Kinh Đời
Nhớ thời tiểu học Chí Hòa
Lâu lắm rồi, có khi tôi quên hẳn những kỷ niệm hồi học tiểu học mà lại nhớ thuở ấu thơ học vần abc tại lớp mẫu giáo tư thục Tương Lai gần nhà. Nhưng tình cờ vào trang web của anh Cung Nhật Thành, tôi lại thấy hình ảnh Trường Tiểu học Công lập Chí Hòa một thời đã qua. Cảnh cũ người xưa ngày nay đã hoàn toàn thay đổi. Thằng bé ngày xưa giờ đầu hai thứ tóc, còn trường xưa lớp cũ bây giờ cũng trở thành ngôi trường mới bê tông khang trang và đẹp đẽ. Kể cả tên trường cũng đổi thay không còn mang dấu ấn vùng đất Chí Hòa một thời lịch sử oanh liệt của thành phố Sài Gòn.
Nhưng chuyện chính mà tôi nhớ lại là vài ba chuyện nhỏ như chúng tôi ngày xưa chỉ biết vui chơi, ăn uống, đi học. Những vấn đề giáo dục to lớn: Nhân bản, dân tộc và khai phóng ở một tầm cao mà bàn tay nhỏ bé của chúng tôi không với tới. Ði học là bị bắt buộc chứ ở nhà vẫn sướng hơn, tha hồ vui đùa cùng bạn bè lối xóm. Hồi còn mẫu giáo, cô dạy “Không thầy đố mày làm nên”, rồi về nhà mỗi tối lại nghe ông thợ mộc người Bắc hàng xóm giáo huấn thằng con. Nó nhất định không chịu đi học dù đã lên bảy tuổi. Ông không dùng roi đánh con mà cứ ê a giảng đạo làm người. Nào là “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, “Nhân bất học, bất tri lý”… Ông lôi ra cả cuốn Tam tự kinh thuyết pháp thằng con bướng bỉnh gần như năn nỉ: “Bố đặt tên Nhân cho con là có ý nghĩa. Nhân là người, con người muốn tốt thì phải học, rèn luyện tính cách, học chữ cho bằng người, học phân biệt đúng sai…” Cuối cùng thì thằng Nhân cũng chịu đến trường. Bằng tuổi tôi nhưng nó học sau tôi một lớp.
Không ngờ cái thằng ương bướng như vậy, chịu học thì học rất giỏi. Nó tính nhẩm hay lắm, đọc thuộc lòng bảng cửu chương vanh vách không vấp tí nào. Cho nên mới có một năm mà nó học đến hai lớp. Ngoài chuyện tính toán nhanh, thằng Nhân thích theo học nghề mộc của bố. Mùa hè nghỉ học, ở nhà nó phụ bố đóng vài ba đồ gỗ linh tinh rất khéo. Cho nên mới chừng ấy tuổi mà bố nó dám giao đóng cho má tôi cái chuồng lưới nuôi mười cặp chim cút để má cải thiện kinh tế gia đình. Nó dùng thước thợ vạch một đường thẳng băng trên thanh gỗ, dùng cưa tay cắt thanh song đều tăm tắp. Tôi nói với nó: “Xem bộ con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Mày có năng khiếu làm thợ”. Có lẽ vì thế mà thằng Nhân có khả năng tính nhẩm rất nhanh.
Nãy giờ tôi mãi nói chuyện linh tinh mà quên tả lại ngôi trường. Trường tiểu học Chí Hòa ngày xưa lớn lắm. Tôi không nhớ có bao nhiêu lớp. Có ba dãy dọc mái ngói vẩy cá rêu phong, vách tường dày sơn vôi vàng nhạt trang trí những ô hình chữ Vạn kiểu hoa văn hồi xưa. Chắc là xây từ hồi Pháp thuộc. Phía sau lưng là dãy lớp học một lầu bao theo hình chữ U, mái lợp ngói. Phía dãy cuối cùng gần phòng hiệu trưởng và phòng giáo vụ có mấy cây phượng vĩ ra hoa đỏ rực dễ khiến học sinh vui mừng mỗi khi hè đến. Vậy mà ông nhạc sĩ Thanh Sơn lại viết: “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…”. Mùa hè đối với chúng tôi vui lắm, được nghỉ học vui chơi, khỏi phải nhức đầu làm toán, mỏi miệng học thuộc lòng những bài học trong sách giáo khoa. Buổi sáng trường dành cho nữ sinh, buổi chiều là nam sinh.
Ðầu năm lớp ba thì ông hiệu trưởng dẫn Nhân vào lớp tôi giao cho cô giáo. Gặp bạn láng giềng lại cùng chung lớp thì còn gì vui bằng. Tôi kêu nó ngồi cạnh bên để khi làm toán cho tôi coi ké. Cô giáo biết chuyện học hành ra sao của đứa học trò mới, cho nên khi bầu lớp trưởng cô đề cử thằng Nhân. Cả lớp nhao nhao: “Cô ơi, cứ chọn lớp trưởng năm rồi. Bạn ấy mới vào, chúng em chưa quen biết”. Thôi thì giơ tay biểu quyết. “Ai bầu cho bạn Nhân? Giơ tay lên!”. Cả lớp im re có mỗi mình tôi giơ tay cao nhất. Bạn hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, tất nhiên tôi dành lá phiếu cho thằng bạn học giỏi để còn có khi nhờ vả. Cuộc bầu bán làm tôi quê xệ, nhưng cuối cùng cô giáo chỉ định thằng Nhân làm lớp phó, coi như cánh tay tôi giơ lên không uổng chút nào.
Tự nhiên đầu năm học lớp ba (1968), trường phát bánh mì miễn phí và bắt học sinh uống sữa. Chúng tôi nghe thầy hiệu trưởng nói thao thao trước cột cờ sau lễ chào cờ đầu tuần: “Bắt đầu Thứ Hai tuần sau nhà trường nhận sữa từ Cơ quan Viện trợ quốc tế và bánh mì do một lò bánh lớn thành phố cung cấp… Học sinh phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng thì mới có sức học hành, có sức khoẻ dẻo dai sau này giúp ích cho nước nhà…”. Thầy diễn giải xong thì đám nam sinh lớp năm xếp hàng dọc trên bục sau lưng thầy dưới trời nắng chang chang hát vang bài hành khúc: “Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau…”. Thầy hiệu trưởng quơ tay ra hiệu cho học sinh các khối lớp đông như kiến xếp hàng trước sân đồng thanh phụ họa: “Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao…”.
Tuần sau, trước giờ ra chơi năm phút các thầy cô giáo cho học sinh ra xếp hàng bên hông lớp, di chuyển trật tự theo lớp đầu dãy đến phòng y tế để uống sữa tươi. Thằng Nhân từ nào giờ chưa được uống sữa tươi nên háo hức hỏi tôi “không biết sữa có ngon không. Thỉnh thoảng má tao cho uống sữa con chim (Nestlé) là thấy ngon nhất rồi”. Tôi cũng không biết trả lời ra sao vì tôi chưa bao giờ được uống sữa tươi. Tôi ỡm ờ trả lời: “Ngon lắm, không ngon sao nhà trường cho mình uống”. Thuở đó, dân lao động nghèo xóm tôi làm gì biết được sữa tươi vắt ra từ vú con bò. Quanh đi quẩn lại vẫn mấy thứ sữa đặc có đường đủ các nhãn hiệu Mont-Blanc (Trái núi), Vache (Ðầu bò) họa hoằn nhà nào kha khá chút xíu thì biết đến sữa bột Guigoz dành cho em bé.
Vì nhà trường mới thực hiện việc phát sữa và bánh mì cho số học sinh quá đông nên khi lớp tôi đến nơi thì trống trường vào lớp vang lên từng hồi. Học sinh túa ra bu quanh bàn để lấy các ly sữa bằng nhựa đủ màu uống lấy uống để, còn bánh mì thì bước qua dãy câu lạc bộ nhận xong cầm trên tay không kịp ăn chạy thẳng về lớp. Do tình trạng lộn xộn nên cô giáo sau khi họp xong với ban giám hiệu về lớp chỉ định lớp phó trước giờ ra chơi năm phút chạy xuống phụ mấy người gác dan chia cắt bánh mì. Tôi thì thầm với thằng Nhân: “Sướng nha, mày khỏi cần lấy phần, cứ cắt một khúc bỏ miệng một miếng, cắt xong bánh mì là mày no bụng khỏi ăn cơm chiều”.
Còn sữa chúng tôi được uống đâu phải sữa tươi, sữa bột chứa trong bao to như bao xi măng quậy với nước. Ban đầu uống thấy không đến nỗi nhưng sau vài ba tuần, chúng tôi thằng nào cũng ngán đến tận cổ. Nhất là khi gặp đợt sữa pha chưa đúng còn lợn cợn ốc trâu. Nhiều đứa trong lớp sợ thầy cô, trật tự xếp hàng nhưng đến nơi thì tách ra chạy thẳng qua bàn nhận khúc bánh mì. Có lúc thằng Nhân đưa tôi khúc bánh mì to hơn bình thường rồi nháy mắt cười cười. Lúc nào nó cũng cho tôi khúc đuôi ổ bánh. Nhai cái đuôi bánh mì giòn giòn ngon hơn phần giữa ruột bánh vì bột nhiều nuốt không trôi.
Nhiều ông bạn già kể thuở ấy học sinh tiểu học thành phố đều được hưởng chương trình dinh dưỡng miễn phí từ cơ quan Caritas Asia. Ðây là một dạng cơ quan từ thiện hoạt động quốc tế nhận kinh phí từ nhiều quốc gia quyên góp và Liên Hiệp Quốc hỗ trợ để giúp đỡ phần nào cho những nước nghèo. Sữa cũng được phát miễn phí cho nhiều vùng còn khó khăn, trẻ em suy dinh dưỡng. Có trường được uống sữa tươi đựng trong hộp của hãng Foremost đàng hoàng. Nhưng trường tôi thì lại được phân phối sữa bột trên bao bì có ghi hàng viện trợ UNICEF. Sữa tươi Foremost có mùi thơm, dễ uống chứ gặp sữa bột quậy còn nổi ốc trâu thì đám học sinh ở trường tôi chạy làng. Sau vài tháng uống sữa ăn bánh mì, học sinh trong trường không còn xếp hàng rồng rắn. Cứ đến giờ ra chơi mạnh đứa nào muốn uống sữa thì cứ đến phòng y tế uống thoải mái. Còn khoản bánh mì vẫn đắt như thường. Ngán không ăn, bỏ cặp cất trên đường đi học về đem ra nhai cho đỡ buồn miệng.
Mãi đến vài ba năm sau tôi mới được uống sữa hộp tươi Foremost có dòng chữ F màu cam mua ở mấy cửa tiệm ngoài phố. Sữa ngon, thơm nhưng không có mùi cam như mấy ông bạn miêu tả như thiệt làm tôi phát thèm. Hãng này còn sản xuất loại sữa đặc đóng hộp mang nhãn hiệu Ông Thọ có hình ông già ôm trái đào tiên (Longevity Brand). Sau năm 1975, Foremost bị quốc hữu hoá đổi tên thành Vinamilk. Ðến năm 1990 Foremost trở lại thị trường Việt Nam và kiện Vinamilk để đòi lại thương hiệu của mình. Kết quả Foremost được nhận quyền sở hữu thương hiệu Longevity cùng hình ảnh ông già cầm trái đào tiên. Còn Vinamilk được sở hữu thương hiệu sữa Ông Thọ có hình mấy đứa nhỏ bu quanh ông già.
Chuyện ăn chơi cà kê dê ngỗng thuở tiểu học của tôi chỉ có bấy nhiêu. Thằng Nhân sau này thi rớt vào lớp sáu, đành bỏ học theo nghề ông bố. Nghe đâu hiện giờ nó đóng đồ nội thất cho một công ty lớn ở Sài Gòn, lương bổng khá lắm, vợ con đề huề.
Trang Nguyên
( Báo Trẻ )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nhớ thời tiểu học Chí Hòa
Lâu lắm rồi, có khi tôi quên hẳn những kỷ niệm hồi học tiểu học mà lại nhớ thuở ấu thơ học vần abc tại lớp mẫu giáo tư thục Tương Lai gần nhà. Nhưng tình cờ vào trang web của anh Cung Nhật Thành, tôi lại thấy hình ảnh Trường Tiểu học Công lập Chí Hòa một thời đã qua. Cảnh cũ người xưa ngày nay đã hoàn toàn thay đổi. Thằng bé ngày xưa giờ đầu hai thứ tóc, còn trường xưa lớp cũ bây giờ cũng trở thành ngôi trường mới bê tông khang trang và đẹp đẽ. Kể cả tên trường cũng đổi thay không còn mang dấu ấn vùng đất Chí Hòa một thời lịch sử oanh liệt của thành phố Sài Gòn.
Nhưng chuyện chính mà tôi nhớ lại là vài ba chuyện nhỏ như chúng tôi ngày xưa chỉ biết vui chơi, ăn uống, đi học. Những vấn đề giáo dục to lớn: Nhân bản, dân tộc và khai phóng ở một tầm cao mà bàn tay nhỏ bé của chúng tôi không với tới. Ði học là bị bắt buộc chứ ở nhà vẫn sướng hơn, tha hồ vui đùa cùng bạn bè lối xóm. Hồi còn mẫu giáo, cô dạy “Không thầy đố mày làm nên”, rồi về nhà mỗi tối lại nghe ông thợ mộc người Bắc hàng xóm giáo huấn thằng con. Nó nhất định không chịu đi học dù đã lên bảy tuổi. Ông không dùng roi đánh con mà cứ ê a giảng đạo làm người. Nào là “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, “Nhân bất học, bất tri lý”… Ông lôi ra cả cuốn Tam tự kinh thuyết pháp thằng con bướng bỉnh gần như năn nỉ: “Bố đặt tên Nhân cho con là có ý nghĩa. Nhân là người, con người muốn tốt thì phải học, rèn luyện tính cách, học chữ cho bằng người, học phân biệt đúng sai…” Cuối cùng thì thằng Nhân cũng chịu đến trường. Bằng tuổi tôi nhưng nó học sau tôi một lớp.
Không ngờ cái thằng ương bướng như vậy, chịu học thì học rất giỏi. Nó tính nhẩm hay lắm, đọc thuộc lòng bảng cửu chương vanh vách không vấp tí nào. Cho nên mới có một năm mà nó học đến hai lớp. Ngoài chuyện tính toán nhanh, thằng Nhân thích theo học nghề mộc của bố. Mùa hè nghỉ học, ở nhà nó phụ bố đóng vài ba đồ gỗ linh tinh rất khéo. Cho nên mới chừng ấy tuổi mà bố nó dám giao đóng cho má tôi cái chuồng lưới nuôi mười cặp chim cút để má cải thiện kinh tế gia đình. Nó dùng thước thợ vạch một đường thẳng băng trên thanh gỗ, dùng cưa tay cắt thanh song đều tăm tắp. Tôi nói với nó: “Xem bộ con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Mày có năng khiếu làm thợ”. Có lẽ vì thế mà thằng Nhân có khả năng tính nhẩm rất nhanh.
Nãy giờ tôi mãi nói chuyện linh tinh mà quên tả lại ngôi trường. Trường tiểu học Chí Hòa ngày xưa lớn lắm. Tôi không nhớ có bao nhiêu lớp. Có ba dãy dọc mái ngói vẩy cá rêu phong, vách tường dày sơn vôi vàng nhạt trang trí những ô hình chữ Vạn kiểu hoa văn hồi xưa. Chắc là xây từ hồi Pháp thuộc. Phía sau lưng là dãy lớp học một lầu bao theo hình chữ U, mái lợp ngói. Phía dãy cuối cùng gần phòng hiệu trưởng và phòng giáo vụ có mấy cây phượng vĩ ra hoa đỏ rực dễ khiến học sinh vui mừng mỗi khi hè đến. Vậy mà ông nhạc sĩ Thanh Sơn lại viết: “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…”. Mùa hè đối với chúng tôi vui lắm, được nghỉ học vui chơi, khỏi phải nhức đầu làm toán, mỏi miệng học thuộc lòng những bài học trong sách giáo khoa. Buổi sáng trường dành cho nữ sinh, buổi chiều là nam sinh.
Ðầu năm lớp ba thì ông hiệu trưởng dẫn Nhân vào lớp tôi giao cho cô giáo. Gặp bạn láng giềng lại cùng chung lớp thì còn gì vui bằng. Tôi kêu nó ngồi cạnh bên để khi làm toán cho tôi coi ké. Cô giáo biết chuyện học hành ra sao của đứa học trò mới, cho nên khi bầu lớp trưởng cô đề cử thằng Nhân. Cả lớp nhao nhao: “Cô ơi, cứ chọn lớp trưởng năm rồi. Bạn ấy mới vào, chúng em chưa quen biết”. Thôi thì giơ tay biểu quyết. “Ai bầu cho bạn Nhân? Giơ tay lên!”. Cả lớp im re có mỗi mình tôi giơ tay cao nhất. Bạn hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, tất nhiên tôi dành lá phiếu cho thằng bạn học giỏi để còn có khi nhờ vả. Cuộc bầu bán làm tôi quê xệ, nhưng cuối cùng cô giáo chỉ định thằng Nhân làm lớp phó, coi như cánh tay tôi giơ lên không uổng chút nào.
Tự nhiên đầu năm học lớp ba (1968), trường phát bánh mì miễn phí và bắt học sinh uống sữa. Chúng tôi nghe thầy hiệu trưởng nói thao thao trước cột cờ sau lễ chào cờ đầu tuần: “Bắt đầu Thứ Hai tuần sau nhà trường nhận sữa từ Cơ quan Viện trợ quốc tế và bánh mì do một lò bánh lớn thành phố cung cấp… Học sinh phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng thì mới có sức học hành, có sức khoẻ dẻo dai sau này giúp ích cho nước nhà…”. Thầy diễn giải xong thì đám nam sinh lớp năm xếp hàng dọc trên bục sau lưng thầy dưới trời nắng chang chang hát vang bài hành khúc: “Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau…”. Thầy hiệu trưởng quơ tay ra hiệu cho học sinh các khối lớp đông như kiến xếp hàng trước sân đồng thanh phụ họa: “Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao…”.
Tuần sau, trước giờ ra chơi năm phút các thầy cô giáo cho học sinh ra xếp hàng bên hông lớp, di chuyển trật tự theo lớp đầu dãy đến phòng y tế để uống sữa tươi. Thằng Nhân từ nào giờ chưa được uống sữa tươi nên háo hức hỏi tôi “không biết sữa có ngon không. Thỉnh thoảng má tao cho uống sữa con chim (Nestlé) là thấy ngon nhất rồi”. Tôi cũng không biết trả lời ra sao vì tôi chưa bao giờ được uống sữa tươi. Tôi ỡm ờ trả lời: “Ngon lắm, không ngon sao nhà trường cho mình uống”. Thuở đó, dân lao động nghèo xóm tôi làm gì biết được sữa tươi vắt ra từ vú con bò. Quanh đi quẩn lại vẫn mấy thứ sữa đặc có đường đủ các nhãn hiệu Mont-Blanc (Trái núi), Vache (Ðầu bò) họa hoằn nhà nào kha khá chút xíu thì biết đến sữa bột Guigoz dành cho em bé.
Vì nhà trường mới thực hiện việc phát sữa và bánh mì cho số học sinh quá đông nên khi lớp tôi đến nơi thì trống trường vào lớp vang lên từng hồi. Học sinh túa ra bu quanh bàn để lấy các ly sữa bằng nhựa đủ màu uống lấy uống để, còn bánh mì thì bước qua dãy câu lạc bộ nhận xong cầm trên tay không kịp ăn chạy thẳng về lớp. Do tình trạng lộn xộn nên cô giáo sau khi họp xong với ban giám hiệu về lớp chỉ định lớp phó trước giờ ra chơi năm phút chạy xuống phụ mấy người gác dan chia cắt bánh mì. Tôi thì thầm với thằng Nhân: “Sướng nha, mày khỏi cần lấy phần, cứ cắt một khúc bỏ miệng một miếng, cắt xong bánh mì là mày no bụng khỏi ăn cơm chiều”.
Còn sữa chúng tôi được uống đâu phải sữa tươi, sữa bột chứa trong bao to như bao xi măng quậy với nước. Ban đầu uống thấy không đến nỗi nhưng sau vài ba tuần, chúng tôi thằng nào cũng ngán đến tận cổ. Nhất là khi gặp đợt sữa pha chưa đúng còn lợn cợn ốc trâu. Nhiều đứa trong lớp sợ thầy cô, trật tự xếp hàng nhưng đến nơi thì tách ra chạy thẳng qua bàn nhận khúc bánh mì. Có lúc thằng Nhân đưa tôi khúc bánh mì to hơn bình thường rồi nháy mắt cười cười. Lúc nào nó cũng cho tôi khúc đuôi ổ bánh. Nhai cái đuôi bánh mì giòn giòn ngon hơn phần giữa ruột bánh vì bột nhiều nuốt không trôi.
Nhiều ông bạn già kể thuở ấy học sinh tiểu học thành phố đều được hưởng chương trình dinh dưỡng miễn phí từ cơ quan Caritas Asia. Ðây là một dạng cơ quan từ thiện hoạt động quốc tế nhận kinh phí từ nhiều quốc gia quyên góp và Liên Hiệp Quốc hỗ trợ để giúp đỡ phần nào cho những nước nghèo. Sữa cũng được phát miễn phí cho nhiều vùng còn khó khăn, trẻ em suy dinh dưỡng. Có trường được uống sữa tươi đựng trong hộp của hãng Foremost đàng hoàng. Nhưng trường tôi thì lại được phân phối sữa bột trên bao bì có ghi hàng viện trợ UNICEF. Sữa tươi Foremost có mùi thơm, dễ uống chứ gặp sữa bột quậy còn nổi ốc trâu thì đám học sinh ở trường tôi chạy làng. Sau vài tháng uống sữa ăn bánh mì, học sinh trong trường không còn xếp hàng rồng rắn. Cứ đến giờ ra chơi mạnh đứa nào muốn uống sữa thì cứ đến phòng y tế uống thoải mái. Còn khoản bánh mì vẫn đắt như thường. Ngán không ăn, bỏ cặp cất trên đường đi học về đem ra nhai cho đỡ buồn miệng.
Mãi đến vài ba năm sau tôi mới được uống sữa hộp tươi Foremost có dòng chữ F màu cam mua ở mấy cửa tiệm ngoài phố. Sữa ngon, thơm nhưng không có mùi cam như mấy ông bạn miêu tả như thiệt làm tôi phát thèm. Hãng này còn sản xuất loại sữa đặc đóng hộp mang nhãn hiệu Ông Thọ có hình ông già ôm trái đào tiên (Longevity Brand). Sau năm 1975, Foremost bị quốc hữu hoá đổi tên thành Vinamilk. Ðến năm 1990 Foremost trở lại thị trường Việt Nam và kiện Vinamilk để đòi lại thương hiệu của mình. Kết quả Foremost được nhận quyền sở hữu thương hiệu Longevity cùng hình ảnh ông già cầm trái đào tiên. Còn Vinamilk được sở hữu thương hiệu sữa Ông Thọ có hình mấy đứa nhỏ bu quanh ông già.
Chuyện ăn chơi cà kê dê ngỗng thuở tiểu học của tôi chỉ có bấy nhiêu. Thằng Nhân sau này thi rớt vào lớp sáu, đành bỏ học theo nghề ông bố. Nghe đâu hiện giờ nó đóng đồ nội thất cho một công ty lớn ở Sài Gòn, lương bổng khá lắm, vợ con đề huề.
Trang Nguyên
( Báo Trẻ )