Đoạn Đường Chiến Binh

Nhớ về An Lộc - Nguyễn Sơn

Bây giờ đã hơn 1 giờ. Tôi biết chắc điều này vì ngoài trời mờ ảo với ánh đèn nhiều màu của Thành-phố. Tuyết đang rơi thì phải. Hơn một tiếng đồng-hồ trước đây tôi đã thức giấc trong tiếng chuông điện-thoại.
Cho đến nay, đã hơn ba tháng tôi sống nơi đây mà vẫn chưa quen được với giờ giấc và thời-tiết. Đã đành đang Đông nên mặt trời thường “Đi ngủ sớm”. Nhưng trong người tôi vẫn thường bị xây xẩm hoặc bị ảo-giác về giờ-giấc. Có khi đang trưa mà tôi cứ ngỡ là nửa đêm. Nên thường nhìn đồng-hồ là vậy.

Bây giờ đã hơn 1 giờ. Tôi biết chắc điều này vì ngoài trời mờ ảo với ánh đèn nhiều màu của Thành-phố. Tuyết đang rơi thì phải. Hơn một tiếng đồng-hồ trước đây tôi đã thức giấc trong tiếng chuông điện-thoại. Người đã gọi, tôi không quen hay đúng hơn là tôi không nhớ. Anh đã nhắc nhiều đến Biệt Cách Dù trong đó có cả chị. Sau đó tôi đã không ngủ được. Tâm trí cứ vẫn-vơ nghĩ đến chuyện cũ An-Lộc năm xưa, đưa tôi vào ảo-giác chiêm-bao, trong mê tỉnh thực mộng…Tôi đã quên tôi trong hiện-hữu lạnh lẽo giá băng, trong thực tại tha-hương kiếm sống… tôi nhớ thật nhiều đến một mùa Hè rực-rỡ, trong lửa đỏ Bình-Long, đến chị.


***

Ngày 16/4/72 tôi đứng trong cơn chiều gió-lộng, trên một đỉnh đồi phía Đông không xa đồi Gió để nhìn vào An-Lộc. Nhìn con đường ngoằn-ngoèo, quanh co dẫn vào nơi khói lửa đó, lòng tôi bỗng dưng nôn-nao vô cớ, như lần hẹn hò với người tình đầu đời của tuổi học trò. Đêm tôi thao-thức với âm-thanh đạn nổ hai lần từ trời cao vọng xuống lẫn trong tiếng động-cơ con tàu C130 văng-vẳng khi gần, khi xa đã khiến tôi không sao nhắm mắt được với điệu ru buồn bã này. Sáng hôm sau, đơn-vị tôi vào An-Lộc- con đường ngoằn-ngoèo bỏ lại sau lưng.

Chúng tôi đã đi qua những buôn làng xám ngắt trong tro tàn vắng lạnh. Chúng tôi đã đi qua những vườn tiêu xanh tươi trong nắng vàng ban mai và trên con đường rợp bóng mát cao-su. Chúng tôi đã vào An-Lộc để mai này nối tiếp đi lên phía Bắc - lên đỉnh đồi Đồng Long…


Đoạn đường không xa để đi qua Thị-xã nhỏ bé này, để đến đồi Đồng-Long cùng với thời-gian không dài trong thế-kỷ 20. nhưng chúng tôi đã đi không tới trong một sớm một chiều, một ngày một đêm. Bởi thời-gian không tính bằng phút, bằng giây mà nó đã định bằng âm-vang đạn nổ, bằng hàng vạn lượt pháo bắn vào Thành-phố này. Con đuờng chúng tôi đi tới, không đo bằng gang tấc mà bằng từng giọt mồ hôi và nước mắt của người lính và gia-đình. Con đường bằng máu trơn trợt trong điêu tàn khi lên khi xuống như bể khổ trầm-luân… Đồi Đồng-Long như ảo-giác ốc-đảo trong sa-mạc, khi trước mắt khi xa xăm, lúc chờn-vờn lung-linh trong bão lửa, lúc biến mất trong sương mù nhuộm khói…An-Lộc chìm ngập trong tiếng nổ và lửa cháy suốt 60 ngày như đêm bạo chúa Neron đốt thành-trì, đốt cư-dân để tìm hứng thơ…

Chúng tôi đã đi qua được trận bão lửa này, trong tình bạn đồng-đội và hy-sinh để đến được đồi Đồng-Long và Hớn-Quản, ngoại-biên cực Bắc của Thành-phố. Ngày 12/6/72 đồi Đồng-Long ngạo-nghễ nhìn quân Bắc-Việt tan-tác tháo chạy dưới chân…chấm dứt tham vọng của “Cáo miền Bắc” đội lốt “Chồn miền Nam” nối liền Lộc-Ninh, An-Lộc làm thủ-phủ xâm lấn miền Nam.

Đêm nay trong cảnh rét mướt của xứ người, lòng tôi bỗng nhớ lại chuyện máu lửa xa-xưa. Chuyện mà mấy ai còn nghĩ, còn nhớ đến trong cuộc sống vội vã bon chen này. Vả lại để làm gì, khi nó là một kỷ-niệm không thuộc về mình. “Ai dư nước mắt khóc người đời xưa” phải không chị ? Ngay chính tôi cũng vậy. Dù là người mới đến nơi đây, chân chưa cạn vết nứt-nẻ bùn đen, mặt chưa phai màu nắng cháy quê-hương và lòng còn nặng biết bao điều nắng mưa ở Việt-Nam, cũng đã phải theo chân bạn-bè đi trước, kề vai vào gánh vác cuộc sống, chạy đôn chạy đáo rao đổi mồ-hôi lấy bạc cắc, không đủ thời-gian để viết lá thư tình với năm ba chữ yêu-thương…Vậy mà đêm nay, quên cả đêm dài cần-thiết để lấy sức cho ngày mai còng lưng kéo cuộc sống, lại ngồi chong đèn, bút giấy nói chuyện đời xưa với chị. Hẳn là chị phải ngạc-nhiên ? Ở đây tôi không nghĩ về chị như thế nào ? Nhưng tôi đã nghĩ nhiều đến bạn bè của tôi đã sống và chết như thế nào mà đã gây cho chị một xúc-cảm đặc-biệt để viết thành hai câu thơ :

“An-Lộc địa sử ghi chiến-tích
Biệt-Cách Dù vị Quốc vong thân”


Tôi cũng không nghĩ đây là bản “Phong-thần” mà mặc-nhiên chị đã dành cho chúng tôi- những người lính BCD. Điều mà tôi đã cảm-nhận được ở đây - ở chị - chị đã nhìn thấy chúng tôi đã chết từ “Chiến-tích” để được sống lại trong “sử ghi” và cũng vì “Vị-Quốc” nên chúng tôi đã không còn chọn lựa nào khác hơn là “hy-sinh” phải thế không?…Tôi rất cảm-kích về điều của chị và có lẽ những anh-linh của bạn bè tôi cũng vậy.

Đó là chuyện “An-Lộc địa” và cô Pha ngày nào. Còn chuyện của tôi ngày xưa ở chiến-trường An-Lộc với chị ngày nay ở Cali - Đông có nắng vàng ấm-áp, Hè có gió mát lá bay. Nơi chị đang an vui với gia-đình và bạn bè. Tôi cũng đã được lắm bạn bè nghĩ nhớ đến tôi cũng như tôi thường nghĩ nhớ đến họ. Những người đang sống và đã chết. Những người bạn thân-thiết cơm gạo sấy, nước trên ngàn của một thời chinh-chiến loạn-ly…Một Dung, Khánh, Mỹ, Thể…Một Huyên, Cường, Châu, Chính, Khoẻ…Tên của họ như vòng hạt chuỗi thẻ bài mà tôi đã từng mang nó trong năm tháng đời lính để ngày nay trở thành những mắt xích ràng buộc tôi với họ trong nỗi nhớ của tâm-hồn và vĩnh-viễn trong mai kia, dẫu tôi có sống dư thừa trăm năm, thế-sự có trầm-luân biến đổi đến đâu nữa - hình ảnh họ vẫn nguyên lành trong tôi với những đặc-điểm ở họ tôi đã mến thương.

Những người lính chúng tôi đã không tiếc thân mình, thì với chiến-trường nào cũng vậy, chỉ có máu đổ chứ không có lệ rơi. Nước mắt không còn rửa được hận thù và lệ rơi không ngăn được mưa pháo đạn bay nên đã xem chuyện “Tử -biệt sinh ly” như chuyện tương-lai trước mắt. Kẻ trước người sau rồi cũng đến phiên như một phiên gác đêm của người lính trong đời sống súng đạn mà thôi. Tôi đã từng sống bên những xác bạn bè còn nóng máu chảy, và nhìn thấy khuôn mặt còn tươi tỉnh, bình-thản tắt thở. Tôi bình-thản đợi chờ đến phiên mình, có lúc đã quên cả tiếng thở dài để chào người nằm xuống…

Nhưng chị có biết không ? Tưởng như vậy là hết, là quên, quên người, quên tên, quên cả kỷ-niệm và phiên mình chờ mãi vẫn không thấy đến. Không được chết vinh nên tôi đã phải sống nhục trong suốt 20 năm qua mà vẫn chưa yên…Để đêm nay lại đến với tôi, cuộc sống hiện-hữu, những hình ảnh của người chết trong vọng-tưởng hư-vô. Dẫu giờ đây cơm gạo sấy không còn, chiến-trận không còn sau 75. Bạn bè vẫn còn chập-chờn trong trí tôi. Bãt chợt đâu đó ở ngoại-cảnh, cũng có thể đưa tôi trở về dĩ-vãng để được gặp lại họ trong đời chiến-binh. Dẫu là mơ màng mộng tưởng nhưng đó cũng là nơi trú ẩn bình-yên duy nhất của tâm-hồn tôi giữa cuộc sống phàm-tục gian-truân này.

Những tháng ngày lưu đày, hay bên đường xuôi Bắc ngược Nam, lúc nhai củ sắn, khi gặm củ khoai. Cuộc sống nối tiếp qua những trại tập-trung đày ải của người anh em bắt làm thân trâu ngựa, kéo cây đẵn gỗ trên ngàn, lặn sông, lặn suối vớt đá đắp đường. Để rồi khi đông qua rét mướt đẫm mồ hôi, hè đến trong nắng lửa, ngất xỉu bên luống cày cạn khô lao-lực. Họ đã lấy hung tàn để cạo rửa lý-trí, vắt cạn sức lực con người bằng miếng ăn họng súng. Đưa con người trở về với bản-năng sinh-tồn của một sinh-vật, và trong cuộc sống yếu đuối tận cùng này, bạn bè như hiển-linh đến với tôi trong dáng điệu nụ cười. Khi bên bờ suối hoặc đình non cao, lúc chờn-vờn trong mây trong gió như khuyến-khích an-ủi vỗ-về; hãy ráng lên sống với giả-trá vinh-quang và khổ nhục để tồn tại, hãy nghĩ đến vài trăm hạt bắp cuối ngày, thuốc cầm hơi để kéo dài kiếp sống lưu-đày mà bạo-lực đã ban cho. Tôi đã sống qua những ngày tơi-tả trong manh áo hai màu thay da bọc xương. Tôi đã thấy từng toán người không vải che thân, da nhăn-nheo thiếu máu lùa xuống ao nhúng nước như những đàn dị-vật hai chân. Tôi đã thấy tôi trong đoàn người cùng khổ đó. Chúng tôi đã mất tất cả danh xưng làm ngưòi để thấp kém hơn cả những loài thú-vật nuôi trong nhà. Nhưng trong tôi luôn luôn vẫn còn niềm tự-hào của đơn-vị, của bạn bè để làm vốn liếng cho cuộc sống tinh-thần và mỉm cười với hai chữ “sa cơ” và “thời-thế”.

“Thập tam niên” lưu đày không là bao so với thế kỷ, với lịch sử loài người. Nhưng cũng là một sự mất mát đáng kể cho một đời người dù là trăm năm phải không chị ? Tuy-nhiên đây không phải là một lời than - một sự tiếc nuối cho cá-nhân tôi hay cho bạn bè cùng thời. Giá gì 13 năm không ra chi đó mà nhắc nhở ! Nếu có chăng chúng ta hãy nghĩ giùm đến hàng bao thế-hệ con trẻ của chúng ta đã bị trì trệ trí tuệ, mụ mẫm trong kiêu-căng phi-nghĩa, phi-nhân - Quên Cha ông, Tổ-tiên, Giống nòi trong hai tiếng “anh ,tôi”. Để chỉ biết có loài khỉ vượn ăn trái, ăn cây làm nên sự-nghiệp bác đảng. Con tôi không hiểu chữ “Hiếu” chữ “Ân”chữ “Tôn”, chữ “Kính”, không học Ngũ thường của Khổng Tử dạy làm người, mà lại thuộc lòng năm điều bác dạy như vẹt nói tiếng người. Tôi nhìn trong gia-đình với những xót-xa đổi thay và thấy ngoài xã-hội với những đổi mới kỳ-quặc. Tôi đơn-côi và bơ-vơ trong cuộc sống nửa khóc nửa cười này.

Giờ đây trong đêm khuya khoắt, bên đèn chiếc bóng. Bạn bè lại đến trong giọng nói điệu cười, cho tôi được một lần vui trong ngày, để sau đó tôi lại trở về với lặng câm của cơn buồn cuộc sống, của dĩ-vãng một thời làm lính và một thời đi tù.

Tôi đã không nghĩ đến bà con thân-nhân hay người yêu thưở nhỏ, hoặc cuộc sống mai đây sẽ khá hơn trong kiếp sống ly-hương này. Tôi sẽ có “Job” mong ước khiêm-nhường của kẻ mới tới - để được chút tiền sống cho nình và cho người… Điều mà tôi nghĩ ở đây là những bạn bè của tôi không còn trên cõi đời này, những người đã chết không đám tang, không thay áo mới giữa chiến-trường. Họ đã trả lại cho đời sống cả tuổi thanh-xuân lẫn gian-truân một thời. Họ đã thảnh-thơi ra đi không bận với những gì còn lại và tiếp-diễn trên thế-gian này, dù là đầu đạn màu đồng hay những mảnh gang thép đã ghìm sâu vào thân thể, hay chiếc thẻ bài trắng bạc buông thòng trên cổ khi họ tắt thở - họ bình yên trong hai tiếng “trận - vong” thế là hết - một đời làm người !

Nợ nước, nợ đời họ đã trả. Nhưng tình nhà ra sao hở chị ? Những mảnh khăn tang ngày đó không đủ phủ-kín nỗi sầu-bi, tiếng nấc nghẹn-ngào của vợ con. Những tha-thiết nhung nhớ ngày đó của người tình, người yêu - bây giờ chắc cũng đã quên…Nhưng sao hôm nay lòng tôi bỗng dưng lại bồi-hồi xúc-động nhớ đến họ…

Hơn 20 năm qua cứ mỗi lần nghe ai đó nhắc đến An-Lộc tôi lại một lần nhớ đến bạn bè - nhớ đến chị. Tôi nhớ đến những người đã chết nơi này và nhớ đến chị đã sống nơi đó. Tôi nhớ đến những người đã tạo nên chiến-tích cho đơn-vị bằng cái chết của mình và nhớ đến hai câu thơ của chị đã làm cho họ sống lại trong lòng mọi người. Và tôi nhớ đến ngày chị bị thương như một sự an-bài để “Ta quen nhau hề Lý-Bạch lưu linh…” vì “an bài” nên chị đã may mắn thoát khỏi quả pháo đến đón chị vào số phận “Hồng nhan bạc mệnh” hay nửa đời người làm “Bại tướng cụt chân”. Đáng ra vết thương này phải là của chúng tôi - những người trực-diện đối đầu phía trước - để cho mọi người - cho chị tay không cầm súng được an-lành. Nhưng chị biết đó, những viên đạn đồng đâu có hồn để biết đau thương, những viên đạn đầu đen mang gang thép ngoại-nhập nào có biết nhân-tình. Dù cho một em bé tuổi chưa thôi vú mẹ, nuôi chưa tròn tiếng gọi mẹ cha, hay ông cụ bà lão tật nguyền chống gậy khấp khểnh trên đường về "Qui-Tiên”. Ở chiến-trường này đạn pháo của địch đã không nhân-nhượng khoan-dung cho bất cứ một thứ gì. Từ một bàn thiêng trước ngõ cho đến một con chó lạc chủ lang-thang bên đường. Tãt cả phải huỷ-diệt. Đó là điều mong muốn của địch. Họ đã dùng pháo để băm vằm Thành-phố, băm vằm chúng tôi - những người lính đã quyết tử với họ…để giữ cho An-Lộc được tồn tại trên phần đất tự-do miền Nam.

Bầu trời An-Lộc xưa nay vẫn đẹp trong nắng hồng trời xanh, đều đặn hai mùa nắng đẹp, mưa vui, cho cây lá thêm tươi và vì là một tỉnh lẻ địa-đầu nên một sư-đoàn cùng hàng ngàn chiến-xa. đại-bác từ phương Bắc xuôi Nam tràn vào tàn phá chiếm giữ. Bàu trời bỗng dưng rực đỏ mầu hồng cùng với khói đen. Tai ương đến - khu Kito nhuộm máu giáo-dân trong buổi cầu kinh - Chúa vẫn buồn dang tay chuộc tội thế-nhân, mà người vẫn đa mê trong tội ác. Chùa xụp đổ, chẳng còn kinh mõ, Phật từ-bi rơi nước mắt khóc điêu-linh, cuộc thế trầm-luân.

Đoàn quân CS vượt sông Gianh, Bến-Hải, xuyên Trường Sơn qua biên-giới. Ngày đêm ì-ạch khuân vác chiến-cụ ngoại-bang vào Nam. Người anh em chỉ nhằm mục-đích “Giải-phóng” san bằng tự-do thanh-bình của người dân Nam để cùng nghèo đói gông cùm miền Bắc, trong giáo-điều bạo-tàn nô-dịch dân-tộc. Chắc chị cũng đã nghĩ như tôi, chắc chị đã không đau vì vết thương trên da thịt mà đã ray rứt về nỗi tủi hờn của một kẻ yếu đuối nữ-nhi, tay không cầm súng, không quen phong-trần cùng với gió sương. Chắc chị đã tiếc mình là nhi-nữ, không là Triệu-Ẩu, Trưng-Vưong, để phải lắm phen quay quắc trong hãi-hùng. Từ Tòa Hành-Chánh hay ga xe lửa, khu Kito hay trường học - chị lang-thang không nhà trốn giặc, trốn đạn khắp thành-phố bị bao vây nhiều ngày này và chị đã đến đây. Chị đã thấy gì hơn những nơi khác ? Củng đổ nát điêu-tàn, cũng pháo rơi đạn nổ vung vãi khắp phố xá nhà cửa của dân lành. Địch nhằm mục-đích gây khủng-hoảng tinh-thần chúng tôi để chờ thời-cơ tiến đánh, nên đã ngày đêm không tiếc đạn bắn phá chúng tôi. Nhưng chị cũng thấy đó, chúng tôi vẫn thảnh-thơi vui cười - chờ địch đến như chờ cuộc chơi. Và với không khí lạc-quan đó đã khiến cho chị cảm thấy dễ chịu bình-yên hơn, tin tưởng hơn - dù một chút tin-tưởng đến muộn nhưng đã giúp chị thoát khỏi sự ám ảnh nào đó của âu lo…khi nghĩ đến cảnh phải ngồi co-ro ở một xó-xỉnh nào đó mà quyền làm người của chị lệ-thuộc vào họng súng AK, liệu chị có còn dám ngước mắt nhìn thẳng mặt họ mà vui cười như nhìn chúng tôi hay không ? Hay chỉ biết cúi mặt chờ đợi - Những đầu ngón chân đen đúa đường xa của bọn chúng, chị sẽ nhìn thấy ở đó, một phần nào số phận của mình sẽ được định-đoạt. Chị sẽ bị mang ra bắn bỏ hay chôn sống. Có thể họ sẽ tha cho chị tội chết nhưng sẽ bắt chị phải đền tội sống. Tội làm người ở đất nước tự-do, tội làm một cô giáo tỉnh lẻ hay viên-chức phụ-động ngày hai buổi đi về không biết hoan-hô, đả đảo…Chị sẽ được giáo-dục lao-động là vinh-quang làm theo sức trâu bò quên ngày, quên đêm là tiên tiến, là mũi nhọn công đầu…Chân chị sẽ chẳng còn guốc hồng dép trắng - chẳng còn nuột-nà gót sen và đôi tay của chị trau chuốt một thời sẽ nhăn-nheo héo úa bởi bùn đen đãt đỏ, bởi gai đâm vết cắt…tâm-hồn chị sẽ chai lì trong ê-chề buồn thảm để đến lúc chẳng còn biết mình là ai. Năm qua tháng lại chị sẽ trở thành một tên nô-lệ chuyên-nghiệp của chiến-trường xuôi Bắc ngược Nam, quên cha quên mẹ, quên cả người tình…Ngày ngày vác sắn,tải đạn, khiêng thương binh, chôn xác quân thù. Đêm về ngồi xếp bằng vỗ tay ca hát như lũ con nít vừa mới lên năm. Cuộc đời rồi cũng tàn-tạ rơi-rụng như chiếc lá úa trên rừng…Gương Mậu-Thân ngày nào ở Huế, chắc chẳng mấy ai quên…

Sống nơi này với chúng tôi chị đã cảm thấy dễ chịu bởi chúng tôi đã không vướng bận với cái sống, cái chết, nên chị cũng đã bỏ lo đi để bình-thản. Rồi một đêm mùa hè trăng soi, chị đã quên cuộc sống dẫy đầy chết chóc, đau thương, chị yên tâm quên pháo, nằm dưới hiên để ngắm chị Hằng lững-lờ cùng trời mây. Chị có nhớ Lý-Bạch đã chết vì trăng không ? Tôi không hiểu Tô-đông-Pha đã chết như thế nào ? Nhưng tôi đã biết rõ chị Pha đã thoát chết trong một đêm mưa pháo của trận chiến An-Lộc. Và chị đã không chết ngay tại chỗ nhưng với vết thương đó liệu chị có nghĩ đến “Mỹ nhân nhân tự cổ như danh tướng. Bất hứa dương gian…” không ?

Đấy, chị đã sống gần chúng tôi bao ngày trận chiến hung hiểm. Chị cũng đã từng thấy chúng tôi ngã gục trên chiến-hào, hay bao phen thay phiên mang thương tích để giữ đất và giữ nước. Chị cũng đã nhìn thấy những nấm mồ chôn vội vã bên cạnh chúng tôi. Với một nấm mồ có gì để đáng nói ! Nhưng với chúng tôi đó là những nấm mồ mà chúng tôi đã đắp lên cho bạn bè bằng tất cả tình huynh-đệ thân thương…Chị đã thấy, trong những đêm mưa tầm-tã lẫn lộn với pháo rơi, chúng tôi đã phải mò-mẫm từng tấc đãt trong bóng đêm để bới những cái hố nhỏ chôn mình tránh pháo rồi mới đào những huyệt lớn để chôn xác bạn sau. Chúng tôi đã xem thường cái chết trong lúc chiến-đấu một mất, một còn với địch bao nhiêu, quý xác bạn bè khi nằm xuống bấy nhiêu. Đôi khi thật vô-lý - khi một người chết lại phải mất thêm một vài người sống chỉ vì một cái xác không hồn. Nhưng tình-cảm riêng của chúng tôi, nó có lý lẽ riêng của nó…và chúng tôi đã tồn tại được trong gian-nguy khắp chiến-trường dạo đó, một phần cũng nhờ vào tinh-thần đồng-đội “Sống chết có nhau”. Có lẽ ở đây chị cũng đã nhìn thấy được ở chúng tôi điều mà chúng tôi đã không thấy. Đó là thân-phận thật nhỏ nhen của một người lính khi sống cũng như lúc chết và sự hy-sinh hào-hùng lớn lao của họ mà thế-nhân ít kẻ thực-sự nhìn thấy. Lẽ dĩ nhiên đôi khi chúng tôi cũng được ca tụng, ngợi khen, có lúc cũng đã phải thẹn-thùng bởi vì nó đã vượt quá điều chúng tôi nghĩ, chúng tôi làm. Và, chị là một - một chứng-nhân cho sự sống chết và hy-sinh bên nhau của chúng tôi. Nếu chúng tôi là những tên giác-đấu khô cằn sắt đá, chỉ biết đi tới trong bước chân Robot người máy, hoặc quay lưng lại chạy trước, quên sau, không cần biết bạn bè chiến-hữu thì chúng tôi cũng đã tự huỷ-diệt từ lâu. Và bây giờ cũng chẳng còn gì để nói với nhau, với chị. trong cái nhìn của chị về chúng tôi, cũng như đã cảm-nhận được những gì mà chúng tôi đã có. Cái đau hành xác của vết thương thiếu thuốc. Cái chết lơ-lững trước mắt trong lằn đạn địch bắn tới. Cái”lạnh cẳng” khi đôi chân vướng vít giữa những lằn đạn bắn ngang dọc, và nhất là tiếng nổ của viên đạn pháo rơi kề cận, là một điều thật hiếm hoi để cho chị phải nhớ mãi. Bởi những trường-hợp như thế này ít khi còn dịp để cho mình nhớ lại cảm-giác lúc đầu. Vì mình sẽ không còn nữa, và linh-hồn không biết có mang theo để nhớ lại ở đâu đó không? Chị cũng đã từng chung niềm vui với chúng tôi trong những khi chiến-thắng và cũng đã cùng buồn trong những lúc chiến-bại. Chị là chiếc bóng kề cận, là chứng nhân, là chiến-hữu của chúng tôi. Dù không súng đạn ba-lô, không mang cấp bậc số quân, không ai tuyên dương chị nhưng chính chị đã tuyên-dương chúng tôi, đã khiến cho mọi người nhìn thấy chúng tôi trên khắp chiến-trường giông bão chống giặc Bắc-phương ngày đó qua “An-Lộc địa” của chị và mãi cho đến bây giờ hoặc mai sau.

Hơn 20 năm qua, chị nghĩ chúng tôi, những người lính đã sống và chết trong trận mạc còn gì. Tôi không nghĩ sự hy-sinh của chúng tôi hay Việt-Nam còn gì ? Còn chăng đó một sự mất mát không tìm lại được cùng với những nỗi cay đắng nhọc nhằn mà người sống đã phải gánh chịu cùng với vết tích của người chết cũng chẳng còn. Ngay cả những ngôi mộ vốn dĩ đã mang tiếng là “Mồ viễn-xứ”dù quanh năm nhang tàn khói lạnh cỏ mọc mồ xanh, nó vẫn là một ngôi mộ. Tên tuổi, ngày tháng sanh, tử vẫn in vết trên bia dẫu đã rêu phong cát phủ. Vết tích khiêm-nhường của một người lính chừng đó còn lại trên cõi trần đời. Thế mà tàn cuộc chiến mồ hoang cũng chẳng còn. Sự thù hận Nguyễn-Ánh - Tây-Sơn mấy trăm năm lịch-sử được lật ngược để đào mồ, cuốc mả trả thù. Dù là mồ mả của một người lính súng dài không quan tước, quyền hành. Tôi chợt nhớ tới tưởng người lính màu đen bên đường xa-lộ Biên-Hoà, mà xưa kia ai qua lại cũng phải ngó, phải nhìn với thoáng suy-tư trầm-mặc, cũng như đã có biết bao điều hư thực được người ta đồn đãi chung quanh tượng người lính này. Chuyện đêm đêm người lính rời bỏ bục ngồi lang thang đi dạo dọc theo xa-lộ, vào nhà dân xin nước, chờ khách qua đường để xin lửa hút thuốc,v.v.. những câu chuyện mà thường nhật của một người lính đang sống thường làm vô thưởng vô phạt mà đôi khi còn được coi là dễ mến, dễ thương. Tôi không hề nghe kể chuyện tượng lính đó đã gây ra những điều huyền-bí, kinh-dị, sợ hãi cho một ai. Nay cũng được tròng dây kéo đổ, gãy cổ bể đầu lăn lóc dưới đất - thật khó coi - nhưng cũng thật bất-nhẫn. Cũng như di-vật của em tôi – một phi-công - tấm thẻ bài, bộ đồ bay không nghĩa gì cả - cũng được gọi là “giặc lái” mang ra xiềng xích trưng bày, phỉ nhổ…Tôi không hiểu nổi – vật của người chết có hồn hay hồn của người sống vô-tri…Tôi đã lang-thang qua những nghĩa-trang Bắc-Việt, Mạc-đỉnh-Chi để nhớ lại một thưở nào kỷ-niệm học trò đi tìm im vắng. Giờ đây trong nỗi buồn vô-vọng của kẻ mất cuộc sống, tôi trở lại chỗ này chỉ thấy toàn hố trũng hoang-tàn đổ nát. Tàn tích của một sự bới móc không khoan nhượng. Tôi cảm thấy thấm-thía cho một sự đổi đời. Nước mất nhà tan mồ mả chẳng còn !

