Đoạn Đường Chiến Binh
Những Cánh Dù Không Về Đến Điểm Hẹn
Lòng tôi thương nhớ, quặn đau khi nghĩ linh hồn Phong còn vất vưởng nơi chiến trường Campuchea xa lạ ấy . Người ta nói rằng, người chết ở đâu, linh hồn sẽ lẩn quẩn ở mãi nơi đó, như luyến tiếc
Kính tặng các anh chiến sĩ Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, để hoài niệm đến những cánh Dù không về đến điểm hẹn .
Nguyệt Hằng
Anh bảo tôi viết lại những kỷ niệm về Tiểu Đoàn 7, về Dương Thuyết Phong, về " Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu ".....Anh Phi thân mến, những năm tháng bình yên nơi xứ người đâu phải ngắn ngủi, đã gần ba mươi năm rồi, phải không anh ? chiến tranh đã chấm dứt từ lâu nhưng mặt trận miền Tây nơi tôi vẫn không ......yên tĩnh nỗi . Thỉnh thoãng tôi vẫn nằm mơ.......
Người đi Tây tiến mùa Thu ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
Lòng tôi thương nhớ, quặn đau khi nghĩ linh hồn Phong còn vất vưởng nơi chiến trường Campuchea xa lạ ấy . Người ta nói rằng, người chết ở đâu, linh hồn sẽ lẩn quẩn ở mãi nơi đó, như luyến tiếc, như cầu mong cái hình hài ấy thức dậy, chuyên chở cho mình về lại kiếp người, để gặp mặt vợ con, thân nhân, bạn bè...
Chiến tranh đi nhanh và khốc liệt quá, nhiều khi mình không kịp nhận thức cả tuổi xuân của tụi mình. Tôi nhìn ảnh Tuấn Phi ngày đó trẻ quá, anh Phong chết khi tuổi đời chắc cũng độ bằng anh dạo ấy, cũng cấp bực Thiếu Úy, Phong học Trung học Võ Trường Toản SG, trường sát ngay bên cạnh Trưng Vương, rồi học năm thứ nhất ban Khoa Học, thi rớt, động viên vào Thủ Đức năm 1968. Về binh chủng Nhẩy Dù, đi hành quân liên miên, thường vắng nhà đến nỗi, sau khi anh chết đi, gia đình anh em xót thương nhưng không cảm thấy trống vắng. Đó là sự thiệt thòi của những người lính ngoài mặt trận, họ vắng mặt nơi mái ấm gia đình quá nhiều nên người thân cũng quen dần đi. Đâu đó, trong tâm tưởng vẫn còn lẫn lộn, chừng như các anh đi hành quân chưa về !!!
Anh Phi ơi, Phong chết tôi không được thấy mặt, nên tôi sống trong hoài nghi, đau khổ chập chờn, tôi hy vọng một tối nào đó, có tiếng chuông reo cửa của anh về, tôi hy vọng anh lạc trong rừng như chuyện kể của những người lính tìm về đơn vị sau chiến trận Hạ Lào, sau khi đơn vị đã báo tin chết không tìm thấy xác.
Tôi hy vọng ác đức và ích kỷ là xác ấy không phải của anh Phong mà là của một người nào đó. Tôi chờ đợi mãi, ngày tháng nguội dần rồi chợt bùng lên như ngún lửa mong manh sau hiệp định ngưng bắn 1973, trao trả tù binh đôi bên. Tôi mua báo đọc hàng ngày với một hy vọng nhiệm mầu, có tên Dương Thuyết Phong trong danh sách trao trả tù binh. Ngày qua ngày, tháng qua tháng tiếp nối, và bãng danh sách cứ ngắn dần rồi chấm dứt trong vô vọng.
Nỗi trông đợi không tưỡng ấy như tôi tự đánh lừa chính tôi. Phong ơi ! dù bạn bè và gia đình xác nhận là anh đã chết nhưng em vẫn chờ đợi, mỗi một mùi hương, một bài hát là một kỷ niệm nhớ thương. Anh hiền lắm, tụi mình chẵng mấy khi giận nhau, có đôi khi cãi nhau vu vơ, rồi em lại nghĩ.......ngày phép chẳng có là bao, giận hờn làm chi rồi kẻ ở nhà hối hận, người ra đi cũng chùng bước, hoang mang, Hùng Phi cứ nói giỡn với em ...." Anh trở về viên đạn đồng đen, em sang sông cho làm kỷ niệm ".., em có làm gì cho nó giận không, mà anh cứ thấy nó hát hoài câu ấy, nghe rét quá. Bạn bè trong TĐ7, cấp Th/u, Tr/u đều biết chuyện. Có lần gần ngày thi Tú Tài 2, em " cúp cua " nhiều quá, nên bài vỡ ứ đọng. Dạo đó, TĐ về Saigon, đóng quân ở Tao Đàn, em phải nhờ anh giúp, hôm sau đến tìm anh Phong, chú lính cười cười " Thiếu úy mới chép bài cho cô xong rồi, chắc ổng đi uống café bên quán, cô ngồi đợi một chút ". Sau khi anh chết, mỗi lần nhìn lại tranh vỡ với bút tích của anh, em không thể nào cầm được nước mắt, nước mắt nhạt nhoà rơi xuống tranh giấy, trong bóng đêm, em ngậm ngùi mong hư ảnh anh về, chiếc áo anh mặc cuối cùng, em vẫn còn giữ, mùi hương vẫn còn đây nhưng hình hài đã vùi lấp nơi miền gió cát thê lương. Em không hiểu là anh có biết mình bị thương hay cái chết đến quá bén ngọt đến nỗi anh chưa kịp nhận thức ra thì đã từ giã cõi đời. Em mong một lần nào cho em gặp anh để được hỏi : anh chết thật rồi sao ? Em không tin là anh đã xa em .........thật xa như vậy.
Em đi học, những giờ học trở thành buồn tênh, vô nghĩa, em không còn nỗi náo nức nhìn đồng hồ mong cho sớm hết giờ, em tủi thân khi trên đường nhìn thấy áo hoa, nón đỏ đâu đó. Em có gặo Chuẩn úy Đàm đứng bâng khuâng nơi đường Lê Lợi, một cánh tay băng vải trắng quàng vai, khuôn mặt ngỡ ngàng của người lính trẻ về thành phố sau cuộc thử lửa 72 kinh hoàng. Saigon sống vội, sống cuồng, nhức nhối với tin chiến trận hàng ngày đưa về hậu phương..." Hỡi người chiến sĩ đã để lại chiếc nón sắt bên bờ lau sậy nầy "...Không, anh Phong là người bằng xương, bằng thịt của em, không phải là ảo ảnh của một người tình không chân dung !!!Em không nghĩ là em đã mất anh trên cõi đời nầy.
Em trông đợi anh về hằng đêm, em nghe đâu đây tiếng đàn của anh, nơi chổ đóng quân vườn Tao Đàn, em nghe mơ hồ bên tai lời anh hát....." Người ơi, chiều nao có thu về cho tôi nhặt lá thu rơi. Tình có ghi lên đôi môi, sầu có phai nhoà cuộc đời..." Và em vĩnh viễn thương tiếc......" Những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một giấc ai mơ, dù đã quên lời hẹn hò....Thời hoàng kim xa quá chìm trong phôi pha. Chờ đến bao giờ tái sinh cho người........" Vâng, em chờ, chờ đến bao giờ tái sinh lại cho em một tuổi thanh xuân không ngớt lệ vì cuộc chia tay quá nghiệt ngã của hai đứa mình.
Anh Tuấn Phi thân mến, những kỷ niệm bao năm ấp ủ, sầu không nguôi, tình không quên, tóc xanh đã phai mầu với thời gian, nước mắt vẫn không ngừng rơi khi nhắc đến chuyện của anh, một người trai đã làm tròn bổn phận với núi sông nhưng lại lỗi hẹn với người tình. Tôi đã đi hết hai phần ba của đoạn đường trần, tôi vẫn còn hoài nghi thắc mắc, có phải chết là hết không ??? Sao anh Phong không một lần hiện về trong mơ với hình hài tan vỡ vì mãnh đạn hận thù, để chứng minh với tôi thật sự là anh đã chết, để tôi yên tâm sống những ngày cuối đời không ray rứt và chờ gặp lại nhau , nối lại dòng đời của tuổi hai mươi.
Hoài niệm về những cánh Dù không về đến điểm hẹn
Em tiếp tục đi học trường tư, làm thư ký hạng bét cho Ngân hàng Đông Phương. Thi đậu Tú tài 2 và em lấy chồng không cưới hỏi, với một chàng Thiếu Úy Nhẩy Dù, sống hùng, sống mạnh....mà không có sống lâu.Chàng tên là Dương Thuyết Phong, gia đình Công giáo, đạo gốc, gia đình có người làm Linh Mục nên quan niệm rất cổ và gia giáo. Ra trường Thủ Đức, Phong chọn ngay binh chủng Nhẩy Dù, rồi Tiểu Đoàn 7, để xa nhà và sống theo ý mình.
Tụi em vừa gặp lại nhau ( vì Phong là bạn của anh ruột em ), rồi lấy nhau chỉ được 11 tháng. Phong tử trận ngày 29 tháng 11 năm 1971, tại chiến trường Campuchea khi tuổi đời vừa được 24, còn em - nửa đàn bà, nửa nữ sinh - mới vừa 19. Em không được đến nhà nhìn mật Phong lần cuối, em nhờ Mỹ và Tuệ Tâm, là hai chứng nhân của cuộc đời em, mang hộ vòng hoa đến viếng tang, chỉ vỏn vẹn hai chữ" Thương Tiếc " trên băng vải tím buồn.
Em nhớ lá thư cuối cùng Phong viết về cho em.." thầy bói nói là anh không có số xuất ngoại, vậy là sai rồi...Anh đã xuất ngoại, không những vậy, mà còn theo cả em nữa, đó là tấm ảnh của em lúc nào anh cũng để nơi túi áo ngực....." Đâu có thể ngờ rằng anh đã đi vỉnh viễn không về nữa. Kỷ vật cho em là một tấm thẻ bài và hai bức ảnh của em, loang máu của anh vào mặt sau, mặc dù bạn anh là Trung úy Võ Hùng Phi, đạ cố gắng phơi khô nhưng vẫn không hết mùi tanh của máu.
Ngày đưa anh về lòng đất, em đi lặng lẽ như bao người khác. Bạn bè anh, những người lính mà em cùng sống trong trại gia binh nơi Tam Hiệp, họ không có mặt vì họ còn miệt mài hành quân nơi sình lầy, đất ruộng của xứ Campuchea xa lạ, chỉ có hai người bạn của anh khi còn đi học là biết chuyện chúng mình. Đám tang xong, mọi người đi về hết, em đứng lại một mình, ngẩn ngơ với cây thánh giá gỗ chơ vơ. Như vậy là anh chết thật rồi sao Phong ??? Tại sao anh chết ??? Em và anh, chẳng ai nghĩ có ngày hai đứa phải xa nhau oan nghiệt như thế nầy. Vậy mà hôm nay, anh lại là kẻ đào nhiệm vỉnh viễn, khi cuộc hành trình của em và anh chỉ mới ở bước khởi đầu. Tại sao mảnh áo đài trang của người nữ sinh bỗng chốc trở thành mầu áo tang bay phất phới nơi đồi trọc, với hàng hàng, lớp lớp tuổi trẻ trong khoảnh khắc bỗng ngưng đời.???
Lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ quan tài anh, giờ che nắng cho khối đất vô tri, ấp ủ hình hài của chàng trai hiền lành nhưng không ngoan đạo. Anh nằm đó, bên cạnh người lính truyền tin, cùng chết với anh bởi quả đạn pháo kích. Anh nằm xuống, nước ruộng bùn của Campuchea phủ ngập người anh, Trung úy Phi chạy đến, xốc anh lên......." miệng nó còn cười như đang nói chuyện với ai, tối hôm qua, nơi chỗ dừng quân, nằm tờng ten trên võng, tôi còn hỏi nó, mày có thấy lạnh cẳng không Phong ?..Bàn tay vỗ lên ngực áo, nó trả lời..tao có bé Hằng đây, đâu thấy lạnh lẽo gì...."
Anh chết như đi vào giấc ngũ của trẻ nằm nôi. Anh giờ đã yên phận anh, còn em thì sao ? người ở lại biết làm gì cho qua hết những buổi sáng chờ thư từ mặt trận........11 tháng làm người yêu lính, em chẳng có được mấy ngày vui...Dăm bẩy buổi ciné, chạy trốn giả tạo vào đất trời phương Tây bình yên và tự do, một vài lần đi nghe nhạc.....Trả lại em yêu con đường học trò.....với nhiều luyến tiếc, những quán café thịnh hành với lời nhạc......Anh trở về dang dở đời em. Ta nhìn nhau ánh mắt không quen...Không, ta đã không còn được nhìn nhau nữa. Số phận đã chia anh và em, mỗi người một nơi, người đi về với lòng đất vô thức, kẻ ở lại với quay quắt, nhớ thương từng kỷ niệm của tháng ngày đã qua.
Em không còn nước mắt để khóc cho anh, em không còn nước mắt để khóc cho em, người con gái nhẹ dạ của thời chiến tranh.Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi...Xưa nay, chiến trận có mấy ai về, Phong ơi ! Đứng bên mộ anh, em không được vật vả khóc như những người vợ tử sỉ khác, em không được khóc ngã quỵ với thân nhân dìu đỡ hai bên. Em một mình can đảm, khóc ngậm ngùi cho sự chia tay ngắn ngủi của chúng mình, em ngước mặt nhìn trời, dấu lệ với mọi người, em oán ai bây giờ. Trời cao rất cao, trời xanh rất xanh, nơi khoãng trời trong xanh ấy, có thấy chăng một cánh Dù bay mãi không về điểm hẹn Delta, bỏ lại nơi đây, cuộc tình dang dở của mình em. Những mong được làm lại cuộc đời, chỉ xin một cuộc đời tầm thường của người vợ lính, như bao người khác mà trời chẳng thuận cho.
Liên tiếp ba năm, để làm tròn một lời hứa, mỗi tuần thứ bẩy, em một mình đem hoa lên nghĩa trang Quân Đội, thắp hương cho anh, nhổ cỏ dại quanh mồ. Đôi khi, em chập chờn với ý nghĩ, mình đến đây để làm gì ? Em tiếc thương anh hay em tội nghiệp em còn lại bơ vơ, những ngày tháng chẳng biết làm gì, hay là em " kên " đời, thách thức với gia đình anh đã không chấp nhận em ?
Có lúc em lên thăm mộ, gặp gia đình anh cũng lên thăm. Em phải tránh mặt, ngồi xa xa nhờ nơi mộ người khác. Người sống còn có thể đứng trú mưa nhà người lạ, kẻ chết rồi có còn gì đâu, vậy mà em vẫn phải tránh mặt nơi ngôi mộ một người không quen......
