Kinh Đời
Những cuộc trốn chạy trong thời bình
Hàng loạt các quan chức cấp cao của Việt Nam lợi dụng hình thức đi nước ngoài khám bệnh hoặc đi du học để rời khỏi Việt Nam ngay sau khi có quyết định
Hàng loạt các quan chức cấp cao của Việt Nam lợi dụng hình thức đi nước
ngoài khám bệnh hoặc đi du học để rời khỏi Việt Nam ngay sau khi có
quyết định truy tố trước pháp luật do những sai phạm trong quá trình làm
việc. Sự việc này cùng với những phiên toà vừa diễn ra cũng ở Việt Nam
để xét xử nhóm người vượt biên sang Úc và New Zealand nhưng bị chính phủ
bắt giữ và trả về nói lên điều gì trong xã hội Việt Nam hiện tại?
Một chiếc tàu của người Việt được cứu trên vùng biển Đông ngày 5 tháng 1 năm 2005. Ảnh minh họa. |
Cuộc di dân thứ ba?
Lịch sử Việt Nam ghi dấu hai cuộc di tản được cho là vĩ đại nhất chưa
từng có trong lịch sử thế giới: Cuộc tản cư 1954 kéo dài gần 3 tháng sau
ngày ký Hiệp định Geneva chia cắt hai miền Nam, Bắc; và cuộc di tản
diễn ra từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 kéo dài cho đến hơn mười năm sau đó.
Theo tôi, đó chỉ là điểm khởi đầu cho cuộc di dân thứ ba. Cuộc di dân này đang còn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay và chưa có dấu hiệu chấm dứt.
- Vũ Cao Đàm
Bài viết của tác giả Vũ Cao Đàm trên trang Bauxite Việt Nam vào ngày 22
tháng 4 năm 2015 cho rằng “cuộc di tản sau 1975 thường được nói đến sau
khi chế độ Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ.” Và cũng chính tác giả này đã đưa
ra nhận định: “Theo tôi, đó chỉ là điểm khởi đầu cho cuộc di dân thứ ba.
Cuộc di dân này đang còn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay và chưa có dấu
hiệu chấm dứt.”
Những diễn biến trong nước trong năm nay có thể xem như là minh chứng cho nhận định trên của tác giả Vũ Cao Đàm.
Cuộc trốn chạy mưu cầu hạnh phúc
Toà án La Gi, tỉnh Bình Thuận vào tháng 5 năm 2016 đã xét xử vụ án 46
người, trong đó có cả trẻ em mà cháu nhỏ nhất là 4 tuổi, vào đầu tháng 7
năm 2015 đã dùng thuyền để vượt biên đến Australia nhằm tìm qui chế tỵ
nạn. Thế nhưng tàu của họ bị hải quân Australia chặn bắt ngoài biển và
sau đó bị đưa về Việt Nam. Cho dù thủ phủ Canberra có được cam kết từ Hà
Nội sẽ không trả thù những người ra đi, thế nhưng cuối cùng toà án tỉnh
Bình Thuận vẫn tuyên án tù bốn người trong số họ.
Bốn người bị kết tội tổ chức vượt biên tại phiên sơ thẩm, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hôm 13/12/2016 Photo courtesy of plo.vn |
Một phiên toà khác diễn ra vào ngày 13 tháng 12 vừa qua ở toà án tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu, tuyên án nhóm người dùng thuyền đưa người vượt biên đến
New Zealand nhưng bị lực lượng chức năng Australia bắt và trả về Việt
Nam vào tháng 6 năm 2016. Hai trong số bốn bị cáo với tội danh “vượt
biên” này bị kết án tù giam và hai người còn lại hưởng án treo.
Luật sư Võ An Đôn, người nhận bào chữa miễn phí cho bị cáo của cả hai
phiên toà cho biết lý do những người này phải chọn con đường mà cách đây
hơn 40 năm, hàng ngàn người Việt Nam đã phải chọn, đó là họ mong muốn
có việc làm và cuộc sống tốt hơn.
“Với tư cách là luật sư bào chữa cho những người vượt biên thì tôi
cũng rất thông cảm cho hoàn cảnh của họ. Bởi vì người ta chỉ mong muốn
điều tốt cho gia đình và bản thân của người ta. Mong muốn có việc làm,
có thu nhập, con cái được học hành tốt hơn cho cuộc sống tốt hơn. nhưng
hiện tại thì ở xã hội Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu đó nên người
ta tìm cách vượt biên sang các nước khác có điều kiện tốt hơn. Đó là một
nhu cầu của con người thôi.”
Cái nhu cầu được mưu cầu hạnh phúc tưởng chừng như rất cơ bản này, hơn
40 năm trước, hàng ngàn người Việt Nam phải đi tìm bằng cách ít nhất 1
lần bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, “khấn nguyện mười phương tám hướng”
(Nguyễn Đình Toàn), xin được đổi lấy bằng chính mạng sống của họ.
Bà Trần Thị Thanh Loan, bị cáo trong phiên toà tỉnh Bình Thuận tháng 5
vừa qua bày tỏ nguyên nhân mà bà cùng chồng và 4 người con trong đó đứa
nhỏ nhất mới 4 tuổi, phải tìm cách vượt biển là vì khó khăn trong cuộc
sống:
Lúc đó tụi em hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa không có. Trước đó làm lên cái nhà thì bị bên cưỡng chế người ta đập phá hết rồi, rồi làm ăn cũng khó khăn nữa.
- Bà Trần Thị Thanh Loan
“Lúc đó tụi em hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa không có. Trước đó làm lên
cái nhà thì bị bên cưỡng chế người ta đập phá hết rồi, rồi làm ăn cũng
khó khăn nữa. Em thấy vậy thì em đi lúc đó cũng không suy nghĩ gì nữa.”
Bà Trần Thị Lụa, cũng là bị cáo trong phiên toà đó cho biết:
“Ở đây khổ quá thì mới đi. Làm ở đây khổ quá không đủ để nuôi con, sống
không có đủ cho nên muốn qua làm có đồng tiền, đời sống con cái khác hẳn
ở Việt Nam.”
Những cuộc vượt biên với mục đích nhằm tìm đến cái nhu cầu cơ bản của
con người ấy đều thất bại. Tất cả những người vì đời sống tốt đẹp hơn
cho thế hệ con cháu đời sau đều trở thành bị cáo của những phiên toà
diễn ra nơi chính mảnh đất họ dứt áo ra đi vì không còn hy vọng tìm thấy
hạnh phúc.
Ở cuộc di dân thứ 3 họ phải chịu những bản án tù giam.
Cuộc tháo chạy sau khi bị cáo buộc tội
Hoà vào dòng người vượt biên chạy trốn khỏi chế độ là một cuộc tháo chạy
khác từ những quan chức từng cai trị và gián tiếp xua đuổi họ khỏi đất
nước Việt Nam.
Đó là cuộc tháo chạy của Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu
Giang, nguyên Chủ tịch hội đồng quảng trị Tổng công ty cổ phần xây lắp
dầu khí Việt Nam; củaVũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc công ty Cổ phần
Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí; của Lê Chung Dũng, nguyên Phó Tổng Giám đốc
công ty điện lực dầu khí Việt Nam. Đây là những quan chức cấp cao từng
nắm giữ quyền và trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam, nơi đã có hai cán bộ bỏ trốn khi bị cáo buộc tội tham nhũng. Photo courtesy of pvn.vn |
Tại phiên chất vấn quốc hội ngày 16 tháng 11 vừa qua, đại biểu Ngô Văn
Minh đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề của Trịnh Xuân Thanh,
bị cáo buộc làm trái các nguyên tắc gây hậu quả nặng nề, “Đề nghị cho
biết có bao nhiêu cán bộ luân chuyển theo đường ‘tiểu ngạch’ như Trịnh
Xuân Thanh?”
Sự việc của Trịnh Xuân Thanh là diễn biến được Giáo sư Đoàn Viết Hoạt,
người từng ngồi tù ở Việt Nam hơn 20 năm, từ Washington D.C cho là “mở
đường” cho những cuộc chạy trốn bằng hình thức ra nước ngoài chữa bệnh
hoặc du học hoặc…mất tích.
Ông cho chúng tôi biết, việc bỏ chạy của cả quan chức lẫn người dân
trong thời đại này là báo động một chế độ không thể tồn tại lâu dài
được. Nói về những cuộc “di dân” trong thế kỷ 20 này, ông nhận xét có
một điểm chung:
Cái đất nước đã đến cái giai đoạn mà cả những người cầm quyền lẫn người dân đã không còn có thể yên ổn ở trong nước được.
- Giáo sư Đoàn Viết Hoạt
“Nó nói lên thực trạng của đất nước sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới sự
cai trị của chế độ cộng sản. Đó là đất nước đã vào tình trạng mà người
dân không tìm thấy tự do và hạnh phúc ngay trên đất nước của mình, họ
chỉ có thể tìm thấy tự do và hạnh phúc ở ngoài đất nước Việt Nam. Đó là
tình trạng bi thảm và tình trạng đó không thể nào tiếp tục tồn tại
được.”
Không chỉ riêng người dân ở mọi thành phần, mà cả những diễn biến đang
xảy ra trong bộ máy nhà nước Việt Nam cho thấy ngay cả những người quan
chức trong ban lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản vẫn không cảm thấy
yên.
“Vấn đề là cơ chế đó đã tạo ra sự rạn nứt và sự rạn nứt đó, để được
an toàn và tự do thì họ không còn có thể ở trong nước được nữa. điều đó
không xảy ra cách đây 30 năm hay 20 năm đối với cán bộ và Đảng viên cao
cấp của Đảng Cộng sản.
Cái đất nước đã đến cái giai đoạn mà cả những người cầm quyền lẫn
người dân đã không còn có thể yên ổn ở trong nước được. Vì thế tôi nghĩ
là nó có tính chất tương đối giống nhau là vậy.”
Sự khác biệt
Cùng mang hình thức giống nhau là trốn chạy khỏi đất nước, thế nhưng tính chất của hai hình thức này hoàn toàn khác nhau.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt nhận định:
“Có khác nhau. Một bên là do tham nhũng hối lộ, một bên là do vì thiếu sự tự do hạnh phúc.”
Quan chức tháo chạy khỏi đất nước vì lý do bị cáo buộc tội tham nhũng
hối lộ. Người dân trốn chạy khỏi đất nước vì không tìm thấy tự do hạnh
phúc và cuộc sống tốt đẹp.
Người Việt ra đi, bị bắt, bị giam hãm trở lại từ nơi phát xuất. Riêng
nhóm người đang được chính quyền Việt Nam cho là tội phạm bỏ chạy khỏi
nước rồi phải trả lời ra sao khi có người hỏi họ về lý do khiến phải rời
bỏ quê cha đất tổ?
Cát Linh
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Tục Đốt Vàng Mã" - By HT Tố Liên / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
Những cuộc trốn chạy trong thời bình
Hàng loạt các quan chức cấp cao của Việt Nam lợi dụng hình thức đi nước ngoài khám bệnh hoặc đi du học để rời khỏi Việt Nam ngay sau khi có quyết định
Hàng loạt các quan chức cấp cao của Việt Nam lợi dụng hình thức đi nước
ngoài khám bệnh hoặc đi du học để rời khỏi Việt Nam ngay sau khi có
quyết định truy tố trước pháp luật do những sai phạm trong quá trình làm
việc. Sự việc này cùng với những phiên toà vừa diễn ra cũng ở Việt Nam
để xét xử nhóm người vượt biên sang Úc và New Zealand nhưng bị chính phủ
bắt giữ và trả về nói lên điều gì trong xã hội Việt Nam hiện tại?
Một chiếc tàu của người Việt được cứu trên vùng biển Đông ngày 5 tháng 1 năm 2005. Ảnh minh họa. |
Cuộc di dân thứ ba?
Lịch sử Việt Nam ghi dấu hai cuộc di tản được cho là vĩ đại nhất chưa
từng có trong lịch sử thế giới: Cuộc tản cư 1954 kéo dài gần 3 tháng sau
ngày ký Hiệp định Geneva chia cắt hai miền Nam, Bắc; và cuộc di tản
diễn ra từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 kéo dài cho đến hơn mười năm sau đó.
Theo tôi, đó chỉ là điểm khởi đầu cho cuộc di dân thứ ba. Cuộc di dân này đang còn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay và chưa có dấu hiệu chấm dứt.
- Vũ Cao Đàm
Bài viết của tác giả Vũ Cao Đàm trên trang Bauxite Việt Nam vào ngày 22
tháng 4 năm 2015 cho rằng “cuộc di tản sau 1975 thường được nói đến sau
khi chế độ Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ.” Và cũng chính tác giả này đã đưa
ra nhận định: “Theo tôi, đó chỉ là điểm khởi đầu cho cuộc di dân thứ ba.
Cuộc di dân này đang còn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay và chưa có dấu
hiệu chấm dứt.”
Những diễn biến trong nước trong năm nay có thể xem như là minh chứng cho nhận định trên của tác giả Vũ Cao Đàm.
Cuộc trốn chạy mưu cầu hạnh phúc
Toà án La Gi, tỉnh Bình Thuận vào tháng 5 năm 2016 đã xét xử vụ án 46
người, trong đó có cả trẻ em mà cháu nhỏ nhất là 4 tuổi, vào đầu tháng 7
năm 2015 đã dùng thuyền để vượt biên đến Australia nhằm tìm qui chế tỵ
nạn. Thế nhưng tàu của họ bị hải quân Australia chặn bắt ngoài biển và
sau đó bị đưa về Việt Nam. Cho dù thủ phủ Canberra có được cam kết từ Hà
Nội sẽ không trả thù những người ra đi, thế nhưng cuối cùng toà án tỉnh
Bình Thuận vẫn tuyên án tù bốn người trong số họ.
Bốn người bị kết tội tổ chức vượt biên tại phiên sơ thẩm, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hôm 13/12/2016 Photo courtesy of plo.vn |
Một phiên toà khác diễn ra vào ngày 13 tháng 12 vừa qua ở toà án tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu, tuyên án nhóm người dùng thuyền đưa người vượt biên đến
New Zealand nhưng bị lực lượng chức năng Australia bắt và trả về Việt
Nam vào tháng 6 năm 2016. Hai trong số bốn bị cáo với tội danh “vượt
biên” này bị kết án tù giam và hai người còn lại hưởng án treo.
Luật sư Võ An Đôn, người nhận bào chữa miễn phí cho bị cáo của cả hai
phiên toà cho biết lý do những người này phải chọn con đường mà cách đây
hơn 40 năm, hàng ngàn người Việt Nam đã phải chọn, đó là họ mong muốn
có việc làm và cuộc sống tốt hơn.
“Với tư cách là luật sư bào chữa cho những người vượt biên thì tôi
cũng rất thông cảm cho hoàn cảnh của họ. Bởi vì người ta chỉ mong muốn
điều tốt cho gia đình và bản thân của người ta. Mong muốn có việc làm,
có thu nhập, con cái được học hành tốt hơn cho cuộc sống tốt hơn. nhưng
hiện tại thì ở xã hội Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu đó nên người
ta tìm cách vượt biên sang các nước khác có điều kiện tốt hơn. Đó là một
nhu cầu của con người thôi.”
Cái nhu cầu được mưu cầu hạnh phúc tưởng chừng như rất cơ bản này, hơn
40 năm trước, hàng ngàn người Việt Nam phải đi tìm bằng cách ít nhất 1
lần bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, “khấn nguyện mười phương tám hướng”
(Nguyễn Đình Toàn), xin được đổi lấy bằng chính mạng sống của họ.
Bà Trần Thị Thanh Loan, bị cáo trong phiên toà tỉnh Bình Thuận tháng 5
vừa qua bày tỏ nguyên nhân mà bà cùng chồng và 4 người con trong đó đứa
nhỏ nhất mới 4 tuổi, phải tìm cách vượt biển là vì khó khăn trong cuộc
sống:
Lúc đó tụi em hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa không có. Trước đó làm lên cái nhà thì bị bên cưỡng chế người ta đập phá hết rồi, rồi làm ăn cũng khó khăn nữa.
- Bà Trần Thị Thanh Loan
“Lúc đó tụi em hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa không có. Trước đó làm lên
cái nhà thì bị bên cưỡng chế người ta đập phá hết rồi, rồi làm ăn cũng
khó khăn nữa. Em thấy vậy thì em đi lúc đó cũng không suy nghĩ gì nữa.”
Bà Trần Thị Lụa, cũng là bị cáo trong phiên toà đó cho biết:
“Ở đây khổ quá thì mới đi. Làm ở đây khổ quá không đủ để nuôi con, sống
không có đủ cho nên muốn qua làm có đồng tiền, đời sống con cái khác hẳn
ở Việt Nam.”
Những cuộc vượt biên với mục đích nhằm tìm đến cái nhu cầu cơ bản của
con người ấy đều thất bại. Tất cả những người vì đời sống tốt đẹp hơn
cho thế hệ con cháu đời sau đều trở thành bị cáo của những phiên toà
diễn ra nơi chính mảnh đất họ dứt áo ra đi vì không còn hy vọng tìm thấy
hạnh phúc.
Ở cuộc di dân thứ 3 họ phải chịu những bản án tù giam.
Cuộc tháo chạy sau khi bị cáo buộc tội
Hoà vào dòng người vượt biên chạy trốn khỏi chế độ là một cuộc tháo chạy
khác từ những quan chức từng cai trị và gián tiếp xua đuổi họ khỏi đất
nước Việt Nam.
Đó là cuộc tháo chạy của Trịnh Xuân Thanh, nguyên phó chủ tịch tỉnh Hậu
Giang, nguyên Chủ tịch hội đồng quảng trị Tổng công ty cổ phần xây lắp
dầu khí Việt Nam; củaVũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc công ty Cổ phần
Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí; của Lê Chung Dũng, nguyên Phó Tổng Giám đốc
công ty điện lực dầu khí Việt Nam. Đây là những quan chức cấp cao từng
nắm giữ quyền và trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam, nơi đã có hai cán bộ bỏ trốn khi bị cáo buộc tội tham nhũng. Photo courtesy of pvn.vn |
Tại phiên chất vấn quốc hội ngày 16 tháng 11 vừa qua, đại biểu Ngô Văn
Minh đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề của Trịnh Xuân Thanh,
bị cáo buộc làm trái các nguyên tắc gây hậu quả nặng nề, “Đề nghị cho
biết có bao nhiêu cán bộ luân chuyển theo đường ‘tiểu ngạch’ như Trịnh
Xuân Thanh?”
Sự việc của Trịnh Xuân Thanh là diễn biến được Giáo sư Đoàn Viết Hoạt,
người từng ngồi tù ở Việt Nam hơn 20 năm, từ Washington D.C cho là “mở
đường” cho những cuộc chạy trốn bằng hình thức ra nước ngoài chữa bệnh
hoặc du học hoặc…mất tích.
Ông cho chúng tôi biết, việc bỏ chạy của cả quan chức lẫn người dân
trong thời đại này là báo động một chế độ không thể tồn tại lâu dài
được. Nói về những cuộc “di dân” trong thế kỷ 20 này, ông nhận xét có
một điểm chung:
Cái đất nước đã đến cái giai đoạn mà cả những người cầm quyền lẫn người dân đã không còn có thể yên ổn ở trong nước được.
- Giáo sư Đoàn Viết Hoạt
“Nó nói lên thực trạng của đất nước sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới sự
cai trị của chế độ cộng sản. Đó là đất nước đã vào tình trạng mà người
dân không tìm thấy tự do và hạnh phúc ngay trên đất nước của mình, họ
chỉ có thể tìm thấy tự do và hạnh phúc ở ngoài đất nước Việt Nam. Đó là
tình trạng bi thảm và tình trạng đó không thể nào tiếp tục tồn tại
được.”
Không chỉ riêng người dân ở mọi thành phần, mà cả những diễn biến đang
xảy ra trong bộ máy nhà nước Việt Nam cho thấy ngay cả những người quan
chức trong ban lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản vẫn không cảm thấy
yên.
“Vấn đề là cơ chế đó đã tạo ra sự rạn nứt và sự rạn nứt đó, để được
an toàn và tự do thì họ không còn có thể ở trong nước được nữa. điều đó
không xảy ra cách đây 30 năm hay 20 năm đối với cán bộ và Đảng viên cao
cấp của Đảng Cộng sản.
Cái đất nước đã đến cái giai đoạn mà cả những người cầm quyền lẫn
người dân đã không còn có thể yên ổn ở trong nước được. Vì thế tôi nghĩ
là nó có tính chất tương đối giống nhau là vậy.”
Sự khác biệt
Cùng mang hình thức giống nhau là trốn chạy khỏi đất nước, thế nhưng tính chất của hai hình thức này hoàn toàn khác nhau.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt nhận định:
“Có khác nhau. Một bên là do tham nhũng hối lộ, một bên là do vì thiếu sự tự do hạnh phúc.”
Quan chức tháo chạy khỏi đất nước vì lý do bị cáo buộc tội tham nhũng
hối lộ. Người dân trốn chạy khỏi đất nước vì không tìm thấy tự do hạnh
phúc và cuộc sống tốt đẹp.
Người Việt ra đi, bị bắt, bị giam hãm trở lại từ nơi phát xuất. Riêng
nhóm người đang được chính quyền Việt Nam cho là tội phạm bỏ chạy khỏi
nước rồi phải trả lời ra sao khi có người hỏi họ về lý do khiến phải rời
bỏ quê cha đất tổ?
Cát Linh
(RFA)