Văn Học & Nghệ Thuật

Những Xuân-Khúc Tồn Tại Cùng Vòng Quay Trái Đất,

Như đã nói, số ca khúc mùa xuân lội ngược vòng quay trái đất, đập ngoài nhịp đập thiên nhiên, bốn mùa, của hai mươi năm tân nhạc miền Nam,


Tác giả : Du Tử Lê,
Như đã nói, số ca khúc mùa xuân lội ngược vòng quay trái đất, đập ngoài nhịp đập thiên nhiên, bốn mùa, của hai mươi năm tân nhạc miền Nam, chúng ta có rất ít. Mặt bên kia của sự rất ít này, là số xuân-khúc cực kỳ phong phú, giàu có… Như một may mắn, hạnh phúc cho giới thưởng ngoạn.

Mùa xuân đồng nghĩa với sự hồi sinh của tất cả mọi đọt, mầm. Từ đó, tin yêu, hy vọng lấp lánh khắp cùng trời đất. Tựa trong mỗi chúng ta, vốn tiềm ẩn một phần hay trọn vẹn trái tim thời tiết.

Tôi nghĩ hầu như nhạc sĩ thành danh nào của sinh hoạt nghệ thuật miền Nam hai mươi năm, chí ít cũng có một vài ca khúc viết về mùa xuân. Dù cho chiến tranh, chết chóc vẫn là chiếc bóng thẫm đen, khổng lồ, ẩn hiện… Nó rình rập, chực chờ quấn lên đầu người dân trong vùng lửa đạn, những chiếc khăn tang oan nghiệt! Phải chăng thương yêu không có chỗ trong thần chiến tranh, nhưng nó lại quá dư thừa chia lìa, dư thừa chết chóc?

Chỉ với một mình cố nhạc sĩ Phạm Duy thôi, đến nay, người ta đã đếm được trên dưới mười xuân-khúc. Mà, xuân-khúc nào của ông cũng thấp thoáng hay ngào ngạt hương hoa xuân. (1)

Một trong những xuân- khúc của Phạm Duy tách thoát được sự mô tả một cách chung chung, phơn phớt ngoài da mùa xuân, cho thấy tài năng ngoại khổ của ông, theo tôi là “Xuân Ca.”

“Xuân Ca” vẫn theo thiển ý của tôi, không chỉ là một bức tranh xuân tuyệt vời vẽ bằng giai điệu và ca từ, nó còn như một chuyện kể lớp lang về sự tượng hình, rồi ra đời của mỗi chúng ta trong hành tinh địa cầu này:

Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui

Một đêm, một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về.

Xuân âm u lắt leo trong nguồn suối mơ

Bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ…”

(Theo dactrung.com)

Khổ đầu phần ca từ của “Xuân Ca,” bằng vào lòng biết ơn, tác giả đã minh thị rằng, khởi từ tình yêu của cha mẹ, thai nhi được tượng hình.

Ở phần ca từ khổ hai, là giai đoạn thai nhi được cất tiếng khóc chào đời:

Xuân tôi ra góp chung câu gào thiết tha

Là xinh, là tươi có Xuân thưở xưa ước mơ hiền hoà

Xuân xanh lơ, hắt hiu trong trời nắng mưa

Vườn Xuân là Xuân có hoa ngày mai hát Xuân thật dài…

(Nguồn đd.)

Như một vòng quay không điểm khởi, nên sẽ chẳng bao giờ có điểm kết thúc, những đứa con ra đời từ tình yêu của mẹ cha, một ngày kia sẽ trưởng thành. Vào đời. Kế thừa truyền thống đấng sinh thành (hay thuận theo biến chuyển tự nhiên của luật tạo hóa), chúng ta lại đi tìm cho mình tình yêu lứa… Dù cho hoàn cảnh, điều kiện sống của chúng ta có khác biệt, có gập ghềnh buồn, vui:

“…Xuân tôi sang bến yêu tôi tìm gió trăng

Tình Xuân là Xuân có khi mừng vơi có khi sầu đầy

Xuân yêu đương muốn căng lên nhựa sống ngon

Tìm em gặp em đón Xuân nghìn năm bão Xuân ngập lòng…”

(Nguồn đd.)

Tôi không biết có phải tác giả “Xuân Ca” muốn nhắc nhở chúng ta (cũng như chính ông) rằng, từ ngàn đời, bạo lực, thù hận vốn bị mùa xuân cự tuyệt. Nếu nhân loại có phải đối mặt với những mùa xuân gươm giáo, mùa xuân súng đạn, mùa xuân tai ương thì, đó là hậu quả của những thảm kịch do chính con người chủ xướng để gây cảnh nồi da xáo thịt cho nhau:

“…Xuân lên cao chóp Xuân buông nhịp xuống sâu

Hồn Xuân hồn thiêng ngút lên từ lâu cõi Xuân còn dài

Xuân trong ta đã muôn ngàn lần đã qua

Mặc cho, mặc bao những cơn buồn thương những cơn giận hờn…”

(Nguồn đd.)

Từ đó, tác giả “Xuân Ca” khẳng định:

“…Xuân tôi ơi sức Xuân tôi còn khát khao

Dù nay, dù mai cũng như mọi ai chết trong địa cầu

Xuân muôn năm có ta Xuân còn hỡi Xuân

Thì xin, thì Xuân hãy cho tình nhân sống thêm vài lần.”

(Nguồn đd.)

Một khẳng định đầy tình người. Rất nhân ái.

Nếu “Xuân Ca” của Phạm Duy là bức tranh vẽ lại sự hình thành từ trứng nước của một con người trên phông nền chính là lẽ tử, sinh (đôi khi đậm sắc xám) thì, “Anh cho em mùa xuân,” thơ Kim Tuấn (2), nhạc Nguyễn Hiền (3) lại được xây dựng trên tương quan đầy tính thơm thảo giữa mùa xuân trái đất và niềm hân hoan, lạc quan của con người.

Trong xuân-khúc của Nguyễn Hiền và Kim Tuấn, giới thưởng ngoạn không chỉ cảm được nhựa xuân, mạch sống hồi sinh sung mãn, tuôn trào trên cây cỏ, đường phố, nhà cửa mà, người nghe còn cảm nhận được tiếng chim hót, tiếng cười trẻ thơ (kể cả tiếng cười của mùa xuân)… Khiến người nghe khó phân biệt được: Đâu là tiếng cười của Hoa Xuân? Đâu là tiếng cười của muôn loài:

Anh cho em mùa xuân / nụ hoa vàng mới nở / chiều đông nào nhung nhớ / Đường lao xao lá đầy / chân bước mòn vỉa phố / mắt buồn vin ngọn cây //

Anh cho em mùa xuân / mùa xuân này tất cả / lộc non vừa trẩy lá / Lời thơ thương cõi đời / bầy chim lùa vạt nắng / trong khói chiều chơi vơi // Đất mẹ đầy cỏ lúa / đồng xanh xa mấy mùa / Ngoài đê diều căng gió / thoảng câu hò đôi lứa / Trong xóm vang chuông chùa / trăng sáng soi liếp dừa /Con sông dài mấy nhánh / cát trắng bờ quê xưa // Anh cho em mùa xuân / trẻ nô đùa khắp trời / Niềm yêu đời phơi phới / Bàn tay thơm sữa ngọt / giải đất hiền chim hót / mái nhà xinh kề nhau // Anh cho em mùa xuân / đường hoa vào phố nhỏ / nhạc chan hòa đây đó / Tình yêu non nước này / bài thơ còn xao xuyến / rung nắng vàng ban mai // Anh cho em mùa xuân / Nhạc thơ tràn muôn lối.”

(Anh cho em mùa xuân. Trọn bài. Nguồn đd) .

Tuy là mặt khác của “Xuân Ca,” nhưng cả hai xuân-khúc này, theo tôi đã có được cho riêng chúng cái định-mệnh-xuân - - Hiểu theo nghĩa chúng sẽ tồn tại mãi mãi cùng với vòng quay của trái đất. Dù cho Phạm Duy, Kim Tuấn, Nguyễn Hiền đã không còn nữa. Họ đã rời bỏ chúng ta, để an cư trong mùa xuân khác. Mùa xuân vĩnh cửu.

Du Tử Lê,

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những Xuân-Khúc Tồn Tại Cùng Vòng Quay Trái Đất,

Như đã nói, số ca khúc mùa xuân lội ngược vòng quay trái đất, đập ngoài nhịp đập thiên nhiên, bốn mùa, của hai mươi năm tân nhạc miền Nam,


Tác giả : Du Tử Lê,
Như đã nói, số ca khúc mùa xuân lội ngược vòng quay trái đất, đập ngoài nhịp đập thiên nhiên, bốn mùa, của hai mươi năm tân nhạc miền Nam, chúng ta có rất ít. Mặt bên kia của sự rất ít này, là số xuân-khúc cực kỳ phong phú, giàu có… Như một may mắn, hạnh phúc cho giới thưởng ngoạn.

Mùa xuân đồng nghĩa với sự hồi sinh của tất cả mọi đọt, mầm. Từ đó, tin yêu, hy vọng lấp lánh khắp cùng trời đất. Tựa trong mỗi chúng ta, vốn tiềm ẩn một phần hay trọn vẹn trái tim thời tiết.

Tôi nghĩ hầu như nhạc sĩ thành danh nào của sinh hoạt nghệ thuật miền Nam hai mươi năm, chí ít cũng có một vài ca khúc viết về mùa xuân. Dù cho chiến tranh, chết chóc vẫn là chiếc bóng thẫm đen, khổng lồ, ẩn hiện… Nó rình rập, chực chờ quấn lên đầu người dân trong vùng lửa đạn, những chiếc khăn tang oan nghiệt! Phải chăng thương yêu không có chỗ trong thần chiến tranh, nhưng nó lại quá dư thừa chia lìa, dư thừa chết chóc?

Chỉ với một mình cố nhạc sĩ Phạm Duy thôi, đến nay, người ta đã đếm được trên dưới mười xuân-khúc. Mà, xuân-khúc nào của ông cũng thấp thoáng hay ngào ngạt hương hoa xuân. (1)

Một trong những xuân- khúc của Phạm Duy tách thoát được sự mô tả một cách chung chung, phơn phớt ngoài da mùa xuân, cho thấy tài năng ngoại khổ của ông, theo tôi là “Xuân Ca.”

“Xuân Ca” vẫn theo thiển ý của tôi, không chỉ là một bức tranh xuân tuyệt vời vẽ bằng giai điệu và ca từ, nó còn như một chuyện kể lớp lang về sự tượng hình, rồi ra đời của mỗi chúng ta trong hành tinh địa cầu này:

Xuân trong tôi đã khơi trong một đêm vui

Một đêm, một đêm gối chăn phòng the đón cha mẹ về.

Xuân âm u lắt leo trong nguồn suối mơ

Bừng reo rồi theo nắng lên từ cha chói chan lòng mẹ…”

(Theo dactrung.com)

Khổ đầu phần ca từ của “Xuân Ca,” bằng vào lòng biết ơn, tác giả đã minh thị rằng, khởi từ tình yêu của cha mẹ, thai nhi được tượng hình.

Ở phần ca từ khổ hai, là giai đoạn thai nhi được cất tiếng khóc chào đời:

Xuân tôi ra góp chung câu gào thiết tha

Là xinh, là tươi có Xuân thưở xưa ước mơ hiền hoà

Xuân xanh lơ, hắt hiu trong trời nắng mưa

Vườn Xuân là Xuân có hoa ngày mai hát Xuân thật dài…

(Nguồn đd.)

Như một vòng quay không điểm khởi, nên sẽ chẳng bao giờ có điểm kết thúc, những đứa con ra đời từ tình yêu của mẹ cha, một ngày kia sẽ trưởng thành. Vào đời. Kế thừa truyền thống đấng sinh thành (hay thuận theo biến chuyển tự nhiên của luật tạo hóa), chúng ta lại đi tìm cho mình tình yêu lứa… Dù cho hoàn cảnh, điều kiện sống của chúng ta có khác biệt, có gập ghềnh buồn, vui:

“…Xuân tôi sang bến yêu tôi tìm gió trăng

Tình Xuân là Xuân có khi mừng vơi có khi sầu đầy

Xuân yêu đương muốn căng lên nhựa sống ngon

Tìm em gặp em đón Xuân nghìn năm bão Xuân ngập lòng…”

(Nguồn đd.)

Tôi không biết có phải tác giả “Xuân Ca” muốn nhắc nhở chúng ta (cũng như chính ông) rằng, từ ngàn đời, bạo lực, thù hận vốn bị mùa xuân cự tuyệt. Nếu nhân loại có phải đối mặt với những mùa xuân gươm giáo, mùa xuân súng đạn, mùa xuân tai ương thì, đó là hậu quả của những thảm kịch do chính con người chủ xướng để gây cảnh nồi da xáo thịt cho nhau:

“…Xuân lên cao chóp Xuân buông nhịp xuống sâu

Hồn Xuân hồn thiêng ngút lên từ lâu cõi Xuân còn dài

Xuân trong ta đã muôn ngàn lần đã qua

Mặc cho, mặc bao những cơn buồn thương những cơn giận hờn…”

(Nguồn đd.)

Từ đó, tác giả “Xuân Ca” khẳng định:

“…Xuân tôi ơi sức Xuân tôi còn khát khao

Dù nay, dù mai cũng như mọi ai chết trong địa cầu

Xuân muôn năm có ta Xuân còn hỡi Xuân

Thì xin, thì Xuân hãy cho tình nhân sống thêm vài lần.”

(Nguồn đd.)

Một khẳng định đầy tình người. Rất nhân ái.

Nếu “Xuân Ca” của Phạm Duy là bức tranh vẽ lại sự hình thành từ trứng nước của một con người trên phông nền chính là lẽ tử, sinh (đôi khi đậm sắc xám) thì, “Anh cho em mùa xuân,” thơ Kim Tuấn (2), nhạc Nguyễn Hiền (3) lại được xây dựng trên tương quan đầy tính thơm thảo giữa mùa xuân trái đất và niềm hân hoan, lạc quan của con người.

Trong xuân-khúc của Nguyễn Hiền và Kim Tuấn, giới thưởng ngoạn không chỉ cảm được nhựa xuân, mạch sống hồi sinh sung mãn, tuôn trào trên cây cỏ, đường phố, nhà cửa mà, người nghe còn cảm nhận được tiếng chim hót, tiếng cười trẻ thơ (kể cả tiếng cười của mùa xuân)… Khiến người nghe khó phân biệt được: Đâu là tiếng cười của Hoa Xuân? Đâu là tiếng cười của muôn loài:

Anh cho em mùa xuân / nụ hoa vàng mới nở / chiều đông nào nhung nhớ / Đường lao xao lá đầy / chân bước mòn vỉa phố / mắt buồn vin ngọn cây //

Anh cho em mùa xuân / mùa xuân này tất cả / lộc non vừa trẩy lá / Lời thơ thương cõi đời / bầy chim lùa vạt nắng / trong khói chiều chơi vơi // Đất mẹ đầy cỏ lúa / đồng xanh xa mấy mùa / Ngoài đê diều căng gió / thoảng câu hò đôi lứa / Trong xóm vang chuông chùa / trăng sáng soi liếp dừa /Con sông dài mấy nhánh / cát trắng bờ quê xưa // Anh cho em mùa xuân / trẻ nô đùa khắp trời / Niềm yêu đời phơi phới / Bàn tay thơm sữa ngọt / giải đất hiền chim hót / mái nhà xinh kề nhau // Anh cho em mùa xuân / đường hoa vào phố nhỏ / nhạc chan hòa đây đó / Tình yêu non nước này / bài thơ còn xao xuyến / rung nắng vàng ban mai // Anh cho em mùa xuân / Nhạc thơ tràn muôn lối.”

(Anh cho em mùa xuân. Trọn bài. Nguồn đd) .

Tuy là mặt khác của “Xuân Ca,” nhưng cả hai xuân-khúc này, theo tôi đã có được cho riêng chúng cái định-mệnh-xuân - - Hiểu theo nghĩa chúng sẽ tồn tại mãi mãi cùng với vòng quay của trái đất. Dù cho Phạm Duy, Kim Tuấn, Nguyễn Hiền đã không còn nữa. Họ đã rời bỏ chúng ta, để an cư trong mùa xuân khác. Mùa xuân vĩnh cửu.

Du Tử Lê,

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm