Kinh Khổ
Như Vậy Trường Học XHCN Sẽ Không Có Ai...Đứng Lớp: Muốn làm trong ngành giáo dục phải khám trinh tiết
Bang Sao Paulo, Brazil ra quy định gây tranh cãi. |
Theo Daily Mail, ít nhất từ năm 2012, kiểu sơ tuyển này đã được áp dụng khi tuyển lao động làm dài hạn trong ngành giáo dục.
Các nhóm đấu tranh cho quyền phụ nữ lên án và cho rằng quy định này đã vi phạm thô bạo quyền và nhân phẩm của phụ nữ. Nhiều người cũng cho rằng quy định không hợp hiến pháp và “chúng ta đang sống trong thời kỳ trung cổ”.
“Đó là việc làm vi phạm quyền phụ nữ. Họ có quyền giữ bí mật, thật vô lý với yêu cầu như vậy”, Ana Paula de Oliveria Castro, người ủng hộ quyền phụ nữ tại Sao Paulo cho biết.
Trong khi đó, các cơ quan chức năng tại bang Sao Paulo khẳng định tất cả quy định dựa trên tiêu chuẩn và khuyến cáo của Bộ Y tế cũng như luật của bang.
“Việc kiểm tra nhằm đảm bảo các ứng viên đáp ứng đủ điều kiện thể chất và tinh thần để làm việc với thời gian 25 năm”, đại diện chính quyền bang Sao Paulo giải thích.
Sự việc chỉ được đưa ra ánh sáng sau khi một người phụ nữ 27 tuổi trả lời phỏng vấn một trang tin tức rằng cô cảm thấy xấu hổ để xin bác sĩ một giấy chứng nhận cô còn trinh tiết mà không phải khám.
Năm 2013, một điều kiện xét tuyển tương tự cũng gây ra tranh cãi gay gắt tại bang Bahia, miền bắc Brazil. Theo đó, phụ nữ ứng tuyển vào ngành cảnh sát cũng phải kiểm tra để chứng minh còn “cái ngàn vàng”.
Theo Phạm Linh/ Tiền Phong
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Như Vậy Trường Học XHCN Sẽ Không Có Ai...Đứng Lớp: Muốn làm trong ngành giáo dục phải khám trinh tiết
Bang Sao Paulo, Brazil ra quy định gây tranh cãi. |
Theo Daily Mail, ít nhất từ năm 2012, kiểu sơ tuyển này đã được áp dụng khi tuyển lao động làm dài hạn trong ngành giáo dục.
Các nhóm đấu tranh cho quyền phụ nữ lên án và cho rằng quy định này đã vi phạm thô bạo quyền và nhân phẩm của phụ nữ. Nhiều người cũng cho rằng quy định không hợp hiến pháp và “chúng ta đang sống trong thời kỳ trung cổ”.
“Đó là việc làm vi phạm quyền phụ nữ. Họ có quyền giữ bí mật, thật vô lý với yêu cầu như vậy”, Ana Paula de Oliveria Castro, người ủng hộ quyền phụ nữ tại Sao Paulo cho biết.
Trong khi đó, các cơ quan chức năng tại bang Sao Paulo khẳng định tất cả quy định dựa trên tiêu chuẩn và khuyến cáo của Bộ Y tế cũng như luật của bang.
“Việc kiểm tra nhằm đảm bảo các ứng viên đáp ứng đủ điều kiện thể chất và tinh thần để làm việc với thời gian 25 năm”, đại diện chính quyền bang Sao Paulo giải thích.
Sự việc chỉ được đưa ra ánh sáng sau khi một người phụ nữ 27 tuổi trả lời phỏng vấn một trang tin tức rằng cô cảm thấy xấu hổ để xin bác sĩ một giấy chứng nhận cô còn trinh tiết mà không phải khám.
Năm 2013, một điều kiện xét tuyển tương tự cũng gây ra tranh cãi gay gắt tại bang Bahia, miền bắc Brazil. Theo đó, phụ nữ ứng tuyển vào ngành cảnh sát cũng phải kiểm tra để chứng minh còn “cái ngàn vàng”.
Theo Phạm Linh/ Tiền Phong