Một mai nếu có dịp trở về An-Lộc, tôi nghĩ chị sẽ thấy lòng trĩu buồn bởi những đổi thay mất mát không ngờ…Chị sẽ như tôi lạc lõng lang-thang trong tiềm-thức, trong vọng tưởng để tìm lại những tàn-tích dĩ-vãng trên mãnh đãt này năm xưa. Rồi một sớm mai sương mù giăng kín không-gian hay một chiều nắng nhạt nào đó, trên đường về quanh co nẻo vắng hay trong gió lạnh sương mai. Biết đâu chợt trong mơ tưởng chị sẽ gặp lại những gì mà chị đã lãng quên trong cuộc sống hôm nay và chị sẽ thấy thời-gian không phải là mồ chôn dĩ-vãng. Vì vậy mà tôi đã sống với những kỷ-niệm đang sống trong tôi. Ngày đó, tôi đã biết chị nhưng không biết tên. Qua câu chuyện của bạn bè nói về một thiếu-nữ bị pháo gãy chân. Chuyện đó có gì lạ đối với chiến-trường này. Nhưng một chút ngạc-nhiên cũng đã đến với tôi là từ ngày chúng tôi đến đây - trên phòng-tuyến này - bạn bè chúng tôi cũng đã chết nhiều nhưng chưa nghe nói một người dân nào trốn giặc bên chúng tôi bị nạn cả. Sao lại có chuyện này. Tôi chưa kịp hỏi mà chỉ lơ-đãng hình-dung về chị, về hình ảnh một thiếu-nữ gẫy chân. Lòng tôi trơ cứng như hồn đá sỏi, chẳng một chút xúc-cảm nào mang nghĩa xót thương. Bởi ở đây tôi đã quen lắm chuyện đau thương mà bình thường chắc cũng không khỏi mũi lòng cũng như quen mùi xác rữa của địch rải-rác trước phòng-tuyến mà bình thường chắc cũng thấy hôi tanh.

Viên đạn pháo nổ tung mái ngói trên chỗ tôi ngồi đưa tôi trở về thực tại rời khỏi thoáng chốc vu-vơ. Tâm-trí tôi lại trở về với máu lửa của những trận đánh kế tiếp. Tôi đã quên đi chuyện này như chuyện chiêm-bao ngủ gật. Bởi ở đây có biết bao chuyện lạ đời để mãi mãi không nhạt nhoà trong tâm-tưởng.

Ngày đầu tiên tôi vào đây. Trong căn nhà bên kia lò bánh mì, tôi đã gặp một em chưa đầy tuổi thôi nôi, nằm giữa một chiếc giường chăn xô gối lệch. Em đang an giấc trong lời ru của ruồi nhặng, mắt môi đầy ắp những sinh-vật mới sinh. Tôi sững sờ không phân-biệt được em là trai hay gái. Lòng tôi rưng rưng lẫn buồn nôn. Tôi quay ra như trốn chạy một điều gì, rồi mãnh-lực nào đó đã giữ tôi lại, cúi xuống kéo tấm chăn phủ kín người em. Đàn nhặng vù lên như một sự phản-đối gớm-ghiếc. Vĩnh-biệt em. Một thời ngắn ngủi làm người trong chiến-tranh ly loạn cũng như chuyện một đêm, người thiếu-phụ bật tiếng rên la từ một góc phố cùng với trận đánh bên ngoài. Người y-sĩ đã bỏ việc cứu thương, cứu lính để tìm người thiếu-phụ, làm việc cứu dân. Dưới ánh sáng leo-lét của ngọn đèn dầu không đủ sáng hết căn hầm bé nhỏ, người thiếu phụ đang chuyển bụng. Một việc bất ngờ đối với người y-sĩ vưà mới về đơn-vị này. Xưa nay trên chiến-trường chỉ có tử chứ nào có sinh, nhưng đây cũng là một chuyện lạ bất ngờ. Người Y-sĩ chỉ quen cứu chữa những vết thương vì bom đạn, bây giờ trước vết thương này - vết thương sinh-tồn của giống-nòi, đã khiến cho người y-sĩ phải bỡ-ngỡ và người y-sĩ đã làm hết sức mình để cứu mẹ con người thiếu-phụ thoát khỏi cơn nguy-nan của một lần “vượt biển” đời giữa cảnh phong-ba bão lửa này. Đối với người thầy thuốc thì việc tận-lực cứu dân hay cứu lính không quan-trọng mà cứu người là thiên-chức của họ. Nên đã không phân-biệt vết thương của bạn, thù hay dân, lính. Rồi em bé cũng ra đời để mang tên của người thầy thuốc - Ân-nhân cứu tử của mẹ con em. Tôi không hiểu em bé có cất tiếng khóc để chào đời, chào cuộc chiến, hay đã im lặng như cảm-nhận thảm-hoạ chiến-tranh để cùng mẹ cha nhẹ gánh chạy giặc.

Tôi cũng đã đi qua trận đánh phía Tây trong đêm tối hãi-hùng - lẫn lộn trong điêu-tàn sụp đổ xác người, thú - những viên đạn B41 xanh biếc, lập-loè cắt rách màn đêm như điềm báo tử-thần quanh đây cùng với những âm-thanh đạn pháo, xé rách không gian hứa hẹn bao điều thảm họa phía sau. Cảnh huyên-náo của chiến-trường trong đêm tối, đã thôi-thúc chúng tôi đi tới trong thách-thức số-phận cùng với gian-nguy, để lùa địch ra khỏi vòng đai của Thành-phố và sáng hôm sau chúng tôi đã đổi được chỗ của kẻ chiếm đất để giữ lại đất.

Chiều ngày 18/04 chúng tôi đã đến từ ngoại-biên Đông-Nam của thành-phố. Nhìn vào trận-địa trước mặt, như một canh bài đã được bày sẵn trên chiếu bạc mà tẩy đôi bên là xương máu, súng đạn. Địch dửng dưng đứng nhìn chúng tôi như một người chủ mất dạy ra tiếp khách. Tôi nghĩ họ đã đánh giá chúng tôi như những con cừu non hiền-lành đang dấn thân đến gần miệng sói lang. Địch quân đông, pháo nhiều lại trong thế thủ. Chúng tôi quân ít, vũ-khí nhẹ, trận-địa không quen, lại thêm đường xa mới tới. Địch đang trên thế thắng – chúng tôi trong tình-trạng thể chất mỏi mệt. Sự tương-quan chênh-lệch giữa đôi bên đã khiến cho địch xem thường chúng tôi. Và không cho phép chúng tôi được quyền chủ-quan, dù bất cứ một chủ-quan khiêm-nhường nào đi nữa - Thế yếu - chúng tôi phải đổi thắng bại bằng dũng-cảm và hy-sinh nên đã không cho phép chúng tôi quên “Tiên hạ thủ vi cường”. Địch không ngờ chúng tôi đã đánh sau vài tiếng đông hồ khi màn đêm vừa buông xuống. Họ cũng không ngờ chúng tôi chúng tôi lại là những người linh tinh-nhuệ trong bóng đêm. Một chiến-thuật đã làm cho đơn-vị chúng tôi vang danh trên khắp chiến-trường - là khắc-tinh của bám trụ, của kiềng, chốt mà một thời địch đã tự hào là một chiến-thuật ưu việt của họ. Chúng tôi đi đến đâu, kiềng chốt bám trụ của họ tan tành đến đó. Mậu-Thân 68 ở mặt trận Cây Thị Gia-Định là một. Người ta đã biết chúng tôi qua chiến-thuật này cùng những lời ví von biến hai chữ Biệt Cách thành “Bird cat” một loại chim mà phương Tây đã lấy làm biểu tượng cho điều đáng kính và mang ơn - Cú mèo - Quả thật tôi cũng không ưa. Người Á Đông vẫn cho rằng nó là biểu hiện cho điều hung hiểm. Khi có chim cú đến nhà là điềm báo tang tóc, bại vong. Đêm nay chúng tôi đã đến - hẳn là địch đã không tin. Một trận đánh mà địch đã không lường trước đuợc sự thảm bại lại thuộc về mình. Để từ đó, đổi lại ưu thế tinh-thần thuộc về chúng tôi trong các trận đánh sau này. Điều cấm kỵ trong lúc giao chiến mà nễ sợ địch, chính đó là sai lầm của chúng.

Bóng đêm tan dần, mặt trời lên. Quang cảnh trận địa thật thê-lương ảm đạm. Ruồi nhặng thức giấc vo ve reo mừng máu bầm, máu tươi thịt mới, cũ la liệt khắp nơi. Ba đêm không ngủ - đôi mi trĩu nặng ngàn cân. Tôi cố nhướng lên cùng với ý nghĩ âu lo sợ địch phản công. Nhưng vô ích tôi đã gục xuống ở góc một hiên nhà…Tôi tỉnh dậy giữa những tiếng pháo xa, gần quanh chúng tôi. Địch bắt đầu pháo vào trận địa. Chỉ có đạn rơi và pháo nổ, nơi đây chẳng còn một ai - ngoại trừ chúng tôi và ruồi nhặng.

Trưa mùa hè nắng hạ, mùi thịt da sình thối quyện đặc không gian, đã khiến chúng tôi thở tưởng như oxy cũng nhuôm máu. Và thật bất ngờ, tôi đã gặp hai vợ chồng cụ già nơi này - ở một xó bếp. Ông cụ ngồi dựa lưng trước cửa một cái hầm nổi bằng bao cát và thùng phi chứa đãt. Người vợ đang ngồi nhen lửa trong bếp gần đó. Chắc họ cũng vừa mới chui ra khỏi hầm, chắc họ cũng thức suốt đêm qua ? Tôi đến gần chào họ - vẫn im lặng. Tôi chào lần nữa, ông cụ vẫn bất động nhìn thẳng ra trước mặt. Tôi chưa kịp thắc mắc thì tiếng bà cụ vang ra mà chẳng cần quay lại “Ổng mù và điếc đó” Tôi cứ tưởng là bà cụ đang nói chuyện với ông Táo. Tôi cúi nhìn vào đôi mắt ông cụ. Đôi mắt của người “ngủ ngày”. Thái độ và giọng nói của bà cụ, tôi hiểu họ không muốn nhìn thấy gì trước mắt, không muốn nghe gì bên tai. Dù chúng tôi là bạn hay thù. Dù là tiếng đạn hay tiếng bom. Họ đã tự thoát ra khỏi trần đời, thế sự, nên con người hay sự vật chung quanh không còn lệ thuộc thế-giới của họ, tôi quay ra với những ý nghĩ không vui.

Hai tháng sau có dịp tôi đã trở lại nơi này. Chẳng còn một thứ gì nguyên lành, ngay cả mùi hôi thúi ngày nào cũng chẳng còn. Căn nhà bếp, nơi tôi đã gặp hai vợ chồng ông cụ cũng chẳng thấy. Nhưng căn hầm vẫn còn đó với trăm thứ, cột kèo gạch ngói phủ lấp lên trên. Hình ảnh hai ông bà cụ cứ chờn vởn trước mắt đã khiến tôi chui vào hầm. Ánh sáng không đủ cho tôi thấy rõ lòng hầm nhưng rõ ràng hai bộ xương một nằm, một ngồi dựa vách đã khiến cho tôi sững sờ và rờn-rợn khắp người. Tôi cố nhìn họ một lần nữa cũng chỉ thấy hai bộ xương mà chẳng thấy gì trong tâm trí mình. Tôi chui ra với những ý-nghĩ rã rời cùng với mùi hôi hăng-hắc khó chịu của xác người chết khô.

Trời chợt đổ cơn mưa, cơn mưa nhẹ của chiều tháng sáu đã làm cho lòng tôi càng thêm quay quắc trong nỗi buồn...

Tôi trở về chân đồi Đồng Long. Nơi đây trận đánh cuối cùng của chúng tôi vào ngày 12 tháng 6. Địch đông gấp 5 lần. Trận đánh kéo dài từ sáng sớm cho đến chiều, không ăn không nghỉ. Xác một Mỹ, một Cứ… nằm dài trước mặt tôi dăm ba thước mà mới đêm qua còn nằm bên nhau xầm xì to nhỏ, chuyện không đầu không đuôi của lính, chuyện buồn vui của gia đình, của người thân, chuyện ngày qua và mai sau…Thế mà bây giờ thì nằm đó, giữa những họng súng địch canh giữ, ai sẽ đưa các anh về..? Không bỏ chiến tuyến không bỏ xác bạn đó là điều khẳng định của chúng tôi. Địch cũng hiểu rõ điều này nên đã không bỏ công canh chừng. Trời chiều nghiêng bóng, lòng tôi như lửa đốt, cổ khô đắng bởi mùi thuốc súng và khói bụi. Tôi nằm ngửa canh chừng những quả đạn 81 bay lên từ chợ Mới vẽ thành những đường cung mường tượng trong không gian, khi viên đạn bay qua để xem may rủi giữa ta và địch. Khoảng cách an toàn giửa điểm nổ và quân bạn đã không dành cho chúng tôi trong trận đánh này, và cứ mỗi lần nhìn thấy viên đạn bay lên không bình thường, tôi lại phập phồng không đoán được nó sẽ rơi vào chỗ nào ? Rồi nhắm mắt lại để tưởng tượng nó sẽ rơi ngay vào đầu mình…Chúng tôi đã chấp nhận đạn rơi cách chúng tôi đôi ba thước ở thời điểm nổ chậm nên có thể chôn vùi chúng tôi trong cát bụi, nhưng buộc địch phải bỏ những chiếc áo giáp chữ A, chữ Z sát cạnh chúng tôi năm ba thước để chúng không còn có cơ hội kiên trì bám dính chúng tôi nữa. Rồi một thể lao thẳng qua phòng tuyến địch bắn phá, coi đạn địch bắn ngang dọc như rơm rác, như giấy hoa. Mắt tôi mờ đi vì những hình ảnh dũng cảm của bạn bè – Một Thiện ngày nào trong trận đánh tái chiếm khu cảnh-sát. Bàn tay phải bị bắn đứt, Thiện vẫn tỉnh táo giơ lên để máu bớt chẩy, tay trái kẹp súng bắn trả như vừa cầm đuốc vừa bắn giữa cảnh mịt mù khói bụi. Một Y Muih Mlor tay ướt đẫm máu tươi đứng trên nắp hầm địch, mặt vẫn tỉnh bơ như thể chẳng có gì xẩy ra trên thân thể mình, và mới sáng nay Vosary bị địch bắn bay hàm dưới vẫn đứng chỉ tay về phía hầm địch để báo cho bạn bè. Người đen, máu đỏ đầy miệng, đã khiến cho mấy thằng Việt cộng con không khiếp đảm cũng phải rùng mình. Những hình ảnh đó đã thể hiện một phần nào cái dũng của BCD mà chỉ có trong nguy nan mới thấy được. Tôi hãnh diện đã có những người bạn như thế đó đã làm rạng danh cho đơn vị một thời. Địch cũng đã đoán được “Cơn nước lũ” chúng tôi sắp tràn qua và thể như một điềm báo trước để địch phải tháo chạy.

Bóng chiều tắt dần - trong im lặng không tiếng súng. Chiến trường như bãi chợ chiều, ngổn ngang súng đạn cùng xác chết. Chúng tôi đã không ồn ào hò reo chiến-thắng. Chúng tôi không nhìn thấy những chiến tích trước mặt mà đã im lặng nghĩ nhiều đến những bạn bè đã hy-sinh, đã nằm xuống trong trận đánh để đời này. Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo những tia nắng cuối cùng trong ngày chìm dần vào màn đêm giữa sự im lặng ngẩn ngơ của chúng tôi. Một ngày đã qua với bao nhiêu máu và mồ hôi đã đổ xuống - với địch ngày nào đã rầm rộ đi vào, bây giờ đã phải tan tác tháo chạy tìm sống trong số phận rủi may. Chẳng bù lại ngày 14/4 đã tràn vào Thành-phố như chỗ không người. Ngạo-nghễ, kiêu-căng trên những chiến xa, giữa sự trốn chạy hãi hùng của người dân. Nhưng giờ đây vết tích còn đó. Hàng trăm chiến xa nối đuôi nhau bị bắn hạ khắp nẻo đường phố. Họ đã mất đi sự tự kiêu, tự mãn lúc ban đầu. Giờ đây chỉ còn mong lấy thịt đè người, lấy hoả lực đàn áp tấn-công. Bốn Sư-đoàn 5,7,9 và Bình-Long khóa đầu chận đuôi tận lực vây hãm. Nhưng An-Lộc đã không mất đi trong cơn hấp hối thì địch còn mong làm được gì trong sự hồi sinh dũng mãnh của quân trú phòng. Bọn giặc Cộng lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan rồi tự tan rã trong sự phản công quyết định của đơn vị tham chiến. An-Lộc đã trở thành một biểu tượng cho sự dũng cảm và hào hùng của Quân đội miền Nam.

Tôi đứng trên lưng đồi phía Bắc để nhìn ngược về phía Nam, về chợ Mới. Dãy phố quen thuộc trong 60 ngày qua xa trông như vẫn nguyên lành duy nhất, còn lại chung quanh là hoang tàn đổ nát. Một chút tự hào đã thoáng đến với tôi. Tôi chợt nghĩ đến những thành quách xa xưa - dãy phố chơ-vơ nhỏ bé nằm giữa hai góc đường đó như một ốc đảo trong sa mạc khói lửa đã qua. Những vết đạn lớn nhỏ loang lỗ khắp cùng bởi bao lần bị bắn phá, bị tấn công, nó đã trở thành một thứ anh hùng hảo-hán thân mang đầy thương tích mà vẫn khí phách ngang tàng đứng vững giữa trận địa. Nó không còn là một dẫy phố thương mại bình thường của thương nhân, mà nó đã trở thành một thứ thành quách sắt thép của 81 - chỗ dựa cho đại pháo Navaron và nó còn là một chứng tích mà tự nó đã nói lên biết bao chiến tích hào hùng của Liên-Đoàn 81/ Biệt Cách Nhẩy Dù chúng tôi.

Tôi trở về để gặp hai em bé trên dưới mười tuổi đã sống hai mươi ngày dưới hố sâu, trong hầm tối ở chân đồi Đồng-Long. Ngày ngày không cơm gạo, không nước uống, giữa vùng đãt địch đóng quân. Em kể đêm đêm đã lén bò ra ăn cỏ, uống nước hố bom. Nhìn hai em nửa người nửa vật, nữa trẻ, nửa già - nhìn hai em như tượng đồng đen thời cổ, như tranh vẽ trừu tượng thời nay. Hai em nhìn chúng tôi trong hố mắt lạc lõng xa lạ. Chúng tôi nhìn hai em với nỗi buồn xót xa…

Lần cuối cùng tôi gặp chị, nhưng nay vẫn khó quên. Thật ra thì tôi chẳng nhớ gì về chị cả, nhưng tôi đã khó quên vì cảnh gặp chị. Ngày đó tôi đi giữ bãi tải thương ở Xa-Cam, và được lệnh phải để ý đến chị. Tôi đã không vui với điều này bởi chị không là gì cả. Không bạn, thù, chiến hữu. Tôi muốn dành chỗ của chị cho một thương binh. Dù là một ý nghĩ hẹp hòi, nhưng đó là sự thật ở lòng tôi lúc bấy giờ. Tôi lơ đãng nhìn chị để xem người thiếu nữ bị thương đêm nào mà tôi đã từng nghe bạn bè nói đến. Chị mặc quân phục của đơn vị chúng tôi nằm dài trên một cái ghế xếp thay băng ca. Tôi thoáng thấy sắc diện chị lợt lạt trong nắng vàng lẫn bóng lá xanh của cao su. Vì không ưa nên tôi cũng không nhìn nhiều để biết chị đẹp hay xấu mà tôi chỉ nghĩ đến chị nằm đó đang nghĩ gì ? Chị có hiểu không, khi trực thăng tới sẽ “chở” theo đạn pháo của địch tới. Chị hớ hênh chân co chân duỗi nằm đó ! Chung quanh không bờ đất che chở, không gốc cây ẩn nấp. Liệu chị có thoát khỏi một lần nữa bị thương hay làm “Danh tướng” không ? Và thần thánh nào sẽ che chở cho chị qua cơn mưa pháo này ? Tôi đã hồ đồ nghĩ về chị trong cái nằm của một người lính ngoài trận địa. Giá mà biết được ý nghĩ của tôi ngày đó - nếu không giận chắc chị cũng kém vui, phải thế không? Có thể chị đang âu lo về những điều tôi đang nghĩ, cũng có thể chị đang bận nghĩ đến một viễn ảnh vui hơn - được đưa lên tàu đáp xuống ở Lai-Khê. Chị sẽ thoát nạn - về Sài-Gòn vào bệnh viện, chị sẽ bình phục lại như xưa - Rồi chị sẽ mặc áo mới màu thiên-thanh cùng bạn bè lang thang dạo phố Bonnard, qua Pasteur ăn phá lấu, uống nước mía Viễn-Đông, về xem TV chiếu chuyện chiến-sự…Đời lại tiếp nối nỗi vui tươi trong tiếng cười rộn rã…Chị sẽ quên đi những tháng ngày dài bầm dập ở địa ngục An-Lộc, như quên một giấc mộng hãi hùng trong đời. Hay có nhớ, những muỗng cháo cơm nặng ân-tình của anh Kiên. Hay có nhớ một thời lộng lẫy đón đưa của chị ở An-Lộc trước chiến-tranh ? “An-Lộc địa” của chị rồi cũng sẽ qua đi trong xa cách ngàn trùng, mà bất cứ ai dù lính hay dân cũng đều muốn thoát chạy, rời bỏ…Chúng tôi cũng vậy- cũng chỉ mong cho tất cả mọi người dân nơi đây được bình yên rời khỏi nơi đây. Bởi ở lại cũng chỉ chuốc lấy thêm phần thương đau mất mát trong bom đạn vô tình may rủi mà thôi.

Tôi đứng dựa lưng gốc cao su chờ đợi tàu đến cùng vẫn vơ với những ý nghĩ không đầu không đuôi về chị, về tha-nhân, mà quên mình cũng chỉ là một con người - như mọi người, đang sống trên cõi đời này - lòng cũng đầy những vướng mắc bận bịu bởi những tham sân si, hỉ nộ ái ố…cùng với bản năng sinh tồn của một sinh vật nên hẳn chị đã không tin khi tôi nói; chúng tôi đã không bận tâm đến hai chữ sống chết khi đối diện với họng súng của địch. Nhưng nếu không xem thường cái chết để chờ “sung rụng” chờ “Bất chiến tự nhiên thành” chúng tôi khó mà có chiến tích để chị viết thành thơ…Tôi mơ màng trong thực và mộng để rồi chợt tỉnh trong âm vang tiếng động cơ con tàu cùng với âm thanh bắt đầu của pháo địch bắn đi. Tôi nhìn về phía chị, về phía bạn bè của chúng tôi với ý nghĩ chợt đến : trận mưa này liệu có “rước” ai không ? Rồi quên đi chị nằm đó trong cảnh hỗn loạn của bãi đáp - vừa chặn bạn, vừa phòng thủ.. tôi không nghĩ gì hơn là phản ứng với những điều chớp nhoáng đến với tôi trong đầu. Tiếng trực thăng lớn dần từ trời cao - cây rừng xôn xao gãy đổ trong tiếng đạn nổ. Đoàn tàu rãi dài trên khúc quanh con đường, hai bên ngổn ngang đầy dẫy xác người và chiến cụ…phút chốc rồi lại nối đuôi lên cao… chẳng còn ồn ào trên bãi đáp, chẳng còn lo lắng ở lòng tôi. Tôi nhìn theo đoan tàu xa dần vào chân mây…

Rồi ngày tháng qua đi chị cũng xa vắng trong tâm tưởng chúng tôi. Chúng tôi không còn dịp nghĩ nhớ đến chị ở những chiến-trường nối tiếp. Dẫu chị mới đó đã từng sống chết bên chúng tôi, dẫu chị mới đó đã từng giúp chúng tôi đôi lời ghi dấu tích đơn vị trên đài chiến-sĩ trận vong. Ai qua An-Lộc, khi về chắc cũng không quên những lời này, mà chị đã để lại cho chúng tôi sau trận chiến. Người đời sẽ nhắc đến chị hay chúng tôi cũng chỉ là một - nếu người ta để chút thừa hơi thở mà nói đến hai câu thơ này - người lính BCD và thiếu nữ tên Pha - một bóng kiều diễm - mà một thời chị đã tự mãn với hai tiếng “dáng tiên”, một thời có lắm kẻ quên ăn mất ngủ vì chị, có đúng không ?

Sau đó, ngày về của chúng tôi từ An-Lộc - rượu uống chưa kịp say đã phải ra đi. Hết Quảng-Trị, Cổ Thành, Thạch-Hãn đến Cao-Nguyên “Gió núi mây ngàn”, khi miền Tây Bà Đen, Suối Đá, lúc miền Đông rừng Lá, Phước-Long, chúng tôi đi không nghỉ- mặc cho tháng năm vợ đợi, con chờ, mẹ ngóng cha trông…mặc cho người tình cô đơn dạo phố mùa Đông. Chị thấy đó, trước mặt chúng tôi là sông, là núi, là địch là thù, sau lưng là nợ là tình. Chúng tôi quay cuồng trong cuộc sống chiến-chinh với tháng ngày qua mau. Chúng tôi nào biết mùa Hè nắng lửa ve kêu, mùa Thu ru lá ngủ trên cành, Đông tàn rồi lại sang Xuân. Nếu có chăng khi lên đỉnh Birgmama ngồi ngắm B52 thả bom chặn địch, lúc xuống Charlie nghe âm vang quân bạn hò reo giết giặc, hay qua Chu-Dao ngậm ngùi nhớ núi nhuộm màu khăn tang. Rồi ra Quảng-Trị, vào Cổ-Thành…ngày ngày đội pháo thay mưa, đêm đêm chiêm bao vua Chiêm về đòi Ô-Lý…Đời sống của người lính BCD là vậy đó, chị thấy không ?

Chắc chị còn nhớ “Cư an tư nguy” mà ! Nên chúng tôi đã không bận tâm cho tương lai trên đường chinh chiến mà chỉ mơ một mai được sống trong cảnh thanh-bình của đất nước.

Chiến trường rồi cũng qua đi trong giông bão. Ngày tàn cuộc chiến, chúng tôi vẫn chưa được sống với ước mơ. Chúng tôi lại phải ra đi để vào cuộc chiến mới. Cuộc chiến của khổ nhục và lưu đày. Sau bao năm sống trong từng ngày; đói trong hơi thở, ăn trong giấc mơ và nhục chung tên cùng “tội phạm” đó.

Ngày được thả về tôi lại phải vác cuốc đi đào mả con, mả anh để trả đất cho người ta cất nhà, cất chợ…Bây giờ trên đường lang thang, kiếp sống nương nhờ…dù không lo đói, mặc, nhưng lòng tôi vẫn thấy lạnh khi Xuân tàn. Con đường không chọn lựa mà phải đi – cuộc sống không mơ ước mà phải sống, nên tôi vẫn thấy nhớ Nước lạ lùng! Chị biết không : “Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn…” Xưa kia tôi vẫn thấy dửng dưng với câu hát này, mà nay, có đôi khi tôi đã sợ không dám nghe. Tôi đã giận tôi, giận sự yếu mềm ở lòng mình. Nhất là trong những khi lang thang lạc lỏng trên đường vắng - tiếng vọng chân đi mà cứ ngỡ bước chân người thân, hay trong những đêm giá buốt như đêm nay đã có biết bao điều đến với tôi - để rồi dù có muốn chối bỏ đi những gì không hợp lý, không thực tế trong thực tại tôi vẫn không ngăn được tiếng thở dài.

Ở đây như một Thiên-đàng cho bao kẻ nghèo đói của các dân tộc sống trong chiến tranh và áp-bức. Tôi là một - đến từ chế độ Cộng sản, đến từ nghèo đói miếng ăn và nhân-quyền, tự do, mà cho rằng không thỏa-mãn hạnh phúc, không vui…thì thật không thực tế chút nào phải không chị ?

Ở Việt-Nam rồi cũng chẳng còn gì. Nhưng với những hình ảnh thật tầm thường - có lúc ta như muốn chối bỏ, lãng quên khi nhìn vào cuộc sống văn-minh tiến-bộ của nước người…có lúc ta thực sự đau lòng cho sự nghèo nàn sơ xác của một dân-tộc - của một đất nước – của Việt-Nam mình. Có nghĩa gì “Chiếc cầu tre chênh-vênh nhỏ bé” hay “Căn nhà tranh mặc gió lung lay…”Nhưng nó đã không có trên đất nước nầy. Trong đời sống văn-minh tiến-bộ của người ta, mà nó lại tồn tại vĩnh-viễn ở trong tôi. Nên nó đã khiến cho tôi dễ bị cảm-xúc hơn là đi qua Golden Gate hay vào Sear Tower là những kỳ-quan của thế-kỷ. Tôi đã đến những nơi nầy để chiêm-ngưỡng - nhưng cũng chính là để vọng tưởng nhớ nhung, tôi cũng đã nhìn tượng Nữ Thần Tự Do, để thấy mình cũng tự do thế thôi. Không hiểu một mai sẽ có gì thay đổi trong tôi ? Còn với hiện tại tôi đã nghĩ : Giá Việt-Nam không còn chế-độ Cộng-sản - không còn những tên Việt-Cộng ngu dốt và ác độc - không còn bất-công và áp bức - Có lẽ tôi sẽ trở về dù chỉ để làm một ông câu nghèo nàn, sáng cơm chưa no đã lo chạy gạo tối. Hay cùng lắm làm một con chim cú già hèn mọn để được đậu cành tre trên Quê-hương mình.

