Xe cán chó
Nhóm lợi ích nào ẩn phía sau vụ cưỡng chế chùa Liên Trì? ( Nên để các sư, cha sống với cộng sản cho hết thói bắt nạt chính quyền Quốc gia )
Có những dấu hiệu rất tương đồng giữa vụ công an bắt nữ thủ lĩnh dân oan Cấn Thị Thêu ở Dương Nội, Hà Nội với vụ chính quyền quận 2 vừa ra quyết định cưỡng chế chùa Liên Trì ở Sài Gòn
Có những dấu hiệu rất tương đồng giữa vụ công an bắt nữ thủ lĩnh dân oan
Cấn Thị Thêu ở Dương Nội, Hà Nội với vụ chính quyền quận 2 vừa ra quyết
định cưỡng chế chùa Liên Trì ở Sài Gòn.
Quyết định cưỡng chế chùa Liên Trì dán lên cửa sổ chùa. Hình: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng |
Vụ Dương Nội đã kéo dài nhiều năm với nhiều hộ dân không chịu di dời do
giá bồi thường rẻ mạt. Nơi đây đã xảy ra một trận đàn áp của lực lượng
cưỡng chế đối với nông dân mà kết quả là bà Cấn Thị Thêu và sau đó cả
chồng của bà Thêu là ông Trịnh Bá Khiêm đã bị chính quyền và công an
nhốt vào tù.
Sau khi hết hạn tù giam, vào tháng 6/2016, bà Cấn Thị Thêu lại một lần
nữa bị 70 công an xông vào tận nhà riêng bắt vì tội “gây rối trật tự
công cộng’’. Rất nhiều dư luận cho rằng việc bà Thêu bị bắt không ngoài
mục đích của chính quyền muốn trấn áp thủ lĩnh dân oan đất đai và phục
vụ cho một nhóm doanh nghiệp muốn chiếm đoạt đất Dương Nội.
Còn ở Sài Gòn, chùa Liên Trì nằm trong “Khu vực Khu đô thị mới Thủ
Thiêm” với nhiều doanh nghiệp tham gia “thầu”. Một trong số doanh nghiệp
đó và đang thi công sát chùa Liên Trì là Đại Quang Minh – được đồn đoán
là “ruột rà” của một quan chức cao cấp.
Ngày 8/7/2016, một đoàn khoảng 30 người là cán bộ, công chức các ban
ngành thuộc phường An Khánh và quận 2, Sài Gòn đã tới chùa Liên Trì gặp
Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Đồng Minh. Những người
này dùng số đông gây áp lực buộc Hòa thượng Thích Không Tánh và các thầy
phải nghe họ đọc quyết định cưỡng chế, nhận quyết định cưỡng chế di dời
chùa và giao đất cho nhà thầu để xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo quyết định này thì thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất từ
ngày 08/7/2016 đến ngày 20/7/2016.
Hòa thượng Thích Không Tánh đã khẳng khái tuyên bố: “Chúng tôi là
những người tu hành, tâm nguyện của chúng tôi là được phục vụ tâm linh
cho cư dân ở nơi đây. Khu vực này được quy hoạch là khu dân cư, vì vậy
nhu cầu phục vụ tâm linh cho cư dân nơi đây là cần thiết. Phật giáo đã
gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam từ hàng ngàn năm
nay, ở đâu có cư dân thì ở đó có chùa chiền và các cơ sở tôn giáo. Chúng
tôi nhận thức rằng chỉ có niềm tin tôn giáo mới giúp con người tránh xa
điều ác và làm những điều thiện để xây dựng xã hội thật sự tốt đẹp. Đó
là việc làm vô giá, vì vậy mà chục tỷ, kể cả hàng trăm tỷ chúng tôi cũng
không nhận tiền để đánh đổi phải dời chùa đi nơi khác”. Sau khi Hòa
thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Đồng Minh không nhận Quyết
định cưỡng chế, những quan chức địa phương đem quyết định này dán vào
cửa sổ của chùa.
Cũng giống như vụ Dương Nội ở Hà Nội, có khả năng một nhóm lợi ích đứng
phía sau để "đạo diễn" cho chính quyền Quận 2 và chính quyền TP.HCM tìm
mọi cách lấy được đất của chùa. Rất có thể đây là trường hợp trục lợi
chính sách và tham nhũng quyền lực.
Việc đẩy đuổi giới tăng lữ và cưỡng chế đập phá chùa Liên Trì còn nhắm
đến mục tiêu xóa bỏ một địa điểm là nơi sinh hoạt của Hội đồng liên tôn
Việt Nam (tổ chức liên kết 5 tôn giáo không chịu sự chi phối của đảng
cầm quyền). Cũng đã từ lâu nay, chùa Liên Trì là một trong những cái nôi
của Xã hội dân sự và đã trở thành cái gai nhọn trong mắt chính quyền ở
Sài Gòn.
Lê Dung
(SBTN)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Nhóm lợi ích nào ẩn phía sau vụ cưỡng chế chùa Liên Trì? ( Nên để các sư, cha sống với cộng sản cho hết thói bắt nạt chính quyền Quốc gia )
Có những dấu hiệu rất tương đồng giữa vụ công an bắt nữ thủ lĩnh dân oan Cấn Thị Thêu ở Dương Nội, Hà Nội với vụ chính quyền quận 2 vừa ra quyết định cưỡng chế chùa Liên Trì ở Sài Gòn
Có những dấu hiệu rất tương đồng giữa vụ công an bắt nữ thủ lĩnh dân oan
Cấn Thị Thêu ở Dương Nội, Hà Nội với vụ chính quyền quận 2 vừa ra quyết
định cưỡng chế chùa Liên Trì ở Sài Gòn.
Quyết định cưỡng chế chùa Liên Trì dán lên cửa sổ chùa. Hình: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng |
Vụ Dương Nội đã kéo dài nhiều năm với nhiều hộ dân không chịu di dời do
giá bồi thường rẻ mạt. Nơi đây đã xảy ra một trận đàn áp của lực lượng
cưỡng chế đối với nông dân mà kết quả là bà Cấn Thị Thêu và sau đó cả
chồng của bà Thêu là ông Trịnh Bá Khiêm đã bị chính quyền và công an
nhốt vào tù.
Sau khi hết hạn tù giam, vào tháng 6/2016, bà Cấn Thị Thêu lại một lần
nữa bị 70 công an xông vào tận nhà riêng bắt vì tội “gây rối trật tự
công cộng’’. Rất nhiều dư luận cho rằng việc bà Thêu bị bắt không ngoài
mục đích của chính quyền muốn trấn áp thủ lĩnh dân oan đất đai và phục
vụ cho một nhóm doanh nghiệp muốn chiếm đoạt đất Dương Nội.
Còn ở Sài Gòn, chùa Liên Trì nằm trong “Khu vực Khu đô thị mới Thủ
Thiêm” với nhiều doanh nghiệp tham gia “thầu”. Một trong số doanh nghiệp
đó và đang thi công sát chùa Liên Trì là Đại Quang Minh – được đồn đoán
là “ruột rà” của một quan chức cao cấp.
Ngày 8/7/2016, một đoàn khoảng 30 người là cán bộ, công chức các ban
ngành thuộc phường An Khánh và quận 2, Sài Gòn đã tới chùa Liên Trì gặp
Hòa thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Đồng Minh. Những người
này dùng số đông gây áp lực buộc Hòa thượng Thích Không Tánh và các thầy
phải nghe họ đọc quyết định cưỡng chế, nhận quyết định cưỡng chế di dời
chùa và giao đất cho nhà thầu để xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo quyết định này thì thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất từ
ngày 08/7/2016 đến ngày 20/7/2016.
Hòa thượng Thích Không Tánh đã khẳng khái tuyên bố: “Chúng tôi là
những người tu hành, tâm nguyện của chúng tôi là được phục vụ tâm linh
cho cư dân ở nơi đây. Khu vực này được quy hoạch là khu dân cư, vì vậy
nhu cầu phục vụ tâm linh cho cư dân nơi đây là cần thiết. Phật giáo đã
gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam từ hàng ngàn năm
nay, ở đâu có cư dân thì ở đó có chùa chiền và các cơ sở tôn giáo. Chúng
tôi nhận thức rằng chỉ có niềm tin tôn giáo mới giúp con người tránh xa
điều ác và làm những điều thiện để xây dựng xã hội thật sự tốt đẹp. Đó
là việc làm vô giá, vì vậy mà chục tỷ, kể cả hàng trăm tỷ chúng tôi cũng
không nhận tiền để đánh đổi phải dời chùa đi nơi khác”. Sau khi Hòa
thượng Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Đồng Minh không nhận Quyết
định cưỡng chế, những quan chức địa phương đem quyết định này dán vào
cửa sổ của chùa.
Cũng giống như vụ Dương Nội ở Hà Nội, có khả năng một nhóm lợi ích đứng
phía sau để "đạo diễn" cho chính quyền Quận 2 và chính quyền TP.HCM tìm
mọi cách lấy được đất của chùa. Rất có thể đây là trường hợp trục lợi
chính sách và tham nhũng quyền lực.
Việc đẩy đuổi giới tăng lữ và cưỡng chế đập phá chùa Liên Trì còn nhắm
đến mục tiêu xóa bỏ một địa điểm là nơi sinh hoạt của Hội đồng liên tôn
Việt Nam (tổ chức liên kết 5 tôn giáo không chịu sự chi phối của đảng
cầm quyền). Cũng đã từ lâu nay, chùa Liên Trì là một trong những cái nôi
của Xã hội dân sự và đã trở thành cái gai nhọn trong mắt chính quyền ở
Sài Gòn.
Lê Dung
(SBTN)