Nhân Vật
Những Người Tay Trắng Làm Nên Sự Nghiệp_Nguyễn Thị Cỏ May.
Người Việt nam được tiếng hiếu học. Xã hội Việt nam quí trọng
những người học giỏi nên trên thang giá trị, người đi học, kẻ sĩ, được
xếp đứng hàng đầu. Đi học để làm quan, hưởng bổng lộc của nhà vua. Ở
Pháp thời xưa, giới quí tộc, tăng lữ được xã hội kính trọng vì họ được
đi học.
Ngày nay, Việt nam, hơn ai hết, là xứ có nhiều nhơn viên chánh
quyền có bằng cấp cao nhưng lại không có tinh thần biết trọng người có
tài. Họ chỉ chạy theo tiền nhưng không biết đánh giá cái tài làm ra
tiền. Chỉ biết có tiền là đủ.
Không biết phài Pháp học theo Việt nam hay không mà ngày nay ở
Pháp, những người có bằng cấp cao làm việc, giử chức vụ lảnh đạo và
lương bổng lớn? Pháp là nước còn trọng bằng cấp hơn hai nước láng giềng
Anh và Đức.
Nhưng trong lúc đó, cũng có những người thành cộng làm nên sự
nghìệp lớn lại không có bằng cấp vì lúc nhỏ không được đi học nhiều hoặc
phải bỏ học sớm. Số này rất hiếm nhưng họ có thực tài. Tay trắng làm
nên sự nghiệp!
Người Pháp chết còn mang theo bằng cấp
Ở Việt nam ngày nay, cán bộ đảng viên, cả nhơn viên xí nghìệp công
tư, đều tranh nhau đưa ra bằng cấp bằng cách đặt trước tên rồi mới tới
chức vụ. Có nhiều chức vụ không cần bằng cấp vì chính chức vụ đã quá đủ
để xác định địa vị xã hội của người đó rồi. Như Đại tà Công an mà thêm
vô “Thạc sĩ” hay “Tiến sĩ” thì thật là không giống ai nếu không giống
Việt cộng! Bỡi chuyên môn của công an là dùi cui. Mà đâu có trường nào
dạy ”khoa dùi cui” đậu tới Thạc sĩ hay Tiến sĩ?
Chưng bằng cấp ở Việt nam ngày nay đã trở thành một thứ thời
thượng. Hiện tượng xã hội này biểu hiện một thái độ tự ty mặc cảm trầm
kha bởi khi người ta bước chơn đi làm cách mạng cộng sản, hành trang chỉ
có cái mả tấu và sự liều mạng chém giết đồng bào. Khi có chức quyền cao
thì cần phải có gì chứng tỏ mình cũng là người có chữ nghĩa nên kiếm
vội cái bằng cấp. Kiếm được rồi, không lẻ đem treo giàn bếp?
Người Pháp trọng bằng cấp hơn người anh và đức láng giềng. Tuy cách
trọng bằng cấp không giống đảng viên cộng sản hà nội vì bằng cấp của họ
xác định địa vị xã hội và sự hiểu biết thiệt của họ.
Nói người Pháp chết còn mang theo bằng cấp vì cứ đoc các cáo phó
hoặc hồ sơ khai tử, người ta sẽ thấy ông R. tốt nghiệp Trường Bách khoa
(X), khóa 19 … hưởng thọ 85 tuổi, ông Th. tốt nghiệp Trường Cao đẳng Hầm
mỏ Paris,khóa 19 … hưởng thọ 79 tuổi, ông Br. tốt nghiệp Quốc gia Hành
chánh, khóa Senghor, hưởng thọ 74 tuổi, ông X; tốt nghiệp Cao đẳng Sư
phạm khóa 19 …hưởng thọ 71 tuổi, …Một nhà báo người mỹ theo dõi quan sát
tập quán xã hội Pháp đã thốt lên “Ở Pháp, người ta rất tự hào về bằng
cấp nên người ta đem bằng cấp theo với người chết”. Mà cũng đứng thôi vì
ở Pháp, cho tới ngày nay, cái học đánh giá con người và quyết định cả
cuộc đời của con người.
Những viên chức lãnh đạo xí nghiệp lớn, Pháp có 38% tốt nghiệp
những trường nổi tiếng trong lúc đó Đức và Anh chỉ có 14%. Cũng ở Pháp,
người dân đi làm có bằng cấp Đại học chiếm 95%, Đức chỉ có 90% và Anh
chỉ có 72%.
Người Pháp luôn luôn bị ám ảnh bỡi ý niệm bình đẳng cộng hòa ( chăm
ngôn cộng hòa là Tự do, Bình đẳng, Hữu nghị) nên nghĩ hệ thống giá trị
xã hội của Pháp là gương mẫu.
Trên thực tế, ở Pháp cho tới giờ đây, người ta biết dể dàng trong
những đứa trẻ từ 3 tuổi, đứa nào sao này sẽ làm thợ tiện, thợ ống nước,
và đứa nào sẽ làm Chánh văn phòng cho Tổng trưởng, ….Những con số nới
lên một thực tế xã hội cay nghiệt. Con trai của một viên chức lãnh đạo
hay của một người làm nghề tự do như chủ xí nghiệp, bác sĩ, dược sĩ, nha
sĩ, …có 12 lần may mắn thi đậu vào Trường lớn hơn là con của một thợ
thuyền. Mà tốt nghiệp Trường lớn như Trường kỷ sư hoặc Cao đẳng Thương
mải thì chắc chắn có chổ làm tốt, mở ra cho bản thân một tương lai huy
hoàng. Con của thợ thuyền không thi tuyển vào được, lớn lên lại nối
nghiệp cha. Thỉnh thoảng xuống đường biểu tình chống tư bản bốc lột, đòi
tăng lương …
Điều này, chính Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã lập hồ sơ
nước Pháp về hệ thống giáo dục là bất bình đẳng nhứt trong các nước
giàu.
Gần đây, hiện tượng Google và Facebook vẫn chưa đủ để thay đổi văn
hóa giáo dục của Pháp. Do đó mà Pháp để thất thoát nhơn tài trẻ rất
nhiều.
Những người tay trắng làm nên sự nghiệp
Nói ở Pháp chỉ có những người xuất thân từ những Trường lớn (
Grandes Ecoles: thi tuyển với 2 năm Dự bị toán nên số đậu rất hạn chế)
mới hiển đạt trong xã hội thì không sai nhưng bên cạnh đó, cũng có một
số ít, làm nên sự nghiệp hiển hách, với thương vụ hằng tỷ euros / năm.
Những người này là chủ xí nghiệp chớ không thể đi làm lảnh lương mà có
được địa vị cao và lương bổng hậu. Trong chánh trị, không cao đẳng thì
không thể leo lên cấp chỉ huy. Trừ hay người là một ngoại lệ lớn của
Pháp: Thủ tướng Pierre Bérégovoy của Đảng xã hội thời Mitterrand, cuối
đời tự tử khi gặp khó khăn, bị đồng chí dứt tình, chỉ có bằng Brevet
Élémentaire ( Trung học Đệ nhứt Cấp) và ông René Monory, nhiều lần Tổng
trưởng và Chủ tịch Thượng viện cho tới ngày nghỉ hưu, chỉ có 2 bằng
Trung học Đệ I cấp phổ thông và kỷ nghệ ( Brevet Ellémentaire và Brevet
Industriel).
Ở xứ Pháp, ngoài bằng cấp ra, còn phải trong phe cánh, trong hệ
thống mới có thể tiến thân xa. Nhưng có những trường hợp phá lệ mà hai
chánh khánh Béregovoy và Monory là điển hình. Trong thương trường, có
những người thành công mà hành trang không có gì hết, không bằng cấp,
không phe cánh, …
Xavier Niel, chủ hệ thống thông tin internet Pháp FREE, sanh ở
ngoại ô Paris, nghỉ học sau Tú tài, để lập xí nghìệp. Năm 2013, FREE của
ông có thương vụ là 3, 7 tỷ euros và lời được 265, 4 triêu euros. Ông
Jean-Claude Decaux xây dựng nên sự nghiệp đồ sộ chuyên về dán quảng cáo
và làm trang thiết bị cho thành phố như trạm trú mưa nắng cho Bus, trong
Métro, xe lửa, …Ý kiến kinh doanh của ông nảy ra vào một mùa hè trong
lúc ông làm việc trong cửa hàng của cha mẹ. Năm 15 tuổi, cậu bé
Jean-Claude Decaux, lợi dụng lúc cha mẹ đi nghỉ hè, tung quảng cáo cho
cửa hàng gia đình. Nhờ quảng cáo, hàng bán tăng gắp ba nhưng ông đã chi
phí cho quảng cáo một số tiền lớn bằng cha mẹ của ông xài một năm. Thế
là ông bị đuổi.
