Hình Ảnh & Sự Kiện

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới

Lịch sử loài người chứng kiến không ít những cuộc chiến tranh vì những lý do ngớ ngẩn và phi lý nhưng để lại hậu quả thực sự tàn khốc.

 

Lịch sử loài người chứng kiến không ít những cuộc chiến tranh vì những lý do ngớ ngẩn và phi lý nhưng để lại hậu quả thực sự tàn khốc.

Trong lịch sử loài người, chúng ta đã chứng kiến hàng ngàn cuộc chiến tranh nổ ra trên khắp thế giới vì nhiều lý do và mục đích khác nhau. Vị tướng nổi tiếng William Tecuseh Sherman của phe Liên bang Miền Bắc trong cuộc nội chiến Mỹ, vị “tướng lĩnh đầu tiên của nền quân sự hiện đại” đã từng thốt lên: “Chiến tranh là địa ngục.”

Quả thật, ngoài những cuộc chiến tranh chính nghĩa vì mục đích cao cả, trong lịch sử loài người không thiếu những cuộc chiến tranh phi lý với những lý do vô cùng ngớ ngẩn và nực cười, nhưng hậu quả mà chúng để lại thì vô cùng khủng khiếp.

Hiện nay, trong bối cảnh thế giới vẫn đang chứng kiến những cuộc chiến tranh đẫm máu nổ ra ở nhiều nơi và nguy cơ nổ ra chiến tranh vẫn còn hiển hiện ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở châu Á-Thái Bình Dương, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc những cuộc chiến tranh phi lý và ngớ ngẩn nhất trong lịch sử loài người, để chúng ta hiểu thêm về bản chất tàn bạo và vô nghĩa của chiến tranh.

1. Cuộc chiến chiếc ghế vàng (1900)

Một cuộc chiến mang lại đau thương cho cả một dân tộc và cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người chỉ vì ý muốn ngông cuồng của một viên Thủ hiến.

Cuộc chiến bùng nổ như thế nào?

Vào cuối thế kỷ 19, người dân vương quốc Ashanti ở bờ biển phía tây châu Phi (nước Ghana hiện nay) thờ phụng một chiếc ghế bằng vàng. Chiếc ghế này được họ coi là một thánh vật, là nơi trú ngụ của quyền lực thủ lĩnh và còn là vật thiêng tượng trưng cho linh hồn của vương quốc Ashanti cũng như linh hồn của tất cả những người đã chết, những người đang sống và cả những người chưa ra đời ở vương quốc này.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 1) - 1

Lễ rước chiếc ghế vàng của người Ashanti

Năm 1896, thực dân Anh đổ bộ và xâm chiếm vương quốc này, đánh bại đạo quân tinh nhuệ của vua Ashanti, sau đó đày ông này tới hòn đảo Seychelles xa xôi, khiến người dân Ashanti rơi vào tình trạng “rắn mất đầu”.

Ngài Frederick Hodgson, viên Thủ hiến đầy quyền lực của Anh đã tới vùng đất này để giúp người dân ở đây “khai sáng văn minh” theo cách mà người da trắng luôn muốn làm với người dân các nước thuộc địa.

Đến tháng 3/1900, ông Hodgson đến thủ đô Ashanti và tuyên bố với người dân ở đây rằng vì toàn bộ vương quốc này đều được đặt dưới sự trị vì của Nữ hoàng Anh thế nên ông ta yêu cầu người dân trao lại cho mình chiếc ghế vàng này để ông ta có thể ngồi lên đó.

Những người dân Ashanti có mặt tại đây sững sờ im lặng trước yêu cầu kỳ dị mang tính miệt thị này của vị Thủ hiến đối với truyền thống và di sản của mình, thế nên sau khi bài diễn văn của Hodgson kết thúc, họ đồng loạt lao về nhà và lôi ra bất cứ thứ vũ khí nào mà họ tìm thấy. Và thế là Cuộc chiến Chiếc Ghế Vàng nổ ra.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Thủ hiến Hodgson điều một vài đơn vị lính đến canh giữ chiếc ghế vàng này, và khi đến nơi, họ vô cùng ngạc nhiên khi phải hứng chịu đợt tấn công mãnh liệt của một đội quân do bà Yaa Asantewaa (mẹ của vị vua bị lưu đày) chỉ huy.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 1) - 2

Tượng đài của bà Yaa Asantewaa tại Ghana ngày nay

Đội hình lính Anh này gần như bị xóa sổ hoàn toàn, những người sống sót tìm mọi cách quay trở về doanh trại ở Kumasi và cố gắng cầm cự trong một pháo đài nhỏ. Bà Yaa Asantewaa đã dẫn đội quân của mình đến bao vây pháo đài này trong suốt 3 tháng rưỡi với lực lượng lên tới 12.000 người. Quân Anh chui rúc trong pháo đài chật hẹp trong hoàn cảnh rất khốn khổ và chờ đợi cứu viện trong tuyệt vọng.

Cuối cùng lực lượng cứu viện gồm vài ngàn quân dưới sự chỉ huy của thiếu tá James Willcocks và một số vũ khí hiện đại đã đến nơi và xuyên thủng vòng vây của quân Ashanti. Cuối cùng họ cũng đánh bại được lực lượng nổi dậy vào ngày 14/7/1900 và giải vây cho pháo đài. Lực lượng bị vây hãm bên trong pháo đài được giải cứu trong tình trạng cạn kiệt thực phẩm và đạn dược.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 1) - 3

Lính Anh tấn công các chiến binh Ashanti

Để trả thù cho sự “hỗn xược” này của người Ashanti, trong những tháng tiếp theo của mùa hè năm đó, Willcocks đã ra lệnh tàn sát nhiều ngôi làng trong vùng, san phẳng các khu dân cư và chiếm đoạt đất đai của người Ashanti.

Ai giành thắng lợi trong cuộc chiến này?

Mặc dù người Ashanti bị thua trên chiến trường với con số thương vong lên tới trên 2000 người, nhưng người Ashanti vẫn tuyên bố rằng họ đã giành được thắng lợi trong cuộc chiến này, bởi một lẽ đơn giản là người Anh đã không bao giờ ngồi lên được chiếc ghế vàng thiêng liêng của họ.

2. Cuộc chiến Cột cờ (1845-1846)

Cuộc chiến tranh quyết liệt giữa quân đội Anh và thổ dân New Zealand, mà mục tiêu của cả cuộc chiến chỉ là một chiếc... cột cờ.

Cuộc chiến nổ ra như thế nào?

Năm 1840, lực lượng viễn chinh của thực dân Anh và các bộ tộc người Maori ở New Zealand ký Hiệp ước Waitangi, và đây được coi là cơ sở pháp lý đầu tiên để người Anh đặt chân đến New Zealand, và ngày nay hiệp ước này vẫn được coi là tài liệu lập nên quốc gia này.

