Di Sản Hồ Chí Minh
Những cái lưỡi gỗ ngụy ngôn
Khi “cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” của đội ngũ tuyên truyền đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) bị tê liệt trước tình trạng đảng viên quay lưng lại chế độ thì chúng lại gay gắt với những ai đã nhìn ra sai lầm của đảng cầm quyền.
Phạm Trần
(Vietcatholic
Khi “cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” của đội ngũ tuyên
truyền đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) bị tê liệt trước tình trạng đảng
viên quay lưng lại chế độ thì chúng lại gay gắt với những ai đã nhìn ra
sai lầm của đảng cầm quyền.
Hai cái lưỡi gỗ to nhất của ĐCSVN. |
Bằng chứng là từ sau Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, nhiều bài viết của
Tuyên giáo và Tổng cục chính trị Quân đội đã chĩa mũi dùi tấn công “một
bộ phận cán bộ, đảng viên” không còn tuân thủ những quy định viết trong
Cương lĩnh, Điều lệ và Nghị quyết đảng. Thậm chí còn có tài liệu được
phát tán phê bình chủ trương, chính sách của nhà nước hoặc bác bỏ Chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh mà Tổng Bí thư đảng
Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh phải kiên định và tuyệt đối trung thành.
Nội dung các bài viết của giới lý luận còn lên án tình trạng lười học
tập chính trị, quan trọng hàng đầu là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các Nghị quyết đảng. Đồng thời các dư
luận viên của Tuyên giáo và Quân đội cũng tìm cách đổ vạ cho điều được
gọi là “các thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” của đế quốc đã gây
ra tình trạng rối ren và chống phá làm cho đảng mất quyền lãnh đạo.
Tình trạng “thay gió đổi chiều” mới của cán bộ, đảng viên đã được Thiện
Văn báo động trên báo Quân đội Nhân dân ngày 06/07/2017, theo đó: “Một
trong những nổi cộm của biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị được
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng chỉ rõ là một bộ phận cán
bộ, đảng viên (CB, ĐV) “nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Nhưng “Một bộ phận” là bao nhiêu trong số trên 4 triệu đảng viên? Chỉ
biết rằng, tại Hội nghị Trung ương 4/XII năm 2016, một Nghị quyết về
“tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ “ đã được bàn hành ngày 31/10/2016.
Theo nhận xét của Nghị quyết thì đã có “một bộ phận không nhỏ” suy thoái
chính trị, đạo đức và lối sống, nhưng đảng không dám nói đến con số
chính xác là bao nhiêu.
Nghị quyết chỉ cho biết rằng: ”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa
bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng
viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.”
Nhưng những thói hư tật xấu của cán bộ đảng viên đã có từ khóa đảng VII
thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư, rồi liên tục qua Khóa đảng VIII thời
Lê Khả Phiêu, qua Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), lan sang hai Khóa IX
và X của Nông Đức Mạnh. Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng thì những khuyết
tật này càng nghiêm trọng hơn nên đã được nói thêm một lần, cũng trong
Nghị quyết Trung ương 4 của Khóa đảng XI.
Bây giờ ở vào Khóa đảng XII, ông Trọng lại phải tiếp tục đương đầu với
những tệ nạn này, qua Nghị quyết 4/XII thì có phải đảng không còn khả
năng giải quyết hay ông Trọng đã đầu hàng rồi?
Vì vậy sau hai năm lăn lộn với khóa đảng XII, ai cũng thấy ông Nguyễn
Phú Trọng đã đuối sức ở tuổi 73 (ông sinh năm 1944) nên tình trạng cán
bộ, đảng viên chệch hướng, tự mình tách ra khỏi đường đi với đảng, đã có
từ trước Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, đã tiếp tục với tốc độ nhanh
hơn.
CÔNG KHAI THÁCH ĐỐ
Bằng chứng là những người phạm kỷ luật đảng đã không còn chấp hành điều
đầu tiên của 19 Điều đảng viên “không được làm”, theo đó họ bị tuyệt đối
cấm: ”Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng…”
Ngoài ra, họ cũng đã công khai không chấp hành Điều lệ đảng, như quy định trong Ðiều 2 gồm:
1.Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Ðảng, chấp
hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ
thị của Ðảng, pháp luật của Nhà nước….”
2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực
công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành
mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham
nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
Họ cũng không tha thiết “Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách
và tổ chức của Ðảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất
trong Ðảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Ðảng….”
(điểm 4/ Điều 2)
Hay còn bỏ ngoài tai điều bắt “Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành
nghị quyết của Ðảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp
trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Ðảng phục tùng
Ðại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.” (Điều 9, Điều
lệ đảng)
Như vậy thì còn đảng với đòan gì nữa, ông Trọng?
ĐA NGUYÊN-ĐA ĐẢNG
Hẳn ông còn nhớ trong Nghị quyết 4/XII mà ông ký ban hành ngày
31/10/2016, Trung ương đã công khai thừa nhận những “biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đứng đầu và quan trọng nhất là nhiều cán bộ, đảng viên đã: “Phản bác,
phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc
tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện
“đa nguyên, đa đảng”.
Ngoài ra, đảng viên còn:” Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam
quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”. Phủ nhận nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.”
Hay cứ: “Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả
cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử,
bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.”
Ngoài ra, khi không còn coi đảng ra gì nữa thì đảng viên cũng chẳng còn
sợ hãi ai, theo lời Nghị quyết, để: “Kích động tư tưởng bất mãn, bất
đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương
tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp
uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong
cán bộ, đảng viên và nhân dân.”
Đới với vai trò của Quân đội, đã và đang bị lên án chỉ biết bảo vệ đảng
và tranh dành làm kinh tế với tư nhân để tư lợi thay vì rèn luyện để bảo
vệ đất nước, trước đe dọa xâm lăng mới của Trung Cộng, thì vô số cán
bộ, đảng viên đã:” Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi “phi chính trị hoá” quân
đội và công an…”
Bây giờ, những điều đảng lo sợ như trên đây vẫn không thay đổi mà còn
lan nhanh khiến báo Quân đội Nhân dân phải lên tiếng cảnh giác thêm lần
nữa, trong số báo ngày 13/07/2017.
Bài báo viết:”Mục tiêu của những luận điệu hô hào, cổ xúy đòi “đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập” không gì khác là hạ thấp và đi tới phủ
nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách
mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam, bằng những lời lẽ hết sức mị
dân. Họ cho rằng chỉ có “thực hiện chế độ “đa nguyên, đa đảng” thì “xã
hội Việt Nam mới nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo”; chỉ có “đa nguyên,
đa đảng” thì xã hội mới có dân chủ thực sự…”
Nói thế, nhưng tác gỉa bài viết, Thành Vinh, cũng không dám phân tích
lợi hại giữa một nhà nước có bầu cử dân chủ với nhiều đảng chính trị
tham gia, khác với nhà nước chỉ có một đảng tự cho mình cầm quyền như
đảng Cộng sản Việt Nam mà không do dân bầu lên.