Qua năm sau, ông lập ra cho chính ông một xí nghiệp quảng cáo và
hiện nay, JCDecaux cai quản một xí nghìệp 2,6 tỷ euros, có mặt trên gần
khắp thế giới. Ông François Pinault rời nhà trường năm 16 tuổi để từng
bước xây dựng một sự nghiệp vĩ đại bao gồm báo chí, Printemps-La
Redoute, Hội banh Rennes, …Ông Philippe Ginestet, xuất thât là người lau
chùi làm vệ sinh, đêm ngủ trong caravane, năm 1981, ở quê nhà Lot sur
Garone, lập ra cửa hàng bán rẻ những thứ gia dụng. Ngày nay, ông có 411
của hàng ở Pháp và 23 cửa hàng ở Bỉ. Thương vụ lên tới gần 1 tỷ euros /
năm. Cũng cùng lóp những người không bằng cấp, ông Inaki Aizpitatarte
bắt đầu làm nghề đập đá, kế đó làm vườn, sau cùng rửa dỉa cho nhà hàng
ăn. Ngày nay, ông là chủ nhà hàng được khen thưởng là một trong 23 nhà
hàng nổi tiếng trên thế giới. Sự thành công hoàn toàn nhờ ở nổ lực tự
học hỏi.
Nhưng những trường hợp thành công không bằng cấp ở Pháp vẫn còn
thua xa self-made-men ở Anh. Một hiện tượng lạ đáng chú ý là ông Richard
Branson bị khuyết tật bẩm sanh. Ông đọc và nói rất khó khăn nên phải
nghỉ học năm 16 tuổi. Thế mà ông lập nên cơ sở thương nghiệp đồ sộ
Virgin chuyên buôn bán càc sản phẩn văn hóa như sách báo, băng nhạc,
dịch vụ du lịch, giải trí, …Hoặc như Mary Barra là chủ General Motors mà
vào làm việc năm 18 tuổi. Ở Anh, xưất thân bằng con số không mà thành
công tạo nên sự nghiệp huy hoàng là những tấm gương được đời trân quí.
Nhắc tới những người không bằng cấp mà thành công, thật tình ai
cũng ca ngợi. Nhưng người Pháp vẫn chưa rũ bỏ được cái mặc cảm xã hội
nặng nề. Họ vẫn chưa chấp nhận được những người chỉ huy xí nghiệp mà
không bằng cấp.
Ông Jean-Claude Bourrelier hiện làm chủ hệ thống cửa hàng Bricorama
chuyên bán dụng cụ xây cất, máy móc, …Tài sản của ông đứng thứ 256 ở
Pháp. Ông thôi học năm 13 tuổi để đi làm cho lò bánh mì, rồi cửa hàng
thịt. Ông khổ sở khi phải tiếp xúc với thầy chú vì ông không ăn nói
được. Ngày nay, ông 67 tuổi, chủ một sự nghiệp lớn nên ông không còn bị
mặc cảm. Ông thường tự mản “Tôi không được đi học nhưng tôi biết viết”.
Pháp có CAC 40 gổm xí nghiệp lớn đại diện thị trường chứng khoàn,
với 587 người mà hết 82% là tốt nghiệp Trường lớn (theo kết quả điều tra
của 2 nhà nghiên cứu F.X.Dudouet và Hervé Joly). Trong số này, có 45%
tốt nghiệp từ Bách khoa, Quốc gia Hành chánh hoặc Cao Đẳng Thương mải
(HEC). Ba trường này mỗi năm đào tạo được lối 1000 người trong lúc đó
Oxford và Cambridge sản xuất ra được 6000 thanh niên ưu tú mỗi năm. Còn ở
Huê kỳ, chỉ có 10% chủ 500 xí nghiệp lớn được đào tạo ở Đại học nổi
tiếng.
Những người thành công lớn mà không bằng cấp, chỉ nhờ ở nổ lực bản
thân, tâm sự “Tôi nghĩ tôi lắng nghe tiếng nói của trực giác của tôi,
phát triên trí thông minh và theo dỏi phản ứng của người khác”. Kinh
nghiệm của người thành công khác “Biết lắng nghe để học hỏi. Phải có
quyết tâm thành công. Nhà trường đào tạo sự hiểu biết, tinh thần phân
tách nhưng không cho tuổi trẻ khả năng quyết định và quyết định đúng”.
Có dịp nói chuyện với sinh viên, một người Pháp thành công nói “Các bạn
may mắn được đi học. Nhưng một lúc nào đó, các bạn phải dám nhảy xa và
cao vào thẳng cuộc đời. Nhà trường, trước hết, chỉ là một vòng hấp ấm
chúng ta mà thôi”.
Việt nam khác hơn Pháp là sau khi đã thành công, có địa vị, có sự
nghiệp rồi, người cộng sản mới bắt đầu nghĩ tới bằng cấp. Như lớp son
phấn để làm tan biến đi lớp du kích, mất đi dáng vẻ đặc công, đào đường
đấp mô, …Nguyễn Tấn Dũng trở thành ông Cử nhơn Luật. Hồ Chí Minh nhờ trở
thành nhà thơ Ngục Trung nhựt ký, tác giả những bài báo tiếng Pháp ở
Paris, bản án thực dân Pháp, …mà làm mờ đi cái quá khứ một Nguyễn Tất
Thành du thủ du thực.
Nhưng không ai tài giỏi bằng cộng sản là những người chỉ với tay
trắng làm nên sự nghiệp. Vốn liếng khởi đầu và sau cùng vỏn vẹn “dối trá
và bạo lực”!
Nguyễn thị Cỏ May
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Những Người Tay Trắng Làm Nên Sự Nghiệp_Nguyễn Thị Cỏ May.
Người Việt nam được tiếng hiếu học. Xã hội Việt nam quí trọng
những người học giỏi nên trên thang giá trị, người đi học, kẻ sĩ, được
xếp đứng hàng đầu. Đi học để làm quan, hưởng bổng lộc của nhà vua. Ở
Pháp thời xưa, giới quí tộc, tăng lữ được xã hội kính trọng vì họ được
đi học.
Ngày nay, Việt nam, hơn ai hết, là xứ có nhiều nhơn viên chánh
quyền có bằng cấp cao nhưng lại không có tinh thần biết trọng người có
tài. Họ chỉ chạy theo tiền nhưng không biết đánh giá cái tài làm ra
tiền. Chỉ biết có tiền là đủ.
Không biết phài Pháp học theo Việt nam hay không mà ngày nay ở
Pháp, những người có bằng cấp cao làm việc, giử chức vụ lảnh đạo và
lương bổng lớn? Pháp là nước còn trọng bằng cấp hơn hai nước láng giềng
Anh và Đức.
Nhưng trong lúc đó, cũng có những người thành cộng làm nên sự
nghìệp lớn lại không có bằng cấp vì lúc nhỏ không được đi học nhiều hoặc
phải bỏ học sớm. Số này rất hiếm nhưng họ có thực tài. Tay trắng làm
nên sự nghiệp!
Người Pháp chết còn mang theo bằng cấp
Ở Việt nam ngày nay, cán bộ đảng viên, cả nhơn viên xí nghìệp công
tư, đều tranh nhau đưa ra bằng cấp bằng cách đặt trước tên rồi mới tới
chức vụ. Có nhiều chức vụ không cần bằng cấp vì chính chức vụ đã quá đủ
để xác định địa vị xã hội của người đó rồi. Như Đại tà Công an mà thêm
vô “Thạc sĩ” hay “Tiến sĩ” thì thật là không giống ai nếu không giống
Việt cộng! Bỡi chuyên môn của công an là dùi cui. Mà đâu có trường nào
dạy ”khoa dùi cui” đậu tới Thạc sĩ hay Tiến sĩ?
Chưng bằng cấp ở Việt nam ngày nay đã trở thành một thứ thời
thượng. Hiện tượng xã hội này biểu hiện một thái độ tự ty mặc cảm trầm
kha bởi khi người ta bước chơn đi làm cách mạng cộng sản, hành trang chỉ
có cái mả tấu và sự liều mạng chém giết đồng bào. Khi có chức quyền cao
thì cần phải có gì chứng tỏ mình cũng là người có chữ nghĩa nên kiếm
vội cái bằng cấp. Kiếm được rồi, không lẻ đem treo giàn bếp?
Người Pháp trọng bằng cấp hơn người anh và đức láng giềng. Tuy cách
trọng bằng cấp không giống đảng viên cộng sản hà nội vì bằng cấp của họ
xác định địa vị xã hội và sự hiểu biết thiệt của họ.
Nói người Pháp chết còn mang theo bằng cấp vì cứ đoc các cáo phó
hoặc hồ sơ khai tử, người ta sẽ thấy ông R. tốt nghiệp Trường Bách khoa
(X), khóa 19 … hưởng thọ 85 tuổi, ông Th. tốt nghiệp Trường Cao đẳng Hầm
mỏ Paris,khóa 19 … hưởng thọ 79 tuổi, ông Br. tốt nghiệp Quốc gia Hành
chánh, khóa Senghor, hưởng thọ 74 tuổi, ông X; tốt nghiệp Cao đẳng Sư
phạm khóa 19 …hưởng thọ 71 tuổi, …Một nhà báo người mỹ theo dõi quan sát
tập quán xã hội Pháp đã thốt lên “Ở Pháp, người ta rất tự hào về bằng
cấp nên người ta đem bằng cấp theo với người chết”. Mà cũng đứng thôi vì
ở Pháp, cho tới ngày nay, cái học đánh giá con người và quyết định cả
cuộc đời của con người.
Những viên chức lãnh đạo xí nghiệp lớn, Pháp có 38% tốt nghiệp
những trường nổi tiếng trong lúc đó Đức và Anh chỉ có 14%. Cũng ở Pháp,
người dân đi làm có bằng cấp Đại học chiếm 95%, Đức chỉ có 90% và Anh
chỉ có 72%.
Người Pháp luôn luôn bị ám ảnh bỡi ý niệm bình đẳng cộng hòa ( chăm
ngôn cộng hòa là Tự do, Bình đẳng, Hữu nghị) nên nghĩ hệ thống giá trị
xã hội của Pháp là gương mẫu.
Trên thực tế, ở Pháp cho tới giờ đây, người ta biết dể dàng trong
những đứa trẻ từ 3 tuổi, đứa nào sao này sẽ làm thợ tiện, thợ ống nước,
và đứa nào sẽ làm Chánh văn phòng cho Tổng trưởng, ….Những con số nới
lên một thực tế xã hội cay nghiệt. Con trai của một viên chức lãnh đạo
hay của một người làm nghề tự do như chủ xí nghiệp, bác sĩ, dược sĩ, nha
sĩ, …có 12 lần may mắn thi đậu vào Trường lớn hơn là con của một thợ
thuyền. Mà tốt nghiệp Trường lớn như Trường kỷ sư hoặc Cao đẳng Thương
mải thì chắc chắn có chổ làm tốt, mở ra cho bản thân một tương lai huy
hoàng. Con của thợ thuyền không thi tuyển vào được, lớn lên lại nối
nghiệp cha. Thỉnh thoảng xuống đường biểu tình chống tư bản bốc lột, đòi
tăng lương …
Điều này, chính Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã lập hồ sơ
nước Pháp về hệ thống giáo dục là bất bình đẳng nhứt trong các nước
giàu.
Gần đây, hiện tượng Google và Facebook vẫn chưa đủ để thay đổi văn
hóa giáo dục của Pháp. Do đó mà Pháp để thất thoát nhơn tài trẻ rất
nhiều.
Những người tay trắng làm nên sự nghiệp
Nói ở Pháp chỉ có những người xuất thân từ những Trường lớn (
Grandes Ecoles: thi tuyển với 2 năm Dự bị toán nên số đậu rất hạn chế)
mới hiển đạt trong xã hội thì không sai nhưng bên cạnh đó, cũng có một
số ít, làm nên sự nghiệp hiển hách, với thương vụ hằng tỷ euros / năm.
Những người này là chủ xí nghiệp chớ không thể đi làm lảnh lương mà có
được địa vị cao và lương bổng hậu. Trong chánh trị, không cao đẳng thì
không thể leo lên cấp chỉ huy. Trừ hay người là một ngoại lệ lớn của
Pháp: Thủ tướng Pierre Bérégovoy của Đảng xã hội thời Mitterrand, cuối
đời tự tử khi gặp khó khăn, bị đồng chí dứt tình, chỉ có bằng Brevet
Élémentaire ( Trung học Đệ nhứt Cấp) và ông René Monory, nhiều lần Tổng
trưởng và Chủ tịch Thượng viện cho tới ngày nghỉ hưu, chỉ có 2 bằng
Trung học Đệ I cấp phổ thông và kỷ nghệ ( Brevet Ellémentaire và Brevet
Industriel).
Ở xứ Pháp, ngoài bằng cấp ra, còn phải trong phe cánh, trong hệ
thống mới có thể tiến thân xa. Nhưng có những trường hợp phá lệ mà hai
chánh khánh Béregovoy và Monory là điển hình. Trong thương trường, có
những người thành công mà hành trang không có gì hết, không bằng cấp,
không phe cánh, …
Xavier Niel, chủ hệ thống thông tin internet Pháp FREE, sanh ở
ngoại ô Paris, nghỉ học sau Tú tài, để lập xí nghìệp. Năm 2013, FREE của
ông có thương vụ là 3, 7 tỷ euros và lời được 265, 4 triêu euros. Ông
Jean-Claude Decaux xây dựng nên sự nghiệp đồ sộ chuyên về dán quảng cáo
và làm trang thiết bị cho thành phố như trạm trú mưa nắng cho Bus, trong
Métro, xe lửa, …Ý kiến kinh doanh của ông nảy ra vào một mùa hè trong
lúc ông làm việc trong cửa hàng của cha mẹ. Năm 15 tuổi, cậu bé
Jean-Claude Decaux, lợi dụng lúc cha mẹ đi nghỉ hè, tung quảng cáo cho
cửa hàng gia đình. Nhờ quảng cáo, hàng bán tăng gắp ba nhưng ông đã chi
phí cho quảng cáo một số tiền lớn bằng cha mẹ của ông xài một năm. Thế
là ông bị đuổi.
Qua năm sau, ông lập ra cho chính ông một xí nghiệp quảng cáo và
hiện nay, JCDecaux cai quản một xí nghìệp 2,6 tỷ euros, có mặt trên gần
khắp thế giới. Ông François Pinault rời nhà trường năm 16 tuổi để từng
bước xây dựng một sự nghiệp vĩ đại bao gồm báo chí, Printemps-La
Redoute, Hội banh Rennes, …Ông Philippe Ginestet, xuất thât là người lau
chùi làm vệ sinh, đêm ngủ trong caravane, năm 1981, ở quê nhà Lot sur
Garone, lập ra cửa hàng bán rẻ những thứ gia dụng. Ngày nay, ông có 411
của hàng ở Pháp và 23 cửa hàng ở Bỉ. Thương vụ lên tới gần 1 tỷ euros /
năm. Cũng cùng lóp những người không bằng cấp, ông Inaki Aizpitatarte
bắt đầu làm nghề đập đá, kế đó làm vườn, sau cùng rửa dỉa cho nhà hàng
ăn. Ngày nay, ông là chủ nhà hàng được khen thưởng là một trong 23 nhà
hàng nổi tiếng trên thế giới. Sự thành công hoàn toàn nhờ ở nổ lực tự
học hỏi.
Nhưng những trường hợp thành công không bằng cấp ở Pháp vẫn còn
thua xa self-made-men ở Anh. Một hiện tượng lạ đáng chú ý là ông Richard
Branson bị khuyết tật bẩm sanh. Ông đọc và nói rất khó khăn nên phải
nghỉ học năm 16 tuổi. Thế mà ông lập nên cơ sở thương nghiệp đồ sộ
Virgin chuyên buôn bán càc sản phẩn văn hóa như sách báo, băng nhạc,
dịch vụ du lịch, giải trí, …Hoặc như Mary Barra là chủ General Motors mà
vào làm việc năm 18 tuổi. Ở Anh, xưất thân bằng con số không mà thành
công tạo nên sự nghiệp huy hoàng là những tấm gương được đời trân quí.
Nhắc tới những người không bằng cấp mà thành công, thật tình ai
cũng ca ngợi. Nhưng người Pháp vẫn chưa rũ bỏ được cái mặc cảm xã hội
nặng nề. Họ vẫn chưa chấp nhận được những người chỉ huy xí nghiệp mà
không bằng cấp.
Ông Jean-Claude Bourrelier hiện làm chủ hệ thống cửa hàng Bricorama
chuyên bán dụng cụ xây cất, máy móc, …Tài sản của ông đứng thứ 256 ở
Pháp. Ông thôi học năm 13 tuổi để đi làm cho lò bánh mì, rồi cửa hàng
thịt. Ông khổ sở khi phải tiếp xúc với thầy chú vì ông không ăn nói
được. Ngày nay, ông 67 tuổi, chủ một sự nghiệp lớn nên ông không còn bị
mặc cảm. Ông thường tự mản “Tôi không được đi học nhưng tôi biết viết”.
Pháp có CAC 40 gổm xí nghiệp lớn đại diện thị trường chứng khoàn,
với 587 người mà hết 82% là tốt nghiệp Trường lớn (theo kết quả điều tra
của 2 nhà nghiên cứu F.X.Dudouet và Hervé Joly). Trong số này, có 45%
tốt nghiệp từ Bách khoa, Quốc gia Hành chánh hoặc Cao Đẳng Thương mải
(HEC). Ba trường này mỗi năm đào tạo được lối 1000 người trong lúc đó
Oxford và Cambridge sản xuất ra được 6000 thanh niên ưu tú mỗi năm. Còn ở
Huê kỳ, chỉ có 10% chủ 500 xí nghiệp lớn được đào tạo ở Đại học nổi
tiếng.
Những người thành công lớn mà không bằng cấp, chỉ nhờ ở nổ lực bản
thân, tâm sự “Tôi nghĩ tôi lắng nghe tiếng nói của trực giác của tôi,
phát triên trí thông minh và theo dỏi phản ứng của người khác”. Kinh
nghiệm của người thành công khác “Biết lắng nghe để học hỏi. Phải có
quyết tâm thành công. Nhà trường đào tạo sự hiểu biết, tinh thần phân
tách nhưng không cho tuổi trẻ khả năng quyết định và quyết định đúng”.
Có dịp nói chuyện với sinh viên, một người Pháp thành công nói “Các bạn
may mắn được đi học. Nhưng một lúc nào đó, các bạn phải dám nhảy xa và
cao vào thẳng cuộc đời. Nhà trường, trước hết, chỉ là một vòng hấp ấm
chúng ta mà thôi”.
Việt nam khác hơn Pháp là sau khi đã thành công, có địa vị, có sự
nghiệp rồi, người cộng sản mới bắt đầu nghĩ tới bằng cấp. Như lớp son
phấn để làm tan biến đi lớp du kích, mất đi dáng vẻ đặc công, đào đường
đấp mô, …Nguyễn Tấn Dũng trở thành ông Cử nhơn Luật. Hồ Chí Minh nhờ trở
thành nhà thơ Ngục Trung nhựt ký, tác giả những bài báo tiếng Pháp ở
Paris, bản án thực dân Pháp, …mà làm mờ đi cái quá khứ một Nguyễn Tất
Thành du thủ du thực.
Nhưng không ai tài giỏi bằng cộng sản là những người chỉ với tay
trắng làm nên sự nghiệp. Vốn liếng khởi đầu và sau cùng vỏn vẹn “dối trá
và bạo lực”!
Nguyễn thị Cỏ May
Song Phương chuyển