Những ngôi mộ mới vẫn tiếp nối nhau, không phân biệt quan, lính. Những lá cờ Vị Quốc Vong Thân rồi cũng dãi dầu với năng mưa, ngày tháng. Và em, vẫn một mình lầm lũi đi cho hết đoạn đường trần.
Sinh Tồn chuyển
Kính tặng các anh chiến sĩ Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, để hoài niệm đến những cánh Dù không về đến điểm hẹn .
Nguyệt Hằng
Anh bảo tôi viết lại những kỷ niệm về Tiểu Đoàn 7, về Dương Thuyết Phong, về " Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu ".....Anh Phi thân mến, những năm tháng bình yên nơi xứ người đâu phải ngắn ngủi, đã gần ba mươi năm rồi, phải không anh ? chiến tranh đã chấm dứt từ lâu nhưng mặt trận miền Tây nơi tôi vẫn không ......yên tĩnh nỗi . Thỉnh thoãng tôi vẫn nằm mơ.......
Người đi Tây tiến mùa Thu ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
Lòng tôi thương nhớ, quặn đau khi nghĩ linh hồn Phong còn vất vưởng nơi chiến trường Campuchea xa lạ ấy . Người ta nói rằng, người chết ở đâu, linh hồn sẽ lẩn quẩn ở mãi nơi đó, như luyến tiếc, như cầu mong cái hình hài ấy thức dậy, chuyên chở cho mình về lại kiếp người, để gặp mặt vợ con, thân nhân, bạn bè...
Chiến tranh đi nhanh và khốc liệt quá, nhiều khi mình không kịp nhận thức cả tuổi xuân của tụi mình. Tôi nhìn ảnh Tuấn Phi ngày đó trẻ quá, anh Phong chết khi tuổi đời chắc cũng độ bằng anh dạo ấy, cũng cấp bực Thiếu Úy, Phong học Trung học Võ Trường Toản SG, trường sát ngay bên cạnh Trưng Vương, rồi học năm thứ nhất ban Khoa Học, thi rớt, động viên vào Thủ Đức năm 1968. Về binh chủng Nhẩy Dù, đi hành quân liên miên, thường vắng nhà đến nỗi, sau khi anh chết đi, gia đình anh em xót thương nhưng không cảm thấy trống vắng. Đó là sự thiệt thòi của những người lính ngoài mặt trận, họ vắng mặt nơi mái ấm gia đình quá nhiều nên người thân cũng quen dần đi. Đâu đó, trong tâm tưởng vẫn còn lẫn lộn, chừng như các anh đi hành quân chưa về !!!
Anh Phi ơi, Phong chết tôi không được thấy mặt, nên tôi sống trong hoài nghi, đau khổ chập chờn, tôi hy vọng một tối nào đó, có tiếng chuông reo cửa của anh về, tôi hy vọng anh lạc trong rừng như chuyện kể của những người lính tìm về đơn vị sau chiến trận Hạ Lào, sau khi đơn vị đã báo tin chết không tìm thấy xác.
Tôi hy vọng ác đức và ích kỷ là xác ấy không phải của anh Phong mà là của một người nào đó. Tôi chờ đợi mãi, ngày tháng nguội dần rồi chợt bùng lên như ngún lửa mong manh sau hiệp định ngưng bắn 1973, trao trả tù binh đôi bên. Tôi mua báo đọc hàng ngày với một hy vọng nhiệm mầu, có tên Dương Thuyết Phong trong danh sách trao trả tù binh. Ngày qua ngày, tháng qua tháng tiếp nối, và bãng danh sách cứ ngắn dần rồi chấm dứt trong vô vọng.
Nỗi trông đợi không tưỡng ấy như tôi tự đánh lừa chính tôi. Phong ơi ! dù bạn bè và gia đình xác nhận là anh đã chết nhưng em vẫn chờ đợi, mỗi một mùi hương, một bài hát là một kỷ niệm nhớ thương. Anh hiền lắm, tụi mình chẵng mấy khi giận nhau, có đôi khi cãi nhau vu vơ, rồi em lại nghĩ.......ngày phép chẳng có là bao, giận hờn làm chi rồi kẻ ở nhà hối hận, người ra đi cũng chùng bước, hoang mang, Hùng Phi cứ nói giỡn với em ...." Anh trở về viên đạn đồng đen, em sang sông cho làm kỷ niệm ".., em có làm gì cho nó giận không, mà anh cứ thấy nó hát hoài câu ấy, nghe rét quá. Bạn bè trong TĐ7, cấp Th/u, Tr/u đều biết chuyện. Có lần gần ngày thi Tú Tài 2, em " cúp cua " nhiều quá, nên bài vỡ ứ đọng. Dạo đó, TĐ về Saigon, đóng quân ở Tao Đàn, em phải nhờ anh giúp, hôm sau đến tìm anh Phong, chú lính cười cười " Thiếu úy mới chép bài cho cô xong rồi, chắc ổng đi uống café bên quán, cô ngồi đợi một chút ". Sau khi anh chết, mỗi lần nhìn lại tranh vỡ với bút tích của anh, em không thể nào cầm được nước mắt, nước mắt nhạt nhoà rơi xuống tranh giấy, trong bóng đêm, em ngậm ngùi mong hư ảnh anh về, chiếc áo anh mặc cuối cùng, em vẫn còn giữ, mùi hương vẫn còn đây nhưng hình hài đã vùi lấp nơi miền gió cát thê lương. Em không hiểu là anh có biết mình bị thương hay cái chết đến quá bén ngọt đến nỗi anh chưa kịp nhận thức ra thì đã từ giã cõi đời. Em mong một lần nào cho em gặp anh để được hỏi : anh chết thật rồi sao ? Em không tin là anh đã xa em .........thật xa như vậy.
Em đi học, những giờ học trở thành buồn tênh, vô nghĩa, em không còn nỗi náo nức nhìn đồng hồ mong cho sớm hết giờ, em tủi thân khi trên đường nhìn thấy áo hoa, nón đỏ đâu đó. Em có gặo Chuẩn úy Đàm đứng bâng khuâng nơi đường Lê Lợi, một cánh tay băng vải trắng quàng vai, khuôn mặt ngỡ ngàng của người lính trẻ về thành phố sau cuộc thử lửa 72 kinh hoàng. Saigon sống vội, sống cuồng, nhức nhối với tin chiến trận hàng ngày đưa về hậu phương..." Hỡi người chiến sĩ đã để lại chiếc nón sắt bên bờ lau sậy nầy "...Không, anh Phong là người bằng xương, bằng thịt của em, không phải là ảo ảnh của một người tình không chân dung !!!Em không nghĩ là em đã mất anh trên cõi đời nầy.
Em trông đợi anh về hằng đêm, em nghe đâu đây tiếng đàn của anh, nơi chổ đóng quân vườn Tao Đàn, em nghe mơ hồ bên tai lời anh hát....." Người ơi, chiều nao có thu về cho tôi nhặt lá thu rơi. Tình có ghi lên đôi môi, sầu có phai nhoà cuộc đời..." Và em vĩnh viễn thương tiếc......" Những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một giấc ai mơ, dù đã quên lời hẹn hò....Thời hoàng kim xa quá chìm trong phôi pha. Chờ đến bao giờ tái sinh cho người........" Vâng, em chờ, chờ đến bao giờ tái sinh lại cho em một tuổi thanh xuân không ngớt lệ vì cuộc chia tay quá nghiệt ngã của hai đứa mình.
Anh Tuấn Phi thân mến, những kỷ niệm bao năm ấp ủ, sầu không nguôi, tình không quên, tóc xanh đã phai mầu với thời gian, nước mắt vẫn không ngừng rơi khi nhắc đến chuyện của anh, một người trai đã làm tròn bổn phận với núi sông nhưng lại lỗi hẹn với người tình. Tôi đã đi hết hai phần ba của đoạn đường trần, tôi vẫn còn hoài nghi thắc mắc, có phải chết là hết không ??? Sao anh Phong không một lần hiện về trong mơ với hình hài tan vỡ vì mãnh đạn hận thù, để chứng minh với tôi thật sự là anh đã chết, để tôi yên tâm sống những ngày cuối đời không ray rứt và chờ gặp lại nhau , nối lại dòng đời của tuổi hai mươi.
Hoài niệm về những cánh Dù không về đến điểm hẹn
Em tiếp tục đi học trường tư, làm thư ký hạng bét cho Ngân hàng Đông Phương. Thi đậu Tú tài 2 và em lấy chồng không cưới hỏi, với một chàng Thiếu Úy Nhẩy Dù, sống hùng, sống mạnh....mà không có sống lâu.Chàng tên là Dương Thuyết Phong, gia đình Công giáo, đạo gốc, gia đình có người làm Linh Mục nên quan niệm rất cổ và gia giáo. Ra trường Thủ Đức, Phong chọn ngay binh chủng Nhẩy Dù, rồi Tiểu Đoàn 7, để xa nhà và sống theo ý mình.
Tụi em vừa gặp lại nhau ( vì Phong là bạn của anh ruột em ), rồi lấy nhau chỉ được 11 tháng. Phong tử trận ngày 29 tháng 11 năm 1971, tại chiến trường Campuchea khi tuổi đời vừa được 24, còn em - nửa đàn bà, nửa nữ sinh - mới vừa 19. Em không được đến nhà nhìn mật Phong lần cuối, em nhờ Mỹ và Tuệ Tâm, là hai chứng nhân của cuộc đời em, mang hộ vòng hoa đến viếng tang, chỉ vỏn vẹn hai chữ" Thương Tiếc " trên băng vải tím buồn.
Em nhớ lá thư cuối cùng Phong viết về cho em.." thầy bói nói là anh không có số xuất ngoại, vậy là sai rồi...Anh đã xuất ngoại, không những vậy, mà còn theo cả em nữa, đó là tấm ảnh của em lúc nào anh cũng để nơi túi áo ngực....." Đâu có thể ngờ rằng anh đã đi vỉnh viễn không về nữa. Kỷ vật cho em là một tấm thẻ bài và hai bức ảnh của em, loang máu của anh vào mặt sau, mặc dù bạn anh là Trung úy Võ Hùng Phi, đạ cố gắng phơi khô nhưng vẫn không hết mùi tanh của máu.
Ngày đưa anh về lòng đất, em đi lặng lẽ như bao người khác. Bạn bè anh, những người lính mà em cùng sống trong trại gia binh nơi Tam Hiệp, họ không có mặt vì họ còn miệt mài hành quân nơi sình lầy, đất ruộng của xứ Campuchea xa lạ, chỉ có hai người bạn của anh khi còn đi học là biết chuyện chúng mình. Đám tang xong, mọi người đi về hết, em đứng lại một mình, ngẩn ngơ với cây thánh giá gỗ chơ vơ. Như vậy là anh chết thật rồi sao Phong ??? Tại sao anh chết ??? Em và anh, chẳng ai nghĩ có ngày hai đứa phải xa nhau oan nghiệt như thế nầy. Vậy mà hôm nay, anh lại là kẻ đào nhiệm vỉnh viễn, khi cuộc hành trình của em và anh chỉ mới ở bước khởi đầu. Tại sao mảnh áo đài trang của người nữ sinh bỗng chốc trở thành mầu áo tang bay phất phới nơi đồi trọc, với hàng hàng, lớp lớp tuổi trẻ trong khoảnh khắc bỗng ngưng đời.???
Lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ quan tài anh, giờ che nắng cho khối đất vô tri, ấp ủ hình hài của chàng trai hiền lành nhưng không ngoan đạo. Anh nằm đó, bên cạnh người lính truyền tin, cùng chết với anh bởi quả đạn pháo kích. Anh nằm xuống, nước ruộng bùn của Campuchea phủ ngập người anh, Trung úy Phi chạy đến, xốc anh lên......." miệng nó còn cười như đang nói chuyện với ai, tối hôm qua, nơi chỗ dừng quân, nằm tờng ten trên võng, tôi còn hỏi nó, mày có thấy lạnh cẳng không Phong ?..Bàn tay vỗ lên ngực áo, nó trả lời..tao có bé Hằng đây, đâu thấy lạnh lẽo gì...."
Anh chết như đi vào giấc ngũ của trẻ nằm nôi. Anh giờ đã yên phận anh, còn em thì sao ? người ở lại biết làm gì cho qua hết những buổi sáng chờ thư từ mặt trận........11 tháng làm người yêu lính, em chẳng có được mấy ngày vui...Dăm bẩy buổi ciné, chạy trốn giả tạo vào đất trời phương Tây bình yên và tự do, một vài lần đi nghe nhạc.....Trả lại em yêu con đường học trò.....với nhiều luyến tiếc, những quán café thịnh hành với lời nhạc......Anh trở về dang dở đời em. Ta nhìn nhau ánh mắt không quen...Không, ta đã không còn được nhìn nhau nữa. Số phận đã chia anh và em, mỗi người một nơi, người đi về với lòng đất vô thức, kẻ ở lại với quay quắt, nhớ thương từng kỷ niệm của tháng ngày đã qua.
Em không còn nước mắt để khóc cho anh, em không còn nước mắt để khóc cho em, người con gái nhẹ dạ của thời chiến tranh.Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi...Xưa nay, chiến trận có mấy ai về, Phong ơi ! Đứng bên mộ anh, em không được vật vả khóc như những người vợ tử sỉ khác, em không được khóc ngã quỵ với thân nhân dìu đỡ hai bên. Em một mình can đảm, khóc ngậm ngùi cho sự chia tay ngắn ngủi của chúng mình, em ngước mặt nhìn trời, dấu lệ với mọi người, em oán ai bây giờ. Trời cao rất cao, trời xanh rất xanh, nơi khoãng trời trong xanh ấy, có thấy chăng một cánh Dù bay mãi không về điểm hẹn Delta, bỏ lại nơi đây, cuộc tình dang dở của mình em. Những mong được làm lại cuộc đời, chỉ xin một cuộc đời tầm thường của người vợ lính, như bao người khác mà trời chẳng thuận cho.
Liên tiếp ba năm, để làm tròn một lời hứa, mỗi tuần thứ bẩy, em một mình đem hoa lên nghĩa trang Quân Đội, thắp hương cho anh, nhổ cỏ dại quanh mồ. Đôi khi, em chập chờn với ý nghĩ, mình đến đây để làm gì ? Em tiếc thương anh hay em tội nghiệp em còn lại bơ vơ, những ngày tháng chẳng biết làm gì, hay là em " kên " đời, thách thức với gia đình anh đã không chấp nhận em ?
Có lúc em lên thăm mộ, gặp gia đình anh cũng lên thăm. Em phải tránh mặt, ngồi xa xa nhờ nơi mộ người khác. Người sống còn có thể đứng trú mưa nhà người lạ, kẻ chết rồi có còn gì đâu, vậy mà em vẫn phải tránh mặt nơi ngôi mộ một người không quen......
Những ngôi mộ mới vẫn tiếp nối nhau, không phân biệt quan, lính. Những lá cờ Vị Quốc Vong Thân rồi cũng dãi dầu với năng mưa, ngày tháng. Và em, vẫn một mình lầm lũi đi cho hết đoạn đường trần.
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Những Cánh Dù Không Về Đến Điểm Hẹn
Lòng tôi thương nhớ, quặn đau khi nghĩ linh hồn Phong còn vất vưởng nơi chiến trường Campuchea xa lạ ấy . Người ta nói rằng, người chết ở đâu, linh hồn sẽ lẩn quẩn ở mãi nơi đó, như luyến tiếc
Kính tặng các anh chiến sĩ Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù, để hoài niệm đến những cánh Dù không về đến điểm hẹn .
Nguyệt Hằng
Anh bảo tôi viết lại những kỷ niệm về Tiểu Đoàn 7, về Dương Thuyết Phong, về " Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu ".....Anh Phi thân mến, những năm tháng bình yên nơi xứ người đâu phải ngắn ngủi, đã gần ba mươi năm rồi, phải không anh ? chiến tranh đã chấm dứt từ lâu nhưng mặt trận miền Tây nơi tôi vẫn không ......yên tĩnh nỗi . Thỉnh thoãng tôi vẫn nằm mơ.......
Người đi Tây tiến mùa Thu ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
Lòng tôi thương nhớ, quặn đau khi nghĩ linh hồn Phong còn vất vưởng nơi chiến trường Campuchea xa lạ ấy . Người ta nói rằng, người chết ở đâu, linh hồn sẽ lẩn quẩn ở mãi nơi đó, như luyến tiếc, như cầu mong cái hình hài ấy thức dậy, chuyên chở cho mình về lại kiếp người, để gặp mặt vợ con, thân nhân, bạn bè...
Chiến tranh đi nhanh và khốc liệt quá, nhiều khi mình không kịp nhận thức cả tuổi xuân của tụi mình. Tôi nhìn ảnh Tuấn Phi ngày đó trẻ quá, anh Phong chết khi tuổi đời chắc cũng độ bằng anh dạo ấy, cũng cấp bực Thiếu Úy, Phong học Trung học Võ Trường Toản SG, trường sát ngay bên cạnh Trưng Vương, rồi học năm thứ nhất ban Khoa Học, thi rớt, động viên vào Thủ Đức năm 1968. Về binh chủng Nhẩy Dù, đi hành quân liên miên, thường vắng nhà đến nỗi, sau khi anh chết đi, gia đình anh em xót thương nhưng không cảm thấy trống vắng. Đó là sự thiệt thòi của những người lính ngoài mặt trận, họ vắng mặt nơi mái ấm gia đình quá nhiều nên người thân cũng quen dần đi. Đâu đó, trong tâm tưởng vẫn còn lẫn lộn, chừng như các anh đi hành quân chưa về !!!
Anh Phi ơi, Phong chết tôi không được thấy mặt, nên tôi sống trong hoài nghi, đau khổ chập chờn, tôi hy vọng một tối nào đó, có tiếng chuông reo cửa của anh về, tôi hy vọng anh lạc trong rừng như chuyện kể của những người lính tìm về đơn vị sau chiến trận Hạ Lào, sau khi đơn vị đã báo tin chết không tìm thấy xác.
Tôi hy vọng ác đức và ích kỷ là xác ấy không phải của anh Phong mà là của một người nào đó. Tôi chờ đợi mãi, ngày tháng nguội dần rồi chợt bùng lên như ngún lửa mong manh sau hiệp định ngưng bắn 1973, trao trả tù binh đôi bên. Tôi mua báo đọc hàng ngày với một hy vọng nhiệm mầu, có tên Dương Thuyết Phong trong danh sách trao trả tù binh. Ngày qua ngày, tháng qua tháng tiếp nối, và bãng danh sách cứ ngắn dần rồi chấm dứt trong vô vọng.
Nỗi trông đợi không tưỡng ấy như tôi tự đánh lừa chính tôi. Phong ơi ! dù bạn bè và gia đình xác nhận là anh đã chết nhưng em vẫn chờ đợi, mỗi một mùi hương, một bài hát là một kỷ niệm nhớ thương. Anh hiền lắm, tụi mình chẵng mấy khi giận nhau, có đôi khi cãi nhau vu vơ, rồi em lại nghĩ.......ngày phép chẳng có là bao, giận hờn làm chi rồi kẻ ở nhà hối hận, người ra đi cũng chùng bước, hoang mang, Hùng Phi cứ nói giỡn với em ...." Anh trở về viên đạn đồng đen, em sang sông cho làm kỷ niệm ".., em có làm gì cho nó giận không, mà anh cứ thấy nó hát hoài câu ấy, nghe rét quá. Bạn bè trong TĐ7, cấp Th/u, Tr/u đều biết chuyện. Có lần gần ngày thi Tú Tài 2, em " cúp cua " nhiều quá, nên bài vỡ ứ đọng. Dạo đó, TĐ về Saigon, đóng quân ở Tao Đàn, em phải nhờ anh giúp, hôm sau đến tìm anh Phong, chú lính cười cười " Thiếu úy mới chép bài cho cô xong rồi, chắc ổng đi uống café bên quán, cô ngồi đợi một chút ". Sau khi anh chết, mỗi lần nhìn lại tranh vỡ với bút tích của anh, em không thể nào cầm được nước mắt, nước mắt nhạt nhoà rơi xuống tranh giấy, trong bóng đêm, em ngậm ngùi mong hư ảnh anh về, chiếc áo anh mặc cuối cùng, em vẫn còn giữ, mùi hương vẫn còn đây nhưng hình hài đã vùi lấp nơi miền gió cát thê lương. Em không hiểu là anh có biết mình bị thương hay cái chết đến quá bén ngọt đến nỗi anh chưa kịp nhận thức ra thì đã từ giã cõi đời. Em mong một lần nào cho em gặp anh để được hỏi : anh chết thật rồi sao ? Em không tin là anh đã xa em .........thật xa như vậy.
Em đi học, những giờ học trở thành buồn tênh, vô nghĩa, em không còn nỗi náo nức nhìn đồng hồ mong cho sớm hết giờ, em tủi thân khi trên đường nhìn thấy áo hoa, nón đỏ đâu đó. Em có gặo Chuẩn úy Đàm đứng bâng khuâng nơi đường Lê Lợi, một cánh tay băng vải trắng quàng vai, khuôn mặt ngỡ ngàng của người lính trẻ về thành phố sau cuộc thử lửa 72 kinh hoàng. Saigon sống vội, sống cuồng, nhức nhối với tin chiến trận hàng ngày đưa về hậu phương..." Hỡi người chiến sĩ đã để lại chiếc nón sắt bên bờ lau sậy nầy "...Không, anh Phong là người bằng xương, bằng thịt của em, không phải là ảo ảnh của một người tình không chân dung !!!Em không nghĩ là em đã mất anh trên cõi đời nầy.
Em trông đợi anh về hằng đêm, em nghe đâu đây tiếng đàn của anh, nơi chổ đóng quân vườn Tao Đàn, em nghe mơ hồ bên tai lời anh hát....." Người ơi, chiều nao có thu về cho tôi nhặt lá thu rơi. Tình có ghi lên đôi môi, sầu có phai nhoà cuộc đời..." Và em vĩnh viễn thương tiếc......" Những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một giấc ai mơ, dù đã quên lời hẹn hò....Thời hoàng kim xa quá chìm trong phôi pha. Chờ đến bao giờ tái sinh cho người........" Vâng, em chờ, chờ đến bao giờ tái sinh lại cho em một tuổi thanh xuân không ngớt lệ vì cuộc chia tay quá nghiệt ngã của hai đứa mình.
Anh Tuấn Phi thân mến, những kỷ niệm bao năm ấp ủ, sầu không nguôi, tình không quên, tóc xanh đã phai mầu với thời gian, nước mắt vẫn không ngừng rơi khi nhắc đến chuyện của anh, một người trai đã làm tròn bổn phận với núi sông nhưng lại lỗi hẹn với người tình. Tôi đã đi hết hai phần ba của đoạn đường trần, tôi vẫn còn hoài nghi thắc mắc, có phải chết là hết không ??? Sao anh Phong không một lần hiện về trong mơ với hình hài tan vỡ vì mãnh đạn hận thù, để chứng minh với tôi thật sự là anh đã chết, để tôi yên tâm sống những ngày cuối đời không ray rứt và chờ gặp lại nhau , nối lại dòng đời của tuổi hai mươi.
Hoài niệm về những cánh Dù không về đến điểm hẹn
Em tiếp tục đi học trường tư, làm thư ký hạng bét cho Ngân hàng Đông Phương. Thi đậu Tú tài 2 và em lấy chồng không cưới hỏi, với một chàng Thiếu Úy Nhẩy Dù, sống hùng, sống mạnh....mà không có sống lâu.Chàng tên là Dương Thuyết Phong, gia đình Công giáo, đạo gốc, gia đình có người làm Linh Mục nên quan niệm rất cổ và gia giáo. Ra trường Thủ Đức, Phong chọn ngay binh chủng Nhẩy Dù, rồi Tiểu Đoàn 7, để xa nhà và sống theo ý mình.
Tụi em vừa gặp lại nhau ( vì Phong là bạn của anh ruột em ), rồi lấy nhau chỉ được 11 tháng. Phong tử trận ngày 29 tháng 11 năm 1971, tại chiến trường Campuchea khi tuổi đời vừa được 24, còn em - nửa đàn bà, nửa nữ sinh - mới vừa 19. Em không được đến nhà nhìn mật Phong lần cuối, em nhờ Mỹ và Tuệ Tâm, là hai chứng nhân của cuộc đời em, mang hộ vòng hoa đến viếng tang, chỉ vỏn vẹn hai chữ" Thương Tiếc " trên băng vải tím buồn.
Em nhớ lá thư cuối cùng Phong viết về cho em.." thầy bói nói là anh không có số xuất ngoại, vậy là sai rồi...Anh đã xuất ngoại, không những vậy, mà còn theo cả em nữa, đó là tấm ảnh của em lúc nào anh cũng để nơi túi áo ngực....." Đâu có thể ngờ rằng anh đã đi vỉnh viễn không về nữa. Kỷ vật cho em là một tấm thẻ bài và hai bức ảnh của em, loang máu của anh vào mặt sau, mặc dù bạn anh là Trung úy Võ Hùng Phi, đạ cố gắng phơi khô nhưng vẫn không hết mùi tanh của máu.
Ngày đưa anh về lòng đất, em đi lặng lẽ như bao người khác. Bạn bè anh, những người lính mà em cùng sống trong trại gia binh nơi Tam Hiệp, họ không có mặt vì họ còn miệt mài hành quân nơi sình lầy, đất ruộng của xứ Campuchea xa lạ, chỉ có hai người bạn của anh khi còn đi học là biết chuyện chúng mình. Đám tang xong, mọi người đi về hết, em đứng lại một mình, ngẩn ngơ với cây thánh giá gỗ chơ vơ. Như vậy là anh chết thật rồi sao Phong ??? Tại sao anh chết ??? Em và anh, chẳng ai nghĩ có ngày hai đứa phải xa nhau oan nghiệt như thế nầy. Vậy mà hôm nay, anh lại là kẻ đào nhiệm vỉnh viễn, khi cuộc hành trình của em và anh chỉ mới ở bước khởi đầu. Tại sao mảnh áo đài trang của người nữ sinh bỗng chốc trở thành mầu áo tang bay phất phới nơi đồi trọc, với hàng hàng, lớp lớp tuổi trẻ trong khoảnh khắc bỗng ngưng đời.???
Lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ quan tài anh, giờ che nắng cho khối đất vô tri, ấp ủ hình hài của chàng trai hiền lành nhưng không ngoan đạo. Anh nằm đó, bên cạnh người lính truyền tin, cùng chết với anh bởi quả đạn pháo kích. Anh nằm xuống, nước ruộng bùn của Campuchea phủ ngập người anh, Trung úy Phi chạy đến, xốc anh lên......." miệng nó còn cười như đang nói chuyện với ai, tối hôm qua, nơi chỗ dừng quân, nằm tờng ten trên võng, tôi còn hỏi nó, mày có thấy lạnh cẳng không Phong ?..Bàn tay vỗ lên ngực áo, nó trả lời..tao có bé Hằng đây, đâu thấy lạnh lẽo gì...."
Anh chết như đi vào giấc ngũ của trẻ nằm nôi. Anh giờ đã yên phận anh, còn em thì sao ? người ở lại biết làm gì cho qua hết những buổi sáng chờ thư từ mặt trận........11 tháng làm người yêu lính, em chẳng có được mấy ngày vui...Dăm bẩy buổi ciné, chạy trốn giả tạo vào đất trời phương Tây bình yên và tự do, một vài lần đi nghe nhạc.....Trả lại em yêu con đường học trò.....với nhiều luyến tiếc, những quán café thịnh hành với lời nhạc......Anh trở về dang dở đời em. Ta nhìn nhau ánh mắt không quen...Không, ta đã không còn được nhìn nhau nữa. Số phận đã chia anh và em, mỗi người một nơi, người đi về với lòng đất vô thức, kẻ ở lại với quay quắt, nhớ thương từng kỷ niệm của tháng ngày đã qua.
Em không còn nước mắt để khóc cho anh, em không còn nước mắt để khóc cho em, người con gái nhẹ dạ của thời chiến tranh.Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi...Xưa nay, chiến trận có mấy ai về, Phong ơi ! Đứng bên mộ anh, em không được vật vả khóc như những người vợ tử sỉ khác, em không được khóc ngã quỵ với thân nhân dìu đỡ hai bên. Em một mình can đảm, khóc ngậm ngùi cho sự chia tay ngắn ngủi của chúng mình, em ngước mặt nhìn trời, dấu lệ với mọi người, em oán ai bây giờ. Trời cao rất cao, trời xanh rất xanh, nơi khoãng trời trong xanh ấy, có thấy chăng một cánh Dù bay mãi không về điểm hẹn Delta, bỏ lại nơi đây, cuộc tình dang dở của mình em. Những mong được làm lại cuộc đời, chỉ xin một cuộc đời tầm thường của người vợ lính, như bao người khác mà trời chẳng thuận cho.
Liên tiếp ba năm, để làm tròn một lời hứa, mỗi tuần thứ bẩy, em một mình đem hoa lên nghĩa trang Quân Đội, thắp hương cho anh, nhổ cỏ dại quanh mồ. Đôi khi, em chập chờn với ý nghĩ, mình đến đây để làm gì ? Em tiếc thương anh hay em tội nghiệp em còn lại bơ vơ, những ngày tháng chẳng biết làm gì, hay là em " kên " đời, thách thức với gia đình anh đã không chấp nhận em ?
Có lúc em lên thăm mộ, gặp gia đình anh cũng lên thăm. Em phải tránh mặt, ngồi xa xa nhờ nơi mộ người khác. Người sống còn có thể đứng trú mưa nhà người lạ, kẻ chết rồi có còn gì đâu, vậy mà em vẫn phải tránh mặt nơi ngôi mộ một người không quen......
Những ngôi mộ mới vẫn tiếp nối nhau, không phân biệt quan, lính. Những lá cờ Vị Quốc Vong Thân rồi cũng dãi dầu với năng mưa, ngày tháng. Và em, vẫn một mình lầm lũi đi cho hết đoạn đường trần.
Sinh Tồn chuyển
Nguyệt Hằng
Anh bảo tôi viết lại những kỷ niệm về Tiểu Đoàn 7, về Dương Thuyết Phong, về " Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu ".....Anh Phi thân mến, những năm tháng bình yên nơi xứ người đâu phải ngắn ngủi, đã gần ba mươi năm rồi, phải không anh ? chiến tranh đã chấm dứt từ lâu nhưng mặt trận miền Tây nơi tôi vẫn không ......yên tĩnh nỗi . Thỉnh thoãng tôi vẫn nằm mơ.......
Người đi Tây tiến mùa Thu ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
Lòng tôi thương nhớ, quặn đau khi nghĩ linh hồn Phong còn vất vưởng nơi chiến trường Campuchea xa lạ ấy . Người ta nói rằng, người chết ở đâu, linh hồn sẽ lẩn quẩn ở mãi nơi đó, như luyến tiếc, như cầu mong cái hình hài ấy thức dậy, chuyên chở cho mình về lại kiếp người, để gặp mặt vợ con, thân nhân, bạn bè...
Chiến tranh đi nhanh và khốc liệt quá, nhiều khi mình không kịp nhận thức cả tuổi xuân của tụi mình. Tôi nhìn ảnh Tuấn Phi ngày đó trẻ quá, anh Phong chết khi tuổi đời chắc cũng độ bằng anh dạo ấy, cũng cấp bực Thiếu Úy, Phong học Trung học Võ Trường Toản SG, trường sát ngay bên cạnh Trưng Vương, rồi học năm thứ nhất ban Khoa Học, thi rớt, động viên vào Thủ Đức năm 1968. Về binh chủng Nhẩy Dù, đi hành quân liên miên, thường vắng nhà đến nỗi, sau khi anh chết đi, gia đình anh em xót thương nhưng không cảm thấy trống vắng. Đó là sự thiệt thòi của những người lính ngoài mặt trận, họ vắng mặt nơi mái ấm gia đình quá nhiều nên người thân cũng quen dần đi. Đâu đó, trong tâm tưởng vẫn còn lẫn lộn, chừng như các anh đi hành quân chưa về !!!
Anh Phi ơi, Phong chết tôi không được thấy mặt, nên tôi sống trong hoài nghi, đau khổ chập chờn, tôi hy vọng một tối nào đó, có tiếng chuông reo cửa của anh về, tôi hy vọng anh lạc trong rừng như chuyện kể của những người lính tìm về đơn vị sau chiến trận Hạ Lào, sau khi đơn vị đã báo tin chết không tìm thấy xác.
Tôi hy vọng ác đức và ích kỷ là xác ấy không phải của anh Phong mà là của một người nào đó. Tôi chờ đợi mãi, ngày tháng nguội dần rồi chợt bùng lên như ngún lửa mong manh sau hiệp định ngưng bắn 1973, trao trả tù binh đôi bên. Tôi mua báo đọc hàng ngày với một hy vọng nhiệm mầu, có tên Dương Thuyết Phong trong danh sách trao trả tù binh. Ngày qua ngày, tháng qua tháng tiếp nối, và bãng danh sách cứ ngắn dần rồi chấm dứt trong vô vọng.
Nỗi trông đợi không tưỡng ấy như tôi tự đánh lừa chính tôi. Phong ơi ! dù bạn bè và gia đình xác nhận là anh đã chết nhưng em vẫn chờ đợi, mỗi một mùi hương, một bài hát là một kỷ niệm nhớ thương. Anh hiền lắm, tụi mình chẵng mấy khi giận nhau, có đôi khi cãi nhau vu vơ, rồi em lại nghĩ.......ngày phép chẳng có là bao, giận hờn làm chi rồi kẻ ở nhà hối hận, người ra đi cũng chùng bước, hoang mang, Hùng Phi cứ nói giỡn với em ...." Anh trở về viên đạn đồng đen, em sang sông cho làm kỷ niệm ".., em có làm gì cho nó giận không, mà anh cứ thấy nó hát hoài câu ấy, nghe rét quá. Bạn bè trong TĐ7, cấp Th/u, Tr/u đều biết chuyện. Có lần gần ngày thi Tú Tài 2, em " cúp cua " nhiều quá, nên bài vỡ ứ đọng. Dạo đó, TĐ về Saigon, đóng quân ở Tao Đàn, em phải nhờ anh giúp, hôm sau đến tìm anh Phong, chú lính cười cười " Thiếu úy mới chép bài cho cô xong rồi, chắc ổng đi uống café bên quán, cô ngồi đợi một chút ". Sau khi anh chết, mỗi lần nhìn lại tranh vỡ với bút tích của anh, em không thể nào cầm được nước mắt, nước mắt nhạt nhoà rơi xuống tranh giấy, trong bóng đêm, em ngậm ngùi mong hư ảnh anh về, chiếc áo anh mặc cuối cùng, em vẫn còn giữ, mùi hương vẫn còn đây nhưng hình hài đã vùi lấp nơi miền gió cát thê lương. Em không hiểu là anh có biết mình bị thương hay cái chết đến quá bén ngọt đến nỗi anh chưa kịp nhận thức ra thì đã từ giã cõi đời. Em mong một lần nào cho em gặp anh để được hỏi : anh chết thật rồi sao ? Em không tin là anh đã xa em .........thật xa như vậy.
Em đi học, những giờ học trở thành buồn tênh, vô nghĩa, em không còn nỗi náo nức nhìn đồng hồ mong cho sớm hết giờ, em tủi thân khi trên đường nhìn thấy áo hoa, nón đỏ đâu đó. Em có gặo Chuẩn úy Đàm đứng bâng khuâng nơi đường Lê Lợi, một cánh tay băng vải trắng quàng vai, khuôn mặt ngỡ ngàng của người lính trẻ về thành phố sau cuộc thử lửa 72 kinh hoàng. Saigon sống vội, sống cuồng, nhức nhối với tin chiến trận hàng ngày đưa về hậu phương..." Hỡi người chiến sĩ đã để lại chiếc nón sắt bên bờ lau sậy nầy "...Không, anh Phong là người bằng xương, bằng thịt của em, không phải là ảo ảnh của một người tình không chân dung !!!Em không nghĩ là em đã mất anh trên cõi đời nầy.
Em trông đợi anh về hằng đêm, em nghe đâu đây tiếng đàn của anh, nơi chổ đóng quân vườn Tao Đàn, em nghe mơ hồ bên tai lời anh hát....." Người ơi, chiều nao có thu về cho tôi nhặt lá thu rơi. Tình có ghi lên đôi môi, sầu có phai nhoà cuộc đời..." Và em vĩnh viễn thương tiếc......" Những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một giấc ai mơ, dù đã quên lời hẹn hò....Thời hoàng kim xa quá chìm trong phôi pha. Chờ đến bao giờ tái sinh cho người........" Vâng, em chờ, chờ đến bao giờ tái sinh lại cho em một tuổi thanh xuân không ngớt lệ vì cuộc chia tay quá nghiệt ngã của hai đứa mình.
Anh Tuấn Phi thân mến, những kỷ niệm bao năm ấp ủ, sầu không nguôi, tình không quên, tóc xanh đã phai mầu với thời gian, nước mắt vẫn không ngừng rơi khi nhắc đến chuyện của anh, một người trai đã làm tròn bổn phận với núi sông nhưng lại lỗi hẹn với người tình. Tôi đã đi hết hai phần ba của đoạn đường trần, tôi vẫn còn hoài nghi thắc mắc, có phải chết là hết không ??? Sao anh Phong không một lần hiện về trong mơ với hình hài tan vỡ vì mãnh đạn hận thù, để chứng minh với tôi thật sự là anh đã chết, để tôi yên tâm sống những ngày cuối đời không ray rứt và chờ gặp lại nhau , nối lại dòng đời của tuổi hai mươi.
Hoài niệm về những cánh Dù không về đến điểm hẹn
Em tiếp tục đi học trường tư, làm thư ký hạng bét cho Ngân hàng Đông Phương. Thi đậu Tú tài 2 và em lấy chồng không cưới hỏi, với một chàng Thiếu Úy Nhẩy Dù, sống hùng, sống mạnh....mà không có sống lâu.Chàng tên là Dương Thuyết Phong, gia đình Công giáo, đạo gốc, gia đình có người làm Linh Mục nên quan niệm rất cổ và gia giáo. Ra trường Thủ Đức, Phong chọn ngay binh chủng Nhẩy Dù, rồi Tiểu Đoàn 7, để xa nhà và sống theo ý mình.
Tụi em vừa gặp lại nhau ( vì Phong là bạn của anh ruột em ), rồi lấy nhau chỉ được 11 tháng. Phong tử trận ngày 29 tháng 11 năm 1971, tại chiến trường Campuchea khi tuổi đời vừa được 24, còn em - nửa đàn bà, nửa nữ sinh - mới vừa 19. Em không được đến nhà nhìn mật Phong lần cuối, em nhờ Mỹ và Tuệ Tâm, là hai chứng nhân của cuộc đời em, mang hộ vòng hoa đến viếng tang, chỉ vỏn vẹn hai chữ" Thương Tiếc " trên băng vải tím buồn.
Em nhớ lá thư cuối cùng Phong viết về cho em.." thầy bói nói là anh không có số xuất ngoại, vậy là sai rồi...Anh đã xuất ngoại, không những vậy, mà còn theo cả em nữa, đó là tấm ảnh của em lúc nào anh cũng để nơi túi áo ngực....." Đâu có thể ngờ rằng anh đã đi vỉnh viễn không về nữa. Kỷ vật cho em là một tấm thẻ bài và hai bức ảnh của em, loang máu của anh vào mặt sau, mặc dù bạn anh là Trung úy Võ Hùng Phi, đạ cố gắng phơi khô nhưng vẫn không hết mùi tanh của máu.
Ngày đưa anh về lòng đất, em đi lặng lẽ như bao người khác. Bạn bè anh, những người lính mà em cùng sống trong trại gia binh nơi Tam Hiệp, họ không có mặt vì họ còn miệt mài hành quân nơi sình lầy, đất ruộng của xứ Campuchea xa lạ, chỉ có hai người bạn của anh khi còn đi học là biết chuyện chúng mình. Đám tang xong, mọi người đi về hết, em đứng lại một mình, ngẩn ngơ với cây thánh giá gỗ chơ vơ. Như vậy là anh chết thật rồi sao Phong ??? Tại sao anh chết ??? Em và anh, chẳng ai nghĩ có ngày hai đứa phải xa nhau oan nghiệt như thế nầy. Vậy mà hôm nay, anh lại là kẻ đào nhiệm vỉnh viễn, khi cuộc hành trình của em và anh chỉ mới ở bước khởi đầu. Tại sao mảnh áo đài trang của người nữ sinh bỗng chốc trở thành mầu áo tang bay phất phới nơi đồi trọc, với hàng hàng, lớp lớp tuổi trẻ trong khoảnh khắc bỗng ngưng đời.???
Lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ quan tài anh, giờ che nắng cho khối đất vô tri, ấp ủ hình hài của chàng trai hiền lành nhưng không ngoan đạo. Anh nằm đó, bên cạnh người lính truyền tin, cùng chết với anh bởi quả đạn pháo kích. Anh nằm xuống, nước ruộng bùn của Campuchea phủ ngập người anh, Trung úy Phi chạy đến, xốc anh lên......." miệng nó còn cười như đang nói chuyện với ai, tối hôm qua, nơi chỗ dừng quân, nằm tờng ten trên võng, tôi còn hỏi nó, mày có thấy lạnh cẳng không Phong ?..Bàn tay vỗ lên ngực áo, nó trả lời..tao có bé Hằng đây, đâu thấy lạnh lẽo gì...."
Anh chết như đi vào giấc ngũ của trẻ nằm nôi. Anh giờ đã yên phận anh, còn em thì sao ? người ở lại biết làm gì cho qua hết những buổi sáng chờ thư từ mặt trận........11 tháng làm người yêu lính, em chẳng có được mấy ngày vui...Dăm bẩy buổi ciné, chạy trốn giả tạo vào đất trời phương Tây bình yên và tự do, một vài lần đi nghe nhạc.....Trả lại em yêu con đường học trò.....với nhiều luyến tiếc, những quán café thịnh hành với lời nhạc......Anh trở về dang dở đời em. Ta nhìn nhau ánh mắt không quen...Không, ta đã không còn được nhìn nhau nữa. Số phận đã chia anh và em, mỗi người một nơi, người đi về với lòng đất vô thức, kẻ ở lại với quay quắt, nhớ thương từng kỷ niệm của tháng ngày đã qua.
Em không còn nước mắt để khóc cho anh, em không còn nước mắt để khóc cho em, người con gái nhẹ dạ của thời chiến tranh.Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi...Xưa nay, chiến trận có mấy ai về, Phong ơi ! Đứng bên mộ anh, em không được vật vả khóc như những người vợ tử sỉ khác, em không được khóc ngã quỵ với thân nhân dìu đỡ hai bên. Em một mình can đảm, khóc ngậm ngùi cho sự chia tay ngắn ngủi của chúng mình, em ngước mặt nhìn trời, dấu lệ với mọi người, em oán ai bây giờ. Trời cao rất cao, trời xanh rất xanh, nơi khoãng trời trong xanh ấy, có thấy chăng một cánh Dù bay mãi không về điểm hẹn Delta, bỏ lại nơi đây, cuộc tình dang dở của mình em. Những mong được làm lại cuộc đời, chỉ xin một cuộc đời tầm thường của người vợ lính, như bao người khác mà trời chẳng thuận cho.
Liên tiếp ba năm, để làm tròn một lời hứa, mỗi tuần thứ bẩy, em một mình đem hoa lên nghĩa trang Quân Đội, thắp hương cho anh, nhổ cỏ dại quanh mồ. Đôi khi, em chập chờn với ý nghĩ, mình đến đây để làm gì ? Em tiếc thương anh hay em tội nghiệp em còn lại bơ vơ, những ngày tháng chẳng biết làm gì, hay là em " kên " đời, thách thức với gia đình anh đã không chấp nhận em ?
Có lúc em lên thăm mộ, gặp gia đình anh cũng lên thăm. Em phải tránh mặt, ngồi xa xa nhờ nơi mộ người khác. Người sống còn có thể đứng trú mưa nhà người lạ, kẻ chết rồi có còn gì đâu, vậy mà em vẫn phải tránh mặt nơi ngôi mộ một người không quen......
Những ngôi mộ mới vẫn tiếp nối nhau, không phân biệt quan, lính. Những lá cờ Vị Quốc Vong Thân rồi cũng dãi dầu với năng mưa, ngày tháng. Và em, vẫn một mình lầm lũi đi cho hết đoạn đường trần.
Sinh Tồn chuyển