Vì vậy, người này chỉ biết nói bừa rằng:”Đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ
nhận, nhất là đối với những người nhận thức có phần còn hạn chế, từ đó
có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, có thể dẫn tới sự dao động về tư
tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam; gây nên sự phân tâm trong
xã hội; làm suy giảm và có thể đi đến mất niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Viết như thế tưởng đã cởi trói được giây thòng lọng độc tài của đảng đã
thắt vào cổ dân từ 1946 nên Thành Vinh đã lập luận cù nhầy và tự biên,
tự diễn bằng cái lưỡi gỗ:”Thực hiện chế độ nhất nguyên chính trị, một
Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo xã hội Việt Nam là sự lựa chọn
đúng đắn của lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó cũng là sự lựa chọn đúng đắn
của chính nhân dân Việt Nam trong quá trình đấu tranh cách mạng đầy khó
khăn, gian khổ, hy sinh. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một hiện
tượng hoàn toàn hợp quy luật, phản ánh những điều kiện khách quan và
nhân tố chủ quan đã chín muồi trong quá trình vận động của cách mạng
Việt Nam.” (Thành Vinh-QĐND, ngày 13/07/2017)
Cũng với quan điểm bảo hòang hơn vua và tự cho những cái lưỡi gỗ tuyên
truyền không bao giờ sai, Thiện Văn, trong bài viết trên QĐND ngày
06/07/2017 cũng đã nhấn mạnh rằng:” Những ai đã tự nguyện đứng trong
hàng ngũ của Đảng, nhất thiết phải chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng và khi nói, viết cần bám sát, dựa trên cơ sở các
quan điểm, đường lối của Đảng. Tuy nhiên, thời gian qua, trong khi phần
đông CB, ĐV một lòng kiên định với lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc, tự giác gương mẫu chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, thì vẫn còn một bộ phận CB, ĐV có những phát
ngôn không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng.”
Bởi vì, theo cái lưỡi gỗ Thiện Văn: ”Những quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta được xây dựng, ban hành bởi
tập thể những người có trình độ hiểu biết cao, kiến thức sâu rộng và
được kiến tạo theo một quy trình chặt chẽ, khoa học. Đây là những “sản
phẩm” tập hợp, quy tụ tinh hoa trí tuệ xã hội và có giá trị như “cẩm
nang” để góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã
hội.
Do vậy, đối với CB, ĐV nói, viết và làm theo quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không chỉ thể hiện thái độ
chuẩn mực về chính trị, mà còn là hành vi ứng xử văn hóa của người công
dân. Khi đã là thành viên của một tổ chức, đòi hỏi yêu cầu cao về ý thức
chấp hành kỷ luật nghiêm minh như tổ chức Đảng, nếu tùy tiện nói trái,
viết lệch hay phê phán chủ trương, đường lối của Đảng là sai cả về lý và
tình.”
Ăn nói như thế thì có ngụy ngôn không?
(Vietcatholic
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Những cái lưỡi gỗ ngụy ngôn
Khi “cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” của đội ngũ tuyên truyền đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) bị tê liệt trước tình trạng đảng viên quay lưng lại chế độ thì chúng lại gay gắt với những ai đã nhìn ra sai lầm của đảng cầm quyền.
Khi “cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” của đội ngũ tuyên
truyền đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) bị tê liệt trước tình trạng đảng
viên quay lưng lại chế độ thì chúng lại gay gắt với những ai đã nhìn ra
sai lầm của đảng cầm quyền.
Hai cái lưỡi gỗ to nhất của ĐCSVN. |
Bằng chứng là từ sau Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, nhiều bài viết của
Tuyên giáo và Tổng cục chính trị Quân đội đã chĩa mũi dùi tấn công “một
bộ phận cán bộ, đảng viên” không còn tuân thủ những quy định viết trong
Cương lĩnh, Điều lệ và Nghị quyết đảng. Thậm chí còn có tài liệu được
phát tán phê bình chủ trương, chính sách của nhà nước hoặc bác bỏ Chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh mà Tổng Bí thư đảng
Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh phải kiên định và tuyệt đối trung thành.
Nội dung các bài viết của giới lý luận còn lên án tình trạng lười học
tập chính trị, quan trọng hàng đầu là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các Nghị quyết đảng. Đồng thời các dư
luận viên của Tuyên giáo và Quân đội cũng tìm cách đổ vạ cho điều được
gọi là “các thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” của đế quốc đã gây
ra tình trạng rối ren và chống phá làm cho đảng mất quyền lãnh đạo.
Tình trạng “thay gió đổi chiều” mới của cán bộ, đảng viên đã được Thiện
Văn báo động trên báo Quân đội Nhân dân ngày 06/07/2017, theo đó: “Một
trong những nổi cộm của biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị được
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng chỉ rõ là một bộ phận cán
bộ, đảng viên (CB, ĐV) “nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Nhưng “Một bộ phận” là bao nhiêu trong số trên 4 triệu đảng viên? Chỉ
biết rằng, tại Hội nghị Trung ương 4/XII năm 2016, một Nghị quyết về
“tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ “ đã được bàn hành ngày 31/10/2016.
Theo nhận xét của Nghị quyết thì đã có “một bộ phận không nhỏ” suy thoái
chính trị, đạo đức và lối sống, nhưng đảng không dám nói đến con số
chính xác là bao nhiêu.
Nghị quyết chỉ cho biết rằng: ”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa
bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng
viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.”
Nhưng những thói hư tật xấu của cán bộ đảng viên đã có từ khóa đảng VII
thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư, rồi liên tục qua Khóa đảng VIII thời
Lê Khả Phiêu, qua Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), lan sang hai Khóa IX
và X của Nông Đức Mạnh. Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng thì những khuyết
tật này càng nghiêm trọng hơn nên đã được nói thêm một lần, cũng trong
Nghị quyết Trung ương 4 của Khóa đảng XI.
Bây giờ ở vào Khóa đảng XII, ông Trọng lại phải tiếp tục đương đầu với
những tệ nạn này, qua Nghị quyết 4/XII thì có phải đảng không còn khả
năng giải quyết hay ông Trọng đã đầu hàng rồi?
Vì vậy sau hai năm lăn lộn với khóa đảng XII, ai cũng thấy ông Nguyễn
Phú Trọng đã đuối sức ở tuổi 73 (ông sinh năm 1944) nên tình trạng cán
bộ, đảng viên chệch hướng, tự mình tách ra khỏi đường đi với đảng, đã có
từ trước Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, đã tiếp tục với tốc độ nhanh
hơn.
CÔNG KHAI THÁCH ĐỐ
Bằng chứng là những người phạm kỷ luật đảng đã không còn chấp hành điều
đầu tiên của 19 Điều đảng viên “không được làm”, theo đó họ bị tuyệt đối
cấm: ”Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng…”
Ngoài ra, họ cũng đã công khai không chấp hành Điều lệ đảng, như quy định trong Ðiều 2 gồm:
1.Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Ðảng, chấp
hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ
thị của Ðảng, pháp luật của Nhà nước….”
2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực
công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành
mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham
nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
Họ cũng không tha thiết “Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách
và tổ chức của Ðảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất
trong Ðảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Ðảng….”
(điểm 4/ Điều 2)
Hay còn bỏ ngoài tai điều bắt “Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành
nghị quyết của Ðảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp
trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Ðảng phục tùng
Ðại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.” (Điều 9, Điều
lệ đảng)
Như vậy thì còn đảng với đòan gì nữa, ông Trọng?
ĐA NGUYÊN-ĐA ĐẢNG
Hẳn ông còn nhớ trong Nghị quyết 4/XII mà ông ký ban hành ngày
31/10/2016, Trung ương đã công khai thừa nhận những “biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Đứng đầu và quan trọng nhất là nhiều cán bộ, đảng viên đã: “Phản bác,
phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc
tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện
“đa nguyên, đa đảng”.
Ngoài ra, đảng viên còn:” Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam
quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”. Phủ nhận nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.”
Hay cứ: “Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả
cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử,
bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.”
Ngoài ra, khi không còn coi đảng ra gì nữa thì đảng viên cũng chẳng còn
sợ hãi ai, theo lời Nghị quyết, để: “Kích động tư tưởng bất mãn, bất
đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương
tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp
uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong
cán bộ, đảng viên và nhân dân.”
Đới với vai trò của Quân đội, đã và đang bị lên án chỉ biết bảo vệ đảng
và tranh dành làm kinh tế với tư nhân để tư lợi thay vì rèn luyện để bảo
vệ đất nước, trước đe dọa xâm lăng mới của Trung Cộng, thì vô số cán
bộ, đảng viên đã:” Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi “phi chính trị hoá” quân
đội và công an…”
Bây giờ, những điều đảng lo sợ như trên đây vẫn không thay đổi mà còn
lan nhanh khiến báo Quân đội Nhân dân phải lên tiếng cảnh giác thêm lần
nữa, trong số báo ngày 13/07/2017.
Bài báo viết:”Mục tiêu của những luận điệu hô hào, cổ xúy đòi “đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập” không gì khác là hạ thấp và đi tới phủ
nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách
mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam, bằng những lời lẽ hết sức mị
dân. Họ cho rằng chỉ có “thực hiện chế độ “đa nguyên, đa đảng” thì “xã
hội Việt Nam mới nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo”; chỉ có “đa nguyên,
đa đảng” thì xã hội mới có dân chủ thực sự…”
Nói thế, nhưng tác gỉa bài viết, Thành Vinh, cũng không dám phân tích
lợi hại giữa một nhà nước có bầu cử dân chủ với nhiều đảng chính trị
tham gia, khác với nhà nước chỉ có một đảng tự cho mình cầm quyền như
đảng Cộng sản Việt Nam mà không do dân bầu lên.
Vì vậy, người này chỉ biết nói bừa rằng:”Đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ
nhận, nhất là đối với những người nhận thức có phần còn hạn chế, từ đó
có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, có thể dẫn tới sự dao động về tư
tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam; gây nên sự phân tâm trong
xã hội; làm suy giảm và có thể đi đến mất niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Viết như thế tưởng đã cởi trói được giây thòng lọng độc tài của đảng đã
thắt vào cổ dân từ 1946 nên Thành Vinh đã lập luận cù nhầy và tự biên,
tự diễn bằng cái lưỡi gỗ:”Thực hiện chế độ nhất nguyên chính trị, một
Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo xã hội Việt Nam là sự lựa chọn
đúng đắn của lịch sử cách mạng Việt Nam. Đó cũng là sự lựa chọn đúng đắn
của chính nhân dân Việt Nam trong quá trình đấu tranh cách mạng đầy khó
khăn, gian khổ, hy sinh. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một hiện
tượng hoàn toàn hợp quy luật, phản ánh những điều kiện khách quan và
nhân tố chủ quan đã chín muồi trong quá trình vận động của cách mạng
Việt Nam.” (Thành Vinh-QĐND, ngày 13/07/2017)
Cũng với quan điểm bảo hòang hơn vua và tự cho những cái lưỡi gỗ tuyên
truyền không bao giờ sai, Thiện Văn, trong bài viết trên QĐND ngày
06/07/2017 cũng đã nhấn mạnh rằng:” Những ai đã tự nguyện đứng trong
hàng ngũ của Đảng, nhất thiết phải chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng và khi nói, viết cần bám sát, dựa trên cơ sở các
quan điểm, đường lối của Đảng. Tuy nhiên, thời gian qua, trong khi phần
đông CB, ĐV một lòng kiên định với lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc, tự giác gương mẫu chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, thì vẫn còn một bộ phận CB, ĐV có những phát
ngôn không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng.”
Bởi vì, theo cái lưỡi gỗ Thiện Văn: ”Những quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta được xây dựng, ban hành bởi
tập thể những người có trình độ hiểu biết cao, kiến thức sâu rộng và
được kiến tạo theo một quy trình chặt chẽ, khoa học. Đây là những “sản
phẩm” tập hợp, quy tụ tinh hoa trí tuệ xã hội và có giá trị như “cẩm
nang” để góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã
hội.
Do vậy, đối với CB, ĐV nói, viết và làm theo quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không chỉ thể hiện thái độ
chuẩn mực về chính trị, mà còn là hành vi ứng xử văn hóa của người công
dân. Khi đã là thành viên của một tổ chức, đòi hỏi yêu cầu cao về ý thức
chấp hành kỷ luật nghiêm minh như tổ chức Đảng, nếu tùy tiện nói trái,
viết lệch hay phê phán chủ trương, đường lối của Đảng là sai cả về lý và
tình.”
Ăn nói như thế thì có ngụy ngôn không?
(Vietcatholic