Nguyễn Sơn
hoiquanphidung.com
Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhớ về An Lộc - Nguyễn Sơn

Bây giờ đã hơn 1 giờ. Tôi biết chắc điều này vì ngoài trời mờ ảo với ánh đèn nhiều màu của Thành-phố. Tuyết đang rơi thì phải. Hơn một tiếng đồng-hồ trước đây tôi đã thức giấc trong tiếng chuông điện-thoại.
Cho đến nay, đã hơn ba tháng tôi sống nơi đây mà vẫn chưa quen được với giờ giấc và thời-tiết. Đã đành đang Đông nên mặt trời thường “Đi ngủ sớm”. Nhưng trong người tôi vẫn thường bị xây xẩm hoặc bị ảo-giác về giờ-giấc. Có khi đang trưa mà tôi cứ ngỡ là nửa đêm. Nên thường nhìn đồng-hồ là vậy.

Bây giờ đã hơn 1 giờ. Tôi biết chắc điều này vì ngoài trời mờ ảo với ánh đèn nhiều màu của Thành-phố. Tuyết đang rơi thì phải. Hơn một tiếng đồng-hồ trước đây tôi đã thức giấc trong tiếng chuông điện-thoại. Người đã gọi, tôi không quen hay đúng hơn là tôi không nhớ. Anh đã nhắc nhiều đến Biệt Cách Dù trong đó có cả chị. Sau đó tôi đã không ngủ được. Tâm trí cứ vẫn-vơ nghĩ đến chuyện cũ An-Lộc năm xưa, đưa tôi vào ảo-giác chiêm-bao, trong mê tỉnh thực mộng…Tôi đã quên tôi trong hiện-hữu lạnh lẽo giá băng, trong thực tại tha-hương kiếm sống… tôi nhớ thật nhiều đến một mùa Hè rực-rỡ, trong lửa đỏ Bình-Long, đến chị.


***

Ngày 16/4/72 tôi đứng trong cơn chiều gió-lộng, trên một đỉnh đồi phía Đông không xa đồi Gió để nhìn vào An-Lộc. Nhìn con đường ngoằn-ngoèo, quanh co dẫn vào nơi khói lửa đó, lòng tôi bỗng dưng nôn-nao vô cớ, như lần hẹn hò với người tình đầu đời của tuổi học trò. Đêm tôi thao-thức với âm-thanh đạn nổ hai lần từ trời cao vọng xuống lẫn trong tiếng động-cơ con tàu C130 văng-vẳng khi gần, khi xa đã khiến tôi không sao nhắm mắt được với điệu ru buồn bã này. Sáng hôm sau, đơn-vị tôi vào An-Lộc- con đường ngoằn-ngoèo bỏ lại sau lưng.

Chúng tôi đã đi qua những buôn làng xám ngắt trong tro tàn vắng lạnh. Chúng tôi đã đi qua những vườn tiêu xanh tươi trong nắng vàng ban mai và trên con đường rợp bóng mát cao-su. Chúng tôi đã vào An-Lộc để mai này nối tiếp đi lên phía Bắc - lên đỉnh đồi Đồng Long…


Đoạn đường không xa để đi qua Thị-xã nhỏ bé này, để đến đồi Đồng-Long cùng với thời-gian không dài trong thế-kỷ 20. nhưng chúng tôi đã đi không tới trong một sớm một chiều, một ngày một đêm. Bởi thời-gian không tính bằng phút, bằng giây mà nó đã định bằng âm-vang đạn nổ, bằng hàng vạn lượt pháo bắn vào Thành-phố này. Con đuờng chúng tôi đi tới, không đo bằng gang tấc mà bằng từng giọt mồ hôi và nước mắt của người lính và gia-đình. Con đường bằng máu trơn trợt trong điêu tàn khi lên khi xuống như bể khổ trầm-luân… Đồi Đồng-Long như ảo-giác ốc-đảo trong sa-mạc, khi trước mắt khi xa xăm, lúc chờn-vờn lung-linh trong bão lửa, lúc biến mất trong sương mù nhuộm khói…An-Lộc chìm ngập trong tiếng nổ và lửa cháy suốt 60 ngày như đêm bạo chúa Neron đốt thành-trì, đốt cư-dân để tìm hứng thơ…

Chúng tôi đã đi qua được trận bão lửa này, trong tình bạn đồng-đội và hy-sinh để đến được đồi Đồng-Long và Hớn-Quản, ngoại-biên cực Bắc của Thành-phố. Ngày 12/6/72 đồi Đồng-Long ngạo-nghễ nhìn quân Bắc-Việt tan-tác tháo chạy dưới chân…chấm dứt tham vọng của “Cáo miền Bắc” đội lốt “Chồn miền Nam” nối liền Lộc-Ninh, An-Lộc làm thủ-phủ xâm lấn miền Nam.

Đêm nay trong cảnh rét mướt của xứ người, lòng tôi bỗng nhớ lại chuyện máu lửa xa-xưa. Chuyện mà mấy ai còn nghĩ, còn nhớ đến trong cuộc sống vội vã bon chen này. Vả lại để làm gì, khi nó là một kỷ-niệm không thuộc về mình. “Ai dư nước mắt khóc người đời xưa” phải không chị ? Ngay chính tôi cũng vậy. Dù là người mới đến nơi đây, chân chưa cạn vết nứt-nẻ bùn đen, mặt chưa phai màu nắng cháy quê-hương và lòng còn nặng biết bao điều nắng mưa ở Việt-Nam, cũng đã phải theo chân bạn-bè đi trước, kề vai vào gánh vác cuộc sống, chạy đôn chạy đáo rao đổi mồ-hôi lấy bạc cắc, không đủ thời-gian để viết lá thư tình với năm ba chữ yêu-thương…Vậy mà đêm nay, quên cả đêm dài cần-thiết để lấy sức cho ngày mai còng lưng kéo cuộc sống, lại ngồi chong đèn, bút giấy nói chuyện đời xưa với chị. Hẳn là chị phải ngạc-nhiên ? Ở đây tôi không nghĩ về chị như thế nào ? Nhưng tôi đã nghĩ nhiều đến bạn bè của tôi đã sống và chết như thế nào mà đã gây cho chị một xúc-cảm đặc-biệt để viết thành hai câu thơ :

“An-Lộc địa sử ghi chiến-tích
Biệt-Cách Dù vị Quốc vong thân”


Tôi cũng không nghĩ đây là bản “Phong-thần” mà mặc-nhiên chị đã dành cho chúng tôi- những người lính BCD. Điều mà tôi đã cảm-nhận được ở đây - ở chị - chị đã nhìn thấy chúng tôi đã chết từ “Chiến-tích” để được sống lại trong “sử ghi” và cũng vì “Vị-Quốc” nên chúng tôi đã không còn chọn lựa nào khác hơn là “hy-sinh” phải thế không?…Tôi rất cảm-kích về điều của chị và có lẽ những anh-linh của bạn bè tôi cũng vậy.

Đó là chuyện “An-Lộc địa” và cô Pha ngày nào. Còn chuyện của tôi ngày xưa ở chiến-trường An-Lộc với chị ngày nay ở Cali - Đông có nắng vàng ấm-áp, Hè có gió mát lá bay. Nơi chị đang an vui với gia-đình và bạn bè. Tôi cũng đã được lắm bạn bè nghĩ nhớ đến tôi cũng như tôi thường nghĩ nhớ đến họ. Những người đang sống và đã chết. Những người bạn thân-thiết cơm gạo sấy, nước trên ngàn của một thời chinh-chiến loạn-ly…Một Dung, Khánh, Mỹ, Thể…Một Huyên, Cường, Châu, Chính, Khoẻ…Tên của họ như vòng hạt chuỗi thẻ bài mà tôi đã từng mang nó trong năm tháng đời lính để ngày nay trở thành những mắt xích ràng buộc tôi với họ trong nỗi nhớ của tâm-hồn và vĩnh-viễn trong mai kia, dẫu tôi có sống dư thừa trăm năm, thế-sự có trầm-luân biến đổi đến đâu nữa - hình ảnh họ vẫn nguyên lành trong tôi với những đặc-điểm ở họ tôi đã mến thương.

Những người lính chúng tôi đã không tiếc thân mình, thì với chiến-trường nào cũng vậy, chỉ có máu đổ chứ không có lệ rơi. Nước mắt không còn rửa được hận thù và lệ rơi không ngăn được mưa pháo đạn bay nên đã xem chuyện “Tử -biệt sinh ly” như chuyện tương-lai trước mắt. Kẻ trước người sau rồi cũng đến phiên như một phiên gác đêm của người lính trong đời sống súng đạn mà thôi. Tôi đã từng sống bên những xác bạn bè còn nóng máu chảy, và nhìn thấy khuôn mặt còn tươi tỉnh, bình-thản tắt thở. Tôi bình-thản đợi chờ đến phiên mình, có lúc đã quên cả tiếng thở dài để chào người nằm xuống…

Nhưng chị có biết không ? Tưởng như vậy là hết, là quên, quên người, quên tên, quên cả kỷ-niệm và phiên mình chờ mãi vẫn không thấy đến. Không được chết vinh nên tôi đã phải sống nhục trong suốt 20 năm qua mà vẫn chưa yên…Để đêm nay lại đến với tôi, cuộc sống hiện-hữu, những hình ảnh của người chết trong vọng-tưởng hư-vô. Dẫu giờ đây cơm gạo sấy không còn, chiến-trận không còn sau 75. Bạn bè vẫn còn chập-chờn trong trí tôi. Bãt chợt đâu đó ở ngoại-cảnh, cũng có thể đưa tôi trở về dĩ-vãng để được gặp lại họ trong đời chiến-binh. Dẫu là mơ màng mộng tưởng nhưng đó cũng là nơi trú ẩn bình-yên duy nhất của tâm-hồn tôi giữa cuộc sống phàm-tục gian-truân này.

Những tháng ngày lưu đày, hay bên đường xuôi Bắc ngược Nam, lúc nhai củ sắn, khi gặm củ khoai. Cuộc sống nối tiếp qua những trại tập-trung đày ải của người anh em bắt làm thân trâu ngựa, kéo cây đẵn gỗ trên ngàn, lặn sông, lặn suối vớt đá đắp đường. Để rồi khi đông qua rét mướt đẫm mồ hôi, hè đến trong nắng lửa, ngất xỉu bên luống cày cạn khô lao-lực. Họ đã lấy hung tàn để cạo rửa lý-trí, vắt cạn sức lực con người bằng miếng ăn họng súng. Đưa con người trở về với bản-năng sinh-tồn của một sinh-vật, và trong cuộc sống yếu đuối tận cùng này, bạn bè như hiển-linh đến với tôi trong dáng điệu nụ cười. Khi bên bờ suối hoặc đình non cao, lúc chờn-vờn trong mây trong gió như khuyến-khích an-ủi vỗ-về; hãy ráng lên sống với giả-trá vinh-quang và khổ nhục để tồn tại, hãy nghĩ đến vài trăm hạt bắp cuối ngày, thuốc cầm hơi để kéo dài kiếp sống lưu-đày mà bạo-lực đã ban cho. Tôi đã sống qua những ngày tơi-tả trong manh áo hai màu thay da bọc xương. Tôi đã thấy từng toán người không vải che thân, da nhăn-nheo thiếu máu lùa xuống ao nhúng nước như những đàn dị-vật hai chân. Tôi đã thấy tôi trong đoàn người cùng khổ đó. Chúng tôi đã mất tất cả danh xưng làm ngưòi để thấp kém hơn cả những loài thú-vật nuôi trong nhà. Nhưng trong tôi luôn luôn vẫn còn niềm tự-hào của đơn-vị, của bạn bè để làm vốn liếng cho cuộc sống tinh-thần và mỉm cười với hai chữ “sa cơ” và “thời-thế”.

“Thập tam niên” lưu đày không là bao so với thế kỷ, với lịch sử loài người. Nhưng cũng là một sự mất mát đáng kể cho một đời người dù là trăm năm phải không chị ? Tuy-nhiên đây không phải là một lời than - một sự tiếc nuối cho cá-nhân tôi hay cho bạn bè cùng thời. Giá gì 13 năm không ra chi đó mà nhắc nhở ! Nếu có chăng chúng ta hãy nghĩ giùm đến hàng bao thế-hệ con trẻ của chúng ta đã bị trì trệ trí tuệ, mụ mẫm trong kiêu-căng phi-nghĩa, phi-nhân - Quên Cha ông, Tổ-tiên, Giống nòi trong hai tiếng “anh ,tôi”. Để chỉ biết có loài khỉ vượn ăn trái, ăn cây làm nên sự-nghiệp bác đảng. Con tôi không hiểu chữ “Hiếu” chữ “Ân”chữ “Tôn”, chữ “Kính”, không học Ngũ thường của Khổng Tử dạy làm người, mà lại thuộc lòng năm điều bác dạy như vẹt nói tiếng người. Tôi nhìn trong gia-đình với những xót-xa đổi thay và thấy ngoài xã-hội với những đổi mới kỳ-quặc. Tôi đơn-côi và bơ-vơ trong cuộc sống nửa khóc nửa cười này.

Giờ đây trong đêm khuya khoắt, bên đèn chiếc bóng. Bạn bè lại đến trong giọng nói điệu cười, cho tôi được một lần vui trong ngày, để sau đó tôi lại trở về với lặng câm của cơn buồn cuộc sống, của dĩ-vãng một thời làm lính và một thời đi tù.

Tôi đã không nghĩ đến bà con thân-nhân hay người yêu thưở nhỏ, hoặc cuộc sống mai đây sẽ khá hơn trong kiếp sống ly-hương này. Tôi sẽ có “Job” mong ước khiêm-nhường của kẻ mới tới - để được chút tiền sống cho nình và cho người… Điều mà tôi nghĩ ở đây là những bạn bè của tôi không còn trên cõi đời này, những người đã chết không đám tang, không thay áo mới giữa chiến-trường. Họ đã trả lại cho đời sống cả tuổi thanh-xuân lẫn gian-truân một thời. Họ đã thảnh-thơi ra đi không bận với những gì còn lại và tiếp-diễn trên thế-gian này, dù là đầu đạn màu đồng hay những mảnh gang thép đã ghìm sâu vào thân thể, hay chiếc thẻ bài trắng bạc buông thòng trên cổ khi họ tắt thở - họ bình yên trong hai tiếng “trận - vong” thế là hết - một đời làm người !

Nợ nước, nợ đời họ đã trả. Nhưng tình nhà ra sao hở chị ? Những mảnh khăn tang ngày đó không đủ phủ-kín nỗi sầu-bi, tiếng nấc nghẹn-ngào của vợ con. Những tha-thiết nhung nhớ ngày đó của người tình, người yêu - bây giờ chắc cũng đã quên…Nhưng sao hôm nay lòng tôi bỗng dưng lại bồi-hồi xúc-động nhớ đến họ…

Hơn 20 năm qua cứ mỗi lần nghe ai đó nhắc đến An-Lộc tôi lại một lần nhớ đến bạn bè - nhớ đến chị. Tôi nhớ đến những người đã chết nơi này và nhớ đến chị đã sống nơi đó. Tôi nhớ đến những người đã tạo nên chiến-tích cho đơn-vị bằng cái chết của mình và nhớ đến hai câu thơ của chị đã làm cho họ sống lại trong lòng mọi người. Và tôi nhớ đến ngày chị bị thương như một sự an-bài để “Ta quen nhau hề Lý-Bạch lưu linh…” vì “an bài” nên chị đã may mắn thoát khỏi quả pháo đến đón chị vào số phận “Hồng nhan bạc mệnh” hay nửa đời người làm “Bại tướng cụt chân”. Đáng ra vết thương này phải là của chúng tôi - những người trực-diện đối đầu phía trước - để cho mọi người - cho chị tay không cầm súng được an-lành. Nhưng chị biết đó, những viên đạn đồng đâu có hồn để biết đau thương, những viên đạn đầu đen mang gang thép ngoại-nhập nào có biết nhân-tình. Dù cho một em bé tuổi chưa thôi vú mẹ, nuôi chưa tròn tiếng gọi mẹ cha, hay ông cụ bà lão tật nguyền chống gậy khấp khểnh trên đường về "Qui-Tiên”. Ở chiến-trường này đạn pháo của địch đã không nhân-nhượng khoan-dung cho bất cứ một thứ gì. Từ một bàn thiêng trước ngõ cho đến một con chó lạc chủ lang-thang bên đường. Tãt cả phải huỷ-diệt. Đó là điều mong muốn của địch. Họ đã dùng pháo để băm vằm Thành-phố, băm vằm chúng tôi - những người lính đã quyết tử với họ…để giữ cho An-Lộc được tồn tại trên phần đất tự-do miền Nam.

Bầu trời An-Lộc xưa nay vẫn đẹp trong nắng hồng trời xanh, đều đặn hai mùa nắng đẹp, mưa vui, cho cây lá thêm tươi và vì là một tỉnh lẻ địa-đầu nên một sư-đoàn cùng hàng ngàn chiến-xa. đại-bác từ phương Bắc xuôi Nam tràn vào tàn phá chiếm giữ. Bàu trời bỗng dưng rực đỏ mầu hồng cùng với khói đen. Tai ương đến - khu Kito nhuộm máu giáo-dân trong buổi cầu kinh - Chúa vẫn buồn dang tay chuộc tội thế-nhân, mà người vẫn đa mê trong tội ác. Chùa xụp đổ, chẳng còn kinh mõ, Phật từ-bi rơi nước mắt khóc điêu-linh, cuộc thế trầm-luân.

Đoàn quân CS vượt sông Gianh, Bến-Hải, xuyên Trường Sơn qua biên-giới. Ngày đêm ì-ạch khuân vác chiến-cụ ngoại-bang vào Nam. Người anh em chỉ nhằm mục-đích “Giải-phóng” san bằng tự-do thanh-bình của người dân Nam để cùng nghèo đói gông cùm miền Bắc, trong giáo-điều bạo-tàn nô-dịch dân-tộc. Chắc chị cũng đã nghĩ như tôi, chắc chị đã không đau vì vết thương trên da thịt mà đã ray rứt về nỗi tủi hờn của một kẻ yếu đuối nữ-nhi, tay không cầm súng, không quen phong-trần cùng với gió sương. Chắc chị đã tiếc mình là nhi-nữ, không là Triệu-Ẩu, Trưng-Vưong, để phải lắm phen quay quắc trong hãi-hùng. Từ Tòa Hành-Chánh hay ga xe lửa, khu Kito hay trường học - chị lang-thang không nhà trốn giặc, trốn đạn khắp thành-phố bị bao vây nhiều ngày này và chị đã đến đây. Chị đã thấy gì hơn những nơi khác ? Củng đổ nát điêu-tàn, cũng pháo rơi đạn nổ vung vãi khắp phố xá nhà cửa của dân lành. Địch nhằm mục-đích gây khủng-hoảng tinh-thần chúng tôi để chờ thời-cơ tiến đánh, nên đã ngày đêm không tiếc đạn bắn phá chúng tôi. Nhưng chị cũng thấy đó, chúng tôi vẫn thảnh-thơi vui cười - chờ địch đến như chờ cuộc chơi. Và với không khí lạc-quan đó đã khiến cho chị cảm thấy dễ chịu bình-yên hơn, tin tưởng hơn - dù một chút tin-tưởng đến muộn nhưng đã giúp chị thoát khỏi sự ám ảnh nào đó của âu lo…khi nghĩ đến cảnh phải ngồi co-ro ở một xó-xỉnh nào đó mà quyền làm người của chị lệ-thuộc vào họng súng AK, liệu chị có còn dám ngước mắt nhìn thẳng mặt họ mà vui cười như nhìn chúng tôi hay không ? Hay chỉ biết cúi mặt chờ đợi - Những đầu ngón chân đen đúa đường xa của bọn chúng, chị sẽ nhìn thấy ở đó, một phần nào số phận của mình sẽ được định-đoạt. Chị sẽ bị mang ra bắn bỏ hay chôn sống. Có thể họ sẽ tha cho chị tội chết nhưng sẽ bắt chị phải đền tội sống. Tội làm người ở đất nước tự-do, tội làm một cô giáo tỉnh lẻ hay viên-chức phụ-động ngày hai buổi đi về không biết hoan-hô, đả đảo…Chị sẽ được giáo-dục lao-động là vinh-quang làm theo sức trâu bò quên ngày, quên đêm là tiên tiến, là mũi nhọn công đầu…Chân chị sẽ chẳng còn guốc hồng dép trắng - chẳng còn nuột-nà gót sen và đôi tay của chị trau chuốt một thời sẽ nhăn-nheo héo úa bởi bùn đen đãt đỏ, bởi gai đâm vết cắt…tâm-hồn chị sẽ chai lì trong ê-chề buồn thảm để đến lúc chẳng còn biết mình là ai. Năm qua tháng lại chị sẽ trở thành một tên nô-lệ chuyên-nghiệp của chiến-trường xuôi Bắc ngược Nam, quên cha quên mẹ, quên cả người tình…Ngày ngày vác sắn,tải đạn, khiêng thương binh, chôn xác quân thù. Đêm về ngồi xếp bằng vỗ tay ca hát như lũ con nít vừa mới lên năm. Cuộc đời rồi cũng tàn-tạ rơi-rụng như chiếc lá úa trên rừng…Gương Mậu-Thân ngày nào ở Huế, chắc chẳng mấy ai quên…

Sống nơi này với chúng tôi chị đã cảm thấy dễ chịu bởi chúng tôi đã không vướng bận với cái sống, cái chết, nên chị cũng đã bỏ lo đi để bình-thản. Rồi một đêm mùa hè trăng soi, chị đã quên cuộc sống dẫy đầy chết chóc, đau thương, chị yên tâm quên pháo, nằm dưới hiên để ngắm chị Hằng lững-lờ cùng trời mây. Chị có nhớ Lý-Bạch đã chết vì trăng không ? Tôi không hiểu Tô-đông-Pha đã chết như thế nào ? Nhưng tôi đã biết rõ chị Pha đã thoát chết trong một đêm mưa pháo của trận chiến An-Lộc. Và chị đã không chết ngay tại chỗ nhưng với vết thương đó liệu chị có nghĩ đến “Mỹ nhân nhân tự cổ như danh tướng. Bất hứa dương gian…” không ?

Đấy, chị đã sống gần chúng tôi bao ngày trận chiến hung hiểm. Chị cũng đã từng thấy chúng tôi ngã gục trên chiến-hào, hay bao phen thay phiên mang thương tích để giữ đất và giữ nước. Chị cũng đã nhìn thấy những nấm mồ chôn vội vã bên cạnh chúng tôi. Với một nấm mồ có gì để đáng nói ! Nhưng với chúng tôi đó là những nấm mồ mà chúng tôi đã đắp lên cho bạn bè bằng tất cả tình huynh-đệ thân thương…Chị đã thấy, trong những đêm mưa tầm-tã lẫn lộn với pháo rơi, chúng tôi đã phải mò-mẫm từng tấc đãt trong bóng đêm để bới những cái hố nhỏ chôn mình tránh pháo rồi mới đào những huyệt lớn để chôn xác bạn sau. Chúng tôi đã xem thường cái chết trong lúc chiến-đấu một mất, một còn với địch bao nhiêu, quý xác bạn bè khi nằm xuống bấy nhiêu. Đôi khi thật vô-lý - khi một người chết lại phải mất thêm một vài người sống chỉ vì một cái xác không hồn. Nhưng tình-cảm riêng của chúng tôi, nó có lý lẽ riêng của nó…và chúng tôi đã tồn tại được trong gian-nguy khắp chiến-trường dạo đó, một phần cũng nhờ vào tinh-thần đồng-đội “Sống chết có nhau”. Có lẽ ở đây chị cũng đã nhìn thấy được ở chúng tôi điều mà chúng tôi đã không thấy. Đó là thân-phận thật nhỏ nhen của một người lính khi sống cũng như lúc chết và sự hy-sinh hào-hùng lớn lao của họ mà thế-nhân ít kẻ thực-sự nhìn thấy. Lẽ dĩ nhiên đôi khi chúng tôi cũng được ca tụng, ngợi khen, có lúc cũng đã phải thẹn-thùng bởi vì nó đã vượt quá điều chúng tôi nghĩ, chúng tôi làm. Và, chị là một - một chứng-nhân cho sự sống chết và hy-sinh bên nhau của chúng tôi. Nếu chúng tôi là những tên giác-đấu khô cằn sắt đá, chỉ biết đi tới trong bước chân Robot người máy, hoặc quay lưng lại chạy trước, quên sau, không cần biết bạn bè chiến-hữu thì chúng tôi cũng đã tự huỷ-diệt từ lâu. Và bây giờ cũng chẳng còn gì để nói với nhau, với chị. trong cái nhìn của chị về chúng tôi, cũng như đã cảm-nhận được những gì mà chúng tôi đã có. Cái đau hành xác của vết thương thiếu thuốc. Cái chết lơ-lững trước mắt trong lằn đạn địch bắn tới. Cái”lạnh cẳng” khi đôi chân vướng vít giữa những lằn đạn bắn ngang dọc, và nhất là tiếng nổ của viên đạn pháo rơi kề cận, là một điều thật hiếm hoi để cho chị phải nhớ mãi. Bởi những trường-hợp như thế này ít khi còn dịp để cho mình nhớ lại cảm-giác lúc đầu. Vì mình sẽ không còn nữa, và linh-hồn không biết có mang theo để nhớ lại ở đâu đó không? Chị cũng đã từng chung niềm vui với chúng tôi trong những khi chiến-thắng và cũng đã cùng buồn trong những lúc chiến-bại. Chị là chiếc bóng kề cận, là chứng nhân, là chiến-hữu của chúng tôi. Dù không súng đạn ba-lô, không mang cấp bậc số quân, không ai tuyên dương chị nhưng chính chị đã tuyên-dương chúng tôi, đã khiến cho mọi người nhìn thấy chúng tôi trên khắp chiến-trường giông bão chống giặc Bắc-phương ngày đó qua “An-Lộc địa” của chị và mãi cho đến bây giờ hoặc mai sau.

Hơn 20 năm qua, chị nghĩ chúng tôi, những người lính đã sống và chết trong trận mạc còn gì. Tôi không nghĩ sự hy-sinh của chúng tôi hay Việt-Nam còn gì ? Còn chăng đó một sự mất mát không tìm lại được cùng với những nỗi cay đắng nhọc nhằn mà người sống đã phải gánh chịu cùng với vết tích của người chết cũng chẳng còn. Ngay cả những ngôi mộ vốn dĩ đã mang tiếng là “Mồ viễn-xứ”dù quanh năm nhang tàn khói lạnh cỏ mọc mồ xanh, nó vẫn là một ngôi mộ. Tên tuổi, ngày tháng sanh, tử vẫn in vết trên bia dẫu đã rêu phong cát phủ. Vết tích khiêm-nhường của một người lính chừng đó còn lại trên cõi trần đời. Thế mà tàn cuộc chiến mồ hoang cũng chẳng còn. Sự thù hận Nguyễn-Ánh - Tây-Sơn mấy trăm năm lịch-sử được lật ngược để đào mồ, cuốc mả trả thù. Dù là mồ mả của một người lính súng dài không quan tước, quyền hành. Tôi chợt nhớ tới tưởng người lính màu đen bên đường xa-lộ Biên-Hoà, mà xưa kia ai qua lại cũng phải ngó, phải nhìn với thoáng suy-tư trầm-mặc, cũng như đã có biết bao điều hư thực được người ta đồn đãi chung quanh tượng người lính này. Chuyện đêm đêm người lính rời bỏ bục ngồi lang thang đi dạo dọc theo xa-lộ, vào nhà dân xin nước, chờ khách qua đường để xin lửa hút thuốc,v.v.. những câu chuyện mà thường nhật của một người lính đang sống thường làm vô thưởng vô phạt mà đôi khi còn được coi là dễ mến, dễ thương. Tôi không hề nghe kể chuyện tượng lính đó đã gây ra những điều huyền-bí, kinh-dị, sợ hãi cho một ai. Nay cũng được tròng dây kéo đổ, gãy cổ bể đầu lăn lóc dưới đất - thật khó coi - nhưng cũng thật bất-nhẫn. Cũng như di-vật của em tôi – một phi-công - tấm thẻ bài, bộ đồ bay không nghĩa gì cả - cũng được gọi là “giặc lái” mang ra xiềng xích trưng bày, phỉ nhổ…Tôi không hiểu nổi – vật của người chết có hồn hay hồn của người sống vô-tri…Tôi đã lang-thang qua những nghĩa-trang Bắc-Việt, Mạc-đỉnh-Chi để nhớ lại một thưở nào kỷ-niệm học trò đi tìm im vắng. Giờ đây trong nỗi buồn vô-vọng của kẻ mất cuộc sống, tôi trở lại chỗ này chỉ thấy toàn hố trũng hoang-tàn đổ nát. Tàn tích của một sự bới móc không khoan nhượng. Tôi cảm thấy thấm-thía cho một sự đổi đời. Nước mất nhà tan mồ mả chẳng còn !

Một mai nếu có dịp trở về An-Lộc, tôi nghĩ chị sẽ thấy lòng trĩu buồn bởi những đổi thay mất mát không ngờ…Chị sẽ như tôi lạc lõng lang-thang trong tiềm-thức, trong vọng tưởng để tìm lại những tàn-tích dĩ-vãng trên mãnh đãt này năm xưa. Rồi một sớm mai sương mù giăng kín không-gian hay một chiều nắng nhạt nào đó, trên đường về quanh co nẻo vắng hay trong gió lạnh sương mai. Biết đâu chợt trong mơ tưởng chị sẽ gặp lại những gì mà chị đã lãng quên trong cuộc sống hôm nay và chị sẽ thấy thời-gian không phải là mồ chôn dĩ-vãng. Vì vậy mà tôi đã sống với những kỷ-niệm đang sống trong tôi. Ngày đó, tôi đã biết chị nhưng không biết tên. Qua câu chuyện của bạn bè nói về một thiếu-nữ bị pháo gãy chân. Chuyện đó có gì lạ đối với chiến-trường này. Nhưng một chút ngạc-nhiên cũng đã đến với tôi là từ ngày chúng tôi đến đây - trên phòng-tuyến này - bạn bè chúng tôi cũng đã chết nhiều nhưng chưa nghe nói một người dân nào trốn giặc bên chúng tôi bị nạn cả. Sao lại có chuyện này. Tôi chưa kịp hỏi mà chỉ lơ-đãng hình-dung về chị, về hình ảnh một thiếu-nữ gẫy chân. Lòng tôi trơ cứng như hồn đá sỏi, chẳng một chút xúc-cảm nào mang nghĩa xót thương. Bởi ở đây tôi đã quen lắm chuyện đau thương mà bình thường chắc cũng không khỏi mũi lòng cũng như quen mùi xác rữa của địch rải-rác trước phòng-tuyến mà bình thường chắc cũng thấy hôi tanh.

Viên đạn pháo nổ tung mái ngói trên chỗ tôi ngồi đưa tôi trở về thực tại rời khỏi thoáng chốc vu-vơ. Tâm-trí tôi lại trở về với máu lửa của những trận đánh kế tiếp. Tôi đã quên đi chuyện này như chuyện chiêm-bao ngủ gật. Bởi ở đây có biết bao chuyện lạ đời để mãi mãi không nhạt nhoà trong tâm-tưởng.

Ngày đầu tiên tôi vào đây. Trong căn nhà bên kia lò bánh mì, tôi đã gặp một em chưa đầy tuổi thôi nôi, nằm giữa một chiếc giường chăn xô gối lệch. Em đang an giấc trong lời ru của ruồi nhặng, mắt môi đầy ắp những sinh-vật mới sinh. Tôi sững sờ không phân-biệt được em là trai hay gái. Lòng tôi rưng rưng lẫn buồn nôn. Tôi quay ra như trốn chạy một điều gì, rồi mãnh-lực nào đó đã giữ tôi lại, cúi xuống kéo tấm chăn phủ kín người em. Đàn nhặng vù lên như một sự phản-đối gớm-ghiếc. Vĩnh-biệt em. Một thời ngắn ngủi làm người trong chiến-tranh ly loạn cũng như chuyện một đêm, người thiếu-phụ bật tiếng rên la từ một góc phố cùng với trận đánh bên ngoài. Người y-sĩ đã bỏ việc cứu thương, cứu lính để tìm người thiếu-phụ, làm việc cứu dân. Dưới ánh sáng leo-lét của ngọn đèn dầu không đủ sáng hết căn hầm bé nhỏ, người thiếu phụ đang chuyển bụng. Một việc bất ngờ đối với người y-sĩ vưà mới về đơn-vị này. Xưa nay trên chiến-trường chỉ có tử chứ nào có sinh, nhưng đây cũng là một chuyện lạ bất ngờ. Người Y-sĩ chỉ quen cứu chữa những vết thương vì bom đạn, bây giờ trước vết thương này - vết thương sinh-tồn của giống-nòi, đã khiến cho người y-sĩ phải bỡ-ngỡ và người y-sĩ đã làm hết sức mình để cứu mẹ con người thiếu-phụ thoát khỏi cơn nguy-nan của một lần “vượt biển” đời giữa cảnh phong-ba bão lửa này. Đối với người thầy thuốc thì việc tận-lực cứu dân hay cứu lính không quan-trọng mà cứu người là thiên-chức của họ. Nên đã không phân-biệt vết thương của bạn, thù hay dân, lính. Rồi em bé cũng ra đời để mang tên của người thầy thuốc - Ân-nhân cứu tử của mẹ con em. Tôi không hiểu em bé có cất tiếng khóc để chào đời, chào cuộc chiến, hay đã im lặng như cảm-nhận thảm-hoạ chiến-tranh để cùng mẹ cha nhẹ gánh chạy giặc.

Tôi cũng đã đi qua trận đánh phía Tây trong đêm tối hãi-hùng - lẫn lộn trong điêu-tàn sụp đổ xác người, thú - những viên đạn B41 xanh biếc, lập-loè cắt rách màn đêm như điềm báo tử-thần quanh đây cùng với những âm-thanh đạn pháo, xé rách không gian hứa hẹn bao điều thảm họa phía sau. Cảnh huyên-náo của chiến-trường trong đêm tối, đã thôi-thúc chúng tôi đi tới trong thách-thức số-phận cùng với gian-nguy, để lùa địch ra khỏi vòng đai của Thành-phố và sáng hôm sau chúng tôi đã đổi được chỗ của kẻ chiếm đất để giữ lại đất.

Chiều ngày 18/04 chúng tôi đã đến từ ngoại-biên Đông-Nam của thành-phố. Nhìn vào trận-địa trước mặt, như một canh bài đã được bày sẵn trên chiếu bạc mà tẩy đôi bên là xương máu, súng đạn. Địch dửng dưng đứng nhìn chúng tôi như một người chủ mất dạy ra tiếp khách. Tôi nghĩ họ đã đánh giá chúng tôi như những con cừu non hiền-lành đang dấn thân đến gần miệng sói lang. Địch quân đông, pháo nhiều lại trong thế thủ. Chúng tôi quân ít, vũ-khí nhẹ, trận-địa không quen, lại thêm đường xa mới tới. Địch đang trên thế thắng – chúng tôi trong tình-trạng thể chất mỏi mệt. Sự tương-quan chênh-lệch giữa đôi bên đã khiến cho địch xem thường chúng tôi. Và không cho phép chúng tôi được quyền chủ-quan, dù bất cứ một chủ-quan khiêm-nhường nào đi nữa - Thế yếu - chúng tôi phải đổi thắng bại bằng dũng-cảm và hy-sinh nên đã không cho phép chúng tôi quên “Tiên hạ thủ vi cường”. Địch không ngờ chúng tôi đã đánh sau vài tiếng đông hồ khi màn đêm vừa buông xuống. Họ cũng không ngờ chúng tôi chúng tôi lại là những người linh tinh-nhuệ trong bóng đêm. Một chiến-thuật đã làm cho đơn-vị chúng tôi vang danh trên khắp chiến-trường - là khắc-tinh của bám trụ, của kiềng, chốt mà một thời địch đã tự hào là một chiến-thuật ưu việt của họ. Chúng tôi đi đến đâu, kiềng chốt bám trụ của họ tan tành đến đó. Mậu-Thân 68 ở mặt trận Cây Thị Gia-Định là một. Người ta đã biết chúng tôi qua chiến-thuật này cùng những lời ví von biến hai chữ Biệt Cách thành “Bird cat” một loại chim mà phương Tây đã lấy làm biểu tượng cho điều đáng kính và mang ơn - Cú mèo - Quả thật tôi cũng không ưa. Người Á Đông vẫn cho rằng nó là biểu hiện cho điều hung hiểm. Khi có chim cú đến nhà là điềm báo tang tóc, bại vong. Đêm nay chúng tôi đã đến - hẳn là địch đã không tin. Một trận đánh mà địch đã không lường trước đuợc sự thảm bại lại thuộc về mình. Để từ đó, đổi lại ưu thế tinh-thần thuộc về chúng tôi trong các trận đánh sau này. Điều cấm kỵ trong lúc giao chiến mà nễ sợ địch, chính đó là sai lầm của chúng.

Bóng đêm tan dần, mặt trời lên. Quang cảnh trận địa thật thê-lương ảm đạm. Ruồi nhặng thức giấc vo ve reo mừng máu bầm, máu tươi thịt mới, cũ la liệt khắp nơi. Ba đêm không ngủ - đôi mi trĩu nặng ngàn cân. Tôi cố nhướng lên cùng với ý nghĩ âu lo sợ địch phản công. Nhưng vô ích tôi đã gục xuống ở góc một hiên nhà…Tôi tỉnh dậy giữa những tiếng pháo xa, gần quanh chúng tôi. Địch bắt đầu pháo vào trận địa. Chỉ có đạn rơi và pháo nổ, nơi đây chẳng còn một ai - ngoại trừ chúng tôi và ruồi nhặng.

Trưa mùa hè nắng hạ, mùi thịt da sình thối quyện đặc không gian, đã khiến chúng tôi thở tưởng như oxy cũng nhuôm máu. Và thật bất ngờ, tôi đã gặp hai vợ chồng cụ già nơi này - ở một xó bếp. Ông cụ ngồi dựa lưng trước cửa một cái hầm nổi bằng bao cát và thùng phi chứa đãt. Người vợ đang ngồi nhen lửa trong bếp gần đó. Chắc họ cũng vừa mới chui ra khỏi hầm, chắc họ cũng thức suốt đêm qua ? Tôi đến gần chào họ - vẫn im lặng. Tôi chào lần nữa, ông cụ vẫn bất động nhìn thẳng ra trước mặt. Tôi chưa kịp thắc mắc thì tiếng bà cụ vang ra mà chẳng cần quay lại “Ổng mù và điếc đó” Tôi cứ tưởng là bà cụ đang nói chuyện với ông Táo. Tôi cúi nhìn vào đôi mắt ông cụ. Đôi mắt của người “ngủ ngày”. Thái độ và giọng nói của bà cụ, tôi hiểu họ không muốn nhìn thấy gì trước mắt, không muốn nghe gì bên tai. Dù chúng tôi là bạn hay thù. Dù là tiếng đạn hay tiếng bom. Họ đã tự thoát ra khỏi trần đời, thế sự, nên con người hay sự vật chung quanh không còn lệ thuộc thế-giới của họ, tôi quay ra với những ý nghĩ không vui.

Hai tháng sau có dịp tôi đã trở lại nơi này. Chẳng còn một thứ gì nguyên lành, ngay cả mùi hôi thúi ngày nào cũng chẳng còn. Căn nhà bếp, nơi tôi đã gặp hai vợ chồng ông cụ cũng chẳng thấy. Nhưng căn hầm vẫn còn đó với trăm thứ, cột kèo gạch ngói phủ lấp lên trên. Hình ảnh hai ông bà cụ cứ chờn vởn trước mắt đã khiến tôi chui vào hầm. Ánh sáng không đủ cho tôi thấy rõ lòng hầm nhưng rõ ràng hai bộ xương một nằm, một ngồi dựa vách đã khiến cho tôi sững sờ và rờn-rợn khắp người. Tôi cố nhìn họ một lần nữa cũng chỉ thấy hai bộ xương mà chẳng thấy gì trong tâm trí mình. Tôi chui ra với những ý-nghĩ rã rời cùng với mùi hôi hăng-hắc khó chịu của xác người chết khô.

Trời chợt đổ cơn mưa, cơn mưa nhẹ của chiều tháng sáu đã làm cho lòng tôi càng thêm quay quắc trong nỗi buồn...

Tôi trở về chân đồi Đồng Long. Nơi đây trận đánh cuối cùng của chúng tôi vào ngày 12 tháng 6. Địch đông gấp 5 lần. Trận đánh kéo dài từ sáng sớm cho đến chiều, không ăn không nghỉ. Xác một Mỹ, một Cứ… nằm dài trước mặt tôi dăm ba thước mà mới đêm qua còn nằm bên nhau xầm xì to nhỏ, chuyện không đầu không đuôi của lính, chuyện buồn vui của gia đình, của người thân, chuyện ngày qua và mai sau…Thế mà bây giờ thì nằm đó, giữa những họng súng địch canh giữ, ai sẽ đưa các anh về..? Không bỏ chiến tuyến không bỏ xác bạn đó là điều khẳng định của chúng tôi. Địch cũng hiểu rõ điều này nên đã không bỏ công canh chừng. Trời chiều nghiêng bóng, lòng tôi như lửa đốt, cổ khô đắng bởi mùi thuốc súng và khói bụi. Tôi nằm ngửa canh chừng những quả đạn 81 bay lên từ chợ Mới vẽ thành những đường cung mường tượng trong không gian, khi viên đạn bay qua để xem may rủi giữa ta và địch. Khoảng cách an toàn giửa điểm nổ và quân bạn đã không dành cho chúng tôi trong trận đánh này, và cứ mỗi lần nhìn thấy viên đạn bay lên không bình thường, tôi lại phập phồng không đoán được nó sẽ rơi vào chỗ nào ? Rồi nhắm mắt lại để tưởng tượng nó sẽ rơi ngay vào đầu mình…Chúng tôi đã chấp nhận đạn rơi cách chúng tôi đôi ba thước ở thời điểm nổ chậm nên có thể chôn vùi chúng tôi trong cát bụi, nhưng buộc địch phải bỏ những chiếc áo giáp chữ A, chữ Z sát cạnh chúng tôi năm ba thước để chúng không còn có cơ hội kiên trì bám dính chúng tôi nữa. Rồi một thể lao thẳng qua phòng tuyến địch bắn phá, coi đạn địch bắn ngang dọc như rơm rác, như giấy hoa. Mắt tôi mờ đi vì những hình ảnh dũng cảm của bạn bè – Một Thiện ngày nào trong trận đánh tái chiếm khu cảnh-sát. Bàn tay phải bị bắn đứt, Thiện vẫn tỉnh táo giơ lên để máu bớt chẩy, tay trái kẹp súng bắn trả như vừa cầm đuốc vừa bắn giữa cảnh mịt mù khói bụi. Một Y Muih Mlor tay ướt đẫm máu tươi đứng trên nắp hầm địch, mặt vẫn tỉnh bơ như thể chẳng có gì xẩy ra trên thân thể mình, và mới sáng nay Vosary bị địch bắn bay hàm dưới vẫn đứng chỉ tay về phía hầm địch để báo cho bạn bè. Người đen, máu đỏ đầy miệng, đã khiến cho mấy thằng Việt cộng con không khiếp đảm cũng phải rùng mình. Những hình ảnh đó đã thể hiện một phần nào cái dũng của BCD mà chỉ có trong nguy nan mới thấy được. Tôi hãnh diện đã có những người bạn như thế đó đã làm rạng danh cho đơn vị một thời. Địch cũng đã đoán được “Cơn nước lũ” chúng tôi sắp tràn qua và thể như một điềm báo trước để địch phải tháo chạy.

Bóng chiều tắt dần - trong im lặng không tiếng súng. Chiến trường như bãi chợ chiều, ngổn ngang súng đạn cùng xác chết. Chúng tôi đã không ồn ào hò reo chiến-thắng. Chúng tôi không nhìn thấy những chiến tích trước mặt mà đã im lặng nghĩ nhiều đến những bạn bè đã hy-sinh, đã nằm xuống trong trận đánh để đời này. Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo những tia nắng cuối cùng trong ngày chìm dần vào màn đêm giữa sự im lặng ngẩn ngơ của chúng tôi. Một ngày đã qua với bao nhiêu máu và mồ hôi đã đổ xuống - với địch ngày nào đã rầm rộ đi vào, bây giờ đã phải tan tác tháo chạy tìm sống trong số phận rủi may. Chẳng bù lại ngày 14/4 đã tràn vào Thành-phố như chỗ không người. Ngạo-nghễ, kiêu-căng trên những chiến xa, giữa sự trốn chạy hãi hùng của người dân. Nhưng giờ đây vết tích còn đó. Hàng trăm chiến xa nối đuôi nhau bị bắn hạ khắp nẻo đường phố. Họ đã mất đi sự tự kiêu, tự mãn lúc ban đầu. Giờ đây chỉ còn mong lấy thịt đè người, lấy hoả lực đàn áp tấn-công. Bốn Sư-đoàn 5,7,9 và Bình-Long khóa đầu chận đuôi tận lực vây hãm. Nhưng An-Lộc đã không mất đi trong cơn hấp hối thì địch còn mong làm được gì trong sự hồi sinh dũng mãnh của quân trú phòng. Bọn giặc Cộng lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan rồi tự tan rã trong sự phản công quyết định của đơn vị tham chiến. An-Lộc đã trở thành một biểu tượng cho sự dũng cảm và hào hùng của Quân đội miền Nam.

Tôi đứng trên lưng đồi phía Bắc để nhìn ngược về phía Nam, về chợ Mới. Dãy phố quen thuộc trong 60 ngày qua xa trông như vẫn nguyên lành duy nhất, còn lại chung quanh là hoang tàn đổ nát. Một chút tự hào đã thoáng đến với tôi. Tôi chợt nghĩ đến những thành quách xa xưa - dãy phố chơ-vơ nhỏ bé nằm giữa hai góc đường đó như một ốc đảo trong sa mạc khói lửa đã qua. Những vết đạn lớn nhỏ loang lỗ khắp cùng bởi bao lần bị bắn phá, bị tấn công, nó đã trở thành một thứ anh hùng hảo-hán thân mang đầy thương tích mà vẫn khí phách ngang tàng đứng vững giữa trận địa. Nó không còn là một dẫy phố thương mại bình thường của thương nhân, mà nó đã trở thành một thứ thành quách sắt thép của 81 - chỗ dựa cho đại pháo Navaron và nó còn là một chứng tích mà tự nó đã nói lên biết bao chiến tích hào hùng của Liên-Đoàn 81/ Biệt Cách Nhẩy Dù chúng tôi.

Tôi trở về để gặp hai em bé trên dưới mười tuổi đã sống hai mươi ngày dưới hố sâu, trong hầm tối ở chân đồi Đồng-Long. Ngày ngày không cơm gạo, không nước uống, giữa vùng đãt địch đóng quân. Em kể đêm đêm đã lén bò ra ăn cỏ, uống nước hố bom. Nhìn hai em nửa người nửa vật, nữa trẻ, nửa già - nhìn hai em như tượng đồng đen thời cổ, như tranh vẽ trừu tượng thời nay. Hai em nhìn chúng tôi trong hố mắt lạc lõng xa lạ. Chúng tôi nhìn hai em với nỗi buồn xót xa…

Lần cuối cùng tôi gặp chị, nhưng nay vẫn khó quên. Thật ra thì tôi chẳng nhớ gì về chị cả, nhưng tôi đã khó quên vì cảnh gặp chị. Ngày đó tôi đi giữ bãi tải thương ở Xa-Cam, và được lệnh phải để ý đến chị. Tôi đã không vui với điều này bởi chị không là gì cả. Không bạn, thù, chiến hữu. Tôi muốn dành chỗ của chị cho một thương binh. Dù là một ý nghĩ hẹp hòi, nhưng đó là sự thật ở lòng tôi lúc bấy giờ. Tôi lơ đãng nhìn chị để xem người thiếu nữ bị thương đêm nào mà tôi đã từng nghe bạn bè nói đến. Chị mặc quân phục của đơn vị chúng tôi nằm dài trên một cái ghế xếp thay băng ca. Tôi thoáng thấy sắc diện chị lợt lạt trong nắng vàng lẫn bóng lá xanh của cao su. Vì không ưa nên tôi cũng không nhìn nhiều để biết chị đẹp hay xấu mà tôi chỉ nghĩ đến chị nằm đó đang nghĩ gì ? Chị có hiểu không, khi trực thăng tới sẽ “chở” theo đạn pháo của địch tới. Chị hớ hênh chân co chân duỗi nằm đó ! Chung quanh không bờ đất che chở, không gốc cây ẩn nấp. Liệu chị có thoát khỏi một lần nữa bị thương hay làm “Danh tướng” không ? Và thần thánh nào sẽ che chở cho chị qua cơn mưa pháo này ? Tôi đã hồ đồ nghĩ về chị trong cái nằm của một người lính ngoài trận địa. Giá mà biết được ý nghĩ của tôi ngày đó - nếu không giận chắc chị cũng kém vui, phải thế không? Có thể chị đang âu lo về những điều tôi đang nghĩ, cũng có thể chị đang bận nghĩ đến một viễn ảnh vui hơn - được đưa lên tàu đáp xuống ở Lai-Khê. Chị sẽ thoát nạn - về Sài-Gòn vào bệnh viện, chị sẽ bình phục lại như xưa - Rồi chị sẽ mặc áo mới màu thiên-thanh cùng bạn bè lang thang dạo phố Bonnard, qua Pasteur ăn phá lấu, uống nước mía Viễn-Đông, về xem TV chiếu chuyện chiến-sự…Đời lại tiếp nối nỗi vui tươi trong tiếng cười rộn rã…Chị sẽ quên đi những tháng ngày dài bầm dập ở địa ngục An-Lộc, như quên một giấc mộng hãi hùng trong đời. Hay có nhớ, những muỗng cháo cơm nặng ân-tình của anh Kiên. Hay có nhớ một thời lộng lẫy đón đưa của chị ở An-Lộc trước chiến-tranh ? “An-Lộc địa” của chị rồi cũng sẽ qua đi trong xa cách ngàn trùng, mà bất cứ ai dù lính hay dân cũng đều muốn thoát chạy, rời bỏ…Chúng tôi cũng vậy- cũng chỉ mong cho tất cả mọi người dân nơi đây được bình yên rời khỏi nơi đây. Bởi ở lại cũng chỉ chuốc lấy thêm phần thương đau mất mát trong bom đạn vô tình may rủi mà thôi.

Tôi đứng dựa lưng gốc cao su chờ đợi tàu đến cùng vẫn vơ với những ý nghĩ không đầu không đuôi về chị, về tha-nhân, mà quên mình cũng chỉ là một con người - như mọi người, đang sống trên cõi đời này - lòng cũng đầy những vướng mắc bận bịu bởi những tham sân si, hỉ nộ ái ố…cùng với bản năng sinh tồn của một sinh vật nên hẳn chị đã không tin khi tôi nói; chúng tôi đã không bận tâm đến hai chữ sống chết khi đối diện với họng súng của địch. Nhưng nếu không xem thường cái chết để chờ “sung rụng” chờ “Bất chiến tự nhiên thành” chúng tôi khó mà có chiến tích để chị viết thành thơ…Tôi mơ màng trong thực và mộng để rồi chợt tỉnh trong âm vang tiếng động cơ con tàu cùng với âm thanh bắt đầu của pháo địch bắn đi. Tôi nhìn về phía chị, về phía bạn bè của chúng tôi với ý nghĩ chợt đến : trận mưa này liệu có “rước” ai không ? Rồi quên đi chị nằm đó trong cảnh hỗn loạn của bãi đáp - vừa chặn bạn, vừa phòng thủ.. tôi không nghĩ gì hơn là phản ứng với những điều chớp nhoáng đến với tôi trong đầu. Tiếng trực thăng lớn dần từ trời cao - cây rừng xôn xao gãy đổ trong tiếng đạn nổ. Đoàn tàu rãi dài trên khúc quanh con đường, hai bên ngổn ngang đầy dẫy xác người và chiến cụ…phút chốc rồi lại nối đuôi lên cao… chẳng còn ồn ào trên bãi đáp, chẳng còn lo lắng ở lòng tôi. Tôi nhìn theo đoan tàu xa dần vào chân mây…

Rồi ngày tháng qua đi chị cũng xa vắng trong tâm tưởng chúng tôi. Chúng tôi không còn dịp nghĩ nhớ đến chị ở những chiến-trường nối tiếp. Dẫu chị mới đó đã từng sống chết bên chúng tôi, dẫu chị mới đó đã từng giúp chúng tôi đôi lời ghi dấu tích đơn vị trên đài chiến-sĩ trận vong. Ai qua An-Lộc, khi về chắc cũng không quên những lời này, mà chị đã để lại cho chúng tôi sau trận chiến. Người đời sẽ nhắc đến chị hay chúng tôi cũng chỉ là một - nếu người ta để chút thừa hơi thở mà nói đến hai câu thơ này - người lính BCD và thiếu nữ tên Pha - một bóng kiều diễm - mà một thời chị đã tự mãn với hai tiếng “dáng tiên”, một thời có lắm kẻ quên ăn mất ngủ vì chị, có đúng không ?

Sau đó, ngày về của chúng tôi từ An-Lộc - rượu uống chưa kịp say đã phải ra đi. Hết Quảng-Trị, Cổ Thành, Thạch-Hãn đến Cao-Nguyên “Gió núi mây ngàn”, khi miền Tây Bà Đen, Suối Đá, lúc miền Đông rừng Lá, Phước-Long, chúng tôi đi không nghỉ- mặc cho tháng năm vợ đợi, con chờ, mẹ ngóng cha trông…mặc cho người tình cô đơn dạo phố mùa Đông. Chị thấy đó, trước mặt chúng tôi là sông, là núi, là địch là thù, sau lưng là nợ là tình. Chúng tôi quay cuồng trong cuộc sống chiến-chinh với tháng ngày qua mau. Chúng tôi nào biết mùa Hè nắng lửa ve kêu, mùa Thu ru lá ngủ trên cành, Đông tàn rồi lại sang Xuân. Nếu có chăng khi lên đỉnh Birgmama ngồi ngắm B52 thả bom chặn địch, lúc xuống Charlie nghe âm vang quân bạn hò reo giết giặc, hay qua Chu-Dao ngậm ngùi nhớ núi nhuộm màu khăn tang. Rồi ra Quảng-Trị, vào Cổ-Thành…ngày ngày đội pháo thay mưa, đêm đêm chiêm bao vua Chiêm về đòi Ô-Lý…Đời sống của người lính BCD là vậy đó, chị thấy không ?

Chắc chị còn nhớ “Cư an tư nguy” mà ! Nên chúng tôi đã không bận tâm cho tương lai trên đường chinh chiến mà chỉ mơ một mai được sống trong cảnh thanh-bình của đất nước.

Chiến trường rồi cũng qua đi trong giông bão. Ngày tàn cuộc chiến, chúng tôi vẫn chưa được sống với ước mơ. Chúng tôi lại phải ra đi để vào cuộc chiến mới. Cuộc chiến của khổ nhục và lưu đày. Sau bao năm sống trong từng ngày; đói trong hơi thở, ăn trong giấc mơ và nhục chung tên cùng “tội phạm” đó.

Ngày được thả về tôi lại phải vác cuốc đi đào mả con, mả anh để trả đất cho người ta cất nhà, cất chợ…Bây giờ trên đường lang thang, kiếp sống nương nhờ…dù không lo đói, mặc, nhưng lòng tôi vẫn thấy lạnh khi Xuân tàn. Con đường không chọn lựa mà phải đi – cuộc sống không mơ ước mà phải sống, nên tôi vẫn thấy nhớ Nước lạ lùng! Chị biết không : “Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn…” Xưa kia tôi vẫn thấy dửng dưng với câu hát này, mà nay, có đôi khi tôi đã sợ không dám nghe. Tôi đã giận tôi, giận sự yếu mềm ở lòng mình. Nhất là trong những khi lang thang lạc lỏng trên đường vắng - tiếng vọng chân đi mà cứ ngỡ bước chân người thân, hay trong những đêm giá buốt như đêm nay đã có biết bao điều đến với tôi - để rồi dù có muốn chối bỏ đi những gì không hợp lý, không thực tế trong thực tại tôi vẫn không ngăn được tiếng thở dài.

Ở đây như một Thiên-đàng cho bao kẻ nghèo đói của các dân tộc sống trong chiến tranh và áp-bức. Tôi là một - đến từ chế độ Cộng sản, đến từ nghèo đói miếng ăn và nhân-quyền, tự do, mà cho rằng không thỏa-mãn hạnh phúc, không vui…thì thật không thực tế chút nào phải không chị ?

Ở Việt-Nam rồi cũng chẳng còn gì. Nhưng với những hình ảnh thật tầm thường - có lúc ta như muốn chối bỏ, lãng quên khi nhìn vào cuộc sống văn-minh tiến-bộ của nước người…có lúc ta thực sự đau lòng cho sự nghèo nàn sơ xác của một dân-tộc - của một đất nước – của Việt-Nam mình. Có nghĩa gì “Chiếc cầu tre chênh-vênh nhỏ bé” hay “Căn nhà tranh mặc gió lung lay…”Nhưng nó đã không có trên đất nước nầy. Trong đời sống văn-minh tiến-bộ của người ta, mà nó lại tồn tại vĩnh-viễn ở trong tôi. Nên nó đã khiến cho tôi dễ bị cảm-xúc hơn là đi qua Golden Gate hay vào Sear Tower là những kỳ-quan của thế-kỷ. Tôi đã đến những nơi nầy để chiêm-ngưỡng - nhưng cũng chính là để vọng tưởng nhớ nhung, tôi cũng đã nhìn tượng Nữ Thần Tự Do, để thấy mình cũng tự do thế thôi. Không hiểu một mai sẽ có gì thay đổi trong tôi ? Còn với hiện tại tôi đã nghĩ : Giá Việt-Nam không còn chế-độ Cộng-sản - không còn những tên Việt-Cộng ngu dốt và ác độc - không còn bất-công và áp bức - Có lẽ tôi sẽ trở về dù chỉ để làm một ông câu nghèo nàn, sáng cơm chưa no đã lo chạy gạo tối. Hay cùng lắm làm một con chim cú già hèn mọn để được đậu cành tre trên Quê-hương mình.

Nguyễn Sơn
hoiquanphidung.com
Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm