Nhân Vật
Những cái chết bí ẩn tại ngôi nhà Bá Kiến ở "Làng Vũ Đại ngày ấy"
Những cái chết bí ẩn tại ngôi nhà Bá Kiến ở "Làng Vũ Đại ngày ấy"
146 năm tồn tại, ngôi nhà “Bá Kiến”
đã chứng kiến bao chuyện bí ẩn đến nay chưa có lời giải đáp
Lịch sử ngôi nhà Bá Kiến
Từ Phủ Lý, chúng tôi men theo con đường tỉnh lộ dọc bờ sông Châu tìm về xóm 11, xã Hòa Hậu, Lý Nhân để một lần được “mục sở thị” ngôi nhà của cụ “Bá Kiến” và nghe những câu chuyện kì lạ đến giờ vẫn chưa có lời giải đáp về ngôi nhà cổ này. Cho đến nay, những câu chuyện về ngôi nhà “Bá Kiến” vẫn chỉ được người dân truyền lại. Dường như ở đây ai cũng biết tường tận về lịch sử ngôi nhà đã lên phim này…
Ngay tại ngôi nhà trên mảnh đất rộng tới gần 1000m2, chúng tôi gặp vợ chồng chị Trần Thị Nhân, người trông coi ngôi nhà. Chị cho biết, những vị cao niên trong làng vẫn còn kể lại câu chuyện về ngôi nhà này, rằng chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là cụ Cựu Hanh. Cụ Hanh là một lái buôn giàu có. Vào khoảng những năm 1910, cụ thuê gần 20 thợ nổi tiếng làm nghề mộc ở Cao Đà, Phủ Lý Nhân về làm mấy tháng trời ròng rã mới xong. Ngôi nhà có thiết kế đặc biệt, được kết cấu theo kiểu “lộn thềm ngưỡng chồng, tàu bảy then trâu chồng chóp”. Nhà có 3 gian theo truyền thống người Việt Nam, 4 hàng cột với tổng cộng 16 cây cột lim, chân cột được kê đá tảng là một loại đá xanh được đẽo gọt công phu giống nhau đến 99%. Mái nhà lợp duy nhất một loại ngói ta theo kiểu bít đốc, hai đầu bờ nóc có đấu vuông giật cấp. Đã hơn 100 năm nhưng vẫn chưa bị dột nát. Cửa ghép bức bàn, ngoài hiên có một hàng dãi dùng (hay còn gọi là tấm liếp) chống nắng và mưa được làm bằng gỗ. Tất cả gỗ của ngôi nhà này đều bằng lim. Trên các văng, kèo, li tô được chạm khắc nhiều chữ nho, hình rồng. Đặc biệt trên nóc nhà (thượng ốc) có khắc dòng chữ nho nói về thời gian chính xác năm làm ngôi nhà. Khi xây dựng ngôi nhà, người ta trộn mật mía, bồ hóng vào vôi và thêm một số phụ gia khác để làm thành hồ xây nhà. Gạch dùng xây tường và lát nền nhà thì được nung bằng rơm nên dù qua thời gian nhưng bức tường vẫn không hề bong tróc.
Gạt nợ nhà vì thua bạc và những cuộc bán mua
Khi cụ Hanh mất đi đã để lại ngôi nhà này cho người con trai là Trần Duy Xầm. Cụ Xầm mất đi để lại cho con cả là cụ Cựu Cát. Cụ Cựu Cát là người chơi bời nghiện ngập rượu chè, thường hay vay nợ, sau đó cụ Cựu Cát đã gạt nợ ngôi nhà về tay cụ Bá Bính (tên thật là Trần Bá Bính). Cụ Bá Bính chính là nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến được nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm “Chí Phèo”. Và cũng chính từ khi ngôi nhà vào tay cụ Bá Bính thì câu chuyện về ngôi nhà mới trở nên đặc biệt. Đây cũng là lý do giải thích tại sao ngôi nhà lại gắn liền với tên chủ nhân là nhà “Bá Kiến” được truyền tụng qua bao thế hệ nay.
Theo lời kể lại, cụ Bá Bính trong một lần tới đây đánh bạc cùng cụ Cựu Cát đã gạt nợ được ngôi nhà từ chính tay Cựu Cát. Trong canh bạc cuối, cụ Cựu Cát đã đem gia sản cuối cùng của mình ra đặt cược và bị thua, tài sản về tay cụ Bá Bính. Cũng kể từ lúc này căn nhà chính thức bị chuyển chủ, số phận của cụ Cựu Cát cũng đi xuống và chết trong nghèo khó, bần hàn cùng bệnh nghiện rượu. Ngày đó, trong 5 gian nhà, cụ Bá Bính chia 4 gian còn lại cho các bà vợ ở, riêng gian chính cụ dùng để thờ cúng và mở sới bạc thâu đêm suốt sáng phục vụ những kẻ có chức sắc trong vùng. Cụ có 5 người vợ. Trong số đó, cụ chỉ cho phép người vợ thứ 3 là người được ưu ái nhất mới được phép lên hầu cụ đánh bạc. Người xưa có câu, tài sản đến từ cờ bạc thường không bền. Sau này, cũng chính vì cờ bạc, gia sản nhà cụ Bá ngày một mất đi. Đến thời các con của cụ thì phần lớn tài sản trong nhà đã khăn gói đi theo những cuộc sát phạt đỏ đen. Người dân đồn rằng, cái chết của cụ Bá Bính cũng còn nhiều bí ẩn. Người ta suy đoán, cụ tự tử chết vì buồn chán. Bởi thế đám ma của cụ cũng không rình rang kèn trống. Sau khi cụ qua đời, ngôi nhà được để cho con trai cụ là Trần Duy Tảo hay còn gọi là Binh Tảo. Khi Binh Tảo mất đi con cháu có ý định bán nhà. Lúc đó cụ Trần Thế Lễ đã có ý định mua ngôi nhà về xẻ ra lấy 16 cột gỗ lim để dựng nhà. Nhưng may mắn cho căn nhà, cụ Lễ chưa mua được thì ngôi nhà được cụ Cai Hậu, tên thật là Trần Hữu Hậu là một Việt kiều mua lại để định cư. Được biết, giá ngôi nhà lúc đó cụ Hậu mua là 4.500đ (tương đương với hàng chục cây vàng thời bấy giờ). Người dân trong làng vẫn còn đồn đại nhau về mức độ giàu có của cụ Cai Hậu, chỉ có điều, cụ có hành tung vô cùng bí ẩn. Đến cuối đời, cụ cũng không có con trai nối dõi. Ngôi nhà từ đó cũng chuyển sang cho một người cháu là ông Trần Hữu Hòa. Sau này Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Nam đã quyết định mua lại căn nhà để dựng khu di tích.
7 đời chủ nhân
Những vị cao niên trong làng đều cho biết, ngôi nhà đã trải qua 7 đời chủ nhân nhưng có một đặc điểm chung của 7 đời chủ nhân là tất cả đều rất giàu có nhưng đều lụi bại dần. Một số người còn chết trong bần hàn đau khổ dù chỉ trước đó không lâu là đại địa chủ khét tiếng của cả vùng. Riêng ông Trần Hữu Hòa, dù bỗng dưng được thừa kế lại ngôi nhà từ cụ Cai Hậu nhưng cũng có một số phận vô cùng bi thảm. Cũng chính từ sau cái chết của ông mà bà vợ đã phá bỏ 5 gian nhà dưới trong quần thể di tích này. Vào một ngày cuối năm 2007, người ta phát hiện ra ông Hòa chết trong tư thế treo cổ tại gian nhà dưới. Lúc đó, nhiều người đồn ra đoán vào, cho rằng chính vía ngôi nhà đã vật chết vị chủ nhân này. Bà vợ cũng quá sợ hãi cho đập đi toàn bộ phía gian nhà nơi ông tự tử. Cũng từ bấy giờ, chẳng ai còn dám ở ngôi nhà này nữa.
Hiện thân của Chí Phèo
Câu chuyện về mấy đời chủ nhân “ngôi nhà Bá Kiến” dù còn nhiều bí ẩn nhưng không để lại nỗi ám ảnh kinh hoàng như vụ thảm án xảy ra cũng tại làng Đại Hoàng 30 năm về trước. Nếu làng Vũ Đại gắn với những câu chuyện buồn tủi về số phận con người, về một vụ án đầy bi kịch, thì cái tên Đại Hoàng lại gắn với một thảm án có lẽ là kinh hoàng hiếm thấy. 4 mạng người chết thảm mà không rõ nguyên nhân. Thảm án ấy xảy ra đã lâu, nhưng mỗi lần nhắc đến, người dân làng Đại Hoàng vẫn rùng mình sợ hãi. Trong câu chuyện của nhà văn Nam Cao, Chí Phèo đã giết chết Bá Kiến rồi tự sát. Kỳ thực, nguyên mẫu củ cụ Bá chết trong nghèo khó chứ không bị giết. Còn nguyên mẫu củ anh Chí vẫn sống cho tới lúc chết vì già cả. Thế nhưng vài chục năm sau, một vụ thảm án kinh hoàng đã xảy ra mà người dân cũng cho rằng, hung thủ ra tay do bị “oan hồn” của anh Chí nhập vào. Người đàn ông đó đã ra tay sát hại 3 mạng người thân rồi tự rạch bụng, moi ruột mình. Có rất nhiều lời đồn kỳ quái, ma rợn, bùa ngải liên quan đến ngôi nhà và vụ thảm án đó. Thậm chí, ngày ấy người dân còn khẳng định, nó là hiện thân từ nhân vật Chí Phèo thời xưa.
Trong câu chuyện của ông Trần Đức Thạc (anh của nạn nhân trong vụ thảm án), vụ án kinh thiên động địa một lần nữa khiến ông rùng mình. Ngày ấy bà Trần Thị Hoàn, em gái ông Thạc và 2 đứa con đã bị chính chồng mình là Trần Văn Sửu giết. 30 tuổi, bà Hoàn mới kiếm cho mình được một tấm chồng, lần lượt hai đứa con xinh xắn ra đời. Hồi ấy, cả làng đều biết tính Sửu ngỗ ngược, nóng như lửa. Nhiều người còn gắn cái tên Chí Phèo cho Sửu cũng bởi bản tính hung hăng bất cần đời của y.
Thảm án kinh hoàng
Trần Văn Sửu gây ra vụ án tày trời một lúc giết 3 mạng người. Chị Hoàn đã bị chồng đâm chém vào bụng ngực, dù bỏ chạy ra đến mép vườn, chị vẫn bị đâm tiếp vào lưng. Không còn sức bỏ chạy, chị Hoàn bị Sửu chém thẳng vào trán. Chính nhát chém này đã tước đi sinh mạng của chị. Lúc đó, cháu bé con chị Hoàn mới 18 tháng tuổi vẫn đang chơi trên hiên nhà liền bị Sửu chém chết tại chỗ. Cô chị sợ hãi chạy lên ôm bố cũng bị sát hại ngay tức khắc. Người ta kể lại khi mọi người chạy đến nơi, cậu bé mới 18 tháng tuổi, chập chững biết đi nằm dưới nền nhà, máu chảy lênh láng thành vũng. Cô con gái lớn thì nằm chết trong tư thế dựa vào nách bố. Tên sát nhân thì ngồi trên giường, tay vẫn cầm con dao gây án. Thấy có người xông vào, y trợn trừng bắt, đứng bật dậy. Chỗ ruột nơi vết thương của y xổ ra ngoài. Y vẫn còn đủ sức cầm dao tiếp tục cắt đứt chỗ ruột đó vứt xuống nền nhà rồi mới nằm lăn ra đất sùi bọt mép giãy chết. Nguyên nhân vì sao Sửu giết vợ con vẫn chưa được làm rõ nhưng người dân cho biết, ngay sau khi chôn cất hung thủ và các nạn nhân, trong tư trang của Trần Văn Sửu tìm thấy một tấm bùa kỳ lạ.
Chuyện cũ đã lùi xa chẳng ai muốn nhắc lại. Nhiều người lờ mờ cho rằng, đó là do nhân vật trong câu chuyện Chí Phèo đã ám ảnh người dân nơi đây, ám vào ngôi nhà này. Hiện nay, ngôi nhà cụ Bá vẫn còn tuy chỉ còn lọt thỏm trong rêu phong, hoang tàn. Chuyện thảm án rồi cũng sẽ đi vào quên lãng. Nhưng những bí ẩn ở Đại Hoàng - làng Vũ Đại ngày ấy vẫn mãi chôn chặt không có lời giải.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Những cái chết bí ẩn tại ngôi nhà Bá Kiến ở "Làng Vũ Đại ngày ấy"
Những cái chết bí ẩn tại ngôi nhà Bá Kiến ở "Làng Vũ Đại ngày ấy"
146 năm tồn tại, ngôi nhà “Bá Kiến”
đã chứng kiến bao chuyện bí ẩn đến nay chưa có lời giải đáp
Lịch sử ngôi nhà Bá Kiến
Từ Phủ Lý, chúng tôi men theo con đường tỉnh lộ dọc bờ sông Châu tìm về xóm 11, xã Hòa Hậu, Lý Nhân để một lần được “mục sở thị” ngôi nhà của cụ “Bá Kiến” và nghe những câu chuyện kì lạ đến giờ vẫn chưa có lời giải đáp về ngôi nhà cổ này. Cho đến nay, những câu chuyện về ngôi nhà “Bá Kiến” vẫn chỉ được người dân truyền lại. Dường như ở đây ai cũng biết tường tận về lịch sử ngôi nhà đã lên phim này…
Ngay tại ngôi nhà trên mảnh đất rộng tới gần 1000m2, chúng tôi gặp vợ chồng chị Trần Thị Nhân, người trông coi ngôi nhà. Chị cho biết, những vị cao niên trong làng vẫn còn kể lại câu chuyện về ngôi nhà này, rằng chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là cụ Cựu Hanh. Cụ Hanh là một lái buôn giàu có. Vào khoảng những năm 1910, cụ thuê gần 20 thợ nổi tiếng làm nghề mộc ở Cao Đà, Phủ Lý Nhân về làm mấy tháng trời ròng rã mới xong. Ngôi nhà có thiết kế đặc biệt, được kết cấu theo kiểu “lộn thềm ngưỡng chồng, tàu bảy then trâu chồng chóp”. Nhà có 3 gian theo truyền thống người Việt Nam, 4 hàng cột với tổng cộng 16 cây cột lim, chân cột được kê đá tảng là một loại đá xanh được đẽo gọt công phu giống nhau đến 99%. Mái nhà lợp duy nhất một loại ngói ta theo kiểu bít đốc, hai đầu bờ nóc có đấu vuông giật cấp. Đã hơn 100 năm nhưng vẫn chưa bị dột nát. Cửa ghép bức bàn, ngoài hiên có một hàng dãi dùng (hay còn gọi là tấm liếp) chống nắng và mưa được làm bằng gỗ. Tất cả gỗ của ngôi nhà này đều bằng lim. Trên các văng, kèo, li tô được chạm khắc nhiều chữ nho, hình rồng. Đặc biệt trên nóc nhà (thượng ốc) có khắc dòng chữ nho nói về thời gian chính xác năm làm ngôi nhà. Khi xây dựng ngôi nhà, người ta trộn mật mía, bồ hóng vào vôi và thêm một số phụ gia khác để làm thành hồ xây nhà. Gạch dùng xây tường và lát nền nhà thì được nung bằng rơm nên dù qua thời gian nhưng bức tường vẫn không hề bong tróc.
Gạt nợ nhà vì thua bạc và những cuộc bán mua
Khi cụ Hanh mất đi đã để lại ngôi nhà này cho người con trai là Trần Duy Xầm. Cụ Xầm mất đi để lại cho con cả là cụ Cựu Cát. Cụ Cựu Cát là người chơi bời nghiện ngập rượu chè, thường hay vay nợ, sau đó cụ Cựu Cát đã gạt nợ ngôi nhà về tay cụ Bá Bính (tên thật là Trần Bá Bính). Cụ Bá Bính chính là nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến được nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm “Chí Phèo”. Và cũng chính từ khi ngôi nhà vào tay cụ Bá Bính thì câu chuyện về ngôi nhà mới trở nên đặc biệt. Đây cũng là lý do giải thích tại sao ngôi nhà lại gắn liền với tên chủ nhân là nhà “Bá Kiến” được truyền tụng qua bao thế hệ nay.
Theo lời kể lại, cụ Bá Bính trong một lần tới đây đánh bạc cùng cụ Cựu Cát đã gạt nợ được ngôi nhà từ chính tay Cựu Cát. Trong canh bạc cuối, cụ Cựu Cát đã đem gia sản cuối cùng của mình ra đặt cược và bị thua, tài sản về tay cụ Bá Bính. Cũng kể từ lúc này căn nhà chính thức bị chuyển chủ, số phận của cụ Cựu Cát cũng đi xuống và chết trong nghèo khó, bần hàn cùng bệnh nghiện rượu. Ngày đó, trong 5 gian nhà, cụ Bá Bính chia 4 gian còn lại cho các bà vợ ở, riêng gian chính cụ dùng để thờ cúng và mở sới bạc thâu đêm suốt sáng phục vụ những kẻ có chức sắc trong vùng. Cụ có 5 người vợ. Trong số đó, cụ chỉ cho phép người vợ thứ 3 là người được ưu ái nhất mới được phép lên hầu cụ đánh bạc. Người xưa có câu, tài sản đến từ cờ bạc thường không bền. Sau này, cũng chính vì cờ bạc, gia sản nhà cụ Bá ngày một mất đi. Đến thời các con của cụ thì phần lớn tài sản trong nhà đã khăn gói đi theo những cuộc sát phạt đỏ đen. Người dân đồn rằng, cái chết của cụ Bá Bính cũng còn nhiều bí ẩn. Người ta suy đoán, cụ tự tử chết vì buồn chán. Bởi thế đám ma của cụ cũng không rình rang kèn trống. Sau khi cụ qua đời, ngôi nhà được để cho con trai cụ là Trần Duy Tảo hay còn gọi là Binh Tảo. Khi Binh Tảo mất đi con cháu có ý định bán nhà. Lúc đó cụ Trần Thế Lễ đã có ý định mua ngôi nhà về xẻ ra lấy 16 cột gỗ lim để dựng nhà. Nhưng may mắn cho căn nhà, cụ Lễ chưa mua được thì ngôi nhà được cụ Cai Hậu, tên thật là Trần Hữu Hậu là một Việt kiều mua lại để định cư. Được biết, giá ngôi nhà lúc đó cụ Hậu mua là 4.500đ (tương đương với hàng chục cây vàng thời bấy giờ). Người dân trong làng vẫn còn đồn đại nhau về mức độ giàu có của cụ Cai Hậu, chỉ có điều, cụ có hành tung vô cùng bí ẩn. Đến cuối đời, cụ cũng không có con trai nối dõi. Ngôi nhà từ đó cũng chuyển sang cho một người cháu là ông Trần Hữu Hòa. Sau này Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Nam đã quyết định mua lại căn nhà để dựng khu di tích.
7 đời chủ nhân
Những vị cao niên trong làng đều cho biết, ngôi nhà đã trải qua 7 đời chủ nhân nhưng có một đặc điểm chung của 7 đời chủ nhân là tất cả đều rất giàu có nhưng đều lụi bại dần. Một số người còn chết trong bần hàn đau khổ dù chỉ trước đó không lâu là đại địa chủ khét tiếng của cả vùng. Riêng ông Trần Hữu Hòa, dù bỗng dưng được thừa kế lại ngôi nhà từ cụ Cai Hậu nhưng cũng có một số phận vô cùng bi thảm. Cũng chính từ sau cái chết của ông mà bà vợ đã phá bỏ 5 gian nhà dưới trong quần thể di tích này. Vào một ngày cuối năm 2007, người ta phát hiện ra ông Hòa chết trong tư thế treo cổ tại gian nhà dưới. Lúc đó, nhiều người đồn ra đoán vào, cho rằng chính vía ngôi nhà đã vật chết vị chủ nhân này. Bà vợ cũng quá sợ hãi cho đập đi toàn bộ phía gian nhà nơi ông tự tử. Cũng từ bấy giờ, chẳng ai còn dám ở ngôi nhà này nữa.
Hiện thân của Chí Phèo
Câu chuyện về mấy đời chủ nhân “ngôi nhà Bá Kiến” dù còn nhiều bí ẩn nhưng không để lại nỗi ám ảnh kinh hoàng như vụ thảm án xảy ra cũng tại làng Đại Hoàng 30 năm về trước. Nếu làng Vũ Đại gắn với những câu chuyện buồn tủi về số phận con người, về một vụ án đầy bi kịch, thì cái tên Đại Hoàng lại gắn với một thảm án có lẽ là kinh hoàng hiếm thấy. 4 mạng người chết thảm mà không rõ nguyên nhân. Thảm án ấy xảy ra đã lâu, nhưng mỗi lần nhắc đến, người dân làng Đại Hoàng vẫn rùng mình sợ hãi. Trong câu chuyện của nhà văn Nam Cao, Chí Phèo đã giết chết Bá Kiến rồi tự sát. Kỳ thực, nguyên mẫu củ cụ Bá chết trong nghèo khó chứ không bị giết. Còn nguyên mẫu củ anh Chí vẫn sống cho tới lúc chết vì già cả. Thế nhưng vài chục năm sau, một vụ thảm án kinh hoàng đã xảy ra mà người dân cũng cho rằng, hung thủ ra tay do bị “oan hồn” của anh Chí nhập vào. Người đàn ông đó đã ra tay sát hại 3 mạng người thân rồi tự rạch bụng, moi ruột mình. Có rất nhiều lời đồn kỳ quái, ma rợn, bùa ngải liên quan đến ngôi nhà và vụ thảm án đó. Thậm chí, ngày ấy người dân còn khẳng định, nó là hiện thân từ nhân vật Chí Phèo thời xưa.
Trong câu chuyện của ông Trần Đức Thạc (anh của nạn nhân trong vụ thảm án), vụ án kinh thiên động địa một lần nữa khiến ông rùng mình. Ngày ấy bà Trần Thị Hoàn, em gái ông Thạc và 2 đứa con đã bị chính chồng mình là Trần Văn Sửu giết. 30 tuổi, bà Hoàn mới kiếm cho mình được một tấm chồng, lần lượt hai đứa con xinh xắn ra đời. Hồi ấy, cả làng đều biết tính Sửu ngỗ ngược, nóng như lửa. Nhiều người còn gắn cái tên Chí Phèo cho Sửu cũng bởi bản tính hung hăng bất cần đời của y.
Thảm án kinh hoàng
Trần Văn Sửu gây ra vụ án tày trời một lúc giết 3 mạng người. Chị Hoàn đã bị chồng đâm chém vào bụng ngực, dù bỏ chạy ra đến mép vườn, chị vẫn bị đâm tiếp vào lưng. Không còn sức bỏ chạy, chị Hoàn bị Sửu chém thẳng vào trán. Chính nhát chém này đã tước đi sinh mạng của chị. Lúc đó, cháu bé con chị Hoàn mới 18 tháng tuổi vẫn đang chơi trên hiên nhà liền bị Sửu chém chết tại chỗ. Cô chị sợ hãi chạy lên ôm bố cũng bị sát hại ngay tức khắc. Người ta kể lại khi mọi người chạy đến nơi, cậu bé mới 18 tháng tuổi, chập chững biết đi nằm dưới nền nhà, máu chảy lênh láng thành vũng. Cô con gái lớn thì nằm chết trong tư thế dựa vào nách bố. Tên sát nhân thì ngồi trên giường, tay vẫn cầm con dao gây án. Thấy có người xông vào, y trợn trừng bắt, đứng bật dậy. Chỗ ruột nơi vết thương của y xổ ra ngoài. Y vẫn còn đủ sức cầm dao tiếp tục cắt đứt chỗ ruột đó vứt xuống nền nhà rồi mới nằm lăn ra đất sùi bọt mép giãy chết. Nguyên nhân vì sao Sửu giết vợ con vẫn chưa được làm rõ nhưng người dân cho biết, ngay sau khi chôn cất hung thủ và các nạn nhân, trong tư trang của Trần Văn Sửu tìm thấy một tấm bùa kỳ lạ.
Chuyện cũ đã lùi xa chẳng ai muốn nhắc lại. Nhiều người lờ mờ cho rằng, đó là do nhân vật trong câu chuyện Chí Phèo đã ám ảnh người dân nơi đây, ám vào ngôi nhà này. Hiện nay, ngôi nhà cụ Bá vẫn còn tuy chỉ còn lọt thỏm trong rêu phong, hoang tàn. Chuyện thảm án rồi cũng sẽ đi vào quên lãng. Nhưng những bí ẩn ở Đại Hoàng - làng Vũ Đại ngày ấy vẫn mãi chôn chặt không có lời giải.