Tuy nhiên các bên tham gia hiệp ước lại có cách hiểu rất khác nhau về văn bản này. Người Maori tin rằng hiệp ước này sẽ đảm bảo cho họ tiếp tục được sở hữu đất đai và gìn giữ các phong tục tập quán cổ xưa của mình. Trong khi đó, người Anh lại cho rằng hiệp ước này đã mở ra cánh cửa để họ có thể ồ ạt di cư đến miền đất mới này. Ngày 21/5/1840, New Zealand chính thức được sáp nhập vào Vương quốc Anh, và sau đó họ chuyển thủ đô đến Auckland, cách thủ phủ cũ Waitangi khoảng 200 km.

Tuy nhiên thủ lĩnh Hone Heke, một trong những người đầu tiên ký Hiệp ước này lại ngày càng tức giận với cách người Anh thực thi những điều mà họ đã ký. Ông phản đối việc dời thủ đô đến Aukland cũng như việc viên Toàn quyền Anh đặt ra những loại thuế phí phi lý tại Kororareka khiến số lượng tàu đánh bắt cá voi ghé thăm vùng đất này sụt giảm thê thảm.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 1) - 4

Thị trấn Kororareka, nơi nổ ra Cuộc chiến Cột cờ

Sau khi người Anh di cư ồ ạt vào đây, Kororareka từ một vùng đất thanh bình trở thành một nơi đầy rẫy tệ nạn với các nhà thổ mọc lên như nấm sau mưa, các quán rượu và sòng bạc xuất hiện dày đặc với những kẻ bợm rượu suốt ngày đánh cãi nhau. Người Anh cũng cho dựng lên trong thị trấn này một cột cờ lớn và treo cờ Anh như một biểu tượng cho chủ quyền của mình.

Không thể nhẫn nhịn thêm được nữa, Hone Heke dẫn đầu đội quân thổ dân của mình tràn vào thị trấn và đốn hạ cột cờ này với ngụ ý rằng họ sẽ không bao giờ chấp nhận sự cai trị của người Anh cũng như sự hiện diện của cột cờ ở đó. Và thế là cuộc chiến Cột cờ nổ ra.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Ngay lập tức, Anh điều tàu chiến Sydney với 160 sĩ quan và binh lính thuộc Trung đoàn 99 từ New South Wales ở Úc tới Vịnh Quần đảo. Sau đó Toàn quyền Fitz Roy cùng với một bộ phận của Trung đoàn 96 cũng tới khu vực này trên tàu chiến HMS Hazard. Sau màn phô trương lực lượng này, Toàn quyền Fitz Roy đạt được thỏa thuận với các bộ tộc ở đây là sẽ dựng lại cột cờ của Anh tại Kororareka.

Tuy nhiên Hone Heke không tham gia hội nghị đàm phán này, và ngay sau khi quân Anh rút về Sydney và một cột cờ mới được dựng lên, vị thủ lĩnh này quyết định sẽ tiếp tục thách thức người Anh bằng cách đốn hạ nó một lần nữa.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 1) - 5

Hone Heke đích thân đốn hạ cột cờ của người Anh

Tháng 1/1845, Heke đích thân chặt đổ cột cờ Anh ở thị trấn Kororareka. Người Anh tức tối cử một phân đội gồm 30 lính thuộc Trung đoàn 96 tới đây và dựng lại cột cờ và gia cố thêm bằng các đai sắt, đồng thời xây dựng một bốt gác ngay cạnh cột cờ. Thế nhưng ngay sáng hôm sau, họ ngỡ ngàng nhận ra rằng cột cờ này đã bị đốn hạ lần thứ ba. Toàn quyền Fitz Roy lập tức cử quân tăng viện đến để bảo vệ cột cờ này.

Lực lượng tăng viện làm việc cật lực để xây dựng một tòa nhà kiên cố bên cạnh làm chốt bảo vệ cho lực lượng gồm 20 lính canh. Sau đó họ mua một chiếc cột buồm của một thuyền buôn trong cảng và dựng lên cột cờ thứ tư. Một lực lượng hùng hậu gồm 200 lính được huy động để bảo vệ cột cờ mới này.

Ở Anh, Hạ viện đã quyết định rằng Heke và các chiến binh của ông ta không được quyền đốn hạ cột cờ và phải ở yên trong lãnh thổ của họ, bởi vậy hành động của vị thủ lĩnh này cần phải bị trừng phạt. Khi các nhà truyền giáo thông báo điều này với Heke, ông không hề tỏ ra quan tâm và tiếp tục vạch ra một kế hoạch khác.

Ngày 11/3/1845, khoảng 600 chiến binh Maori trang bị súng trường, súng hai nòng và rìu tấn công vào thị trấn Kororareka. Các chiến binh của Hone Heke đã tấn công trạm gác, giết sạch lính canh và đốn hạ cột cờ này lần thứ tư. Sau đó họ đốt gần như toàn bộ nhà cửa trong thị trấn này, khiến cư dân thị trấn hốt hoảng sơ tán xuống tàu Hazard đang neo đậu trong cảng.

Sau vụ việc chấn động này, chính quyền thực dân hối hả điều động binh sĩ từ 3 trung đoàn cùng nhiều tàu chiến trang bị đại bác và bắn đầu bắn phá các làng mạc của thổ dân ở Vịnh Quần đảo. Các chiến binh thổ dân cố thủ trong các chiến lũy bằng gỗ và kiên cường chống trả các cuộc tấn công của quân Anh.

Ai giành thắng lợi trong cuộc chiến này?

Cuộc chiến đẫm máu này kéo dài suốt 10 tháng trời với những cuộc giao tranh quyết liệt giữa các chiến binh của Heke và lực lượng quân đội thực dân Anh. Quân Anh tìm mọi cách để dập tắt cuộc nổi loạn của Heke, tuy nhiên chiến sự vẫn giằng co và không thể phân định được thắng thua. Thiệt hại về người của quân Anh là 82 lính thiệt mạng và 164 lính bị thương, trong khi Heke chỉ mất 60 chiến binh và 80 người khác bị thương.

Đến đầu năm 1846, hai bên nhất trí ngừng bắn và chính thức chấm dứt Cuộc chiến Cột cờ. Sau cuộc chiến này, mặc dù người Anh vẫn kiểm soát phần lớn lãnh thổ ở New Zealand, song họ không bao giờ dám dựng bất cứ một cột cờ nào khác ở khu vực này.

Có những trận chiến nổ ra gây thương vong nặng nề vì thói rượu chè bê tha của những người lính kỵ binh, hay chỉ vì cái chết của một con lợn.

Trong lịch sử loài người, chúng ta đã chứng kiến hàng ngàn cuộc chiến tranh nổ ra trên khắp thế giới vì nhiều lý do và mục đích khác nhau. Vị tướng nổi tiếng William Tecuseh Sherman của phe Liên bang Miền Bắc trong cuộc nội chiến Mỹ, vị “tướng lĩnh đầu tiên của nền quân sự hiện đại” đã từng thốt lên: “Chiến tranh là địa ngục.”

Quả thật, ngoài những cuộc chiến tranh chính nghĩa vì mục đích cao cả, trong lịch sử loài người không thiếu những cuộc chiến tranh phi lý với những lý do vô cùng ngớ ngẩn và nực cười, nhưng hậu quả mà chúng để lại thì vô cùng khủng khiếp.

Ở kỳ trước, chúng tôi đã giới thiệu với bạn đọc 2 trong số những cuộc chiến tranh được coi là phi lý và ngớ ngẩn nhất trong lịch sử loài người, và trong kỳ 2 này, chúng tôi tiếp tục đề cập đến những cuộc chiến tranh bi hài không kém.

3. Cuộc chiến Karansebes (1788)

Một cuộc chiến nổ ra bất ngờ giữa một đạo quân khổng lồ và kẻ thù tưởng tượng, gây ra thương vong khủng khiếp, xuất phát từ thói rượu chè của những người lính kỵ binh.

Cuộc chiến bắt đầu như thế nào?

Năm 1788, đế quốc Áo phát động chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Áo với khoảng 100.000 quân tiến xuống thị trấn Karansebes (thị trấn Caransebes thuộc Rumani ngày nay) để chiến đấu với lực lượng của quân Thổ đang áp sát.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 2) - 1

100.000 quân Áo trên đường hành quân tìm diệt quân Thổ

Sau khi đội quân chủ lực hạ trại nghỉ qua đêm ở thị trấn Karansebes, lực lượng tiên phong của quân Áo gồm các kỵ binh nhẹ vượt sông Timis gần đó để thực hiện nhiệm vụ trinh sát nhằm phát hiện sự hiện diện của quân Thổ.

Trong quá trình trinh sát, đội kỵ binh này không phát hiện bất cứ bóng dáng quân Thổ nào, tuy nhiên họ bắt gặp một đoàn người du mục và những người lính mệt mỏi này quyết định mua rượu của dân du mục để chè chén với nhau.

Một lúc sau, một đơn vị bộ binh cũng vượt sông và nhìn thấy đội kỵ binh đang túy lúy với nhau. Những người lính bộ binh này xin được nhập tiệc, song đội kỵ binh khăng khăng không chịu, và họ nảy ra một ý tưởng là dựng lên một chiến lũy tạm thời bằng các thùng rượu ngăn cách họ với lính bộ binh. Một cuộc tranh cãi kịch liệt nổ ra, và đột nhiên một người lính nổ súng.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Ngay lập tức, đội kỵ binh và nhóm bộ binh nổ súng loạn xạ và quyết ăn thua đủ với nhau. Trong lúc hỗn loạn, một số lính bộ binh chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao bắt đầu kêu lên “Quân Thổ! Quân Thổ!” Nghe thấy thế, đội kỵ binh hoảng hốt bỏ chạy vào bóng đêm và nghĩ rằng một đạo quân khổng lồ của Thổ Nhĩ Kỳ đang áp sát để tấn công họ.

Đơn vị bộ binh gồm những người lính đến từ Ý, vùng Balkan, Áo và nhiều dân tộc thiểu số khác vốn không hiểu được ngôn ngữ của nhau cũng bắt đầu bỏ chạy. Vì không biết ai đã đưa ra cảnh báo sai về quân Thổ nên họ cứ chạy bừa và không nói lại với những người khác, khiến cả đơn vị tán loạn như ong vỡ tổ.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 2) - 2

Bộ binh lao vào bắn nhau điên cuồng khi tưởng quân Thổ tấn công

Tình hình càng tệ hại hơn khi các sĩ quan chỉ huy trong một nỗ lực kiểm soát tình hình đã hét to “Halt! Halt!” (Dừng lại, Dừng lại), thế nhưng các binh sĩ thuộc quyền không biết tiếng Đức thì lại cứ đinh ninh đấy là tiếng thét “Allah! Allah!” của quân Thổ theo đạo Hồi.

Về phần đội kỵ binh, khi họ hốt hoảng tháo chạy về trại, một viên chỉ huy lực lượng tuần phòng tại doanh trại lại cho rằng đó là lực lượng kỵ binh của quân Thổ đang tấn công, thế là ông ta ra lệnh cho lực lượng pháo binh khai hỏa. Khi tiếng đại bác vang lên, cả doanh trại bừng tỉnh, và thay vì bình tĩnh xem xét xem chuyện gì đang xảy ra, họ thi nhau bỏ chạy tán loạn và nổ súng điên cuồng về mọi hướng.

Các binh sĩ trong cơn hoảng loạn vớ lấy súng và bắn vào bất cứ bóng dáng nào mà họ nhìn thấy trong doanh trại với ý nghĩ rằng quân Thổ đang tràn ngập. Tình hình càng lúc càng trở nên hỗn loạn và căng thẳng trong doanh trại của quân Áo.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 2) - 3

Quân Áo gánh chịu thương vong nặng nề trước kẻ thù tưởng tượng

Tình hình chỉ lắng dịu khi quân Áo nhận được lệnh rút lui toàn diện trước kẻ thù tưởng tượng, và trong khi vội vàng rút chạy, tổng tư lệnh của quân Áo là Joseph II Đại đế đã bị ngã từ trên lưng ngựa xuống một khe suối.

Ai giành thắng lợi trong cuộc chiến?

Kẻ giành thắng lợi thực sự trong cuộc chiến này chính là sự ngu ngốc. Hai ngày sau đó, khi quân Thổ kéo đến thị trấn này, họ chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng với gần 10.000 lính Áo chết và bị thương nằm la liệt trên cánh đồng. Quân Thổ đã chiếm được thị trấn Karansebes và hình thành thế bao vây cả khu vực rộng lớn ở đây mà không phải nổ một phát súng nào.

4.Cuộc chiến Con lợn (1859)

Sau khi nước Mỹ giành độc lập từ cuộc cách mạng năm 1776, mối quan hệ giữa Mỹ và Anh đã trở nên căng thẳng trong suốt một thế kỷ sau đó. Vào năm 1859, giữa 2 nước suýt nữa đã nổ ra một cuộc chiến tranh tổng lực chỉ vì... một con lợn rất đỗi tầm thường.

Cuộc chiến nổ ra như thế nào?

Năm 1846, Mỹ và Anh ký Hiệp ước Oregon nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại Oregon bằng cách phân chia phần lãnh thổ Oregon/Hạt Columbia (bang Washington ngày nay) giữa Mỹ và Anh “dọc vĩ tuyến 49 ở chính giữa eo biển đi từ đảo Vancouver tới eo Juan de Fuca và ra Thái Bình Dương”.

Tuy nhiên vì thời đó bản đồ mô tả khu vực này còn rất hiếm hoi và thiếu chính xác nên 2 bên lại có 2 cách hiểu khác nhau về phần chính giữa của eo biển này, đó chính là một con lạch mang tên Haro ở phía tây đảo San Juan và một con lạch mang tên Rosario ở phía đông đối diện hòn đảo này. Kết quả là hai bên đều không biết đích xác biên giới nằm chỗ nào, và hòn đảo San Juan ở chính giữa hai con lạch này trở thành mục tiêu tranh chấp.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 2) - 4

Bản đồ minh họa tranh chấp biên giới giữa Anh và Mỹ

Tuy nhiên cuộc tranh chấp này vẫn chỉ diễn ra ngấm ngầm trong nhiều năm trời mà không có vấn đề gì xảy ra, cho đến ngày một con lợn xuất hiện và khiến hai nước suýt rơi vào một cuộc chiến tàn khốc.

Vào thời điểm đó, công ty Hudson Bay của Anh đã cho người đến khai thác hòn đảo San Juan và biến hòn đảo thành một trang trại nuôi cừu khổng lồ nhằm phục vụ cho mục đích tuyên bố chủ quyền của mình.

Thế rồi sau đó, vào năm 1859, khoảng 25 người Mỹ tìm đến vùng đất trên hòn đảo mà họ vẫn cho rằng là của họ, và đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy cả một bầy cừu tung tăng gặm cỏ ở đó cùng với những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người Anh đã đến đây định cư.

Người Mỹ cũng không chịu kém cạnh, và họ quyết định dựng nhà định cư tại đây, khai phá dất đai, lập nên nông trại, vườn tược. Cư dân hai nước sinh sống trên hòn đảo này luôn dè chừng nhau với đôi mắt nghi ngờ và thù địch.

Dù không ưa gì nhau, song người Anh và người Mỹ vẫn chung sống hòa bình với nhau trên hòn đảo tranh chấp này, cho đến một ngày…

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Ngày 15/6/1859, một người Mỹ tên là Lyman Cutlar phát hiện một con lợn đã phá hàng rào và đang dũi đất trong khu vườn của mình nên tức tối vác súng ra bắn chết nó. Tuy nhiên con lợn đó hóa ra là của Charles Griffin, một nhân viên của công ty Hudson Bay, người chuyên nuôi và thả rông lợn để chúng tự đi kiếm ăn khắp đảo.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 2) - 5

Mỹ và Anh suýt nổ ra chiến tranh chỉ vì một con lợn (Ảnh minh họa)

Cutlar đề nghị bồi thường cho Griffin 10 USD vì đã bắn chết con lợn, tuy nhiên Griffin lại đòi 100 USD. Thấy đòi hỏi của Griffin quá cao, Cutler tuyên bố rằng con lợn kia đáng lẽ không được phá rào vào đất của anh ta để ăn khoai tây. Còn Griffin thì trả đũa bằng cách tuyên bố: “Anh mới là người phải để khoai tây tránh xa con lợn của tôi.”

Tranh cãi nổ ra quyết liệt và đến tai nhà chức trách Anh ở trên đảo. Lính Anh lập tức tới đòi bắt giữ Cutlar, và anh này gọi cứu viện từ lực lượng quân đội Mỹ. Nhận được lời cầu cứu, viên tướng hiếu chiến tên là William Harney của quân đội Mỹ đã đáp lại bằng cách cử một đại đội 66 lính Mỹ thuộc Trung đoàn bộ binh số chín tới đảo để giải cứu công dân của mình.

Sợ mất quyền kiểm soát hòn đảo, viên thống đốc Anh ở British Columbia cũng ra lệnh cho 2 tàu chiến tới áp sát đảo San Juan để đối chọi lại với lính Mỹ.

Đến ngày 10/8 năm đó, tổng cộng 461 lính Mỹ cùng 14 khẩu đại bác đã được triển khai tới cắm chốt trên đảo San Juan để chống lại 5 tàu chiến cùng với 2.140 lính thủy của Anh. Chẳng ai có thể nghĩ rằng một con lợn chết của người Anh lại có thể gây ra tình hình căng thẳng và có thể bùng nổ thành một cuộc chiến tranh quy mô lớn như thế này.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 2) - 6

Tàu chiến Anh neo đậu sẵn sàng nã pháo lên đảo bất cứ lúc nào

Sau một thời gian gầm ghè nhau, quân Anh được lệnh tràn lên hòn đảo này và quét sạch toàn bộ lực lượng chiếm đóng của Mỹ. Viên đại úy George Pickett chỉ huy lực lượng đồn trú của quân đội Mỹ trên đảo thể hiện quyết tâm tử thủ bằng tuyên bố: “Chúng tôi sẽ biến hòn đảo này thành một Đồi Bunker thứ hai.” Nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh toàn diện là rất lớn.

Tuy nhiên, đúng lúc này những cái đầu lạnh đã thắng. Các sĩ quan hải quân Anh từ chối không tuân theo lệnh đưa Thủy quân lục chiến Hoàng gia đổ bộ lên đảo nhằm tránh một cuộc đối đầu.

Về phần mình, chính phủ Mỹ lo ngại rằng những hành động của một nông dân giận dữ có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh nên đã cử tướng Winfield Scott, Tham mưu trưởng Quân đội Mỹ tới để làm dịu tình hình. Sau khi xem xét tình hình, cả hai bên đều rút lại mệnh lệnh và yêu cầu binh sĩ tuân thủ chặt chẽ quy định chỉ được nổ súng khi bị tấn công.

Ai giành chiến thắng?

Không ai giành thắng lợi trong cuộc chiến này, vì đến tháng 9 năm đó,Mỹ và Anh quá mệt mỏi với tình trạng đối đầu đã thống nhất cùng quản lý quần đảo, chấm dứt một cuộc đối đầu quân sự mà thương vong duy nhất là một con lợn.

Trong suốt 12 năm sau đó, lực lượng quân sự đồn trú mang tính biểu tượng với khoảng 100 lính của cả 2 bên chung sống hòa bình trên hòn đảo này, thường xuyên tổ chức các cuộc thăm viếng lẫn nhau, thậm chí cùng nhau tổ chức tiệc ngoài trời.

Sau đó, Mỹ và Anh giao quyền phân xử hòn đảo tranh chấp cho một bên thứ ba trung lập: đó là vua Kaiser Wilhelm I của Đức. Rốt cuộc ông này đã quyết định có lợi cho Mỹ, và ngày nay quần đảo này là một phần của bang Washington.

Trí Dũng (Tổng hợp) (Khampha.vn)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới

Lịch sử loài người chứng kiến không ít những cuộc chiến tranh vì những lý do ngớ ngẩn và phi lý nhưng để lại hậu quả thực sự tàn khốc.

 

Lịch sử loài người chứng kiến không ít những cuộc chiến tranh vì những lý do ngớ ngẩn và phi lý nhưng để lại hậu quả thực sự tàn khốc.

Trong lịch sử loài người, chúng ta đã chứng kiến hàng ngàn cuộc chiến tranh nổ ra trên khắp thế giới vì nhiều lý do và mục đích khác nhau. Vị tướng nổi tiếng William Tecuseh Sherman của phe Liên bang Miền Bắc trong cuộc nội chiến Mỹ, vị “tướng lĩnh đầu tiên của nền quân sự hiện đại” đã từng thốt lên: “Chiến tranh là địa ngục.”

Quả thật, ngoài những cuộc chiến tranh chính nghĩa vì mục đích cao cả, trong lịch sử loài người không thiếu những cuộc chiến tranh phi lý với những lý do vô cùng ngớ ngẩn và nực cười, nhưng hậu quả mà chúng để lại thì vô cùng khủng khiếp.

Hiện nay, trong bối cảnh thế giới vẫn đang chứng kiến những cuộc chiến tranh đẫm máu nổ ra ở nhiều nơi và nguy cơ nổ ra chiến tranh vẫn còn hiển hiện ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở châu Á-Thái Bình Dương, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc những cuộc chiến tranh phi lý và ngớ ngẩn nhất trong lịch sử loài người, để chúng ta hiểu thêm về bản chất tàn bạo và vô nghĩa của chiến tranh.

1. Cuộc chiến chiếc ghế vàng (1900)

Một cuộc chiến mang lại đau thương cho cả một dân tộc và cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người chỉ vì ý muốn ngông cuồng của một viên Thủ hiến.

Cuộc chiến bùng nổ như thế nào?

Vào cuối thế kỷ 19, người dân vương quốc Ashanti ở bờ biển phía tây châu Phi (nước Ghana hiện nay) thờ phụng một chiếc ghế bằng vàng. Chiếc ghế này được họ coi là một thánh vật, là nơi trú ngụ của quyền lực thủ lĩnh và còn là vật thiêng tượng trưng cho linh hồn của vương quốc Ashanti cũng như linh hồn của tất cả những người đã chết, những người đang sống và cả những người chưa ra đời ở vương quốc này.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 1) - 1

Lễ rước chiếc ghế vàng của người Ashanti

Năm 1896, thực dân Anh đổ bộ và xâm chiếm vương quốc này, đánh bại đạo quân tinh nhuệ của vua Ashanti, sau đó đày ông này tới hòn đảo Seychelles xa xôi, khiến người dân Ashanti rơi vào tình trạng “rắn mất đầu”.

Ngài Frederick Hodgson, viên Thủ hiến đầy quyền lực của Anh đã tới vùng đất này để giúp người dân ở đây “khai sáng văn minh” theo cách mà người da trắng luôn muốn làm với người dân các nước thuộc địa.

Đến tháng 3/1900, ông Hodgson đến thủ đô Ashanti và tuyên bố với người dân ở đây rằng vì toàn bộ vương quốc này đều được đặt dưới sự trị vì của Nữ hoàng Anh thế nên ông ta yêu cầu người dân trao lại cho mình chiếc ghế vàng này để ông ta có thể ngồi lên đó.

Những người dân Ashanti có mặt tại đây sững sờ im lặng trước yêu cầu kỳ dị mang tính miệt thị này của vị Thủ hiến đối với truyền thống và di sản của mình, thế nên sau khi bài diễn văn của Hodgson kết thúc, họ đồng loạt lao về nhà và lôi ra bất cứ thứ vũ khí nào mà họ tìm thấy. Và thế là Cuộc chiến Chiếc Ghế Vàng nổ ra.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Thủ hiến Hodgson điều một vài đơn vị lính đến canh giữ chiếc ghế vàng này, và khi đến nơi, họ vô cùng ngạc nhiên khi phải hứng chịu đợt tấn công mãnh liệt của một đội quân do bà Yaa Asantewaa (mẹ của vị vua bị lưu đày) chỉ huy.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 1) - 2

Tượng đài của bà Yaa Asantewaa tại Ghana ngày nay

Đội hình lính Anh này gần như bị xóa sổ hoàn toàn, những người sống sót tìm mọi cách quay trở về doanh trại ở Kumasi và cố gắng cầm cự trong một pháo đài nhỏ. Bà Yaa Asantewaa đã dẫn đội quân của mình đến bao vây pháo đài này trong suốt 3 tháng rưỡi với lực lượng lên tới 12.000 người. Quân Anh chui rúc trong pháo đài chật hẹp trong hoàn cảnh rất khốn khổ và chờ đợi cứu viện trong tuyệt vọng.

Cuối cùng lực lượng cứu viện gồm vài ngàn quân dưới sự chỉ huy của thiếu tá James Willcocks và một số vũ khí hiện đại đã đến nơi và xuyên thủng vòng vây của quân Ashanti. Cuối cùng họ cũng đánh bại được lực lượng nổi dậy vào ngày 14/7/1900 và giải vây cho pháo đài. Lực lượng bị vây hãm bên trong pháo đài được giải cứu trong tình trạng cạn kiệt thực phẩm và đạn dược.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 1) - 3

Lính Anh tấn công các chiến binh Ashanti

Để trả thù cho sự “hỗn xược” này của người Ashanti, trong những tháng tiếp theo của mùa hè năm đó, Willcocks đã ra lệnh tàn sát nhiều ngôi làng trong vùng, san phẳng các khu dân cư và chiếm đoạt đất đai của người Ashanti.

Ai giành thắng lợi trong cuộc chiến này?

Mặc dù người Ashanti bị thua trên chiến trường với con số thương vong lên tới trên 2000 người, nhưng người Ashanti vẫn tuyên bố rằng họ đã giành được thắng lợi trong cuộc chiến này, bởi một lẽ đơn giản là người Anh đã không bao giờ ngồi lên được chiếc ghế vàng thiêng liêng của họ.

2. Cuộc chiến Cột cờ (1845-1846)

Cuộc chiến tranh quyết liệt giữa quân đội Anh và thổ dân New Zealand, mà mục tiêu của cả cuộc chiến chỉ là một chiếc... cột cờ.

Cuộc chiến nổ ra như thế nào?

Năm 1840, lực lượng viễn chinh của thực dân Anh và các bộ tộc người Maori ở New Zealand ký Hiệp ước Waitangi, và đây được coi là cơ sở pháp lý đầu tiên để người Anh đặt chân đến New Zealand, và ngày nay hiệp ước này vẫn được coi là tài liệu lập nên quốc gia này.

