Nhân Vật

Những Preludes không đầu đuôi cho Lê Uyên và Phương

Với cặp tài tử-giai nhân Lê Uyên và Phương, tôi chỉ là kẻ hậu sinh, chưa một lần được diện kiến cho thoả lòng hâm mộ. Trong âm nhạc, tôi là gã tài tử chẳng

 

LeUyenPhuong1972  

Đề từ

“Như hoa đem tin ngày buồn
Như chim đau quên mùa xuân
Còn trong hôn mê buồn tênh
Lê mãi những bước ê chề
Xin cho thương em thật lòng
Xin cho thương em thật lòng
Còn có khi lòng thôi giá băng”
(Tình khúc cho em – Tuyển tập “Yêu nhau khi còn thơ” 1960-1967)
  

Với cặp tài tử-giai nhân Lê Uyên và Phương, tôi chỉ là kẻ hậu sinh, chưa một lần được diện kiến cho thoả lòng hâm mộ. Trong âm nhạc, tôi là gã tài tử chẳng biết gì thấu đáo. Mà âm nhạc của họ thì đã đi trước thời đại một quãng quá dài. Âm nhạc của họ vừa mang tính vị lai, vừa thở cái cái hơi thở của hậu hiện đại và dã thú (fauvisme). Như một bức tranh đầy những mảng màu nguyên thuỷ của Matisse, âm nhạc của Lê Uyên Phương phơi bày những cảm giác nguyên tuyền nhất của đời sống tình nhân, với rất nhiều mê đắm không che dấu, không bị khuất lấp bởi những ẩn dụ rối rắm, hay những uyển ngữ khuôn sáo. Nhạc của họ trình bày những khắc khoải muôn thuở của tình yêu, nỗi chia ly, ranh giới của sự sống-cái chết…, như nó đã hiện hữu trong những tác phẩm hậu chiến của Eric Maria Remarque. Như những nhân vật của Remarque, đôi tình nhân này đã yêu và đã hát theo cách như thể ngày mai họ chết, buông nhau ra là chết, thiếu vắng nhau là chết…

Làm sao tôi có thể viết cho đầy đủ về họ? Viết một biên khảo, chú giải về Lê Uyên Phương đã là mộng ước trong nhiều năm nhưng đành thúc thủ, vì cả thời gian và vốn hiểu biết nhỏ nhoi của mình so với âm nhạc ấy.

Tôi chọn cách ghi chép những suy nghĩ lan man và đã tồn lưu trong tâm trí trong rất nhiều năm tháng. Khi viết xuống những dòng này, tôi ao ước âm nhạc ấy không bao giờ lịm tắt đi, như chúng ta đang thấy.

Với Lê Uyên Phương, tình yêu đã là một nghi lễ, đầy đau thương và khắc khoải. Nhưng đời sống hôm nay quá ồn ào để nghe lại Lê Uyên Phương, người viết tụng ca tình yêu hay nhất mọi thời đại.

Hãy giữ lòng thinh lặng để nghe họ hát, sau khi đọc những ghi chép không đầu không đuôi này!

 Sài Gòn, Đà Lạt, Lê Uyên và Phương

Vung_lay_cua_chung_ta

“Một chiều nào chúng ta.

Một chiều nào thiết tha.

Ngày đầu hè tình nở thắm tươi.

Biết đâu buồn vui.

Mai sau khi gío Thu về.


Anh, anh ơi sao lòng vấn vương?

Dang đôi tay ôm vào mến thương.  

 

(Còn nắng trên đồi - Tuyển tập “Yêu nhau khi còn thơ”1960-1967)

 

 

Ký ức Sài Gòn là mùi bắp rang bơ trên hè phố Lê Lợi, là chiếc thang cuốn ở rạp Rex, là tờ Thiếu Nhi của bác Nguyễn Hùng Trương còn thơm mùi mực ở nhà sách Khai Trí. Và cả cảm giác tiếc ngẩn ngơ khi chiếc máy bay chạy pin đầu tiên bị hư nữa.

Ký ức Đà Lạt là “sương mù dày đặc đến xắt ra được” (trích Minh Quân, tủ sách Tuổi Hoa), là Giáo Hoàng Học Viện Pie X nơi bố C. đã học, là cuốn Thần Mã của thầy giáo dạy toán Hoàng Đăng Cấp, là ban kịch Thụ Nhân của Viện Đại học Đà lạt…

Và còn gì nữa? Âm nhạc của Lê Uyên Phương. Âm nhạc của đồi thông xanh, của sao trời lấp lánh trong những “Đêm chợ phiên mùa đông”, của căn phòng nhỏ nồng hơi ấm tình nhân, của gối chăn nhàu nhĩ còn vương vấn da thịt người tình… Âm nhạc ấy đã làm cho ký ức Đà Lạt trở thành một thực thể sống động, vô cùng thân quen, gần gũi…, Một cảm giác rất déjà vu, mặc dù 40 tuổi mới đặt chân đến Đà Lạt lần đầu (?)

Có gì lạ đâu? Đến Đà Lạt, lên đồi vắng, ngồi dưới một gốc thông già, nhìn mây bay và một iPod trong túi áo. Với Lê Uyên Phương, Đà Lạt đã trở thành phi thời gian, phi không gian. Gã trung niên đến Đà Lạt lần đầu mà cứ tưởng như một nơi chốn thân quen để quay về…

Có loại âm nhạc nào quay ngược được thời gian như thế, ngoài âm nhạc của Lê Uyên Phương? Âm nhạc ấy, vẽ ra chân dung đắm đuối nhất của tình nhân. Và chân dung ấy, mọi kẻ đang yêu, đã yêu đều thấy mình trong đó…

Lê Uyên Phương và Đà Lạt, ai đã làm cho ai trở thành bất tử?

 Cặp duet của nỗi chia lìa

 06

“Sống bên nhau ngọt ngào
Dù đời buồn hay vui mau
Sống cho nhau mặn nồng
Vì ta không còn
Còn cho nhau tiếng cười
Còn nhớ bóng dáng người tình ấp ôm
Đến khi lìa cõi đời gắt gao .

Sống bên nhau dịu dàng
Dù đời làm ta khô khan .
Sống cho nhau nụ cười vì ta yêu người
Vì ta yêu mãi người
Vì biết sẽ có ngày nhìn thấy nhau
Mắt môi lạnh mất rồi .
Khóc thay người”

 

 

(Yêu nhau trong phận người)

 

 

 Lê Minh Lộc, tên của người đàn ông và Lâm Phúc Anh, đã xuất hiện trong ký ức tôi trong thập niên 70, qua chiếc TV đen trắng. Gầy guộc, tóc hippies phủ gáy, người đàn ông ngồi đệm đàn và người đàn bà mặc áo dài đứng hát. Cứ mỗi lần thấy họ, mẹ tôi lại chép miệng thương cảm. Có gì đâu! Với một khối u ở bàn tay trái, thấy rất rõ trên TV, cộng với hình hài gầy guộc, người ta đồn đại đó là một khối ung thư. Khi khối u đó rụng, người đàn ông sẽ qua đời.

Lúc ấy, cặp du ca của chúng ta cũng thật sự tin như vậy. Cho đến khi sang Mỹ kỳ hậu chiến, khối u ấy mới được xác định là chứng loạn sản sụn, một khối u lành tính. Nhưng chúng ta phải thành thật biết ơn khối u ấy. Mang ám ảnh về một căn bệnh hiểm nghèo, nên cách họ hát mới tha thiết và đắm đuối làm sao! Họ lắc lư theo nhạc, nhìn sâu vào mắt nhau như thể đây là lần cuối họ càng được hát cùng nhau. Không cần họ buông đàn để ghì chặt lấy nhau, dường như họ đang mê mải làm tình, “đốt nóng truy hoan cho thiên đường này”, để khi buông nhau ra là yên giấc nghìn thu.

Họ cùng hát lên nỗi buồn của tình nhân tuyệt vọng!

Du ca là âm nhạc của tình nhân, của đàn ông-đàn bà. Nên du ca đã soi bóng không biết bao nhiêu tình nhân bất tuyệt từ John Lenon- Yoko Ono, Bob Dylan – Joan Baez, Trịnh Công Sơn-Khánh Ly… Những cặp duet bất tử đó, hát cùng nhau về niềm vui, nỗi buồn, sự chết, thân phận, chiến tranh, hoà bình…Nhưng chẳng ai có thể hát về cái chết và sự chia ly với một nỗi buồn tuyệt đẹp như Lê Uyên và Phương. Vì cách họ hát, cách họ nhìn nhau…, đã như thể họ đang đếm ngược giây phút bị chia lìa nhau bằng cái chết. Nỗi đau đớn đó, đã được hoán chuyển bằng niềm ham sống với, và sống cùng nhau từng giây từng phút.

Khi trình bày cái chết như một nỗi chia ly và như một phép trừ những tháng ngày còn lại bên nhau, Lê Uyên và Phương đã làm cho niềm tuyệt vọng và âm nhạc của họ trở thành bất tử.

 Âm nhạc chỉ cho tình nhân

Tranh Lê Uyên Phương

Tranh Lê Uyên Phương

Hãy ngồi xuống đây
như loài thú hoang yêu nhau ngoài đồng
duới nắng ban mai
phô thân trần truồng kiếp sống hoa sơ

Hãy ngồi xuống đây hôn nhau lần này
Hãy ngồi xuống đây cho nhau lần này
Hãy ngồi xuống đây chia tay lần này

Hãy ngồi xuống đây vai kề sát vai
cho da thịt này đốt cháy thương đau
cho cơn buồn này rót nóng tung hoang
cho thiên đường này bốc cháy
trong cơn chia phôi chia phôi tràn trền

Hãy ngồi xuống đây
bên con vực này ngó xuống thương đau”

 

 

(Hãy ngồi xuống đây – Tuyển tập “Khi loài thú xa nhau” 1967-1969)

 

 

Âm nhạc của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn… là âm nhạc để cùng nhau nghe, cùng nhau hát. Âm nhạc của đám đông!

Âm nhạc của Cung Tiến là âm nhạc của đêm thâu và chỉ nghe một mình, để thấy trong “những đêm sao mờ, lòng ta bâng khuâng theo gió vi vu”.

Còn âm nhạc Lê Uyên Phương là âm nhạc của tình nhân viết cho tình nhân. Âm nhạc ấy đầy nắng, gió, sông, suối, sương mù…Âm nhạc rã rời như chính thân xác sau cuộc truy hoan mê mải đó chỉ có thể nghe chung với một người tình mê đắm. Âm nhạc đó cần sự thinh lặng của thân xác lẫn tâm hồn. Mà trong đời người, giây phút nào là thinh lặng tuyệt đối hơn khoảng khắc ấy?

Phạm Duy biến hoá thang âm ngũ cung như một phù thuỷ. Trịnh Công Sơn mang giai điệu Huế chậm rãi vào nhạc của mình. Vui có, buồn có…

Nhưng đừng mong tìm ra một dấu vết dân nhạc nào trong âm nhạc của Lê Uyên Phương. Nhạc của họ là Valse, Slow rock, là Rumba… với những điệu thức, hoà âm Tây phương giản dị, không chút cầu kỳ. Vậy mà nhạc họ buồn, da diết, cho dù đó là nhịp ¾ của một điệu Valse rộn rã. Vì họ hát về một ngày vui chóng qua, về “một đêm chợ phiên mùa đông” sắp tắt, một ngày “nắng lên đồi” qua mau… Họ dẫn người nghe nhạc đi qua tình yêu của họ và chỉ ra cái tận cùng của tình yêu đó là sự mất mát, chia cắt vĩnh viễn bằng lưỡi hái tử thần.

Valse mà buồn bã, nhẹ nhàng, sang trọng đến vậy, hoạ chăng chỉ có Chopin với Valse l’Adieu và HỌ.


Đêm chợ phiên mùa đông – Valse, Lê Uyên Phương

Đà Lạt-Paris tuy xa mà gần

Một hoạ phẩm của Lê Uyên Phương

Một hoạ phẩm của Lê Uyên Phương

“Như hoa đem tin ngày buồn
Như chim đau quên mùa xuân
Còn trong hôn mê buồn tênh
Lê mãi những bước ê chề
Xin cho thương em thật lòng
Xin cho thương em thật lòng
Còn có khi lòng thôi giá băng”

 

 

(Tình khúc cho em – Tuyển tập “Yêu nhau khi còn thơ” 1960-1967)

 

 

Bên bờ sông Seine, Cung Trầm Tưởng đã viết về một “người em Paris với tóc vàng sợi nhỏ, chờ mong em chín đỏ trái sầu…”

Nhưng vì sao một thầy giáo trung học ở xứ Đà Lạt mù sương, chưa một lần đến Paris, lại có thể viết được những ca khúc tràn trề nhục cảm và đầy chất hiện sinh như thế? Những ca khúc của Lê Uyên Phương, đã là sự biểu đạt bằng thơ và nhạc tư tưởng hiện sinh của Jean Paul Sartre. Và đặt nó vào trong một bối cảnh Việt Nam thời chiến: Đà Lạt.

Không chỉ bằng sức mạnh của ngôn từ, âm nhạc ấy đẹp đẽ, khai phóng và hoàn toàn có thể sánh ngang với những trước tác hiện sinh khác của Albert Camus, Jean Paul Sartre, hay “Buồn ơi chào mi” của Francois Sagan…

Càng nghĩ, càng thấy muôn phần kính phục cho cái thượng tầng văn hoá ở miền Nam hồi ấy. Chỉ cần sự sản sinh ra hai khuôn mặt tình nhân du ca như Lê Uyên và Phương, văn hoá ấy đã vươn đến tầm “universal” và phi thời gian tính rồi.

Hèn chi, mỗi khi nghe đến nhạc ấy thì cái lòng thương tiếc miền Nam lại trỗi dậy, da diết và buồn thảm lạ lùng!

Bản thánh ca tình yêu đang tắt

Âm nhạc của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy… đã hồi sinh, đã sống lại trong lòng công chúng. Ngay cả trong những lúc bị cấm đoán khắc nghiệt nhất.

Nhiều ca sĩ đã hát họ, với những cách biểu đạt lạ lẫm nhưng chẳng thể nào sánh nổi với những thanh quản bằng vàng của Sài gòn năm ấy. Nhưng ít nhất, vẫn còn người hát!

Nhưng vì sao, rất ít người trẻ hôm nay biết đến và hát Lê Uyên Phương, dù họ đã và vẫn yêu như hai người du ca trẻ năm xưa?

Vì tình yêu thời thổ tả hôm nay không đủ mê đắm?
Vì xã hội đảo điên đến độ không có chỗ cho tình nhân dịu dàng?
Hay vì Đà Lạt, cái nôi của âm nhạc ấy đã bị tàn phá?

Ai biết xin chỉ giùm! Để âm nhạc ấy không chết, không lụi tàn như một ngọn nến thơm của đêm sinh nhật thời niên thiếu.

Âm nhạc ấy sống lại và vang lên nỗi buồn tuyệt đẹp của nó, thì há chẳng phải nhiều cuộc tình oan khốc hôm nay đã được cứu rỗi lắm sao?

“Em ơi! quên đi bao nhiêu xót xa
Những chiều thiết tha bên nhau
Em ơi! xin em, xin em nói yêu đương đậm đà
Để rồi ngày mai cách xa

Anh ơi! bao nhiêu tang thương
mỗi khi đã rời giấc mơ yêu đương
Anh ơi! xin anh, xin anh cúi trên cơn mộng dài
Để chờ ngày mai lên nắng”

(Lời gọi chân mây – Tuyển tập “Yêu nhau khi còn thơ” 1960-1967)

 Làm sao những người trẻ hôm nay có thể giết nhau vì tình, khi đã hát với nhau một tình khúc buồn bã và thơ mộng đến như vậy?
(Tình khúc cho em – Lê Uyên Phương)

http://www.drnikonian.com/2013/07/nhung-preludes-khong-dau-duoi-cho-le-uyen-va-phuong/

Bàn ra tán vào (2)

DOC GIA THUONG XUYEN
Nhìn chủ đề trang này sướng con mắt thật đó, vừa đọc vừa nhìn

----------------------------------------------------------------------------------

Binh Ngơ
Ðầu tuần em lại đem khoe , ngã ba sung sướng much hair rậm rì. Phú Trọng lãnh tụ Vi Xi, Gạ Tòng Thị Phóng mau đi “ăn chè” , Lông em Thị Phóng khỏi chê, dài hơn râu “bác” Hồ dê nước mình. “Ðánh” xong hai cối ê mình,Về phòng nằm ngủ việc công không màng.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Những Preludes không đầu đuôi cho Lê Uyên và Phương

Với cặp tài tử-giai nhân Lê Uyên và Phương, tôi chỉ là kẻ hậu sinh, chưa một lần được diện kiến cho thoả lòng hâm mộ. Trong âm nhạc, tôi là gã tài tử chẳng

 

LeUyenPhuong1972  

Đề từ

“Như hoa đem tin ngày buồn
Như chim đau quên mùa xuân
Còn trong hôn mê buồn tênh
Lê mãi những bước ê chề
Xin cho thương em thật lòng
Xin cho thương em thật lòng
Còn có khi lòng thôi giá băng”
(Tình khúc cho em – Tuyển tập “Yêu nhau khi còn thơ” 1960-1967)
  

Với cặp tài tử-giai nhân Lê Uyên và Phương, tôi chỉ là kẻ hậu sinh, chưa một lần được diện kiến cho thoả lòng hâm mộ. Trong âm nhạc, tôi là gã tài tử chẳng biết gì thấu đáo. Mà âm nhạc của họ thì đã đi trước thời đại một quãng quá dài. Âm nhạc của họ vừa mang tính vị lai, vừa thở cái cái hơi thở của hậu hiện đại và dã thú (fauvisme). Như một bức tranh đầy những mảng màu nguyên thuỷ của Matisse, âm nhạc của Lê Uyên Phương phơi bày những cảm giác nguyên tuyền nhất của đời sống tình nhân, với rất nhiều mê đắm không che dấu, không bị khuất lấp bởi những ẩn dụ rối rắm, hay những uyển ngữ khuôn sáo. Nhạc của họ trình bày những khắc khoải muôn thuở của tình yêu, nỗi chia ly, ranh giới của sự sống-cái chết…, như nó đã hiện hữu trong những tác phẩm hậu chiến của Eric Maria Remarque. Như những nhân vật của Remarque, đôi tình nhân này đã yêu và đã hát theo cách như thể ngày mai họ chết, buông nhau ra là chết, thiếu vắng nhau là chết…

Làm sao tôi có thể viết cho đầy đủ về họ? Viết một biên khảo, chú giải về Lê Uyên Phương đã là mộng ước trong nhiều năm nhưng đành thúc thủ, vì cả thời gian và vốn hiểu biết nhỏ nhoi của mình so với âm nhạc ấy.

Tôi chọn cách ghi chép những suy nghĩ lan man và đã tồn lưu trong tâm trí trong rất nhiều năm tháng. Khi viết xuống những dòng này, tôi ao ước âm nhạc ấy không bao giờ lịm tắt đi, như chúng ta đang thấy.

Với Lê Uyên Phương, tình yêu đã là một nghi lễ, đầy đau thương và khắc khoải. Nhưng đời sống hôm nay quá ồn ào để nghe lại Lê Uyên Phương, người viết tụng ca tình yêu hay nhất mọi thời đại.

Hãy giữ lòng thinh lặng để nghe họ hát, sau khi đọc những ghi chép không đầu không đuôi này!

 Sài Gòn, Đà Lạt, Lê Uyên và Phương

Vung_lay_cua_chung_ta

“Một chiều nào chúng ta.

Một chiều nào thiết tha.

Ngày đầu hè tình nở thắm tươi.

Biết đâu buồn vui.

Mai sau khi gío Thu về.


Anh, anh ơi sao lòng vấn vương?

Dang đôi tay ôm vào mến thương.  

 

(Còn nắng trên đồi - Tuyển tập “Yêu nhau khi còn thơ”1960-1967)

 

 

Ký ức Sài Gòn là mùi bắp rang bơ trên hè phố Lê Lợi, là chiếc thang cuốn ở rạp Rex, là tờ Thiếu Nhi của bác Nguyễn Hùng Trương còn thơm mùi mực ở nhà sách Khai Trí. Và cả cảm giác tiếc ngẩn ngơ khi chiếc máy bay chạy pin đầu tiên bị hư nữa.

Ký ức Đà Lạt là “sương mù dày đặc đến xắt ra được” (trích Minh Quân, tủ sách Tuổi Hoa), là Giáo Hoàng Học Viện Pie X nơi bố C. đã học, là cuốn Thần Mã của thầy giáo dạy toán Hoàng Đăng Cấp, là ban kịch Thụ Nhân của Viện Đại học Đà lạt…

Và còn gì nữa? Âm nhạc của Lê Uyên Phương. Âm nhạc của đồi thông xanh, của sao trời lấp lánh trong những “Đêm chợ phiên mùa đông”, của căn phòng nhỏ nồng hơi ấm tình nhân, của gối chăn nhàu nhĩ còn vương vấn da thịt người tình… Âm nhạc ấy đã làm cho ký ức Đà Lạt trở thành một thực thể sống động, vô cùng thân quen, gần gũi…, Một cảm giác rất déjà vu, mặc dù 40 tuổi mới đặt chân đến Đà Lạt lần đầu (?)

Có gì lạ đâu? Đến Đà Lạt, lên đồi vắng, ngồi dưới một gốc thông già, nhìn mây bay và một iPod trong túi áo. Với Lê Uyên Phương, Đà Lạt đã trở thành phi thời gian, phi không gian. Gã trung niên đến Đà Lạt lần đầu mà cứ tưởng như một nơi chốn thân quen để quay về…

Có loại âm nhạc nào quay ngược được thời gian như thế, ngoài âm nhạc của Lê Uyên Phương? Âm nhạc ấy, vẽ ra chân dung đắm đuối nhất của tình nhân. Và chân dung ấy, mọi kẻ đang yêu, đã yêu đều thấy mình trong đó…

Lê Uyên Phương và Đà Lạt, ai đã làm cho ai trở thành bất tử?

 Cặp duet của nỗi chia lìa

 06

“Sống bên nhau ngọt ngào
Dù đời buồn hay vui mau
Sống cho nhau mặn nồng
Vì ta không còn
Còn cho nhau tiếng cười
Còn nhớ bóng dáng người tình ấp ôm
Đến khi lìa cõi đời gắt gao .

Sống bên nhau dịu dàng
Dù đời làm ta khô khan .
Sống cho nhau nụ cười vì ta yêu người
Vì ta yêu mãi người
Vì biết sẽ có ngày nhìn thấy nhau
Mắt môi lạnh mất rồi .
Khóc thay người”

 

 

(Yêu nhau trong phận người)

 

 

 Lê Minh Lộc, tên của người đàn ông và Lâm Phúc Anh, đã xuất hiện trong ký ức tôi trong thập niên 70, qua chiếc TV đen trắng. Gầy guộc, tóc hippies phủ gáy, người đàn ông ngồi đệm đàn và người đàn bà mặc áo dài đứng hát. Cứ mỗi lần thấy họ, mẹ tôi lại chép miệng thương cảm. Có gì đâu! Với một khối u ở bàn tay trái, thấy rất rõ trên TV, cộng với hình hài gầy guộc, người ta đồn đại đó là một khối ung thư. Khi khối u đó rụng, người đàn ông sẽ qua đời.

Lúc ấy, cặp du ca của chúng ta cũng thật sự tin như vậy. Cho đến khi sang Mỹ kỳ hậu chiến, khối u ấy mới được xác định là chứng loạn sản sụn, một khối u lành tính. Nhưng chúng ta phải thành thật biết ơn khối u ấy. Mang ám ảnh về một căn bệnh hiểm nghèo, nên cách họ hát mới tha thiết và đắm đuối làm sao! Họ lắc lư theo nhạc, nhìn sâu vào mắt nhau như thể đây là lần cuối họ càng được hát cùng nhau. Không cần họ buông đàn để ghì chặt lấy nhau, dường như họ đang mê mải làm tình, “đốt nóng truy hoan cho thiên đường này”, để khi buông nhau ra là yên giấc nghìn thu.

Họ cùng hát lên nỗi buồn của tình nhân tuyệt vọng!

Du ca là âm nhạc của tình nhân, của đàn ông-đàn bà. Nên du ca đã soi bóng không biết bao nhiêu tình nhân bất tuyệt từ John Lenon- Yoko Ono, Bob Dylan – Joan Baez, Trịnh Công Sơn-Khánh Ly… Những cặp duet bất tử đó, hát cùng nhau về niềm vui, nỗi buồn, sự chết, thân phận, chiến tranh, hoà bình…Nhưng chẳng ai có thể hát về cái chết và sự chia ly với một nỗi buồn tuyệt đẹp như Lê Uyên và Phương. Vì cách họ hát, cách họ nhìn nhau…, đã như thể họ đang đếm ngược giây phút bị chia lìa nhau bằng cái chết. Nỗi đau đớn đó, đã được hoán chuyển bằng niềm ham sống với, và sống cùng nhau từng giây từng phút.

Khi trình bày cái chết như một nỗi chia ly và như một phép trừ những tháng ngày còn lại bên nhau, Lê Uyên và Phương đã làm cho niềm tuyệt vọng và âm nhạc của họ trở thành bất tử.

 Âm nhạc chỉ cho tình nhân

Tranh Lê Uyên Phương

Tranh Lê Uyên Phương

Hãy ngồi xuống đây
như loài thú hoang yêu nhau ngoài đồng
duới nắng ban mai
phô thân trần truồng kiếp sống hoa sơ

Hãy ngồi xuống đây hôn nhau lần này
Hãy ngồi xuống đây cho nhau lần này
Hãy ngồi xuống đây chia tay lần này

Hãy ngồi xuống đây vai kề sát vai
cho da thịt này đốt cháy thương đau
cho cơn buồn này rót nóng tung hoang
cho thiên đường này bốc cháy
trong cơn chia phôi chia phôi tràn trền

Hãy ngồi xuống đây
bên con vực này ngó xuống thương đau”

 

 

(Hãy ngồi xuống đây – Tuyển tập “Khi loài thú xa nhau” 1967-1969)

 

 

Âm nhạc của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn… là âm nhạc để cùng nhau nghe, cùng nhau hát. Âm nhạc của đám đông!

Âm nhạc của Cung Tiến là âm nhạc của đêm thâu và chỉ nghe một mình, để thấy trong “những đêm sao mờ, lòng ta bâng khuâng theo gió vi vu”.

Còn âm nhạc Lê Uyên Phương là âm nhạc của tình nhân viết cho tình nhân. Âm nhạc ấy đầy nắng, gió, sông, suối, sương mù…Âm nhạc rã rời như chính thân xác sau cuộc truy hoan mê mải đó chỉ có thể nghe chung với một người tình mê đắm. Âm nhạc đó cần sự thinh lặng của thân xác lẫn tâm hồn. Mà trong đời người, giây phút nào là thinh lặng tuyệt đối hơn khoảng khắc ấy?

Phạm Duy biến hoá thang âm ngũ cung như một phù thuỷ. Trịnh Công Sơn mang giai điệu Huế chậm rãi vào nhạc của mình. Vui có, buồn có…

Nhưng đừng mong tìm ra một dấu vết dân nhạc nào trong âm nhạc của Lê Uyên Phương. Nhạc của họ là Valse, Slow rock, là Rumba… với những điệu thức, hoà âm Tây phương giản dị, không chút cầu kỳ. Vậy mà nhạc họ buồn, da diết, cho dù đó là nhịp ¾ của một điệu Valse rộn rã. Vì họ hát về một ngày vui chóng qua, về “một đêm chợ phiên mùa đông” sắp tắt, một ngày “nắng lên đồi” qua mau… Họ dẫn người nghe nhạc đi qua tình yêu của họ và chỉ ra cái tận cùng của tình yêu đó là sự mất mát, chia cắt vĩnh viễn bằng lưỡi hái tử thần.

Valse mà buồn bã, nhẹ nhàng, sang trọng đến vậy, hoạ chăng chỉ có Chopin với Valse l’Adieu và HỌ.


Đêm chợ phiên mùa đông – Valse, Lê Uyên Phương

Đà Lạt-Paris tuy xa mà gần

Một hoạ phẩm của Lê Uyên Phương

Một hoạ phẩm của Lê Uyên Phương

“Như hoa đem tin ngày buồn
Như chim đau quên mùa xuân
Còn trong hôn mê buồn tênh
Lê mãi những bước ê chề
Xin cho thương em thật lòng
Xin cho thương em thật lòng
Còn có khi lòng thôi giá băng”

 

 

(Tình khúc cho em – Tuyển tập “Yêu nhau khi còn thơ” 1960-1967)

 

 

Bên bờ sông Seine, Cung Trầm Tưởng đã viết về một “người em Paris với tóc vàng sợi nhỏ, chờ mong em chín đỏ trái sầu…”

Nhưng vì sao một thầy giáo trung học ở xứ Đà Lạt mù sương, chưa một lần đến Paris, lại có thể viết được những ca khúc tràn trề nhục cảm và đầy chất hiện sinh như thế? Những ca khúc của Lê Uyên Phương, đã là sự biểu đạt bằng thơ và nhạc tư tưởng hiện sinh của Jean Paul Sartre. Và đặt nó vào trong một bối cảnh Việt Nam thời chiến: Đà Lạt.

Không chỉ bằng sức mạnh của ngôn từ, âm nhạc ấy đẹp đẽ, khai phóng và hoàn toàn có thể sánh ngang với những trước tác hiện sinh khác của Albert Camus, Jean Paul Sartre, hay “Buồn ơi chào mi” của Francois Sagan…

Càng nghĩ, càng thấy muôn phần kính phục cho cái thượng tầng văn hoá ở miền Nam hồi ấy. Chỉ cần sự sản sinh ra hai khuôn mặt tình nhân du ca như Lê Uyên và Phương, văn hoá ấy đã vươn đến tầm “universal” và phi thời gian tính rồi.

Hèn chi, mỗi khi nghe đến nhạc ấy thì cái lòng thương tiếc miền Nam lại trỗi dậy, da diết và buồn thảm lạ lùng!

Bản thánh ca tình yêu đang tắt

Âm nhạc của Trịnh Công Sơn, Phạm Duy… đã hồi sinh, đã sống lại trong lòng công chúng. Ngay cả trong những lúc bị cấm đoán khắc nghiệt nhất.

Nhiều ca sĩ đã hát họ, với những cách biểu đạt lạ lẫm nhưng chẳng thể nào sánh nổi với những thanh quản bằng vàng của Sài gòn năm ấy. Nhưng ít nhất, vẫn còn người hát!

Nhưng vì sao, rất ít người trẻ hôm nay biết đến và hát Lê Uyên Phương, dù họ đã và vẫn yêu như hai người du ca trẻ năm xưa?

Vì tình yêu thời thổ tả hôm nay không đủ mê đắm?
Vì xã hội đảo điên đến độ không có chỗ cho tình nhân dịu dàng?
Hay vì Đà Lạt, cái nôi của âm nhạc ấy đã bị tàn phá?

Ai biết xin chỉ giùm! Để âm nhạc ấy không chết, không lụi tàn như một ngọn nến thơm của đêm sinh nhật thời niên thiếu.

Âm nhạc ấy sống lại và vang lên nỗi buồn tuyệt đẹp của nó, thì há chẳng phải nhiều cuộc tình oan khốc hôm nay đã được cứu rỗi lắm sao?

“Em ơi! quên đi bao nhiêu xót xa
Những chiều thiết tha bên nhau
Em ơi! xin em, xin em nói yêu đương đậm đà
Để rồi ngày mai cách xa

Anh ơi! bao nhiêu tang thương
mỗi khi đã rời giấc mơ yêu đương
Anh ơi! xin anh, xin anh cúi trên cơn mộng dài
Để chờ ngày mai lên nắng”

(Lời gọi chân mây – Tuyển tập “Yêu nhau khi còn thơ” 1960-1967)

 Làm sao những người trẻ hôm nay có thể giết nhau vì tình, khi đã hát với nhau một tình khúc buồn bã và thơ mộng đến như vậy?
(Tình khúc cho em – Lê Uyên Phương)

http://www.drnikonian.com/2013/07/nhung-preludes-khong-dau-duoi-cho-le-uyen-va-phuong/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm