Đoạn Đường Chiến Binh
Những Bước Đầu Trong Quân Ngũ
Thay vì làm bản tự khai lý lịch theo lời yêu cầu của anh hội trưởng, tôi xin kể với quý anh những năm tháng đầu tiên trong quân ngũ của tôi, cho đến khi tôi rời binh chủng để sang Hải Quân (HQ).
Vào đầu năm 1953, trong khi đang học Math. Gén. ở Đại Học Hà Nội thì tôi nhận được lệnh động viên vào khóa 3 Thủ Đức (K3TĐ). Sau khi khám sức khỏe và được xếp vào loại SA (Service Armé), thì đầu tháng 4 chúng tôi được chở xuống Hải Phòng, nằm ở đó mấy ngày thì lên con tàu Saint Michel để vào Saigon. Hình như là sau ba ngày lắc lư thì chúng tôi cặp bến Saigon, ở đó đã có xe nhà binh chờ sẵn, đưa tiếp chúng tôi vào luôn Thủ Đức, lúc đó đã xây cất gần xong, chỉ còn mấy căn nhà lá mà thôi. Lúc đó hình như những anh em ở miền Nam đã nhập trường rồi. Tổng số anh em khóa đó có lẽ đến năm trăm ngoe.
Khi chia binh chủng thì phần lớn anh em được đưa vào bộ binh, chia thành đại đội, còn một số nhỏ anh em khác được lựa vào các binh chủng chuyên môn thì nằm trong một đơn vị gọi là sư đoàn 5 (5è division) trong đó anh em pháo binh được cho vào một đơn vị gọi là lữ đoàn 19 (19è brigade), vì theo chúng tôi hiểu thì mỗi đại đội khóa sinh chừng bốn chục mạng tương đương với số sĩ quan của một lữ đoàn pháo. Bốn chục anh em chúng tôi, mỗi tên một cái ghế bố, chia nhau ở hai căn phòng trong một ngôi nhà ngói mới xây. Tôi đoán tôi được chỉ định vào Pháo Binh vì có cái bằng tú tài toán làm tôi cứ tưởng tượng mình như Napoléon vì ông vua mất ngôi này có khiếu về toán học và cũng là gốc pháo thủ.
Không biết anh em các khóa sau thì sao, nhưng cho đến khóa 3 thì mỗi ngôi nhà chúng tôi ở vẫn có một người lính, hình như là gốc Miên, thuộc tiểu đoàn sự vụ (bataillon de services) dưới quyền một đại úy Việt Nam tên là Giám mà chúng tôi gọi là Ba Giám(1) , hàng ngày đến làm sạch sẽ nhà ở và phòng vệ sinh. Ngày hai bữa cơm thì chúng tôi thường ăn ở câu lạc bộ. Quân áo dơ thì có người giặt thuê, một tuần vài ngày đến nhận đồ dơ và giao đồ sạch. Sinh hoạt của chúng tôi như vậy cũng khá thoải mái.
Sau mấy tuần sơ khởi để biết đi ắc-ê và bắn súng cá nhân thì chúng tôi quay sang học chuyên nghiệp pháo binh. Đại đội trưởng của chúng tôi là một trung úy tên là Ladonne, sĩ quan pháo thủ, hiện dịch chính cống, xuất thân Saint Cyr. Sĩ quan huấn luyện pháo binh là đại úy Vignon (đọc là Vi-Nhông), một người có vẻ có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngoài ra chúng tôi còn có một thượng sĩ đại đội gốc ở đảo Corse nên giọng ông the thé chẳng giống tiếng Tây tí nào. Pháo để huấn luyện là từ một pháo đội biệt phái mà Pháo Đội Trưởng lúc đó là trung úy Trang, sau này hình như lên tướng và có một thời là chỉ huy trưởng Pháo Binh. Vì pháo binh có xe kéo súng nên nhờ đó chúng tôi có đi tập cũng lên xe xuống ngựa đàng hoàng, không như anh em bộ binh, đi bộ dài dài.
Trong thời gian ở quân trường, tôi được một người bạn cùng khóa mang ra giới thiệu với một gia đình người miền Nam anh ta quen vì khi chưa bị động viên thì anh cùng học về công chánh với người con lớn của gia đình này. Chủ gia đình cũng vào cỡ tuổi bố tôi và đang làm việc cho Bưu Điện với tư cách là chuyên viên điện thoại. Thế là từ đó, cuối tuần nào tôi cũng ra ăn rầm nằm rề ở đó. Gia đình này sau có di tản sang Hoa Kỳ, ông bà cụ nay đã mất và tôi vẫn còn duy trì liên lạc với người con lớn.
Về mặt chính thức thì chúng tôi được tướng Nguyễn Văn Hinh, lúc đó là Tham Mưu Trưởng liên quân đến thăm lúc mới nhập học ít lâu. Tướng Hinh tuyên bố sẽ lấy ngày 1 tháng tư 1953 là ngày chúng tôi chính thức nhập ngũ thay vì trễ hơn chừng một tuần. Sau đó, không biết có sắp đặt trước hay sao mà tướng Hinh chỉ ngay vào anh Tạ Tỵ hỏi xem trước khi động viên anh đang làm gì và anh ấy trả lời “họa sĩ (artist peintre)” làm tôi lác mắt. Trong thời gian thụ huấn chúng tôi còn có dịp về Saigon diễn binh vào lễ quốc khánh của Pháp, ngày 14 tháng 7, kỷ niệm ngày nhân dân Pháp phá ngục Bastille năm 1789, lật đổ chế độ quân chủ, thành lập nền cộng hòa.
Sau khi học chừng sáu tháng thì chúng tôi ra trường. Kỷ niệm tôi nhớ nhất là có một anh tên là Nguyễn Cao Đậu đã tự sát sau buổi thi ra trường, xác được chôn trong rừng cao su gần đó. Sau khi thi cử xong thì những anh em không phải là Pháo Binh có một buổi chọn đơn vị, tiếng nhà binh Pháp gọi là amphigarnison. Thể thức chọn là theo thứ tự ra trường, từ trên xuống. Ai cũng muốn ở vùng 1 (miền Nam), tránh vùng 3 (miền Bắc) và nếu không chọn được đơn vị nào ở vùng 1 thì đành chọn vùng 4 (cao nguyên) hay vùng 2 (miền Trung). Đó là một buổi làm việc khá gây cấn vì nhu cầu sĩ quan ở vùng 1 thì có giới hạn trong khi ở vùng 3 thì lớn nhất và những anh em sinh trưởng ở miền Nam thì phần lớn chưa biết miền Bắc ra sao, chỉ biết ở đó đánh nhau ác liệt hơn cho nên mỗi khi có một anh em người miền Bắc mà chọn một đơn vị ở miền Nam thì thường có những tiếng xì xào có vẻ oán trách.
Lễ mãn khóa do Bộ Trưởng Quốc Phòng mới là Bác sĩ Phan Huy Quát chủ tọa, cùng với tướng Nguyễn Văn Hinh. Khi đến mục đặt tên khóa thì tướng Hinh nói: “Tôi đặt tên khóa này là khóa Đống Đa.” Nhưng khi lập lại ngay sau đó qua hệ thống loa phóng thanh thì người đọc nói rằng: “Theo lệnh ông bộ trưởng quốc phòng, tôi đặt tên...” Chúng tôi hiểu ngay là có sự trục trặc trong nhóm lãnh đạo về quốc phòng, nhưng đó không phải là chuyện chúng tôi thực sự quan tâm. Chiều hôm đó, chúng tôi được bác sĩ Phan Huy Quát cùng với giới thương gia Saigon, trong đó tôi nhớ có nhà hàng Thanh Thế, khoản đã bữa cơm tối, mỗi nơi nhận chừng năm chục “cậu” tân sĩ quan. Sau đó anh em được nghỉ phép 15 ngày rồi đi đơn vị.
Riêng Pháo Binh thì phải ở lại thêm một tháng để học thực tập pháo binh ở Trung Tâm Huấn Luyện Pháo Binh Đông Dương (Center d’Instruction d’Artillerie de l’Indochine, thường viết tắt là CIAI) tại Phú Lợi. Ông trung úy Ladonne và ông đại úy Vignon cũng vẫn đi theo chúng tôi nhưng bây giờ chúng tôi đã là sĩ quan rồi nên liên hệ giữa cán bộ và học viên thoải mái hơn trước nhiều. Sau này có một anh bạn khóa chúng tôi sang Hawaii học bổ túc pháo binh lại gặp ngay ông Ladonne cũng đang ở đó và có dịp sống lại với nhau những kỷ niệm quân trường ngày xưa. Đặc biệt anh bạn này người miền Nam và nói tiếng Pháp rất ngầu.
Kỷ niệm của tôi về Phú Lợi là cái BMC (người ta nói với tôi nó là viết tắt của mấy chữ Bordel Militaire Controlé). Lúc đó tôi cũng đã gần 22 tuổi đầu nhưng phần lớn thời giờ là dành cho việc sách đèn, chưa thử cái đó bao giờ, bây giờ cũng lò mò vào xem thì thấy mấy ông cao tuổi lõi đời đã dùng tên của tôi để ghi vào sổ kiểm soát. Chỉ để phá nhau chơi. Ngoài ra, tôi nhớ khi chúng tôi đến Phú Lợi thì có gặp một khóa sĩ quan Đà Lạt đang thụ huấn tại đó, không biết là khóa mấy, lúc đó là khoảng cuối tháng 10, 1953.
Sau một tháng thực tập chúng tôi mới thực sự ra trường, cũng chọn đơn vị theo thứ tự ra trường cho khoảng gần bốn chục sĩ quan. Khi đến lượt tôi chọn đơn vị thì các quân khu vẫn còn có chỗ trống và tôi đã chọn vùng 4, làm cho ông đại úy Vignon chưng hửng, hỏi tôi “để săn khỉ hở? (pour faire la chasse aux singes?)”, vì ông ấy cố gò tôi chọn vùng 3. Cùng chọn vùng 4 với tôi có hai anh Dương Văn Hoàn, sau này giải ngũ và làm ở Ngân hàng Việt nam cho đến 30 tháng tư 75, và Hồ Sĩ Khải vào thời gian 30-4-75 thì mang cấp bậc đại tá và đang làm chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Pháo Binh Dục Mỹ. Tôi nhớ có một anh người miền Nam, khi làm amphigarnison thì phải về một đơn vị ở miền Bắc và anh đã đào ngũ thay vì đi trình diện đơn vị. Sau này được biết anh đã đầu quân cho tướng Trần Văn Soái vì quê anh ở vùng Hòa Hảo.
Và sau đó chúng tôi cũng được nghỉ phép. Tôi không cho gia đình biết trước và khi tôi bước vào nhà, nó là một tiệm bánh ngọt bố mẹ tôi mở ra để kiếm bạc cắc, thì tôi thấy mẹ tôi đang lúi húi sắp xếp mấy cái bánh bầy trong tủ. Tôi chỉ nói đước tiếng “má!” thì mẹ tôi ngẩng mặt lên, nhìn thấy tôi chỉ kêu được tiếng “Ối Trời!” rồi cứ đứng đó như trời trồng, hai mắt chớp lia không biết để dấu nước mắt hay để ăn chắc là không ngủ mê. Cả nhà đi vắng hết, bố tôi đi làm, các em tôi đi học. Tôi liền bỏ mớ hành lý xuống đất để làm tiếp việc mẹ tôi đang làm dở, như trước kia tôi vẫn thường làm khi đi học về. Tôi là đứa con cả trong một gia đình gồm bẩy anh em trai gái.
Sau chừng 3 tuần nghỉ phép thì chúng tôi trở lại quân ngũ và được cho vé máy bay trở lại Saigon, rồi từ đó anh Hoàn và tôi phải theo xe chở hàng lên đến tận Pleiku. Khi về đến hậu cứ Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh (TĐ4PB) thì thấy vắng teo, chỉ có một người thượng sĩ Pháp đón chúng tôi vì đơn vị đang tham gia cuộc hành quân Atlante. Khi kể chuyện về cuộc hành trình Saigon-Pleiku bằng xe chở hàng của chúng tôi thì ông ta cười ngất, nói là chúng tôi không biết tự bảo vệ mình “(vous vous defendez mal)” vì anh bạn Khải của chúng tôi được di chuyển bằng máy bay ngon lành.
Mấy ngày hôm sau, chúng tôi theo xe tiếp tế đến trình diện đơn vị lúc đó đang hành quân ở khu vực Sông Ba. Anh Khải về Pháo Đội (PĐ) 1, anh Hoàn về PĐ 2, tôi về PĐ 3. Pháo Đội Trưởng (PĐT) các PĐ 1 và 2 là những sĩ quan Việt Nam, cấp bậc trung úy, xuất thân từ khóa 2 Thủ Đức. Hai PĐ này được tách ra khỏi TĐ4PB để đi theo tập đoàn lưu động (Groupement Mobile, viết tắt là GM) 41. Còn PĐ 3 thì PĐT, Pháo Đội Phó (PĐP), hạ sĩ quan vẫn còn là người Pháp, ngoại trừ hai ông thượng sĩ người Thượng đã đi lính cho Pháp từ mấy chục năm trước. Binh sĩ hầu hết là người Thượng thuộc sắc tộc Rhadé ở gần Ban Mê Thuật. Sau này TĐ4PB được bổ túc quân số bằng những thành viên của một khóa hạ sĩ quan trừ bị, đa số là công chức nhà nước bị động viên và sau một thời gian huấn luyện ngắn hạn thì được đưa đi đơn vị với cấp bậc hạ sĩ nhất. PĐ 3 được đặt dưới quyền sử dụng của GM 42. Vì vùng 4 có hai GM cơ hữu mà chỉ có một tiểu đoàn pháo cho nên TĐ4PB phải xé làm hai.
Tôi không biết hai anh Hoàn và Khải được đón tiếp ở đơn vị mới ra sao, nhưng tôi thì được đãi một chầu sâm banh đàng hoàng lại có cả một ông bác sĩ từ bên GM sang góp măt để uống rượu gỡ nữa vì đơn vị vẫn còn nhiều hơi hướng Pháp, ăn cơm vẫn được uống vang đỏ (thùng) thả dàn và mỗi khi có thả dù tiếp tế thì ngoài bánh mì, thịt bò, vẫn còn có cả rượu vang nữa.
Sau đó thì tôi được giao cho nhiệm vụ làm trưởng một toán Đề-lô, gồm có một người ordonnance, hai người vô tuyến (để thay nhau đeo cái máy 300) và hai người bảo vệ, tất cả sáu người, kể cả trưởng toán. Với toán của tôi thì PĐ 3 lúc đó có 3 toán Đề-lô, không kể PĐT đi theo bộ chỉ huy GM. Toán Đề-lô thứ hai do một ông trung úy xuất thân từ Đà Lạt làm trưởng toán, sau này bị bắt làm tù binh và đã xin giải ngũ sau khi trao đổi tù binh như đã thỏa thuận tại hội nghị Trung Giá. Toán thứ 3 do một ông chuẩn úy người Thượng tên là Y Úp làm trưởng toán. Sau này ông ấy được thăng đến chức trung tá, làm tỉnh trưởng một tỉnh thuộc vùng 4 rồi bị tử trận vì bị bắn sẻ.
Cuộc hành quân Atlante đã đưa chúng tôi dọc theo duyên hải miền Trung, qua những địa danh như Mỹ Du, Chí Thành, rồi đến Tuy Hòa, Quy Nhơn... và cuối cùng trở lại Pleiku vào lúc sắp tàn cuộc chiến. Ít lâu sau, PĐ 3 có PĐT mới, cũng là một đại úy tên là Guigot mới từ Pháp qua thay thế cho PĐT đương nhiệm là đại úy Constant, đến hạn hồi hương. Khi người sĩ quan tác xạ pháo đội (lieutenant de tir) kiêm PĐP là Trung Úy Grima, người gốc Algérie, về nước thì tôi được chỉ định thay thế cho ông ta. Từ đó vận mệnh của tôi gắn liền với pháo đội. Các hạ sĩ quan Pháp cũng dần dần về nước hết và những hạ sĩ nhất bị động viên trước kia bây giờ đều đã được thăng cấp trung sĩ và thay thế những hạ sĩ quan Pháp hồi hương.
Người ta nói đời là bất công và tôi thấy câu đó có thể áp dụng cho tôi vào thời kỳ này. Khi còn làm Đề-lô thì VC cứ nhè bộ binh mà quất. Đơn vị nào tôi đi theo cũng bị phục kích tơi bời mà thường là giữa ban ngày. Với tiểu đoàn ngự lâm quân của ông ba Giám thì khi hành quân bên ngoài một làng, dù lúc đó còn tờ mờ sáng, trong làng vẫn có tiếng loa vọng ra kêu gọi chúng tôi về hàng. Ông Giám đề nghị bắn cho nó mấy quả pháo nhưng tôi không chịu vì sợ bắn nhầm vào nhà dân, cả một cái làng, biết chỗ nào mà bắn. Sau đó là ở Chí Thành với Tiểu Đoàn Khinh Quân (TĐKQ) 510 mà Tiểu Đoàn Trưởng là ông Đỗ Kiến Nhiễu, sau này là Đô Trưởng Saigon. Lúc đó ông Nhiễu mang cấp bậc đại úy giả định (capitaine fictif). Tiểu đoàn bị phục kích giữa ban ngày trong khi đang leo lên một ngọn đồi. Tôi còn nhớ ông ấy cứ đuổi tôi xuống đồi vì sợ tôi trúng đạn thì không có người điều chỉnh pháo. Kế đến là TĐKQ 703 hay 705 gì đó từ ngoài Bắc vào cũng bị phúc kích giữa buổi trưa trong lúc đang tiến vào một làng. May mắn là tôi không chịu vào làng vì nếu vào thì sau khi đi quanh quẩn theo đường làng, tôi sẽ mù tịt không còn biết phương nào vào hướng nào nữa, nhỡ có đụng độ thì không làm sao mà điều chỉnh tác xạ được. Tôi quyết định cho toán Đề-lô chúng tôi ngồi chờ ở rìa làng.
Nhờ đó, khi bị phục kích thì lúc đó ở pháo đội, súng đã hờm sẵn. Tôi kêu về pháo đội báo cáo bị phục kích và yêu cầu khai hỏa bằng hai viên đạn nổ theo các yếu tố của một tác xạ (tir) đã có ám số trước. Nhờ đó khi Đề-lô nói xong là pháo đội đáp lại ngay: “đạn đi rồi (coups partis)”. Lúc đó cũng là lúc hai phe đều chạy ra khỏi làng, TĐKQ 703/705 thì quay ra đường cũ, VC thì chạy tháo về một làng bên cạnh và đã trở thành những mục tiêu ngon lành cho pháo vì di chuyển ở ngay một cánh đồng trống nằm giữa hai ngôi làng. Tôi đã trông thấy cả một chuỗi 4 quả rớt ngay vào một đám đang chạy và thấy một người bị tung lên cao. Sau vài tràng đạn pháo nữa, tôi thấy thế là đủ rồi và kêu lệnh ngưng bắn (halte au feu) về pháo đội.
Trước đó khi còn quân Pháp thì tôi cũng đã đi Đề- lô cho một toán thiết giáp Lê Dương biệt phái mà tôi không nhớ là đơn vị nào, rồi sau đó là cho tiểu đoàn 3 dã chiến Tây Phi (3è Bataillon de Marche, Afrique Occidentale Francaise, viết tắt là BM3AOF). Tôi nhớ được đơn vị này vì có một buổi sáng toán đi chợ về của nó gồm có 2 xe GMC bị phục kích ngay gần chỗ đóng quân, chết gần hết và vì ông Tiểu Đoán Trưởng BM3AOF là một người Pháp gốc Việt. Ông ấy khai với tôi là không biết tiếng Việt và khoe là đã tốt nghiệp một trường tương tự như Đại Học Quân Sự, tiếng Pháp gọi là Ecole de Guerre. Các tướng lãnh Pháp phần lớn đều phải tốt nghiệp từ trường này. Tướng de Gaulle, khi còn là Đại Tá cũng đã tốt nghiệp ở Ecole de Guerre.
Sau này khi tôi hết làm Đề-lô, chuyển về làm sĩ quan tác xạ Pháo Đội thay thế ông trung úy Grima thì VC cứ nhè Pháo Binh (vàThiết Giáp) mà choảng. Lúc này họ đã được tăng quân số và đang mở cuộc Tổng Tấn Công nhằm yểm trợ cho chiến trường Điện Biên. Chúng tôi đoán có lẽ kế hoạch của họ là tiêu diệt Pháo Binh và Thiết Giáp rồi sau đó họ nghĩ ho có thể làm thịt một cách dễ dàng các tập đoàn lưu động (GM) vì lúc đó các đơn vị này sẽ chỉ còn những tiểu đoàn sơn cước (Bataillon Montagnard) và khinh quân, vũ khí thô sơ, tinh thần chiến đấu hẳn đã bị sụt giảm.
Trận thử lửa đầu tiên là trong trận hành quân của GM 42 từ Pleiku ra về phía An Khê để đón GM 100 của Pháp. Khi chúng tôi đến đèo Mangyang thì máy bay quan sát cho chúng tôi biết GM 100 đang bốc cháy ở PK 10, tức là cách An Khê 10 cây số, PK hình như làviết tắt từ chữ Point Kilometrique. GM 42 liền hạ trại và tổ chức phòng ngự ngay tại đèo Mangyang, Pháo Binh được lệnh bắn cầm canh suốt đêm để những toán quân chạy vào trong rừng có thể nghe tiếng nổ mà tìm ra lối về với đơn vị tiếp nhận, nhờ đó phần lớn anh em pháo binh của GM 100 tìm đến được chỗ chúng tôi và được bố trí làm nhiệm vụ cận thủ (défense rapprochée).
Theo anh em cho biết thì hai ba đêm trước khi xuất quân, GM 100 đêm nào cũng tung ra những cuộc hành quân thám thính ở những làng xã kế bên mà không tìm được dấu vết gì cho thấy có sự hiện diện của địch quân. Cùng lắm là chỉ hạ được vài người du kích xã. Cho nên sáng hôm đó họ chủ quan lắm, không cần toán bảo vệ, tất cả bộ tham mưu, quân bảo vệ đều leo lên xe theo hai chiếc thiết giáp mở đường kéo nhau ra khỏi An Khê. Khi đi đến PK10, nơi đó có một khúc quanh gắt, với một bên là đèo cao, một bên là vực thẳm, thì hai chiếc chiến xa mở đường trúng đạn bazôka, nằm quay lơ ra chiếm hết lối đi. Mặt trận phục kích kéo dài trên một đoạn đường cả mấy cây số. Bộ tư lệnh GM bị tiêu diệt ngay từ phút đầu, chỉ còn một ông đại úy trưởng phòng Tư là thoát chết. Chỉ huy trưởng Pháo Binh là Thiếu Tá Arvieux, cựu chỉ huy trưởng trung tâm Phú Lợi cũng tử trận, xác được để lên một chiếc Dodge 4x4, rồi chính chiếc xe đó cũng bị trúng đạn cối cháy luôn, làm Thiếu Tá Arvieux chết một lần nữa.
Anh em Pháo Binh đã được huấn luyện để phá súng bằng cách đóng cơ bẩm lại rồi liệng một quả lựu đạn lửa (grenade incendiaire) vào nòng súng làm cho cơ bẩm bị hàn luôn vào nòng súng. Khi anh em mới phá được vài khẩu thì từ bộ tư lệnh vùng 4 phát ra lệnh rút lui ngay, để việc phá súng đó cho không quân vì lúc đó cũng đã gần mặt trời lặn. Khi không quân bay đến chỗ đoàn xe bị phục kích để tính bỏ bom phá thì thấy trên xe toàn là thương binh của GM 100. Liên lạc về bộ tư lệnh thì bộ tư lệnh đành phải bỏ kế hoạch phá hủy vũ khí, quân dụng, trong đó đáng giá hơn cả là hàng trăm xe GMC, mấy chục khẩu pháo (một pháo đội Pháp được trang bị bằng 6 khẩu 105 thay vì 4 khẩu như của Việt Nam), quần áo, thực phẩm vô số, đặc biệt là hẳn phải có nhiều rượu thuộc loại sang, tiếng lóng gọi là “vin de précision”, nghĩ đến mà thấy tiếc.
Sau đó trên đường rút về Pleiku, chúng tôi đụng độ hầu như ở mọi chặng dừng quân. Có lần chúng tôi mới đang ngả bàn đèn ra tính ăn trưa thì bị ngay hai quả súng cối. Biết là bị tấn công, tôi ra lệnh sử dụng đạn nổ chụp (fusant) đã chuẩn bị trước để dùng cho lúc vị trí pháo bị tấn công, thời gian nổ được gạt về tối thiểu, hình như là nửa giây. Mỗi khẩu có 5 hay 10 viên đạn như vậy, tôi không nhớ rõ. Một khẩu bị bất khiển dụng vì quá gần một cái cây, ba khẩu kia thi nhau nhả đạn. Có một lúc tôi nghe thấy tiếng u u như là cái miểng đạn ở phần đuôi (gerbe de culot) đang bay ngược về. Bụng thì teo mà không dám nằm xuống sợ Tây nó cười, và một chút sau thì nghe một tiếng xèo, hình như mảnh đạn đó đã rớt xuống đất. Sau khi yên thì tôi thấy một hạ sĩ quan pháo binh của GM 100 làm nhiệm vụ cận thủ gần đó vác về một người thuộc phe tấn công, bị thương nặng và bị bỏ lại. Y tá của PĐ chúng tôi cố tìm cách chữa nhưng vết thương quá nặng, người thương binh đó đã từ trần một thời gian sau đó. Cái xác được để ở một chỗ dễ thấy để đồng ngũ của anh ta có thể nhìn thấy ngay, vì thế nào họ cũng vào lục soát chỗ đóng quân đó sau khi chúng tôi rút. Cuối cùng chúng tôi cũng về được đến Pleiku có lẽ họ không đuổi kịp được xe của chúng tôi.
Trong cuộc hành quân này PĐ 3 của chúng tôi bị mất một khẩu pháo vì người tài xế lái xe kéo súng đã quên không cài thắng tay, xe lại đậu trên một cái dốc. Nhằm lúc người tài xế dời khỏi xe để thỏa mãn một nhu cầu sinh lý, là nó lẳng lặng tuột dốc, rồi càng lúc càng nhanh. Người tài xế xanh mặt chạy theo nhưng vẫn thua, khi anh ta chạy xuống đến đáy thung lũng thì cái xe và khẩu súng đã nằm chình ình dưới đó rồi. Sau khi đánh giá là không thể lôi lên được, chúng tôi liền liệng một quả lựu đạn lửa vào miệng súng cho nó câm luôn.
Chúng tôi chỉ ở lại hậu cứ Pleiku một thời gian ngắn, có lẽ vài tuần, là chúng tôi lại tiếp tục rút khỏi Pleiku về Ban Mê Thuột. Lần di chuyển này chúng tôi có hai tiểu đoàn Cao Ly (bataillon de Corée), của GM 100 tăng cường. Đó là những tiểu đoàn đã tạo được một chút danh trong cuộc chiến Cao Ly trước đó. Cùng với 3 tiểu đoàn Thượng, hai tiểu đoàn này là những thành phần bảo vệ đoàn xe. Khi di chuyển thì thành phần bảo vệ đi trước, có khi đi bộ nếu phải đi xa khỏi trục lộ hoặc có khi di chuyển bằng xe nếu thấy đoạn đường tương đối dễ đi, khó bị phục kích. Nhưng rồi hai tiểu đoàn Cao ly cũng rơi vào ổ phục kích và bị tiêu diệt. Chúng tôi có bố trí pháo mà không dám bắn vì Đề-lô bay trên cái máy bay bà già cho biết chẳng nhìn thấy gì hết. Sau khi có tin tức chiến trường thì tư lệnh GM 42 ra lệnh cho đoàn xe trong đó có pháo binh chúng tôi di chuyển tiếp ngay ban đêm. Tôi nhớ cuộc rút quân sau đó tương đối êm tuy có lần bị phục kích khiến cho gần một trăm xe bị đốt và người tài xế lái cái xe command-car của pháo đội bị bắt nhưng rồi anh ta chạy thoát về được vì khi bị bắt, địch quân lột giầy, vớ của anh ta ra như họ làm với các tù binh người Pháp hay người thành thị như chúng tôi. Nhưng người lái xe này là người Thượng, bỏ giầy bỏ vớ ra anh ta còn chạy mau hơn. Cho nên sau khi nghe ngóng và thấy địch còn mải lo chuyện khác là anh ta tháo chạy thục mạng trở về đơn vị vẫn còn kẹt ở gần đó.
Vài ngày sau chúng tôi về đến địa điểm dóng quân cho TĐ4PB là Buôn Hô, cách Ban Mê Thuột vài ba chục cây số. Ít lâu sau là ký hiệp định Genève và chúng tôi có thời giờ đi dạo chơi Ban Mê Thuột. Lúc đó Tiểu Đoàn Trưởng vẫn còn là người Pháp, mỗi lần đi Ban Mê Thuột là phải có sự vụ lệnh đàng hoàng và anh em thường cử tôi lên “lắp véc (verbe)” với quan Tây để xin sự vụ lệnh. Đại Úy Guigot, PĐT của chúng tôi cũng vẫn còn và tôi nhớ sau đó Pháo Đội có làm một bữa cơm tiễn chân ông ấy lên đường qua Lào.
Hình như đất Lào là chặng dừng chân cuối cùng của sĩ quan Pháp để cho họ phục vụ hết thời gian quy định, vào khoảng 26 tháng, nhờ đó họ có thể lãnh trọn gói một khoản tiền phụ cấp ly hương gì đó. Khi tới Lào, đại úy Guigot có gửi về cho tôi một lá thư cám ơn trong đó ông nói rất thoải mái với cuộc sống vô tư của người Lào. Sau này, khi ký hiệp định Paris, ông ấy cũng viết cho tôi một cái thư gửi về bộ Quốc Phòng và bộ cũng truy tìm được ra tôi dù lúc đó tôi đã được biệt phái về bộ Giáo Dục rồi. Lá thư đã tới tay tôi gần hai tháng sau theo con dấu của bưu điện Pháp. Trong thư ông ấy mừng cho tôi vì Việt Nam đã được hòa bình sau gần hai chục năm chiến tranh, miền Nam vẫn còn trong phe tự do, và với khả năng của dân tộc Việt Nam, ông ấy tin tưởng miền Nam sẽ trở nên thịnh vượng và sẽ là một tấm gương để miền Bắc noi theo.
Nhưng từ khi có các chính quyền Xã Hội Chủ Nghĩa thì dối trá trở thành quốc sách, dối trá với quốc tế, dối trá với quốc dân và dối trá giữa lãnh đạo với nhau. Triết lý mác-xít đánh giá dối trá là một đạo đức cách mạng. Những di sản cha ông để lại như nhân, nghĩa, le, trí, tín họ kết tội là của giai cấp bóc lột, phải đổ vào sọt rác. Cho nên ký chưa khô mực thì đã xẩy ra ngay những vụ dành dân lấn đất và cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Người Mỹ sau khi đã bắt tay được với Trung Cộng (TC) thì họ còn đâu cần đến miền Nam nữa. Họ đã cố gắng giúp cho miền Nam có thể cầm cự trong một khoảng thời gian gọi là khả kính (decent interval) rồi sau đó là good luck, sống chết mặc bay. Họ cũng đã tiên liệu miền Nam sẽ mất cho nên họ đã án binh bất động để cho TC chiếm Hoàng Sa, vì họ tin là sau khi thống nhất thì VN sẽ ngả về phía Liên Xô, kình chống TC cho nên họ đã phải lo trước cho vấn đề an ninh chuyển vận trên biển Đông, nối liền eo biển Malacca với Đông Á.
Khi tôi phải đi cải tạo thì chính cán bộ quản huấn đã nói với chúng tôi là “chúng tôi ký hiệp định Paris là để trải thảm đỏ cho người Mỹ ra đi”. Cho nên sau khi Mỹ rút quân là họ sẽ dốc toàn lực để thanh toán miền Nam. Họ đã chiếm Phước Bình để thăm dò phản ứng của Mỹ. Khi thấy Mỹ không làm gì thì họ biết là họ có thể an toàn tiến chiếm miền Nam. Nhưng đó là chuyện sau này và tôi xin lỗi quý độc giả, đã lạc đề một chút.
Trở lại với TĐ4PB, tôi không nhớ chúng tôi ở Buôn Hô bao lâu, nhưng tôi nhớ là sau đó chúng tôi lại trở về Pleiku và khi người Tiểu Đoàn Trưởng Pháp về nước thì người Tiểu Đoàn Trưởng VN đầu tiên của TĐ4PB là tướng Lâm Quang Thi, lúc đó mới là đại úy. Sau này khi ông Thi đổi đi thì người Tiểu Đoàn Trưởng kế tiếp là ông Dương Thái Đồng, lúc đó cũng mang cấp bậc đại úy. Trong thời kỳ này tiểu đoàn đã trở lại Buôn Hô vì tôi nhớ đại úy Đồng thường hay thậm thụt với Bộ Tư Lệnh vùng 4, đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Linh Quang Viên lúc đó mang cấp bậc Đại Tá. Trong thời hai vị Tiểu Đoàn Trưởng này thì tôi là quyền PĐT/ PĐ 3 vì ông PĐT chính hiệu là Trung Úy Đoàn Văn Liễu, một sĩ quan tốt nghiệp Đà Lạt, còn đang học khóa Pháo Đội Trưởng ở đâu gần Saigon.
Khi tướng Thi làm Tiểu Đoàn Trưởng thì sự liên lạc giữa ông với tôi đều suông sẻ như khi còn người Pháp, có lẽ vì tôi giống ông, cũng hay nói tục và chửi thề bạt mạng. Nhưng với Đại Úy Đồng thì tôi bắt đầu có vấn đề và cuối cùng ông ấy đã đẩy được tôi về TĐ1PB, lúc đó đồn trú tại Bình Thủy, gần Cần Thơ, Tiểu Đoàn Trưởng lúc đó là Đại Úy Hồ Nhựt Quan. Đại Úy Đồng cũng không quên ký tặng một cái giấy phạt 15 ngày trọng cấm vào hồ sơ cá nhân của tôi.
Trước vụ việc đó, ngay sau khi có hòa bình vài tháng, tôi đã làm đơn xin giải ngũ vì nghĩ mình phải chuẩn bị cho tương lai, và vì tôi vẫn còn trong ngạch trừ bị nên dự đoán là sẽ giải ngũ thôi và nếu để bị giải ngủ trễ thì có nhiều điều bất lợi. Sau mấy tháng trời chẳng thấy tăm hơi gì về lá đơn và thấy Hải Quân đang tuyển mộ ứng viên đi học trường Hải Quân Brest, tôi liền làm đơn xin dự thi và sau đó đã trúng cử. Lúc đó tôi rất háo hức được xuất ngoại, và cũng nghĩ sau này nếu có giải ngũ thì mình vẫn có thể tìm việc làm trên tàu buôn.
Thi tuyển xong, tôi trở về TĐ4PB. Trong khi đang chờ lệnh thuyên chuyển sang Hải Quân thì lại nhận được lệnh thuyên chuyển về vùng 1 và tôi đã về trình diện TĐ1PB tại hậu cứ ở Bình Thủy và được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Tác Xạ Tiểu Đoàn (chef PCT, PCT là viết tắt từ chữ Post Central de Tir). Cuộc hành quân đầu tiên và cuối cùng tôi tham dự với tư cách là lính Pháo Thủ là chống đám quân Hòa Hảo. Tôi không được đọc lệnh hành quân, và khi thấy súng ống, xe cộ xếp hàng từ 12 giờ trưa thì tôi cũng ra đứng chờ, lóng ngóng ra vô, chẳng biết làm gì. Sau tôi hỏi ông tiểu đoàn phó thì được trả lời là 2 giờ sẽ xuất phát. Tôi leo lên phòng nằm chờ rồi ngủ luôn, đến khi tỉnh dậy thì thấy TĐ đã đi hành quân rồi. Tôi hỏi sĩ quan trục hậu cứ thì anh ta cũng không biết vị trí hành quân. Chờ cho đến chiều tối thì có liên lạc vô tuyến nhờ đó tôi có vị trí hành quân. Nhìn trên bản đồ thì tôi thấy nó ở trên con đường đi Vĩnh Long. Thế là sáng hôm sau, tôi nhờ xe TĐ chở ra bến xe đò rồi tôi mua cái vé đi Vĩnh Long. Dọc đường quả nhiên tôi thấy 12 khẩu 105 ly đã dóng hướng đàng hoàng như chờ đợi ông Trưởng Ban Tác Xạ. Sau khi trình diện TĐT và thăm hỏi anh em là tôi làm bổn phận một cách khá đàng hoàng, theo sự đánh giá của tôi. Khi cuộc hành quân chấm dứt thì TĐ trở về căn cứ Bến Thủy. Lần này tôi về bằng xe nhà binh, ngồi ở vị trí trưởng xa của toán Tác Xạ, lon lá đàng hoàng, lúc đó đã lên Trung Úy. Ít lâu sau thì có lệnh Bộ TTM thuyên chuyển tôi sang Hải Quân, về trình diện ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân để chờ xuống tầu sang Pháp học.
Ở TĐ1PB, ngoài Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Hồ Nhựt Quan, tôi còn nhớ Đại Úy Dương Văn Dần Tiểu Đoàn Phó và Trung Úy Nguyễn Văn Sử, Pháo Đội Trưởng hình như là Pháo Đội 2. Sau này anh Sử được thăng đến cấp Đại Tá và trong khi đang làm nhiệm vụ Quân Sự Vụ trưởng ở trường Võ Bị Đà Lạt thì bị ám sát chết. Anh em đồn rằng anh đã bị tham những giết bằng một quả lựu đạn. Điều này tôi không lấy làm lạ vì anh Sử vốn là người hay nói mà lại nói thẳng.
Tháng 6 năm đó (1955), chúng tôi khoảng mười anh em, khăn gói xuống tầu Pasteur để đi du học ăn lương đàng hoàng. Những anh em dân chính thì phải ăn lương theo binh nhì trừ bị, nhà nước Pháp lúc đó còn duy trì nghĩa vụ quân sự (service militaire obligatoire) 18 tháng, trong thời kỳ đó, người lính trừ bị chỉ được trả lương rất thấp. Riêng tôi thì vì đã đi lính trên 2 năm (tính từ ngày 01 tháng tư, 1953) lúc qua Hải Quân đã mang cấp bậc trung úy, nhưng phải tụt xuống cấp chuẩn úy, vì trường Hải Quân Brest không nhận học viên sĩ quan, trừ khi là bàng thính viên (auditeur libre), như một vài sĩ quan của mấy nước còn liên hệ với Pháp. Năm đó tôi thấy có sĩ quan hai nước Ecuador và Liban. Chính phủ họ trả tiền học cho HQ Pháp và trả lương cho họ.
Vì tôi thuộc ngành trừ bị nên việc xuống lon không có gì phức tạp về pháp lý(2). Nhưng lương chuẩn úy của tôi là lương của một chuẩn úy Pháp, cộng thêm phụ cấp ly hương, vì lúc đó VN còn nằm trong Liên Hiệp Pháp (Union francaise) cho nên nếu người Pháp từ Pháp sang VN mà có phụ cấp ly hương thì người VN sang Pháp cũng được hưởng phụ cấp ly hương như vậy thôi. Mà lại lãnh bằng tiền Franc, cho nên cao hơn lương trung úy Việt Nam rất nhiều, có thể nói là rủng rỉnh hơn là xu, hào Bảo Đại nhiều lắm.
Tôi xin chấm dứt câu chuyện của tôi nơi đây. Hy vọng nếu tôi có vỗ ngực nhiều lắm thì cũng không đến nỗi như King Kong.
Thiếu tá Cơ Khí Nguyễn Tiến Ích
Biên Hùng chuyển
(1) Sau này Ba Giám lên thiếu tá và trở thành tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn ngự lâm quân mà tình cờ chính tôi lại là Đề-lô cho ông trong một cuộc hành quân ở vùng 4 chiến thuật, tức là vùng cao nguyên thời đó
(2) Theo nội quy của quân đội Pháp lúc đó thì cấp bậc của sĩ quan hiện dịch là của riêng của người sĩ quan đó, do bộ quốc phòng cấp cho, khó có thể hạ thấp hay lấy đi được, tương tự như bằng cấp về văn hóa của bộ giáo dục
Bàn ra tán vào (0)
Những Bước Đầu Trong Quân Ngũ
Thay vì làm bản tự khai lý lịch theo lời yêu cầu của anh hội trưởng, tôi xin kể với quý anh những năm tháng đầu tiên trong quân ngũ của tôi, cho đến khi tôi rời binh chủng để sang Hải Quân (HQ).
Vào đầu năm 1953, trong khi đang học Math. Gén. ở Đại Học Hà Nội thì tôi nhận được lệnh động viên vào khóa 3 Thủ Đức (K3TĐ). Sau khi khám sức khỏe và được xếp vào loại SA (Service Armé), thì đầu tháng 4 chúng tôi được chở xuống Hải Phòng, nằm ở đó mấy ngày thì lên con tàu Saint Michel để vào Saigon. Hình như là sau ba ngày lắc lư thì chúng tôi cặp bến Saigon, ở đó đã có xe nhà binh chờ sẵn, đưa tiếp chúng tôi vào luôn Thủ Đức, lúc đó đã xây cất gần xong, chỉ còn mấy căn nhà lá mà thôi. Lúc đó hình như những anh em ở miền Nam đã nhập trường rồi. Tổng số anh em khóa đó có lẽ đến năm trăm ngoe.
Khi chia binh chủng thì phần lớn anh em được đưa vào bộ binh, chia thành đại đội, còn một số nhỏ anh em khác được lựa vào các binh chủng chuyên môn thì nằm trong một đơn vị gọi là sư đoàn 5 (5è division) trong đó anh em pháo binh được cho vào một đơn vị gọi là lữ đoàn 19 (19è brigade), vì theo chúng tôi hiểu thì mỗi đại đội khóa sinh chừng bốn chục mạng tương đương với số sĩ quan của một lữ đoàn pháo. Bốn chục anh em chúng tôi, mỗi tên một cái ghế bố, chia nhau ở hai căn phòng trong một ngôi nhà ngói mới xây. Tôi đoán tôi được chỉ định vào Pháo Binh vì có cái bằng tú tài toán làm tôi cứ tưởng tượng mình như Napoléon vì ông vua mất ngôi này có khiếu về toán học và cũng là gốc pháo thủ.
Không biết anh em các khóa sau thì sao, nhưng cho đến khóa 3 thì mỗi ngôi nhà chúng tôi ở vẫn có một người lính, hình như là gốc Miên, thuộc tiểu đoàn sự vụ (bataillon de services) dưới quyền một đại úy Việt Nam tên là Giám mà chúng tôi gọi là Ba Giám(1) , hàng ngày đến làm sạch sẽ nhà ở và phòng vệ sinh. Ngày hai bữa cơm thì chúng tôi thường ăn ở câu lạc bộ. Quân áo dơ thì có người giặt thuê, một tuần vài ngày đến nhận đồ dơ và giao đồ sạch. Sinh hoạt của chúng tôi như vậy cũng khá thoải mái.
Sau mấy tuần sơ khởi để biết đi ắc-ê và bắn súng cá nhân thì chúng tôi quay sang học chuyên nghiệp pháo binh. Đại đội trưởng của chúng tôi là một trung úy tên là Ladonne, sĩ quan pháo thủ, hiện dịch chính cống, xuất thân Saint Cyr. Sĩ quan huấn luyện pháo binh là đại úy Vignon (đọc là Vi-Nhông), một người có vẻ có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngoài ra chúng tôi còn có một thượng sĩ đại đội gốc ở đảo Corse nên giọng ông the thé chẳng giống tiếng Tây tí nào. Pháo để huấn luyện là từ một pháo đội biệt phái mà Pháo Đội Trưởng lúc đó là trung úy Trang, sau này hình như lên tướng và có một thời là chỉ huy trưởng Pháo Binh. Vì pháo binh có xe kéo súng nên nhờ đó chúng tôi có đi tập cũng lên xe xuống ngựa đàng hoàng, không như anh em bộ binh, đi bộ dài dài.
Trong thời gian ở quân trường, tôi được một người bạn cùng khóa mang ra giới thiệu với một gia đình người miền Nam anh ta quen vì khi chưa bị động viên thì anh cùng học về công chánh với người con lớn của gia đình này. Chủ gia đình cũng vào cỡ tuổi bố tôi và đang làm việc cho Bưu Điện với tư cách là chuyên viên điện thoại. Thế là từ đó, cuối tuần nào tôi cũng ra ăn rầm nằm rề ở đó. Gia đình này sau có di tản sang Hoa Kỳ, ông bà cụ nay đã mất và tôi vẫn còn duy trì liên lạc với người con lớn.
Về mặt chính thức thì chúng tôi được tướng Nguyễn Văn Hinh, lúc đó là Tham Mưu Trưởng liên quân đến thăm lúc mới nhập học ít lâu. Tướng Hinh tuyên bố sẽ lấy ngày 1 tháng tư 1953 là ngày chúng tôi chính thức nhập ngũ thay vì trễ hơn chừng một tuần. Sau đó, không biết có sắp đặt trước hay sao mà tướng Hinh chỉ ngay vào anh Tạ Tỵ hỏi xem trước khi động viên anh đang làm gì và anh ấy trả lời “họa sĩ (artist peintre)” làm tôi lác mắt. Trong thời gian thụ huấn chúng tôi còn có dịp về Saigon diễn binh vào lễ quốc khánh của Pháp, ngày 14 tháng 7, kỷ niệm ngày nhân dân Pháp phá ngục Bastille năm 1789, lật đổ chế độ quân chủ, thành lập nền cộng hòa.
Sau khi học chừng sáu tháng thì chúng tôi ra trường. Kỷ niệm tôi nhớ nhất là có một anh tên là Nguyễn Cao Đậu đã tự sát sau buổi thi ra trường, xác được chôn trong rừng cao su gần đó. Sau khi thi cử xong thì những anh em không phải là Pháo Binh có một buổi chọn đơn vị, tiếng nhà binh Pháp gọi là amphigarnison. Thể thức chọn là theo thứ tự ra trường, từ trên xuống. Ai cũng muốn ở vùng 1 (miền Nam), tránh vùng 3 (miền Bắc) và nếu không chọn được đơn vị nào ở vùng 1 thì đành chọn vùng 4 (cao nguyên) hay vùng 2 (miền Trung). Đó là một buổi làm việc khá gây cấn vì nhu cầu sĩ quan ở vùng 1 thì có giới hạn trong khi ở vùng 3 thì lớn nhất và những anh em sinh trưởng ở miền Nam thì phần lớn chưa biết miền Bắc ra sao, chỉ biết ở đó đánh nhau ác liệt hơn cho nên mỗi khi có một anh em người miền Bắc mà chọn một đơn vị ở miền Nam thì thường có những tiếng xì xào có vẻ oán trách.
Lễ mãn khóa do Bộ Trưởng Quốc Phòng mới là Bác sĩ Phan Huy Quát chủ tọa, cùng với tướng Nguyễn Văn Hinh. Khi đến mục đặt tên khóa thì tướng Hinh nói: “Tôi đặt tên khóa này là khóa Đống Đa.” Nhưng khi lập lại ngay sau đó qua hệ thống loa phóng thanh thì người đọc nói rằng: “Theo lệnh ông bộ trưởng quốc phòng, tôi đặt tên...” Chúng tôi hiểu ngay là có sự trục trặc trong nhóm lãnh đạo về quốc phòng, nhưng đó không phải là chuyện chúng tôi thực sự quan tâm. Chiều hôm đó, chúng tôi được bác sĩ Phan Huy Quát cùng với giới thương gia Saigon, trong đó tôi nhớ có nhà hàng Thanh Thế, khoản đã bữa cơm tối, mỗi nơi nhận chừng năm chục “cậu” tân sĩ quan. Sau đó anh em được nghỉ phép 15 ngày rồi đi đơn vị.
Riêng Pháo Binh thì phải ở lại thêm một tháng để học thực tập pháo binh ở Trung Tâm Huấn Luyện Pháo Binh Đông Dương (Center d’Instruction d’Artillerie de l’Indochine, thường viết tắt là CIAI) tại Phú Lợi. Ông trung úy Ladonne và ông đại úy Vignon cũng vẫn đi theo chúng tôi nhưng bây giờ chúng tôi đã là sĩ quan rồi nên liên hệ giữa cán bộ và học viên thoải mái hơn trước nhiều. Sau này có một anh bạn khóa chúng tôi sang Hawaii học bổ túc pháo binh lại gặp ngay ông Ladonne cũng đang ở đó và có dịp sống lại với nhau những kỷ niệm quân trường ngày xưa. Đặc biệt anh bạn này người miền Nam và nói tiếng Pháp rất ngầu.
Kỷ niệm của tôi về Phú Lợi là cái BMC (người ta nói với tôi nó là viết tắt của mấy chữ Bordel Militaire Controlé). Lúc đó tôi cũng đã gần 22 tuổi đầu nhưng phần lớn thời giờ là dành cho việc sách đèn, chưa thử cái đó bao giờ, bây giờ cũng lò mò vào xem thì thấy mấy ông cao tuổi lõi đời đã dùng tên của tôi để ghi vào sổ kiểm soát. Chỉ để phá nhau chơi. Ngoài ra, tôi nhớ khi chúng tôi đến Phú Lợi thì có gặp một khóa sĩ quan Đà Lạt đang thụ huấn tại đó, không biết là khóa mấy, lúc đó là khoảng cuối tháng 10, 1953.
Sau một tháng thực tập chúng tôi mới thực sự ra trường, cũng chọn đơn vị theo thứ tự ra trường cho khoảng gần bốn chục sĩ quan. Khi đến lượt tôi chọn đơn vị thì các quân khu vẫn còn có chỗ trống và tôi đã chọn vùng 4, làm cho ông đại úy Vignon chưng hửng, hỏi tôi “để săn khỉ hở? (pour faire la chasse aux singes?)”, vì ông ấy cố gò tôi chọn vùng 3. Cùng chọn vùng 4 với tôi có hai anh Dương Văn Hoàn, sau này giải ngũ và làm ở Ngân hàng Việt nam cho đến 30 tháng tư 75, và Hồ Sĩ Khải vào thời gian 30-4-75 thì mang cấp bậc đại tá và đang làm chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Pháo Binh Dục Mỹ. Tôi nhớ có một anh người miền Nam, khi làm amphigarnison thì phải về một đơn vị ở miền Bắc và anh đã đào ngũ thay vì đi trình diện đơn vị. Sau này được biết anh đã đầu quân cho tướng Trần Văn Soái vì quê anh ở vùng Hòa Hảo.
Và sau đó chúng tôi cũng được nghỉ phép. Tôi không cho gia đình biết trước và khi tôi bước vào nhà, nó là một tiệm bánh ngọt bố mẹ tôi mở ra để kiếm bạc cắc, thì tôi thấy mẹ tôi đang lúi húi sắp xếp mấy cái bánh bầy trong tủ. Tôi chỉ nói đước tiếng “má!” thì mẹ tôi ngẩng mặt lên, nhìn thấy tôi chỉ kêu được tiếng “Ối Trời!” rồi cứ đứng đó như trời trồng, hai mắt chớp lia không biết để dấu nước mắt hay để ăn chắc là không ngủ mê. Cả nhà đi vắng hết, bố tôi đi làm, các em tôi đi học. Tôi liền bỏ mớ hành lý xuống đất để làm tiếp việc mẹ tôi đang làm dở, như trước kia tôi vẫn thường làm khi đi học về. Tôi là đứa con cả trong một gia đình gồm bẩy anh em trai gái.
Sau chừng 3 tuần nghỉ phép thì chúng tôi trở lại quân ngũ và được cho vé máy bay trở lại Saigon, rồi từ đó anh Hoàn và tôi phải theo xe chở hàng lên đến tận Pleiku. Khi về đến hậu cứ Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh (TĐ4PB) thì thấy vắng teo, chỉ có một người thượng sĩ Pháp đón chúng tôi vì đơn vị đang tham gia cuộc hành quân Atlante. Khi kể chuyện về cuộc hành trình Saigon-Pleiku bằng xe chở hàng của chúng tôi thì ông ta cười ngất, nói là chúng tôi không biết tự bảo vệ mình “(vous vous defendez mal)” vì anh bạn Khải của chúng tôi được di chuyển bằng máy bay ngon lành.
Mấy ngày hôm sau, chúng tôi theo xe tiếp tế đến trình diện đơn vị lúc đó đang hành quân ở khu vực Sông Ba. Anh Khải về Pháo Đội (PĐ) 1, anh Hoàn về PĐ 2, tôi về PĐ 3. Pháo Đội Trưởng (PĐT) các PĐ 1 và 2 là những sĩ quan Việt Nam, cấp bậc trung úy, xuất thân từ khóa 2 Thủ Đức. Hai PĐ này được tách ra khỏi TĐ4PB để đi theo tập đoàn lưu động (Groupement Mobile, viết tắt là GM) 41. Còn PĐ 3 thì PĐT, Pháo Đội Phó (PĐP), hạ sĩ quan vẫn còn là người Pháp, ngoại trừ hai ông thượng sĩ người Thượng đã đi lính cho Pháp từ mấy chục năm trước. Binh sĩ hầu hết là người Thượng thuộc sắc tộc Rhadé ở gần Ban Mê Thuật. Sau này TĐ4PB được bổ túc quân số bằng những thành viên của một khóa hạ sĩ quan trừ bị, đa số là công chức nhà nước bị động viên và sau một thời gian huấn luyện ngắn hạn thì được đưa đi đơn vị với cấp bậc hạ sĩ nhất. PĐ 3 được đặt dưới quyền sử dụng của GM 42. Vì vùng 4 có hai GM cơ hữu mà chỉ có một tiểu đoàn pháo cho nên TĐ4PB phải xé làm hai.
Tôi không biết hai anh Hoàn và Khải được đón tiếp ở đơn vị mới ra sao, nhưng tôi thì được đãi một chầu sâm banh đàng hoàng lại có cả một ông bác sĩ từ bên GM sang góp măt để uống rượu gỡ nữa vì đơn vị vẫn còn nhiều hơi hướng Pháp, ăn cơm vẫn được uống vang đỏ (thùng) thả dàn và mỗi khi có thả dù tiếp tế thì ngoài bánh mì, thịt bò, vẫn còn có cả rượu vang nữa.
Sau đó thì tôi được giao cho nhiệm vụ làm trưởng một toán Đề-lô, gồm có một người ordonnance, hai người vô tuyến (để thay nhau đeo cái máy 300) và hai người bảo vệ, tất cả sáu người, kể cả trưởng toán. Với toán của tôi thì PĐ 3 lúc đó có 3 toán Đề-lô, không kể PĐT đi theo bộ chỉ huy GM. Toán Đề-lô thứ hai do một ông trung úy xuất thân từ Đà Lạt làm trưởng toán, sau này bị bắt làm tù binh và đã xin giải ngũ sau khi trao đổi tù binh như đã thỏa thuận tại hội nghị Trung Giá. Toán thứ 3 do một ông chuẩn úy người Thượng tên là Y Úp làm trưởng toán. Sau này ông ấy được thăng đến chức trung tá, làm tỉnh trưởng một tỉnh thuộc vùng 4 rồi bị tử trận vì bị bắn sẻ.
Cuộc hành quân Atlante đã đưa chúng tôi dọc theo duyên hải miền Trung, qua những địa danh như Mỹ Du, Chí Thành, rồi đến Tuy Hòa, Quy Nhơn... và cuối cùng trở lại Pleiku vào lúc sắp tàn cuộc chiến. Ít lâu sau, PĐ 3 có PĐT mới, cũng là một đại úy tên là Guigot mới từ Pháp qua thay thế cho PĐT đương nhiệm là đại úy Constant, đến hạn hồi hương. Khi người sĩ quan tác xạ pháo đội (lieutenant de tir) kiêm PĐP là Trung Úy Grima, người gốc Algérie, về nước thì tôi được chỉ định thay thế cho ông ta. Từ đó vận mệnh của tôi gắn liền với pháo đội. Các hạ sĩ quan Pháp cũng dần dần về nước hết và những hạ sĩ nhất bị động viên trước kia bây giờ đều đã được thăng cấp trung sĩ và thay thế những hạ sĩ quan Pháp hồi hương.
Người ta nói đời là bất công và tôi thấy câu đó có thể áp dụng cho tôi vào thời kỳ này. Khi còn làm Đề-lô thì VC cứ nhè bộ binh mà quất. Đơn vị nào tôi đi theo cũng bị phục kích tơi bời mà thường là giữa ban ngày. Với tiểu đoàn ngự lâm quân của ông ba Giám thì khi hành quân bên ngoài một làng, dù lúc đó còn tờ mờ sáng, trong làng vẫn có tiếng loa vọng ra kêu gọi chúng tôi về hàng. Ông Giám đề nghị bắn cho nó mấy quả pháo nhưng tôi không chịu vì sợ bắn nhầm vào nhà dân, cả một cái làng, biết chỗ nào mà bắn. Sau đó là ở Chí Thành với Tiểu Đoàn Khinh Quân (TĐKQ) 510 mà Tiểu Đoàn Trưởng là ông Đỗ Kiến Nhiễu, sau này là Đô Trưởng Saigon. Lúc đó ông Nhiễu mang cấp bậc đại úy giả định (capitaine fictif). Tiểu đoàn bị phục kích giữa ban ngày trong khi đang leo lên một ngọn đồi. Tôi còn nhớ ông ấy cứ đuổi tôi xuống đồi vì sợ tôi trúng đạn thì không có người điều chỉnh pháo. Kế đến là TĐKQ 703 hay 705 gì đó từ ngoài Bắc vào cũng bị phúc kích giữa buổi trưa trong lúc đang tiến vào một làng. May mắn là tôi không chịu vào làng vì nếu vào thì sau khi đi quanh quẩn theo đường làng, tôi sẽ mù tịt không còn biết phương nào vào hướng nào nữa, nhỡ có đụng độ thì không làm sao mà điều chỉnh tác xạ được. Tôi quyết định cho toán Đề-lô chúng tôi ngồi chờ ở rìa làng.
Nhờ đó, khi bị phục kích thì lúc đó ở pháo đội, súng đã hờm sẵn. Tôi kêu về pháo đội báo cáo bị phục kích và yêu cầu khai hỏa bằng hai viên đạn nổ theo các yếu tố của một tác xạ (tir) đã có ám số trước. Nhờ đó khi Đề-lô nói xong là pháo đội đáp lại ngay: “đạn đi rồi (coups partis)”. Lúc đó cũng là lúc hai phe đều chạy ra khỏi làng, TĐKQ 703/705 thì quay ra đường cũ, VC thì chạy tháo về một làng bên cạnh và đã trở thành những mục tiêu ngon lành cho pháo vì di chuyển ở ngay một cánh đồng trống nằm giữa hai ngôi làng. Tôi đã trông thấy cả một chuỗi 4 quả rớt ngay vào một đám đang chạy và thấy một người bị tung lên cao. Sau vài tràng đạn pháo nữa, tôi thấy thế là đủ rồi và kêu lệnh ngưng bắn (halte au feu) về pháo đội.
Trước đó khi còn quân Pháp thì tôi cũng đã đi Đề- lô cho một toán thiết giáp Lê Dương biệt phái mà tôi không nhớ là đơn vị nào, rồi sau đó là cho tiểu đoàn 3 dã chiến Tây Phi (3è Bataillon de Marche, Afrique Occidentale Francaise, viết tắt là BM3AOF). Tôi nhớ được đơn vị này vì có một buổi sáng toán đi chợ về của nó gồm có 2 xe GMC bị phục kích ngay gần chỗ đóng quân, chết gần hết và vì ông Tiểu Đoán Trưởng BM3AOF là một người Pháp gốc Việt. Ông ấy khai với tôi là không biết tiếng Việt và khoe là đã tốt nghiệp một trường tương tự như Đại Học Quân Sự, tiếng Pháp gọi là Ecole de Guerre. Các tướng lãnh Pháp phần lớn đều phải tốt nghiệp từ trường này. Tướng de Gaulle, khi còn là Đại Tá cũng đã tốt nghiệp ở Ecole de Guerre.
Sau này khi tôi hết làm Đề-lô, chuyển về làm sĩ quan tác xạ Pháo Đội thay thế ông trung úy Grima thì VC cứ nhè Pháo Binh (vàThiết Giáp) mà choảng. Lúc này họ đã được tăng quân số và đang mở cuộc Tổng Tấn Công nhằm yểm trợ cho chiến trường Điện Biên. Chúng tôi đoán có lẽ kế hoạch của họ là tiêu diệt Pháo Binh và Thiết Giáp rồi sau đó họ nghĩ ho có thể làm thịt một cách dễ dàng các tập đoàn lưu động (GM) vì lúc đó các đơn vị này sẽ chỉ còn những tiểu đoàn sơn cước (Bataillon Montagnard) và khinh quân, vũ khí thô sơ, tinh thần chiến đấu hẳn đã bị sụt giảm.
Trận thử lửa đầu tiên là trong trận hành quân của GM 42 từ Pleiku ra về phía An Khê để đón GM 100 của Pháp. Khi chúng tôi đến đèo Mangyang thì máy bay quan sát cho chúng tôi biết GM 100 đang bốc cháy ở PK 10, tức là cách An Khê 10 cây số, PK hình như làviết tắt từ chữ Point Kilometrique. GM 42 liền hạ trại và tổ chức phòng ngự ngay tại đèo Mangyang, Pháo Binh được lệnh bắn cầm canh suốt đêm để những toán quân chạy vào trong rừng có thể nghe tiếng nổ mà tìm ra lối về với đơn vị tiếp nhận, nhờ đó phần lớn anh em pháo binh của GM 100 tìm đến được chỗ chúng tôi và được bố trí làm nhiệm vụ cận thủ (défense rapprochée).
Theo anh em cho biết thì hai ba đêm trước khi xuất quân, GM 100 đêm nào cũng tung ra những cuộc hành quân thám thính ở những làng xã kế bên mà không tìm được dấu vết gì cho thấy có sự hiện diện của địch quân. Cùng lắm là chỉ hạ được vài người du kích xã. Cho nên sáng hôm đó họ chủ quan lắm, không cần toán bảo vệ, tất cả bộ tham mưu, quân bảo vệ đều leo lên xe theo hai chiếc thiết giáp mở đường kéo nhau ra khỏi An Khê. Khi đi đến PK10, nơi đó có một khúc quanh gắt, với một bên là đèo cao, một bên là vực thẳm, thì hai chiếc chiến xa mở đường trúng đạn bazôka, nằm quay lơ ra chiếm hết lối đi. Mặt trận phục kích kéo dài trên một đoạn đường cả mấy cây số. Bộ tư lệnh GM bị tiêu diệt ngay từ phút đầu, chỉ còn một ông đại úy trưởng phòng Tư là thoát chết. Chỉ huy trưởng Pháo Binh là Thiếu Tá Arvieux, cựu chỉ huy trưởng trung tâm Phú Lợi cũng tử trận, xác được để lên một chiếc Dodge 4x4, rồi chính chiếc xe đó cũng bị trúng đạn cối cháy luôn, làm Thiếu Tá Arvieux chết một lần nữa.
Anh em Pháo Binh đã được huấn luyện để phá súng bằng cách đóng cơ bẩm lại rồi liệng một quả lựu đạn lửa (grenade incendiaire) vào nòng súng làm cho cơ bẩm bị hàn luôn vào nòng súng. Khi anh em mới phá được vài khẩu thì từ bộ tư lệnh vùng 4 phát ra lệnh rút lui ngay, để việc phá súng đó cho không quân vì lúc đó cũng đã gần mặt trời lặn. Khi không quân bay đến chỗ đoàn xe bị phục kích để tính bỏ bom phá thì thấy trên xe toàn là thương binh của GM 100. Liên lạc về bộ tư lệnh thì bộ tư lệnh đành phải bỏ kế hoạch phá hủy vũ khí, quân dụng, trong đó đáng giá hơn cả là hàng trăm xe GMC, mấy chục khẩu pháo (một pháo đội Pháp được trang bị bằng 6 khẩu 105 thay vì 4 khẩu như của Việt Nam), quần áo, thực phẩm vô số, đặc biệt là hẳn phải có nhiều rượu thuộc loại sang, tiếng lóng gọi là “vin de précision”, nghĩ đến mà thấy tiếc.
Sau đó trên đường rút về Pleiku, chúng tôi đụng độ hầu như ở mọi chặng dừng quân. Có lần chúng tôi mới đang ngả bàn đèn ra tính ăn trưa thì bị ngay hai quả súng cối. Biết là bị tấn công, tôi ra lệnh sử dụng đạn nổ chụp (fusant) đã chuẩn bị trước để dùng cho lúc vị trí pháo bị tấn công, thời gian nổ được gạt về tối thiểu, hình như là nửa giây. Mỗi khẩu có 5 hay 10 viên đạn như vậy, tôi không nhớ rõ. Một khẩu bị bất khiển dụng vì quá gần một cái cây, ba khẩu kia thi nhau nhả đạn. Có một lúc tôi nghe thấy tiếng u u như là cái miểng đạn ở phần đuôi (gerbe de culot) đang bay ngược về. Bụng thì teo mà không dám nằm xuống sợ Tây nó cười, và một chút sau thì nghe một tiếng xèo, hình như mảnh đạn đó đã rớt xuống đất. Sau khi yên thì tôi thấy một hạ sĩ quan pháo binh của GM 100 làm nhiệm vụ cận thủ gần đó vác về một người thuộc phe tấn công, bị thương nặng và bị bỏ lại. Y tá của PĐ chúng tôi cố tìm cách chữa nhưng vết thương quá nặng, người thương binh đó đã từ trần một thời gian sau đó. Cái xác được để ở một chỗ dễ thấy để đồng ngũ của anh ta có thể nhìn thấy ngay, vì thế nào họ cũng vào lục soát chỗ đóng quân đó sau khi chúng tôi rút. Cuối cùng chúng tôi cũng về được đến Pleiku có lẽ họ không đuổi kịp được xe của chúng tôi.
Trong cuộc hành quân này PĐ 3 của chúng tôi bị mất một khẩu pháo vì người tài xế lái xe kéo súng đã quên không cài thắng tay, xe lại đậu trên một cái dốc. Nhằm lúc người tài xế dời khỏi xe để thỏa mãn một nhu cầu sinh lý, là nó lẳng lặng tuột dốc, rồi càng lúc càng nhanh. Người tài xế xanh mặt chạy theo nhưng vẫn thua, khi anh ta chạy xuống đến đáy thung lũng thì cái xe và khẩu súng đã nằm chình ình dưới đó rồi. Sau khi đánh giá là không thể lôi lên được, chúng tôi liền liệng một quả lựu đạn lửa vào miệng súng cho nó câm luôn.
Chúng tôi chỉ ở lại hậu cứ Pleiku một thời gian ngắn, có lẽ vài tuần, là chúng tôi lại tiếp tục rút khỏi Pleiku về Ban Mê Thuột. Lần di chuyển này chúng tôi có hai tiểu đoàn Cao Ly (bataillon de Corée), của GM 100 tăng cường. Đó là những tiểu đoàn đã tạo được một chút danh trong cuộc chiến Cao Ly trước đó. Cùng với 3 tiểu đoàn Thượng, hai tiểu đoàn này là những thành phần bảo vệ đoàn xe. Khi di chuyển thì thành phần bảo vệ đi trước, có khi đi bộ nếu phải đi xa khỏi trục lộ hoặc có khi di chuyển bằng xe nếu thấy đoạn đường tương đối dễ đi, khó bị phục kích. Nhưng rồi hai tiểu đoàn Cao ly cũng rơi vào ổ phục kích và bị tiêu diệt. Chúng tôi có bố trí pháo mà không dám bắn vì Đề-lô bay trên cái máy bay bà già cho biết chẳng nhìn thấy gì hết. Sau khi có tin tức chiến trường thì tư lệnh GM 42 ra lệnh cho đoàn xe trong đó có pháo binh chúng tôi di chuyển tiếp ngay ban đêm. Tôi nhớ cuộc rút quân sau đó tương đối êm tuy có lần bị phục kích khiến cho gần một trăm xe bị đốt và người tài xế lái cái xe command-car của pháo đội bị bắt nhưng rồi anh ta chạy thoát về được vì khi bị bắt, địch quân lột giầy, vớ của anh ta ra như họ làm với các tù binh người Pháp hay người thành thị như chúng tôi. Nhưng người lái xe này là người Thượng, bỏ giầy bỏ vớ ra anh ta còn chạy mau hơn. Cho nên sau khi nghe ngóng và thấy địch còn mải lo chuyện khác là anh ta tháo chạy thục mạng trở về đơn vị vẫn còn kẹt ở gần đó.
Vài ngày sau chúng tôi về đến địa điểm dóng quân cho TĐ4PB là Buôn Hô, cách Ban Mê Thuột vài ba chục cây số. Ít lâu sau là ký hiệp định Genève và chúng tôi có thời giờ đi dạo chơi Ban Mê Thuột. Lúc đó Tiểu Đoàn Trưởng vẫn còn là người Pháp, mỗi lần đi Ban Mê Thuột là phải có sự vụ lệnh đàng hoàng và anh em thường cử tôi lên “lắp véc (verbe)” với quan Tây để xin sự vụ lệnh. Đại Úy Guigot, PĐT của chúng tôi cũng vẫn còn và tôi nhớ sau đó Pháo Đội có làm một bữa cơm tiễn chân ông ấy lên đường qua Lào.
Hình như đất Lào là chặng dừng chân cuối cùng của sĩ quan Pháp để cho họ phục vụ hết thời gian quy định, vào khoảng 26 tháng, nhờ đó họ có thể lãnh trọn gói một khoản tiền phụ cấp ly hương gì đó. Khi tới Lào, đại úy Guigot có gửi về cho tôi một lá thư cám ơn trong đó ông nói rất thoải mái với cuộc sống vô tư của người Lào. Sau này, khi ký hiệp định Paris, ông ấy cũng viết cho tôi một cái thư gửi về bộ Quốc Phòng và bộ cũng truy tìm được ra tôi dù lúc đó tôi đã được biệt phái về bộ Giáo Dục rồi. Lá thư đã tới tay tôi gần hai tháng sau theo con dấu của bưu điện Pháp. Trong thư ông ấy mừng cho tôi vì Việt Nam đã được hòa bình sau gần hai chục năm chiến tranh, miền Nam vẫn còn trong phe tự do, và với khả năng của dân tộc Việt Nam, ông ấy tin tưởng miền Nam sẽ trở nên thịnh vượng và sẽ là một tấm gương để miền Bắc noi theo.
Nhưng từ khi có các chính quyền Xã Hội Chủ Nghĩa thì dối trá trở thành quốc sách, dối trá với quốc tế, dối trá với quốc dân và dối trá giữa lãnh đạo với nhau. Triết lý mác-xít đánh giá dối trá là một đạo đức cách mạng. Những di sản cha ông để lại như nhân, nghĩa, le, trí, tín họ kết tội là của giai cấp bóc lột, phải đổ vào sọt rác. Cho nên ký chưa khô mực thì đã xẩy ra ngay những vụ dành dân lấn đất và cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Người Mỹ sau khi đã bắt tay được với Trung Cộng (TC) thì họ còn đâu cần đến miền Nam nữa. Họ đã cố gắng giúp cho miền Nam có thể cầm cự trong một khoảng thời gian gọi là khả kính (decent interval) rồi sau đó là good luck, sống chết mặc bay. Họ cũng đã tiên liệu miền Nam sẽ mất cho nên họ đã án binh bất động để cho TC chiếm Hoàng Sa, vì họ tin là sau khi thống nhất thì VN sẽ ngả về phía Liên Xô, kình chống TC cho nên họ đã phải lo trước cho vấn đề an ninh chuyển vận trên biển Đông, nối liền eo biển Malacca với Đông Á.
Khi tôi phải đi cải tạo thì chính cán bộ quản huấn đã nói với chúng tôi là “chúng tôi ký hiệp định Paris là để trải thảm đỏ cho người Mỹ ra đi”. Cho nên sau khi Mỹ rút quân là họ sẽ dốc toàn lực để thanh toán miền Nam. Họ đã chiếm Phước Bình để thăm dò phản ứng của Mỹ. Khi thấy Mỹ không làm gì thì họ biết là họ có thể an toàn tiến chiếm miền Nam. Nhưng đó là chuyện sau này và tôi xin lỗi quý độc giả, đã lạc đề một chút.
Trở lại với TĐ4PB, tôi không nhớ chúng tôi ở Buôn Hô bao lâu, nhưng tôi nhớ là sau đó chúng tôi lại trở về Pleiku và khi người Tiểu Đoàn Trưởng Pháp về nước thì người Tiểu Đoàn Trưởng VN đầu tiên của TĐ4PB là tướng Lâm Quang Thi, lúc đó mới là đại úy. Sau này khi ông Thi đổi đi thì người Tiểu Đoàn Trưởng kế tiếp là ông Dương Thái Đồng, lúc đó cũng mang cấp bậc đại úy. Trong thời kỳ này tiểu đoàn đã trở lại Buôn Hô vì tôi nhớ đại úy Đồng thường hay thậm thụt với Bộ Tư Lệnh vùng 4, đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Linh Quang Viên lúc đó mang cấp bậc Đại Tá. Trong thời hai vị Tiểu Đoàn Trưởng này thì tôi là quyền PĐT/ PĐ 3 vì ông PĐT chính hiệu là Trung Úy Đoàn Văn Liễu, một sĩ quan tốt nghiệp Đà Lạt, còn đang học khóa Pháo Đội Trưởng ở đâu gần Saigon.
Khi tướng Thi làm Tiểu Đoàn Trưởng thì sự liên lạc giữa ông với tôi đều suông sẻ như khi còn người Pháp, có lẽ vì tôi giống ông, cũng hay nói tục và chửi thề bạt mạng. Nhưng với Đại Úy Đồng thì tôi bắt đầu có vấn đề và cuối cùng ông ấy đã đẩy được tôi về TĐ1PB, lúc đó đồn trú tại Bình Thủy, gần Cần Thơ, Tiểu Đoàn Trưởng lúc đó là Đại Úy Hồ Nhựt Quan. Đại Úy Đồng cũng không quên ký tặng một cái giấy phạt 15 ngày trọng cấm vào hồ sơ cá nhân của tôi.
Trước vụ việc đó, ngay sau khi có hòa bình vài tháng, tôi đã làm đơn xin giải ngũ vì nghĩ mình phải chuẩn bị cho tương lai, và vì tôi vẫn còn trong ngạch trừ bị nên dự đoán là sẽ giải ngũ thôi và nếu để bị giải ngủ trễ thì có nhiều điều bất lợi. Sau mấy tháng trời chẳng thấy tăm hơi gì về lá đơn và thấy Hải Quân đang tuyển mộ ứng viên đi học trường Hải Quân Brest, tôi liền làm đơn xin dự thi và sau đó đã trúng cử. Lúc đó tôi rất háo hức được xuất ngoại, và cũng nghĩ sau này nếu có giải ngũ thì mình vẫn có thể tìm việc làm trên tàu buôn.
Thi tuyển xong, tôi trở về TĐ4PB. Trong khi đang chờ lệnh thuyên chuyển sang Hải Quân thì lại nhận được lệnh thuyên chuyển về vùng 1 và tôi đã về trình diện TĐ1PB tại hậu cứ ở Bình Thủy và được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Tác Xạ Tiểu Đoàn (chef PCT, PCT là viết tắt từ chữ Post Central de Tir). Cuộc hành quân đầu tiên và cuối cùng tôi tham dự với tư cách là lính Pháo Thủ là chống đám quân Hòa Hảo. Tôi không được đọc lệnh hành quân, và khi thấy súng ống, xe cộ xếp hàng từ 12 giờ trưa thì tôi cũng ra đứng chờ, lóng ngóng ra vô, chẳng biết làm gì. Sau tôi hỏi ông tiểu đoàn phó thì được trả lời là 2 giờ sẽ xuất phát. Tôi leo lên phòng nằm chờ rồi ngủ luôn, đến khi tỉnh dậy thì thấy TĐ đã đi hành quân rồi. Tôi hỏi sĩ quan trục hậu cứ thì anh ta cũng không biết vị trí hành quân. Chờ cho đến chiều tối thì có liên lạc vô tuyến nhờ đó tôi có vị trí hành quân. Nhìn trên bản đồ thì tôi thấy nó ở trên con đường đi Vĩnh Long. Thế là sáng hôm sau, tôi nhờ xe TĐ chở ra bến xe đò rồi tôi mua cái vé đi Vĩnh Long. Dọc đường quả nhiên tôi thấy 12 khẩu 105 ly đã dóng hướng đàng hoàng như chờ đợi ông Trưởng Ban Tác Xạ. Sau khi trình diện TĐT và thăm hỏi anh em là tôi làm bổn phận một cách khá đàng hoàng, theo sự đánh giá của tôi. Khi cuộc hành quân chấm dứt thì TĐ trở về căn cứ Bến Thủy. Lần này tôi về bằng xe nhà binh, ngồi ở vị trí trưởng xa của toán Tác Xạ, lon lá đàng hoàng, lúc đó đã lên Trung Úy. Ít lâu sau thì có lệnh Bộ TTM thuyên chuyển tôi sang Hải Quân, về trình diện ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân để chờ xuống tầu sang Pháp học.
Ở TĐ1PB, ngoài Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Hồ Nhựt Quan, tôi còn nhớ Đại Úy Dương Văn Dần Tiểu Đoàn Phó và Trung Úy Nguyễn Văn Sử, Pháo Đội Trưởng hình như là Pháo Đội 2. Sau này anh Sử được thăng đến cấp Đại Tá và trong khi đang làm nhiệm vụ Quân Sự Vụ trưởng ở trường Võ Bị Đà Lạt thì bị ám sát chết. Anh em đồn rằng anh đã bị tham những giết bằng một quả lựu đạn. Điều này tôi không lấy làm lạ vì anh Sử vốn là người hay nói mà lại nói thẳng.
Tháng 6 năm đó (1955), chúng tôi khoảng mười anh em, khăn gói xuống tầu Pasteur để đi du học ăn lương đàng hoàng. Những anh em dân chính thì phải ăn lương theo binh nhì trừ bị, nhà nước Pháp lúc đó còn duy trì nghĩa vụ quân sự (service militaire obligatoire) 18 tháng, trong thời kỳ đó, người lính trừ bị chỉ được trả lương rất thấp. Riêng tôi thì vì đã đi lính trên 2 năm (tính từ ngày 01 tháng tư, 1953) lúc qua Hải Quân đã mang cấp bậc trung úy, nhưng phải tụt xuống cấp chuẩn úy, vì trường Hải Quân Brest không nhận học viên sĩ quan, trừ khi là bàng thính viên (auditeur libre), như một vài sĩ quan của mấy nước còn liên hệ với Pháp. Năm đó tôi thấy có sĩ quan hai nước Ecuador và Liban. Chính phủ họ trả tiền học cho HQ Pháp và trả lương cho họ.
Vì tôi thuộc ngành trừ bị nên việc xuống lon không có gì phức tạp về pháp lý(2). Nhưng lương chuẩn úy của tôi là lương của một chuẩn úy Pháp, cộng thêm phụ cấp ly hương, vì lúc đó VN còn nằm trong Liên Hiệp Pháp (Union francaise) cho nên nếu người Pháp từ Pháp sang VN mà có phụ cấp ly hương thì người VN sang Pháp cũng được hưởng phụ cấp ly hương như vậy thôi. Mà lại lãnh bằng tiền Franc, cho nên cao hơn lương trung úy Việt Nam rất nhiều, có thể nói là rủng rỉnh hơn là xu, hào Bảo Đại nhiều lắm.
Tôi xin chấm dứt câu chuyện của tôi nơi đây. Hy vọng nếu tôi có vỗ ngực nhiều lắm thì cũng không đến nỗi như King Kong.
Thiếu tá Cơ Khí Nguyễn Tiến Ích
Biên Hùng chuyển
(1) Sau này Ba Giám lên thiếu tá và trở thành tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn ngự lâm quân mà tình cờ chính tôi lại là Đề-lô cho ông trong một cuộc hành quân ở vùng 4 chiến thuật, tức là vùng cao nguyên thời đó
(2) Theo nội quy của quân đội Pháp lúc đó thì cấp bậc của sĩ quan hiện dịch là của riêng của người sĩ quan đó, do bộ quốc phòng cấp cho, khó có thể hạ thấp hay lấy đi được, tương tự như bằng cấp về văn hóa của bộ giáo dục