Tuy nhiên các bên tham gia hiệp ước lại có cách hiểu rất khác nhau về văn bản này. Người Maori tin rằng hiệp ước này sẽ đảm bảo cho họ tiếp tục được sở hữu đất đai và gìn giữ các phong tục tập quán cổ xưa của mình. Trong khi đó, người Anh lại cho rằng hiệp ước này đã mở ra cánh cửa để họ có thể ồ ạt di cư đến miền đất mới này. Ngày 21/5/1840, New Zealand chính thức được sáp nhập vào Vương quốc Anh, và sau đó họ chuyển thủ đô đến Auckland, cách thủ phủ cũ Waitangi khoảng 200 km.

Tuy nhiên thủ lĩnh Hone Heke, một trong những người đầu tiên ký Hiệp ước này lại ngày càng tức giận với cách người Anh thực thi những điều mà họ đã ký. Ông phản đối việc dời thủ đô đến Aukland cũng như việc viên Toàn quyền Anh đặt ra những loại thuế phí phi lý tại Kororareka khiến số lượng tàu đánh bắt cá voi ghé thăm vùng đất này sụt giảm thê thảm.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 1) - 4

Thị trấn Kororareka, nơi nổ ra Cuộc chiến Cột cờ

Sau khi người Anh di cư ồ ạt vào đây, Kororareka từ một vùng đất thanh bình trở thành một nơi đầy rẫy tệ nạn với các nhà thổ mọc lên như nấm sau mưa, các quán rượu và sòng bạc xuất hiện dày đặc với những kẻ bợm rượu suốt ngày đánh cãi nhau. Người Anh cũng cho dựng lên trong thị trấn này một cột cờ lớn và treo cờ Anh như một biểu tượng cho chủ quyền của mình.

Không thể nhẫn nhịn thêm được nữa, Hone Heke dẫn đầu đội quân thổ dân của mình tràn vào thị trấn và đốn hạ cột cờ này với ngụ ý rằng họ sẽ không bao giờ chấp nhận sự cai trị của người Anh cũng như sự hiện diện của cột cờ ở đó. Và thế là cuộc chiến Cột cờ nổ ra.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Ngay lập tức, Anh điều tàu chiến Sydney với 160 sĩ quan và binh lính thuộc Trung đoàn 99 từ New South Wales ở Úc tới Vịnh Quần đảo. Sau đó Toàn quyền Fitz Roy cùng với một bộ phận của Trung đoàn 96 cũng tới khu vực này trên tàu chiến HMS Hazard. Sau màn phô trương lực lượng này, Toàn quyền Fitz Roy đạt được thỏa thuận với các bộ tộc ở đây là sẽ dựng lại cột cờ của Anh tại Kororareka.

Tuy nhiên Hone Heke không tham gia hội nghị đàm phán này, và ngay sau khi quân Anh rút về Sydney và một cột cờ mới được dựng lên, vị thủ lĩnh này quyết định sẽ tiếp tục thách thức người Anh bằng cách đốn hạ nó một lần nữa.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 1) - 5

Hone Heke đích thân đốn hạ cột cờ của người Anh

Tháng 1/1845, Heke đích thân chặt đổ cột cờ Anh ở thị trấn Kororareka. Người Anh tức tối cử một phân đội gồm 30 lính thuộc Trung đoàn 96 tới đây và dựng lại cột cờ và gia cố thêm bằng các đai sắt, đồng thời xây dựng một bốt gác ngay cạnh cột cờ. Thế nhưng ngay sáng hôm sau, họ ngỡ ngàng nhận ra rằng cột cờ này đã bị đốn hạ lần thứ ba. Toàn quyền Fitz Roy lập tức cử quân tăng viện đến để bảo vệ cột cờ này.

Lực lượng tăng viện làm việc cật lực để xây dựng một tòa nhà kiên cố bên cạnh làm chốt bảo vệ cho lực lượng gồm 20 lính canh. Sau đó họ mua một chiếc cột buồm của một thuyền buôn trong cảng và dựng lên cột cờ thứ tư. Một lực lượng hùng hậu gồm 200 lính được huy động để bảo vệ cột cờ mới này.

Ở Anh, Hạ viện đã quyết định rằng Heke và các chiến binh của ông ta không được quyền đốn hạ cột cờ và phải ở yên trong lãnh thổ của họ, bởi vậy hành động của vị thủ lĩnh này cần phải bị trừng phạt. Khi các nhà truyền giáo thông báo điều này với Heke, ông không hề tỏ ra quan tâm và tiếp tục vạch ra một kế hoạch khác.

Ngày 11/3/1845, khoảng 600 chiến binh Maori trang bị súng trường, súng hai nòng và rìu tấn công vào thị trấn Kororareka. Các chiến binh của Hone Heke đã tấn công trạm gác, giết sạch lính canh và đốn hạ cột cờ này lần thứ tư. Sau đó họ đốt gần như toàn bộ nhà cửa trong thị trấn này, khiến cư dân thị trấn hốt hoảng sơ tán xuống tàu Hazard đang neo đậu trong cảng.

Sau vụ việc chấn động này, chính quyền thực dân hối hả điều động binh sĩ từ 3 trung đoàn cùng nhiều tàu chiến trang bị đại bác và bắn đầu bắn phá các làng mạc của thổ dân ở Vịnh Quần đảo. Các chiến binh thổ dân cố thủ trong các chiến lũy bằng gỗ và kiên cường chống trả các cuộc tấn công của quân Anh.

Ai giành thắng lợi trong cuộc chiến này?

Cuộc chiến đẫm máu này kéo dài suốt 10 tháng trời với những cuộc giao tranh quyết liệt giữa các chiến binh của Heke và lực lượng quân đội thực dân Anh. Quân Anh tìm mọi cách để dập tắt cuộc nổi loạn của Heke, tuy nhiên chiến sự vẫn giằng co và không thể phân định được thắng thua. Thiệt hại về người của quân Anh là 82 lính thiệt mạng và 164 lính bị thương, trong khi Heke chỉ mất 60 chiến binh và 80 người khác bị thương.

Đến đầu năm 1846, hai bên nhất trí ngừng bắn và chính thức chấm dứt Cuộc chiến Cột cờ. Sau cuộc chiến này, mặc dù người Anh vẫn kiểm soát phần lớn lãnh thổ ở New Zealand, song họ không bao giờ dám dựng bất cứ một cột cờ nào khác ở khu vực này.

Có những trận chiến nổ ra gây thương vong nặng nề vì thói rượu chè bê tha của những người lính kỵ binh, hay chỉ vì cái chết của một con lợn.

Trong lịch sử loài người, chúng ta đã chứng kiến hàng ngàn cuộc chiến tranh nổ ra trên khắp thế giới vì nhiều lý do và mục đích khác nhau. Vị tướng nổi tiếng William Tecuseh Sherman của phe Liên bang Miền Bắc trong cuộc nội chiến Mỹ, vị “tướng lĩnh đầu tiên của nền quân sự hiện đại” đã từng thốt lên: “Chiến tranh là địa ngục.”

Quả thật, ngoài những cuộc chiến tranh chính nghĩa vì mục đích cao cả, trong lịch sử loài người không thiếu những cuộc chiến tranh phi lý với những lý do vô cùng ngớ ngẩn và nực cười, nhưng hậu quả mà chúng để lại thì vô cùng khủng khiếp.

Ở kỳ trước, chúng tôi đã giới thiệu với bạn đọc 2 trong số những cuộc chiến tranh được coi là phi lý và ngớ ngẩn nhất trong lịch sử loài người, và trong kỳ 2 này, chúng tôi tiếp tục đề cập đến những cuộc chiến tranh bi hài không kém.

3. Cuộc chiến Karansebes (1788)

Một cuộc chiến nổ ra bất ngờ giữa một đạo quân khổng lồ và kẻ thù tưởng tượng, gây ra thương vong khủng khiếp, xuất phát từ thói rượu chè của những người lính kỵ binh.

Cuộc chiến bắt đầu như thế nào?

Năm 1788, đế quốc Áo phát động chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ. Quân đội Áo với khoảng 100.000 quân tiến xuống thị trấn Karansebes (thị trấn Caransebes thuộc Rumani ngày nay) để chiến đấu với lực lượng của quân Thổ đang áp sát.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 2) - 1

100.000 quân Áo trên đường hành quân tìm diệt quân Thổ

Sau khi đội quân chủ lực hạ trại nghỉ qua đêm ở thị trấn Karansebes, lực lượng tiên phong của quân Áo gồm các kỵ binh nhẹ vượt sông Timis gần đó để thực hiện nhiệm vụ trinh sát nhằm phát hiện sự hiện diện của quân Thổ.

Trong quá trình trinh sát, đội kỵ binh này không phát hiện bất cứ bóng dáng quân Thổ nào, tuy nhiên họ bắt gặp một đoàn người du mục và những người lính mệt mỏi này quyết định mua rượu của dân du mục để chè chén với nhau.

Một lúc sau, một đơn vị bộ binh cũng vượt sông và nhìn thấy đội kỵ binh đang túy lúy với nhau. Những người lính bộ binh này xin được nhập tiệc, song đội kỵ binh khăng khăng không chịu, và họ nảy ra một ý tưởng là dựng lên một chiến lũy tạm thời bằng các thùng rượu ngăn cách họ với lính bộ binh. Một cuộc tranh cãi kịch liệt nổ ra, và đột nhiên một người lính nổ súng.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Ngay lập tức, đội kỵ binh và nhóm bộ binh nổ súng loạn xạ và quyết ăn thua đủ với nhau. Trong lúc hỗn loạn, một số lính bộ binh chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao bắt đầu kêu lên “Quân Thổ! Quân Thổ!” Nghe thấy thế, đội kỵ binh hoảng hốt bỏ chạy vào bóng đêm và nghĩ rằng một đạo quân khổng lồ của Thổ Nhĩ Kỳ đang áp sát để tấn công họ.

Đơn vị bộ binh gồm những người lính đến từ Ý, vùng Balkan, Áo và nhiều dân tộc thiểu số khác vốn không hiểu được ngôn ngữ của nhau cũng bắt đầu bỏ chạy. Vì không biết ai đã đưa ra cảnh báo sai về quân Thổ nên họ cứ chạy bừa và không nói lại với những người khác, khiến cả đơn vị tán loạn như ong vỡ tổ.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 2) - 2

Bộ binh lao vào bắn nhau điên cuồng khi tưởng quân Thổ tấn công

Tình hình càng tệ hại hơn khi các sĩ quan chỉ huy trong một nỗ lực kiểm soát tình hình đã hét to “Halt! Halt!” (Dừng lại, Dừng lại), thế nhưng các binh sĩ thuộc quyền không biết tiếng Đức thì lại cứ đinh ninh đấy là tiếng thét “Allah! Allah!” của quân Thổ theo đạo Hồi.

Về phần đội kỵ binh, khi họ hốt hoảng tháo chạy về trại, một viên chỉ huy lực lượng tuần phòng tại doanh trại lại cho rằng đó là lực lượng kỵ binh của quân Thổ đang tấn công, thế là ông ta ra lệnh cho lực lượng pháo binh khai hỏa. Khi tiếng đại bác vang lên, cả doanh trại bừng tỉnh, và thay vì bình tĩnh xem xét xem chuyện gì đang xảy ra, họ thi nhau bỏ chạy tán loạn và nổ súng điên cuồng về mọi hướng.

Các binh sĩ trong cơn hoảng loạn vớ lấy súng và bắn vào bất cứ bóng dáng nào mà họ nhìn thấy trong doanh trại với ý nghĩ rằng quân Thổ đang tràn ngập. Tình hình càng lúc càng trở nên hỗn loạn và căng thẳng trong doanh trại của quân Áo.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 2) - 3

Quân Áo gánh chịu thương vong nặng nề trước kẻ thù tưởng tượng

Tình hình chỉ lắng dịu khi quân Áo nhận được lệnh rút lui toàn diện trước kẻ thù tưởng tượng, và trong khi vội vàng rút chạy, tổng tư lệnh của quân Áo là Joseph II Đại đế đã bị ngã từ trên lưng ngựa xuống một khe suối.

Ai giành thắng lợi trong cuộc chiến?

Kẻ giành thắng lợi thực sự trong cuộc chiến này chính là sự ngu ngốc. Hai ngày sau đó, khi quân Thổ kéo đến thị trấn này, họ chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng với gần 10.000 lính Áo chết và bị thương nằm la liệt trên cánh đồng. Quân Thổ đã chiếm được thị trấn Karansebes và hình thành thế bao vây cả khu vực rộng lớn ở đây mà không phải nổ một phát súng nào.

4.Cuộc chiến Con lợn (1859)

Sau khi nước Mỹ giành độc lập từ cuộc cách mạng năm 1776, mối quan hệ giữa Mỹ và Anh đã trở nên căng thẳng trong suốt một thế kỷ sau đó. Vào năm 1859, giữa 2 nước suýt nữa đã nổ ra một cuộc chiến tranh tổng lực chỉ vì... một con lợn rất đỗi tầm thường.

Cuộc chiến nổ ra như thế nào?

Năm 1846, Mỹ và Anh ký Hiệp ước Oregon nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ tại Oregon bằng cách phân chia phần lãnh thổ Oregon/Hạt Columbia (bang Washington ngày nay) giữa Mỹ và Anh “dọc vĩ tuyến 49 ở chính giữa eo biển đi từ đảo Vancouver tới eo Juan de Fuca và ra Thái Bình Dương”.

Tuy nhiên vì thời đó bản đồ mô tả khu vực này còn rất hiếm hoi và thiếu chính xác nên 2 bên lại có 2 cách hiểu khác nhau về phần chính giữa của eo biển này, đó chính là một con lạch mang tên Haro ở phía tây đảo San Juan và một con lạch mang tên Rosario ở phía đông đối diện hòn đảo này. Kết quả là hai bên đều không biết đích xác biên giới nằm chỗ nào, và hòn đảo San Juan ở chính giữa hai con lạch này trở thành mục tiêu tranh chấp.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 2) - 4

Bản đồ minh họa tranh chấp biên giới giữa Anh và Mỹ

Tuy nhiên cuộc tranh chấp này vẫn chỉ diễn ra ngấm ngầm trong nhiều năm trời mà không có vấn đề gì xảy ra, cho đến ngày một con lợn xuất hiện và khiến hai nước suýt rơi vào một cuộc chiến tàn khốc.

Vào thời điểm đó, công ty Hudson Bay của Anh đã cho người đến khai thác hòn đảo San Juan và biến hòn đảo thành một trang trại nuôi cừu khổng lồ nhằm phục vụ cho mục đích tuyên bố chủ quyền của mình.

Thế rồi sau đó, vào năm 1859, khoảng 25 người Mỹ tìm đến vùng đất trên hòn đảo mà họ vẫn cho rằng là của họ, và đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy cả một bầy cừu tung tăng gặm cỏ ở đó cùng với những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người Anh đã đến đây định cư.

Người Mỹ cũng không chịu kém cạnh, và họ quyết định dựng nhà định cư tại đây, khai phá dất đai, lập nên nông trại, vườn tược. Cư dân hai nước sinh sống trên hòn đảo này luôn dè chừng nhau với đôi mắt nghi ngờ và thù địch.

Dù không ưa gì nhau, song người Anh và người Mỹ vẫn chung sống hòa bình với nhau trên hòn đảo tranh chấp này, cho đến một ngày…

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Ngày 15/6/1859, một người Mỹ tên là Lyman Cutlar phát hiện một con lợn đã phá hàng rào và đang dũi đất trong khu vườn của mình nên tức tối vác súng ra bắn chết nó. Tuy nhiên con lợn đó hóa ra là của Charles Griffin, một nhân viên của công ty Hudson Bay, người chuyên nuôi và thả rông lợn để chúng tự đi kiếm ăn khắp đảo.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 2) - 5

Mỹ và Anh suýt nổ ra chiến tranh chỉ vì một con lợn (Ảnh minh họa)

Cutlar đề nghị bồi thường cho Griffin 10 USD vì đã bắn chết con lợn, tuy nhiên Griffin lại đòi 100 USD. Thấy đòi hỏi của Griffin quá cao, Cutler tuyên bố rằng con lợn kia đáng lẽ không được phá rào vào đất của anh ta để ăn khoai tây. Còn Griffin thì trả đũa bằng cách tuyên bố: “Anh mới là người phải để khoai tây tránh xa con lợn của tôi.”

Tranh cãi nổ ra quyết liệt và đến tai nhà chức trách Anh ở trên đảo. Lính Anh lập tức tới đòi bắt giữ Cutlar, và anh này gọi cứu viện từ lực lượng quân đội Mỹ. Nhận được lời cầu cứu, viên tướng hiếu chiến tên là William Harney của quân đội Mỹ đã đáp lại bằng cách cử một đại đội 66 lính Mỹ thuộc Trung đoàn bộ binh số chín tới đảo để giải cứu công dân của mình.

Sợ mất quyền kiểm soát hòn đảo, viên thống đốc Anh ở British Columbia cũng ra lệnh cho 2 tàu chiến tới áp sát đảo San Juan để đối chọi lại với lính Mỹ.

Đến ngày 10/8 năm đó, tổng cộng 461 lính Mỹ cùng 14 khẩu đại bác đã được triển khai tới cắm chốt trên đảo San Juan để chống lại 5 tàu chiến cùng với 2.140 lính thủy của Anh. Chẳng ai có thể nghĩ rằng một con lợn chết của người Anh lại có thể gây ra tình hình căng thẳng và có thể bùng nổ thành một cuộc chiến tranh quy mô lớn như thế này.

Những cuộc chiến ngớ ngẩn nhất thế giới (Kỳ 2) - 6

Tàu chiến Anh neo đậu sẵn sàng nã pháo lên đảo bất cứ lúc nào

Sau một thời gian gầm ghè nhau, quân Anh được lệnh tràn lên hòn đảo này và quét sạch toàn bộ lực lượng chiếm đóng của Mỹ. Viên đại úy George Pickett chỉ huy lực lượng đồn trú của quân đội Mỹ trên đảo thể hiện quyết tâm tử thủ bằng tuyên bố: “Chúng tôi sẽ biến hòn đảo này thành một Đồi Bunker thứ hai.” Nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh toàn diện là rất lớn.

Tuy nhiên, đúng lúc này những cái đầu lạnh đã thắng. Các sĩ quan hải quân Anh từ chối không tuân theo lệnh đưa Thủy quân lục chiến Hoàng gia đổ bộ lên đảo nhằm tránh một cuộc đối đầu.

Về phần mình, chính phủ Mỹ lo ngại rằng những hành động của một nông dân giận dữ có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh nên đã cử tướng Winfield Scott, Tham mưu trưởng Quân đội Mỹ tới để làm dịu tình hình. Sau khi xem xét tình hình, cả hai bên đều rút lại mệnh lệnh và yêu cầu binh sĩ tuân thủ chặt chẽ quy định chỉ được nổ súng khi bị tấn công.

Ai giành chiến thắng?

Không ai giành thắng lợi trong cuộc chiến này, vì đến tháng 9 năm đó,Mỹ và Anh quá mệt mỏi với tình trạng đối đầu đã thống nhất cùng quản lý quần đảo, chấm dứt một cuộc đối đầu quân sự mà thương vong duy nhất là một con lợn.

Trong suốt 12 năm sau đó, lực lượng quân sự đồn trú mang tính biểu tượng với khoảng 100 lính của cả 2 bên chung sống hòa bình trên hòn đảo này, thường xuyên tổ chức các cuộc thăm viếng lẫn nhau, thậm chí cùng nhau tổ chức tiệc ngoài trời.

Sau đó, Mỹ và Anh giao quyền phân xử hòn đảo tranh chấp cho một bên thứ ba trung lập: đó là vua Kaiser Wilhelm I của Đức. Rốt cuộc ông này đã quyết định có lợi cho Mỹ, và ngày nay quần đảo này là một phần của bang Washington.

Trí Dũng (Tổng hợp) (Khampha.vn)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm