Xe cán chó
Những chuyện “giả” ở trong nước
Đoàn Dự ghi chép
I. “Sư” giả
Mỗi ngày kiếm tiền triệu
Những ngày cận Tết vừa qua có một hiện tượng bất thường là những con
đường tại Bình Dương đầy rẫy ”bóng áo vàng” đi khất thực, xin tiền. Đặc
biệt tại các khu có đông công nhân sinh sống và làm việc như khu vực thị
xã Dĩ An, thị xã Thuận An (Lái Thiêu cũ) ”sư ” đi khất thực rất nhiều.
Khoảng 7 giờ sáng 28/1 (19 tháng Chạp Âm lịch), tại một khu vực chuyên bán đồ ăn sáng cho công nhân trên tỉnh lộ 743 (thuộc phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An), các phóng viên chạm trán với một “nhà sư” đầu cạo trọc, nhìn mặt không thể đoán được là nam hay nữ. Thấy ”nhà sư” xuất hiện, hai hay ba công nhân đang ngồi ăn bún thịt nướng bỗng ngừng đũa. Họ thò tay vào túi, lấy ra mấy tờ bạc nhỏ rồi chọn lấy một tờ 20 ngàn đồng, bước ra kính cẩn đặt vào chiếc bình bát của ”nhà sư”.
Các phóng viên cũng chụp hình được cảnh một đám công nhân thuộc Công ty Việt Nam Furniture Resources (sản xuất các sản phẩm từ gỗ, đóng tại phường Bình Chuẩn) cung kính cúi đầu, chắp tay vái ”nhà sư” một vái rồi bỏ vào chiếc bình bát một tờ tiền không rõ bao nhiêu. Đặc biệt, có một nam công nhân mặc áo của Công ty Việt Nam Housewares (chuyên sản xuất đồ dùng gia đình, cũng đóng tại Bình Chuẩn), đi từ nhà trọ ra chỗ ăn sáng, trên tay chỉ cầm duy nhất một tờ 20 ngàn đồng. Có lẽ anh ta định ra ăn tô bún thịt nướng (giá 18 ngàn đồng) rồi vào đi làm. Tuy nhiên, khi vừa kéo ghế ngồi xuống, trông thấy “nhà sư” anh ta lại đứng lên, bước ra cầm tờ tiền đặt vào bình bát của nhà sư, ngần ngừ một lát đoạn quyết định đi thẳng vào nhà máy, nhịn luôn bữa ăn sáng.
Các phóng viên thấy chỉ trong khoảng một tiếng đồng hồ (từ 7 giờ đến 8 giờ sáng – thời điểm công nhân bắt đầu đến nhà máy), “nhà sư” nói trên đã được khoảng hơn 50 người bố thí, tức cỡ chừng hơn 1 triệu đồng. Điều đáng nói là phần lớn những người “cúng dường” này đều là công nhân. Có một cặp vợ chồng chở nhau và chở con đến nhà trẻ trước khi đi làm, ngưng xe bên lề đường để đợi vì thấy bóng dáng của “nhà sư”. Người chồng sờ hai túi quần mình rồi hỏi vợ: “Em còn bạc nhỏ không?”. Người vợ nói: ”Còn mấy tờ 50 ngàn, định để đóng tiền sinh hoạt cho con”. Người chồng nói: “Kệ, biếu nhà sư đi rồi về nhà anh đưa lại cho em”. Người vợ có vẻ lưỡng lự, sau đó lấy ra một tờ 50 ngàn đồng, bước xuống xe, đứng đợi. “Nhà sư” đi tới, chị bỏ vào bình bát của nhà sư rôi chắp hai tay khẽ vái. “Nhà sư” vẫn nhìn xuống đất, coi như không thấy gì hết.
Trong khi đi khất thực, các nhà sư luôn luôn nhìn xuống và bước từng bước thật chậm, gót chân đặt xuống trước, sau đó mới tới bàn chân, hơi ngừng một chút rồi mới bước tiếp, không giống với cách đi của người bình thường. Khi tiền hay thức ăn đã đầy bình bát, họ dừng lại, lấy bỏ vào chiếc túi vải cũng màu vàng đeo từ trên vai xuống ngang hông. Cũng có nhà sư không nhận đồ ăn hoặc trái cây, chỉ nhận tiền mà thôi, lúc ấy họ dùng một bàn tay che miệng bình bát.
Trở lại câu chuyện “nhà sư” không hiểu là nam hay nữ khất thực trước cửa quán bún thịt nướng ở Bình Chuẩn. Khi phát hiện mình vô tình “chạm trán” với các phóng viên và bị họ giương máy lên định chụp hình, ‘nhà sư” vội vàng che mặt, đi nhanh ra đường, trèo qua giải phân cách, sang phía bên kia, đi thẳng tới trạm xe buýt. Một chiếc buýt đi tới, ngừng lại giây lát, “ngài” vội vàng lên xe không cần biết là xe số bao nhiêu, đi đâu, cái cần thiết là phải mau mau tránh các nhà báo.
Tại sao các nhà sư đi khất thực lại tránh phóng viên? Bởi vì, theo thông
báo của Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, những người mặc áo cà sa, tay
bưng bình bát, đi khất thực ở tỉnh này đều là “sư giả” từ các nơi khác
đến chứ Tỉnh hội đã có thông cáo không cho các nhà sư “chính hiệu” trong
tỉnh đi khất thực. Một nhà sư “chính gốc” cho biết: “Chúng tôi được
lệnh không đi khất thực, bởi vậy cho nên những người mặc áo cà sa, tay
bưng bình bát khất thực ngoài đường đều là sư giả. Nếu gặp, đồng bào nên
báo công an để mời các “nhà sư” này về đồn làm việc”.
Nghề ”hot” trong dịp Tết
Nghề giả làm sư đã xuất hiện cả chục năm nay ở Sài Gòn. Ban đầu, các ‘sư giả xuất hiện dày đặc ở quận 5 (Chợ Lớn), nơi có nhiều người theo đạo Phật sinh sống. Do thấy nghề giả sư làm ăn khấm khá nên hàng trăm hàng ngàn kẻ lười lao động kéo nhau từ nhiều tỉnh thành vào Sài Gòn theo “nghề”. Ở khu vực phường Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức, có khi quy tụ hàng trăm sư giả đến trú ngụ. Có dịp vào buổi trưa, khi đi qua những dãy phòng trọ của các sư giả, người ta thấy các bờ rào phơi vàng rực màu áo nhà chùa. Trong nhà trọ thì những kẻ đầu cạo trọc thản nhiên nhậu nhẹt, chửi thề. Sau này, báo chí vào cuộc, vạch mặt các sư giả. Một số những vị chức sắc cao cấp trong Thành hội Phật giáo Sài Gòn nhiều lần viết trên báo, khẳng định sắc áo nhà chùa đang bị nhiều người lợi dụng làm hoen ố. Một thông báo được ban bố, theo đó tất cả các nhà sư chân chính tạm dừng việc khất thực để xã hội dễ dàng phân biệt thật giả.
Vài năm trở lại đây, nhiều người dân Sài Gòn do đọc báo, xem tin tức trên đài truyền hình, biết được nạn sư giả đang hoành hành nên không cho tiền, bởi vì họ biết những ai đi khất thực ngoài đường đều là “sư giả” chứ “sư thật” đã được lệnh không đi khất thực.
Có lẽ do dân chúng Sài Gòn ngày càng hiểu biết hơn, không cho tiền
nên các sư giả quay sang “tấn công” những khu có nhiều công nhân như ở
Bình Dương chẳng hạn. Công nhân suốt ngày làm việc trong nhà máy, không
có thời gian theo dõi báo chí hoặc tin tức trên đài truyền hình nên thấy
áo cà sa nhà chùa là cung kính, muốn giúp đỡ.
Các phóng viên ghi hình được cảnh tượng một sư giả, sau khi đi khất thực
trông rất khổ hạnh, bèn ghé vào một tiệm phở xơi ngay một tô phở tái to
lớn. Vị này không quan tâm tới ánh mắt của các thực khách chung quanh
đang nhìn mình với vẻ ngạc nhiên.
II. Rượu giả
”Bí quyết” của ông chủ lô rượu Chivas 38
Những ngày cuối năm âm lịch, các cơ quan cảnh sát liên tục tổ chức những
đợt truy quét, kiểm tra các cơ sở phân phối rượu có dấu hiệu khả nghi.
Qua đó, họ phát hiện có tới gần 2/3 các tiệm này chứa rượu giả hoặc rượu
không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Theo thông tin các phóng viên nhận được, đợt truy quét gần đây nhất trên địa bàn quận 1, quận Tân Phú và quận 6, Sài Gòn, vào ngày 29/1/2016 tức 20 tháng Chạp âm lịch, phòng Cảnh sát điều tra về quản lý kinh tế (tức PC46), khám xét công ty Đại Thiên Việt trụ sở tại quận 6 SG và Công ty Thế Giới Trẻ (đường Lý Tuệ, quận Tân Phú SG), đã phát hiện tại mỗi công ty nói trên gần 2.000 chai rượu giả. Một cảnh sát trong ban điều tra cho biết, các cửa hàng rượu của hai công ty này có chứa những chai rượu in các nhãn hiệu nổi tiếng như Chivas, Dewars, Ballantines, Blue… Trong lúc kiểm tra, chủ của hai công ty nói trên không xuất trình được hóa đơn hoặc chứng từ về nguồn gốc của các chai rượu.
Trước đó, chiều ngày 22/1/2016, phòng Cảnh sát điều tra về quản lý kinh
tế PC46 đã kết hợp vói công an Quận 2 tạm giữ Phạm Thanh Phong (36 tuổi,
ngụ tại quận 2) khi Phong đang đi giao rượu cho các đại lý. Theo các
trinh sát, phải mất một thời gian khà dài “nằm vùng”, theo dõi động tĩnh
của Phong mới xác định được hành vi sản xuất và tiêu thụ rượu giả của
Phong. Ngày 22/1/2016, trong lúc Phong đang chở 4 thùng rượu mang nhãn
hiệu Chivas 38, tem in sản xuất tại nước ngoài thì bị Công an chặn xe,
đọc lệnh kiểm tra. Ban đầu Phong nói quanh co, cho rằng đây là rượu của
người thân nhờ bán giùm. Tuy nhiên, khi công an dẫn về nơi cư trú của
Phong để khám xét thì phát hiện rất nhiều vỏ chai rượu với các nhãn mác,
tem giả và hộp đựng in ấn rất đẹp, giống như xuất xứ từ nước ngoài.
Điều đáng nói, tại nhà Phong còn có cả các dụng cụ dùng để lấy rượu
chính gốc trong các chai ra để pha trộn làm rượu giả.
Một công an thuộc PC46 cho biết: ”Tại cơ sở làm rượu giả nói trên, chúng tôi thấy các dụng cụ và quy trình pha rượu giả của Phong rất đơn giản. Khi điều tra, Phong thừa nhận rằng mua các vỏ chai “origin” này từ một số cửa hàng bán vỏ chai trên đường Võ Thị Sáu quận 3, sau đó pha rượu với công thức bí mật. Để có thể qua mặt được người tiêu thụ, Phong cho dán những mác, tem giả in ấn cao cấp giống hệt như thật”.
Cũng theo lời kể của nhân viên điều tra nói trên, cách thức làm rượu giả của Phong như sau: .
Phong mua rượu Rémy Martin thật với giá 800.000 đồng/chai tại các siêu
thị. Sau đó, hắn lấy rượu ra, pha lẫn với nước, cồn (alcool) và các
hương liệu để làm thành rượu Chivas 38 giả. Giá thành của một chai
Chivas 38 giả do Phong pha chế từ rượu Rémy Mattin chỉ vào khoảng
600.000 đến 800.000 đồng/chai. Nhưng khi phân phối ra thị trường thì hắn
bán với giá 7 triệu đồng/chai, tức rượu giả của Phong một vốn gần…10
lời! Các đại lý sẽ bán ra với giá 13 triệu đồng/chai. Như vậy, Phong bỏ
mối “rẻ” gần một nửa, còn các đại lý bán ra với giá gần một gấp đôi, nên
Phong có nhiều mối bán.
Qua điều tra, Phong khai nhận rằng, rượu được làm giả, sau đó hắn đích thấn đi giao cho các mối quen tại Bến xe Miền Đông và Bến xe Miền Tây, các mối quen này sẽ đưa đi các tỉnh. Thị trường của Phong phủ khắp cả nước, ở đâu có nhu cầu thì Phong sẵn sàng cung ứng.
III. Giả ăn mày và người đau đớn, bại liệt
Chiêu giả ăn mày hoặc đau đớn, bại liệt cũng được nhiều người áp dụng.
Ví dụ tại trước cửa nhà thờ Chí Hòa (số 149 đường Bành Văn Trân, phường
7, quận Tân Bình) luôn luôn có một phụ nữ trạc độ 30 tuổi, tay bồng đứa
con nhỏ chừng 2 tuổi, miệng rên la, bên cạnh là một đứa con lớn hơn, làm
bộ mệt mỏi, gục đầu trông rất đáng thương. Họ được khá nhiều người cho
tiền. Nhưng thực ra chị ta là người chỉ huy một nhóm trẻ chuyên đi ăn
xin tại khu vực nhà thờ. Riêng tại trước cửa nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế
cũng có những người ngồi như vậy nhưng Cha nhắc các giáo hữu rằng đừng
cho tiền, họ không phải ăn mày “thật” đâu mà là những người lười biếng,
thích đi ăn xin để tiêu xài.
Còn ngoài Hà Nội, ở ngã tư Tôn Đức Thắng-Cát Linh, đoạn gần cổng Văn
Miếu Quốc Tử Giám, có một thanh niên khoảng 30 tuổi, ăn mặc rách rưới,
mặt mũi hốc hác, hai chân lở loét. Cứ hễ khi ngã tư bật đèn đỏ, các xe
ngừng lại thì hắn tập tễnh bước ra xin tiền. Nhưng đến chiều tối, hắn
trở về nhà trọ, tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc bảnh bao rồi xách chiếc xe tay
ga thứ xịn đi nhậu. Ngày mai hắn lại mặc bộ đồ rách rưới, cải trang cho
cái chân trông giống lở loét và tập tễnh đến chỗ cũ…hành nghề. Những
ngày rằm, mùng một thì gã di chuyển tới chùa Quán Sứ (thuộc quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội) để “tăng thêm thu nhập”. Người ta đồn rằng hắn còn có một
ngôi nhà hai tầng nằm trên phố Phan Văn Trị (thuộc quận Đống Đa, Hà
Nội), mỗi tháng cho thuê mười mấy triệu đồng.
Đoàn Dự
http://thoibao.com/nhung-chuyen-gia-o-trong-nuoc/
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Những chuyện “giả” ở trong nước
Đoàn Dự ghi chép
I. “Sư” giả
Mỗi ngày kiếm tiền triệu
Những ngày cận Tết vừa qua có một hiện tượng bất thường là những con
đường tại Bình Dương đầy rẫy ”bóng áo vàng” đi khất thực, xin tiền. Đặc
biệt tại các khu có đông công nhân sinh sống và làm việc như khu vực thị
xã Dĩ An, thị xã Thuận An (Lái Thiêu cũ) ”sư ” đi khất thực rất nhiều.
Khoảng 7 giờ sáng 28/1 (19 tháng Chạp Âm lịch), tại một khu vực chuyên bán đồ ăn sáng cho công nhân trên tỉnh lộ 743 (thuộc phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An), các phóng viên chạm trán với một “nhà sư” đầu cạo trọc, nhìn mặt không thể đoán được là nam hay nữ. Thấy ”nhà sư” xuất hiện, hai hay ba công nhân đang ngồi ăn bún thịt nướng bỗng ngừng đũa. Họ thò tay vào túi, lấy ra mấy tờ bạc nhỏ rồi chọn lấy một tờ 20 ngàn đồng, bước ra kính cẩn đặt vào chiếc bình bát của ”nhà sư”.
Các phóng viên cũng chụp hình được cảnh một đám công nhân thuộc Công ty Việt Nam Furniture Resources (sản xuất các sản phẩm từ gỗ, đóng tại phường Bình Chuẩn) cung kính cúi đầu, chắp tay vái ”nhà sư” một vái rồi bỏ vào chiếc bình bát một tờ tiền không rõ bao nhiêu. Đặc biệt, có một nam công nhân mặc áo của Công ty Việt Nam Housewares (chuyên sản xuất đồ dùng gia đình, cũng đóng tại Bình Chuẩn), đi từ nhà trọ ra chỗ ăn sáng, trên tay chỉ cầm duy nhất một tờ 20 ngàn đồng. Có lẽ anh ta định ra ăn tô bún thịt nướng (giá 18 ngàn đồng) rồi vào đi làm. Tuy nhiên, khi vừa kéo ghế ngồi xuống, trông thấy “nhà sư” anh ta lại đứng lên, bước ra cầm tờ tiền đặt vào bình bát của nhà sư, ngần ngừ một lát đoạn quyết định đi thẳng vào nhà máy, nhịn luôn bữa ăn sáng.
Các phóng viên thấy chỉ trong khoảng một tiếng đồng hồ (từ 7 giờ đến 8 giờ sáng – thời điểm công nhân bắt đầu đến nhà máy), “nhà sư” nói trên đã được khoảng hơn 50 người bố thí, tức cỡ chừng hơn 1 triệu đồng. Điều đáng nói là phần lớn những người “cúng dường” này đều là công nhân. Có một cặp vợ chồng chở nhau và chở con đến nhà trẻ trước khi đi làm, ngưng xe bên lề đường để đợi vì thấy bóng dáng của “nhà sư”. Người chồng sờ hai túi quần mình rồi hỏi vợ: “Em còn bạc nhỏ không?”. Người vợ nói: ”Còn mấy tờ 50 ngàn, định để đóng tiền sinh hoạt cho con”. Người chồng nói: “Kệ, biếu nhà sư đi rồi về nhà anh đưa lại cho em”. Người vợ có vẻ lưỡng lự, sau đó lấy ra một tờ 50 ngàn đồng, bước xuống xe, đứng đợi. “Nhà sư” đi tới, chị bỏ vào bình bát của nhà sư rôi chắp hai tay khẽ vái. “Nhà sư” vẫn nhìn xuống đất, coi như không thấy gì hết.
Trong khi đi khất thực, các nhà sư luôn luôn nhìn xuống và bước từng bước thật chậm, gót chân đặt xuống trước, sau đó mới tới bàn chân, hơi ngừng một chút rồi mới bước tiếp, không giống với cách đi của người bình thường. Khi tiền hay thức ăn đã đầy bình bát, họ dừng lại, lấy bỏ vào chiếc túi vải cũng màu vàng đeo từ trên vai xuống ngang hông. Cũng có nhà sư không nhận đồ ăn hoặc trái cây, chỉ nhận tiền mà thôi, lúc ấy họ dùng một bàn tay che miệng bình bát.
Trở lại câu chuyện “nhà sư” không hiểu là nam hay nữ khất thực trước cửa quán bún thịt nướng ở Bình Chuẩn. Khi phát hiện mình vô tình “chạm trán” với các phóng viên và bị họ giương máy lên định chụp hình, ‘nhà sư” vội vàng che mặt, đi nhanh ra đường, trèo qua giải phân cách, sang phía bên kia, đi thẳng tới trạm xe buýt. Một chiếc buýt đi tới, ngừng lại giây lát, “ngài” vội vàng lên xe không cần biết là xe số bao nhiêu, đi đâu, cái cần thiết là phải mau mau tránh các nhà báo.
Tại sao các nhà sư đi khất thực lại tránh phóng viên? Bởi vì, theo thông
báo của Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, những người mặc áo cà sa, tay
bưng bình bát, đi khất thực ở tỉnh này đều là “sư giả” từ các nơi khác
đến chứ Tỉnh hội đã có thông cáo không cho các nhà sư “chính hiệu” trong
tỉnh đi khất thực. Một nhà sư “chính gốc” cho biết: “Chúng tôi được
lệnh không đi khất thực, bởi vậy cho nên những người mặc áo cà sa, tay
bưng bình bát khất thực ngoài đường đều là sư giả. Nếu gặp, đồng bào nên
báo công an để mời các “nhà sư” này về đồn làm việc”.
Nghề ”hot” trong dịp Tết
Nghề giả làm sư đã xuất hiện cả chục năm nay ở Sài Gòn. Ban đầu, các ‘sư giả xuất hiện dày đặc ở quận 5 (Chợ Lớn), nơi có nhiều người theo đạo Phật sinh sống. Do thấy nghề giả sư làm ăn khấm khá nên hàng trăm hàng ngàn kẻ lười lao động kéo nhau từ nhiều tỉnh thành vào Sài Gòn theo “nghề”. Ở khu vực phường Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức, có khi quy tụ hàng trăm sư giả đến trú ngụ. Có dịp vào buổi trưa, khi đi qua những dãy phòng trọ của các sư giả, người ta thấy các bờ rào phơi vàng rực màu áo nhà chùa. Trong nhà trọ thì những kẻ đầu cạo trọc thản nhiên nhậu nhẹt, chửi thề. Sau này, báo chí vào cuộc, vạch mặt các sư giả. Một số những vị chức sắc cao cấp trong Thành hội Phật giáo Sài Gòn nhiều lần viết trên báo, khẳng định sắc áo nhà chùa đang bị nhiều người lợi dụng làm hoen ố. Một thông báo được ban bố, theo đó tất cả các nhà sư chân chính tạm dừng việc khất thực để xã hội dễ dàng phân biệt thật giả.
Vài năm trở lại đây, nhiều người dân Sài Gòn do đọc báo, xem tin tức trên đài truyền hình, biết được nạn sư giả đang hoành hành nên không cho tiền, bởi vì họ biết những ai đi khất thực ngoài đường đều là “sư giả” chứ “sư thật” đã được lệnh không đi khất thực.
Có lẽ do dân chúng Sài Gòn ngày càng hiểu biết hơn, không cho tiền
nên các sư giả quay sang “tấn công” những khu có nhiều công nhân như ở
Bình Dương chẳng hạn. Công nhân suốt ngày làm việc trong nhà máy, không
có thời gian theo dõi báo chí hoặc tin tức trên đài truyền hình nên thấy
áo cà sa nhà chùa là cung kính, muốn giúp đỡ.
Các phóng viên ghi hình được cảnh tượng một sư giả, sau khi đi khất thực
trông rất khổ hạnh, bèn ghé vào một tiệm phở xơi ngay một tô phở tái to
lớn. Vị này không quan tâm tới ánh mắt của các thực khách chung quanh
đang nhìn mình với vẻ ngạc nhiên.
II. Rượu giả
”Bí quyết” của ông chủ lô rượu Chivas 38
Những ngày cuối năm âm lịch, các cơ quan cảnh sát liên tục tổ chức những
đợt truy quét, kiểm tra các cơ sở phân phối rượu có dấu hiệu khả nghi.
Qua đó, họ phát hiện có tới gần 2/3 các tiệm này chứa rượu giả hoặc rượu
không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Theo thông tin các phóng viên nhận được, đợt truy quét gần đây nhất trên địa bàn quận 1, quận Tân Phú và quận 6, Sài Gòn, vào ngày 29/1/2016 tức 20 tháng Chạp âm lịch, phòng Cảnh sát điều tra về quản lý kinh tế (tức PC46), khám xét công ty Đại Thiên Việt trụ sở tại quận 6 SG và Công ty Thế Giới Trẻ (đường Lý Tuệ, quận Tân Phú SG), đã phát hiện tại mỗi công ty nói trên gần 2.000 chai rượu giả. Một cảnh sát trong ban điều tra cho biết, các cửa hàng rượu của hai công ty này có chứa những chai rượu in các nhãn hiệu nổi tiếng như Chivas, Dewars, Ballantines, Blue… Trong lúc kiểm tra, chủ của hai công ty nói trên không xuất trình được hóa đơn hoặc chứng từ về nguồn gốc của các chai rượu.
Trước đó, chiều ngày 22/1/2016, phòng Cảnh sát điều tra về quản lý kinh
tế PC46 đã kết hợp vói công an Quận 2 tạm giữ Phạm Thanh Phong (36 tuổi,
ngụ tại quận 2) khi Phong đang đi giao rượu cho các đại lý. Theo các
trinh sát, phải mất một thời gian khà dài “nằm vùng”, theo dõi động tĩnh
của Phong mới xác định được hành vi sản xuất và tiêu thụ rượu giả của
Phong. Ngày 22/1/2016, trong lúc Phong đang chở 4 thùng rượu mang nhãn
hiệu Chivas 38, tem in sản xuất tại nước ngoài thì bị Công an chặn xe,
đọc lệnh kiểm tra. Ban đầu Phong nói quanh co, cho rằng đây là rượu của
người thân nhờ bán giùm. Tuy nhiên, khi công an dẫn về nơi cư trú của
Phong để khám xét thì phát hiện rất nhiều vỏ chai rượu với các nhãn mác,
tem giả và hộp đựng in ấn rất đẹp, giống như xuất xứ từ nước ngoài.
Điều đáng nói, tại nhà Phong còn có cả các dụng cụ dùng để lấy rượu
chính gốc trong các chai ra để pha trộn làm rượu giả.
Một công an thuộc PC46 cho biết: ”Tại cơ sở làm rượu giả nói trên, chúng tôi thấy các dụng cụ và quy trình pha rượu giả của Phong rất đơn giản. Khi điều tra, Phong thừa nhận rằng mua các vỏ chai “origin” này từ một số cửa hàng bán vỏ chai trên đường Võ Thị Sáu quận 3, sau đó pha rượu với công thức bí mật. Để có thể qua mặt được người tiêu thụ, Phong cho dán những mác, tem giả in ấn cao cấp giống hệt như thật”.
Cũng theo lời kể của nhân viên điều tra nói trên, cách thức làm rượu giả của Phong như sau: .
Phong mua rượu Rémy Martin thật với giá 800.000 đồng/chai tại các siêu
thị. Sau đó, hắn lấy rượu ra, pha lẫn với nước, cồn (alcool) và các
hương liệu để làm thành rượu Chivas 38 giả. Giá thành của một chai
Chivas 38 giả do Phong pha chế từ rượu Rémy Mattin chỉ vào khoảng
600.000 đến 800.000 đồng/chai. Nhưng khi phân phối ra thị trường thì hắn
bán với giá 7 triệu đồng/chai, tức rượu giả của Phong một vốn gần…10
lời! Các đại lý sẽ bán ra với giá 13 triệu đồng/chai. Như vậy, Phong bỏ
mối “rẻ” gần một nửa, còn các đại lý bán ra với giá gần một gấp đôi, nên
Phong có nhiều mối bán.
Qua điều tra, Phong khai nhận rằng, rượu được làm giả, sau đó hắn đích thấn đi giao cho các mối quen tại Bến xe Miền Đông và Bến xe Miền Tây, các mối quen này sẽ đưa đi các tỉnh. Thị trường của Phong phủ khắp cả nước, ở đâu có nhu cầu thì Phong sẵn sàng cung ứng.
III. Giả ăn mày và người đau đớn, bại liệt
Chiêu giả ăn mày hoặc đau đớn, bại liệt cũng được nhiều người áp dụng.
Ví dụ tại trước cửa nhà thờ Chí Hòa (số 149 đường Bành Văn Trân, phường
7, quận Tân Bình) luôn luôn có một phụ nữ trạc độ 30 tuổi, tay bồng đứa
con nhỏ chừng 2 tuổi, miệng rên la, bên cạnh là một đứa con lớn hơn, làm
bộ mệt mỏi, gục đầu trông rất đáng thương. Họ được khá nhiều người cho
tiền. Nhưng thực ra chị ta là người chỉ huy một nhóm trẻ chuyên đi ăn
xin tại khu vực nhà thờ. Riêng tại trước cửa nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế
cũng có những người ngồi như vậy nhưng Cha nhắc các giáo hữu rằng đừng
cho tiền, họ không phải ăn mày “thật” đâu mà là những người lười biếng,
thích đi ăn xin để tiêu xài.
Còn ngoài Hà Nội, ở ngã tư Tôn Đức Thắng-Cát Linh, đoạn gần cổng Văn
Miếu Quốc Tử Giám, có một thanh niên khoảng 30 tuổi, ăn mặc rách rưới,
mặt mũi hốc hác, hai chân lở loét. Cứ hễ khi ngã tư bật đèn đỏ, các xe
ngừng lại thì hắn tập tễnh bước ra xin tiền. Nhưng đến chiều tối, hắn
trở về nhà trọ, tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc bảnh bao rồi xách chiếc xe tay
ga thứ xịn đi nhậu. Ngày mai hắn lại mặc bộ đồ rách rưới, cải trang cho
cái chân trông giống lở loét và tập tễnh đến chỗ cũ…hành nghề. Những
ngày rằm, mùng một thì gã di chuyển tới chùa Quán Sứ (thuộc quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội) để “tăng thêm thu nhập”. Người ta đồn rằng hắn còn có một
ngôi nhà hai tầng nằm trên phố Phan Văn Trị (thuộc quận Đống Đa, Hà
Nội), mỗi tháng cho thuê mười mấy triệu đồng.
Đoàn Dự
http://thoibao.com/nhung-chuyen-gia-o-trong-nuoc/