó sân khấu cải lương cũng như một ngành kinh doanh hái ra bạc. Nhiều đoàn hát được thành lập, cạnh tranh nhau ráo riết, tìm mọi cách săn đón, giành giật các giọng ca tài năng. Giọng ca cô Ba Trà Vinh cùng sự mến mộ của công chúng đối với cô đã trở thành mục tiêu của những ông bầu giàu có nhưng cô Ba khẳng định mình là một nghệ nhân tài tử, mặc dù nhiều tên tuổi cùng thời với cô chuyển dần sang sân khấu cải lương. Sau này, đáp ứng yêu cầu của thính giả, đài phát thanh có tự thu để phát một số vở cải lương manh tính kinh điển và cô Ba Trà Vinh có tham gia diễn xuất trong hơn chục vở cùng các giọng ca Bảy Thưa, Cô Ba Bến Tre... Suốt đời, cô Ba Trà Vinh chưa một lần đặt chân lên sàn diễn sân khấu. Lời hứa ngày xưa với người cha đã được cô Ba Trà Vinh giữ vẹn đến ngày nhắm mắt.

Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, Đài Truyền hình tổ chức chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” nhằm giới thiệu lại với công chúng ngày nay và khách nước ngoài (điểm diễn là sân khấu khách sạn Rex) những giọng ca vọng cổ tài danh một thời. Dù đã vào tuổi 80, cô Ba Trà Vinh vẫn thường xuyên xuất hiện trong chương trình. Dù tuổi già, giọng ca của cô Ba vẫn vừa mượt mà, sâu lắng vừa đầy nỗi niềm uẩn khúc trong những bài vọng cổ nhịp 8, nhịp 16 vẫn cứ níu chân người nghe. Khi các “lò” tài tử, cải lương do các danh ca, danh cầm mở ra, cô Ba Trà Vinh lại là giọng ca mẫu cho các thế hệ trẻ noi theo. Tuổi già sức yếu, cuộc sống riêng khó khăn mà thù lao chẳng đáng là bao, vậy mà cô Ba vẫn vui vẻ nhận lời mời đến với các chương trình “Vầng trăng cổ nhạc”, các “lò” tài tử, cải lương vì cô Ba tâm niệm làm sao cho thế hệ trẻ hiểu hơn để yêu hơn một loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo của Nam bộ.

Tháng 5-2004, cô Ba Trà Vinh đã vĩnh viễn đi xa, khép lại một cuộc đời hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật bền bỉ, sáng tạo và thủy chung. Tuy nhiên giọng ca của cô, di sản của cô để lại cho hậu thế cũng như tấm lòng của bạn bè, đồng nghiệp, giới mộ điệu tri âm đối với “giọng ca vàng” một thời ấy vẫn mãi mãi tồn tại cùng đất nước non sông.

TRẦN DŨNG

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhớ một giọng ca vàng

Năm đầu tiên của thập niên 1940, làng “dĩa đá” (thời gian này, các hãng dĩa âm nhạc Việt Nam mới ra đời, ghi âm và phát hành các giọng ca trên “dĩa đá” màu đen, “dĩa nhựa” mới có từ thập niên 1970 trở về sau)

Sài Gòn cùng giới mộ điệu tri âm bộ môn tài tử cải lương bất ngờ đến mức ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một giọng ca nữ trẻ trung, lạ lẫm cùng một nghệ danh rất lạ: Cô Ba Trà Vinh. Trong dĩa vọng cổ “Dẫu có xa nhau rồi”, giọng ca mới này có âm vực rộng, làn hơi đầy đặn, rõ chữ tròn vành, lúc nỉ non ai oán, khi thác dậy sóng trào... hòa cùng tiếng đờn kìm độc chiếc của thầy Hai Dậu - một danh cầm đất Trà Vinh - đã thổi một làn gió mới trong lành, nâng cao vị thế bài ca vọng cổ và các bài bản tài tử trong lòng người hâm mộ.

Kể từ đó, giới tài tử cải lương Việt Nam có thêm một nữ nghệ sĩ tài năng mang tên Cô Ba Trà Vinh, bên cạnh những Năm Phỉ, Phùng Há, Cô Năm Cần Thơ... Hồi ấy nhiều lá thư của thính giả khắp mọi miền đất nước tìm đến hãng dĩa Rồng Bạc với cùng một thắc mắc: Cô Ba Trà Vinh là ai?

Ở Trà Vinh, ai cũng biết tiếng ông thầu khoán giàu có “hào hoa phong nhã” Lê Văn Thạnh. Sau những năm dài theo đuổi các “bóng sắc giai nhân”, ông Thạnh trở lại quê nhà. Như để chuộc lỗi với vợ con, ông hết lòng thương yêu, chăm sóc cô con gái rượu Trần Thị Tân -mang họ người mẹ khi cô được sinh ra trong khoảng đời đau khổ của bà. Cô Tân vừa xinh người đẹp dáng, vừa được trời phú cho một giọng ca mượt mà. Năm 15 tuổi, cô từng được mời hát giúp Nhà Thông tin tỉnh với khoản tiền thù lao 15 đồng bạc Đông Dương mỗi tháng. Khoản tiền ấy đã giúp cô và mẹ trang trải được chi phí sinh hoạt khi người cha vẫn còn biền biệt. Khi sống với cha, nhiều lần cô Tân xin cha lên Sài Gòn theo nghiệp cầm ca nhưng ông Thầu Thạnh cương quyết ngăn cấm, ai đời lại để cô con gái rượu của một nhà thầu khoán danh tiếng đi vào vòng xướng ca...

Như bao người ở Trà Vinh lúc đó, ông thầu Thạnh cũng rất mê giọng ca Cô Ba Trà Vinh khi dĩa vọng cổ “Dẫu có xa nhau rồi” được phát hành về đến Trà Vinh, làm xôn xao dư luận tại cái thị xã nhỏ bé, quanh năm yên tĩnh này. Thỉnh thoảng lúc trà dư tửu hậu, khi thư giãn sau hồi công việc căng thẳng, cả những lúc cao hứng, thầu Thạnh thường ngâm nga lời ca mà thuộc lòng, của người nữ nghệ sĩ đang làm rạng rỡ quê hương Trà Vinh của ông. Thầy đờn Hai Dậu thì Thầu Thạnh là chỗ thân quen, hàng ngày thường tới lui đờn giúp cho “con Tân” nhà ông ca - bị gặng tới gặng lui..., thầy Hai Dậu vẫn chỉ nở nụ cười bí hiểm, khiến ông Thạnh mãi nghi hoặc.

Một tối nọ, ông thầu Thạnh dẫn cô con gái rượu Trần Thị Tân ra chợ lựa mua cho cô dĩa vọng cổ “Dẫu có xa nhau rồi”, để cô học hỏi thêm ở giọng ca người nữ nghệ sĩ tài danh ấy. Xoa đầu cô con gái quá ham thích vọng cổ, ông nói:

- Con mà ca được như Cô Ba Trà Vinh là ba cho con lên Sài Gòn liền...

Cô Trần Thị Tân tròn xoe đôi mắt:

- Thiệt hả, ba?

Tình cờ đằng kia thầy đờn Hai Dậu cũng đang lựa mua dĩa bật cười:

- Ông thầu khoán ơi, cô Ba Trà Vinh đang đứng bên cạnh ông đó!

Thầu Thạnh quay sang cô con gái của mình:

- Con, con là... Cô Ba Trà Vinh?

Sau này, ngồi ôn lại chuyện cũ cùng chúng tôi bên ngôi nhà nhỏ gần cầu Phan Thanh Giản (Bình Thạnh - TPHCM), Cô Ba Trà Vinh ngậm ngùi nhìn lên bàn thờ, kể lại: Mấy tháng trước đó, tôi được thầy Hai Dậu “bí mật” dẫn lên Sài Gòn, tìm đến hãng dĩa Rồng Bạc. Nhờ uy tín của thầy, họ đồng ý cho thu nhưng cả hãng chỉ còn một dĩa duy nhất (phải còm măng tận bên Pháp) nên không thể thử giọng mà thầy trò tự chuẩn bị, rồi thu thiệt luôn”. Có lẽ, đây là trường hợp duy nhất trong giới dĩa hát Việt Nam từ trước tới nay, một giọng ca mới toanh mà chỉ thu qua một lượt, rồi xử lý hậu kỳ là phát hành luôn.

Kể từ đó, ông thầu Thạnh đã “tháo cũi xổ lồng” cho cô con gái rượu của mình tung cánh vào chân trời nghệ thuật - với một điều kiện “chỉ đi hát đĩa chứ không lên sân khấu”. Nhờ vậy, giới tài tử cải lương Việt Nam có thêm một nữ nghệ sĩ chuyên nghiệp tài danh mang tên Cô Ba Trà Vinh bên cạnh Cô Năm Cần Thơ, Cô Ba Bến Tre, Cô Năm Sa Đéc. Những năm trước Cách mạng Tháng Tám, mới chân ướt chân ráo lên Sài Gòn, Cô Ba Trà Vinh gia nhập quán Mỹ Linh ở đường Dumortier (nay là đường Cô Giang), sau đó gia nhập nhóm Lệ Liễu là những nhóm đờn ca tài tử phục vụ thực khách, một trào lưu được giới thị dân ưa chuộng lúc đó, bên cạnh những tên tuổi như Lệ Liễu, Bảy Bửu, Ba Cất, Văn Lộc, Năm Cơ...

Sau thành công của “Dẫu có xa nhau rồi”, nhiều hãng “dĩa đá” như Hoành Sơn, Pathé, Asia, Tri Âm... mời ngôi sao nữ mới nổi này thu nhiều dĩa tài tử và vọng cổ với mức thù lao tương đối khá. Năm 1950, dĩa “Nợ nước tình nhà” với một số bài ca vọng cổ của soạn giả Viễn Châu qua giọng ca Cô Ba Trà Vinh và tiếng đờn kìm độc chiếc của nhạc sĩ Năm Cơ gặt hái thành công vang dội, đưa “bộ ba Trà Vinh” này lên một đỉnh cao mới của sự thành công, tạo ra một “mô hình khép kín” trong giới kinh doanh “dĩa đá”, bao gồm soạn bài ca cho phù hợp chất giọng (Bảy Bá - tức soạn giả Viễn Châu), ca (Cô Ba Trà Vinh) và đờn (Bảy Bá - Năm Cơ). Đây còn là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bài ca vọng cổ 20 câu, nhịp 16.

Năm 1952, Cô Ba Trà Vinh ký contrat (hợp đồng) làm việc cho Đài Phát thanh Pháp - Á, theo dạng hợp đồng “nghệ sĩ độc quyền”, rồi sau đó là Đài Phát thanh Sài Gòn cho đến năm 1973. Khoảng thời gian này, Cô ba Trà Vinh vẫn là giọng ca được các hãng dĩa tranh nhau phát hành với hơn 50 dĩa vọng cổ - một di sản nghệ thuật khá đồ sộ dành lại cho hậu thế. Nhiều bài hát qua giọng ca của cô đã đi sâu vào lòng công chúng như Trưng Trắc - Trưng Nhị, Nợ nước tình nhà, Bên bờ hồ...

Lúc đó sân khấu cải lương cũng như một ngành kinh doanh hái ra bạc. Nhiều đoàn hát được thành lập, cạnh tranh nhau ráo riết, tìm mọi cách săn đón, giành giật các giọng ca tài năng. Giọng ca cô Ba Trà Vinh cùng sự mến mộ của công chúng đối với cô đã trở thành mục tiêu của những ông bầu giàu có nhưng cô Ba khẳng định mình là một nghệ nhân tài tử, mặc dù nhiều tên tuổi cùng thời với cô chuyển dần sang sân khấu cải lương. Sau này, đáp ứng yêu cầu của thính giả, đài phát thanh có tự thu để phát một số vở cải lương manh tính kinh điển và cô Ba Trà Vinh có tham gia diễn xuất trong hơn chục vở cùng các giọng ca Bảy Thưa, Cô Ba Bến Tre... Suốt đời, cô Ba Trà Vinh chưa một lần đặt chân lên sàn diễn sân khấu. Lời hứa ngày xưa với người cha đã được cô Ba Trà Vinh giữ vẹn đến ngày nhắm mắt.

Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, Đài Truyền hình tổ chức chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” nhằm giới thiệu lại với công chúng ngày nay và khách nước ngoài (điểm diễn là sân khấu khách sạn Rex) những giọng ca vọng cổ tài danh một thời. Dù đã vào tuổi 80, cô Ba Trà Vinh vẫn thường xuyên xuất hiện trong chương trình. Dù tuổi già, giọng ca của cô Ba vẫn vừa mượt mà, sâu lắng vừa đầy nỗi niềm uẩn khúc trong những bài vọng cổ nhịp 8, nhịp 16 vẫn cứ níu chân người nghe. Khi các “lò” tài tử, cải lương do các danh ca, danh cầm mở ra, cô Ba Trà Vinh lại là giọng ca mẫu cho các thế hệ trẻ noi theo. Tuổi già sức yếu, cuộc sống riêng khó khăn mà thù lao chẳng đáng là bao, vậy mà cô Ba vẫn vui vẻ nhận lời mời đến với các chương trình “Vầng trăng cổ nhạc”, các “lò” tài tử, cải lương vì cô Ba tâm niệm làm sao cho thế hệ trẻ hiểu hơn để yêu hơn một loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo của Nam bộ.

Tháng 5-2004, cô Ba Trà Vinh đã vĩnh viễn đi xa, khép lại một cuộc đời hơn 60 năm hoạt động nghệ thuật bền bỉ, sáng tạo và thủy chung. Tuy nhiên giọng ca của cô, di sản của cô để lại cho hậu thế cũng như tấm lòng của bạn bè, đồng nghiệp, giới mộ điệu tri âm đối với “giọng ca vàng” một thời ấy vẫn mãi mãi tồn tại cùng đất nước non sông.

TRẦN DŨNG

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm