Thân Hữu Tiếp Tay...
Những dấu hiệu tham nhũng, chạy chức - Nguyễn Dư
( HNPĐ )Khi nội bộ đảng cộng đánh nhau thì dân cư "lề trái" trong lòng vui như mở hội, hí hửng ghê lắm, tha hồ mà đem ra mổ xẻ rần rần trên mạng. Phần đông là chửi. Chửi cho chúng sụm bà chè (lời của Vũ Đông Hà
( HNPĐ )Khi nội bộ đảng cộng đánh nhau thì dân cư "lề trái" trong lòng vui như mở hội, hí hửng ghê lắm, tha hồ mà đem ra mổ xẻ rần rần trên mạng. Phần đông là chửi. Chửi cho chúng sụm bà chè (lời của Vũ Đông Hà - Dân Làm Báo). Cái chuyện của Vũ Huy Hoàng, Vũ Đình Duy, Trịnh Xuân Thanh hay Đinh La Thăng đều nằm trong danh sách những trường hợp đáng bị chửi.
Tôn chỉ của "đảng ta" là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, cho nên khi bổ nhiệm những phần tử tham nhũng kể trên thì thường phải có sự thông qua bằng cách lấy biểu quyết của tập thể nơi đơn vị của những người đó công tác; biên bản được đưa lên cấp cao hơn nhắm mắt ký đại, là coi như xong. Cho nên khi xảy ra chuyện, trong nội bộ người này nhìn người kia, cứ đùn đẩy cho nhau rồi huề cả làng. Tập thể chịu trách nhiệm mà! Cùng lắm là bắt những người làm sai phạm trực tiếp vì tội trạng có thể cân, đong, đo, đếm; còn những người tham nhũng gián tiếp qua từ tay của người làm sai phạm, không để lại "vân tay" thì coi như vô can (đôi khi cũng có những trường hợp bổ nhiệm trực tiếp theo "đúng quy trình", trường hợp này thì người bổ nhiệm đó phải chịu trách nhiệm).
Trong bài này tôi muốn nói đến chuyện của Đinh La Thăng. Bắt đầu câu chuyện từ khi ông này nắm toàn bộ bên dầu khí, tổng cộng có đến năm sáu năm trời, để thất thoát nghe nói đến mấy chục ngàn tỉ đồng. Một con người tài cán không ra gì mà cho chuyển qua làm bộ trưởng bộ giao thông rồi từ bộ giao thông lên làm bí thư thành Hồ, thăng một cách nhẹ hều thì là một vấn đề cần đặt ra, đáng thắc mắc lắm chứ!
Ông Thăng trải qua ngồi các chức vụ béo bở hơn chục năm trời. Nếu ông vẫn "là tư lệnh ngành", với chức vụ này ông cho đàn em ăn ngập mặt (toàn gà nhà không hà), có chuyện gì xảy ra thì thằng nào con nào chết nấy chịu, công luận ít chú ý về hắn thì không sao; nhưng về thành Hồ, tai mắt khắp mọi nơi, với tính cách thích phô trương và cái mồm oang oang như ếch nhái của hắn thì không đơn giản chút nào. Chết vì tính cách và cái miệng. Bị chúng ghét là phải. Có lần tôi nói: thành Hồ là mồ chôn sự nghiệp của tên này là vậy.
Thời gian ở giao thông, ông Thăng làm được gì ngoài những tài đóng kịch, kéo một lũ bầy đàn ra thăm hải đảo đờn ca hát xướng, tắm biển và ăn hải sản. Ông là bộ trưởng bộ giao thông, công trình đường sá gì ở đảo mà ông phải đi trực thăng ra đó !?
Với chức vụ cuối cùng, câu hỏi cần đặt ra là ai chịu trách nhiệm khi bổ nhiệm ông về làm bí thư thành Hồ? Cũng xin trả lời ngay, đó chính là tập thể bộ chính trị. Không lẽ cái đám này đui mù hết ráo rồi sao mà đi bổ nhiệm một tên chuyên làm trò hề, không tài cán, về nắm đầu đảng bộ một thành phố đông dân nhất cả nước!?
Xin thưa ngay, với mười chín tên trong ủy viên bộ chính trị, ông Thăng có thể mua đứt những người này một cách dễ dàng bằng số tiền hắn kiếm được trong hơn chục năm trời ở các chức vụ béo bở, cho nên họ mới "hồ hởi phấn khởi" bổ nhiệm ông cái rột (tưởng yên thân) vào cái chức vụ gọi là sắp xếp "hợp tình, hợp lý" nhất.
Thêm một vấn đề nữa, dễ thấy nhất là khi còn ở thành Hồ, ông Thăng "nuôi" cái đám truyền thông cho chúng nâng bi mình. Chúng chấp nhận làm khuyển mã để được cùng chạy theo Thăng "hít bã". Thời gian đó không ít người lợm tởm trong những việc ông làm.
Hay nói trắng ra ông Thăng lót đường đi lên, lấy tiếng không bằng tài năng mà bằng những số tiền kiếm được từ tham nhũng mà có.
Chuyện tham nhũng bên dầu khí bị đổ bể, một đám những thằng con bị hốt, có lẽ lúc này nếu ông còn là "tư lệnh ngành" thì không sao, cùng lắm là êm ru chuyển công tác khác, bộ chính trị đỡ mất mặt; nhưng lại đưa ông về thành Hồ, trúng ngay cái "ổ kiến lửa". Nơi đây nhiều cán bộ ban ngành khác nhau; rồi doanh nhân, trí thức, truyền thông, toàn là những phần tử bè cánh có máu mặt; để chúng nó ngứa mắt, khi có cơ hội, tìm đủ lý do, có thời cơ điều kiện bứng thì coi như ông toi là cái chắc. Ông trụ được hơn năm trời. Đến nước này thì bộ chính trị cũng đành thất thủ.
Tội trạng của Thăng bị tứ phía khui ra quá lộ liễu, đáng lý phải trảm thẳng tay như hắn từng trảm mấy đứa dưới quyền. Lúc này buộc lòng bộ chính trị không thể tiếp tục nhắm mắt làm ngơ cho Thăng thăng đi nơi khác như trước đây, nên đành phải kỷ luật (nhẹ hều) với ông bằng cách chuyển công tác. Kỷ luật cái kiểu này thì theo Trọng lú: "chỉ mới về mặt đảng"; còn chịu trách nhiệm hình sự thì còn chờ nghe ngóng cái đã! Nếu thấy không ai đá động hoặc nói năng gì thì coi như sẽ cho huề tiền luôn.
Nguyễn Dư ( HNPĐ )
( HNPĐ )Khi nội bộ đảng cộng đánh nhau thì dân cư "lề trái" trong lòng vui như mở hội, hí hửng ghê lắm, tha hồ mà đem ra mổ xẻ rần rần trên mạng. Phần đông là chửi. Chửi cho chúng sụm bà chè (lời của Vũ Đông Hà - Dân Làm Báo). Cái chuyện của Vũ Huy Hoàng, Vũ Đình Duy, Trịnh Xuân Thanh hay Đinh La Thăng đều nằm trong danh sách những trường hợp đáng bị chửi.
Tôn chỉ của "đảng ta" là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, cho nên khi bổ nhiệm những phần tử tham nhũng kể trên thì thường phải có sự thông qua bằng cách lấy biểu quyết của tập thể nơi đơn vị của những người đó công tác; biên bản được đưa lên cấp cao hơn nhắm mắt ký đại, là coi như xong. Cho nên khi xảy ra chuyện, trong nội bộ người này nhìn người kia, cứ đùn đẩy cho nhau rồi huề cả làng. Tập thể chịu trách nhiệm mà! Cùng lắm là bắt những người làm sai phạm trực tiếp vì tội trạng có thể cân, đong, đo, đếm; còn những người tham nhũng gián tiếp qua từ tay của người làm sai phạm, không để lại "vân tay" thì coi như vô can (đôi khi cũng có những trường hợp bổ nhiệm trực tiếp theo "đúng quy trình", trường hợp này thì người bổ nhiệm đó phải chịu trách nhiệm).
Trong bài này tôi muốn nói đến chuyện của Đinh La Thăng. Bắt đầu câu chuyện từ khi ông này nắm toàn bộ bên dầu khí, tổng cộng có đến năm sáu năm trời, để thất thoát nghe nói đến mấy chục ngàn tỉ đồng. Một con người tài cán không ra gì mà cho chuyển qua làm bộ trưởng bộ giao thông rồi từ bộ giao thông lên làm bí thư thành Hồ, thăng một cách nhẹ hều thì là một vấn đề cần đặt ra, đáng thắc mắc lắm chứ!
Ông Thăng trải qua ngồi các chức vụ béo bở hơn chục năm trời. Nếu ông vẫn "là tư lệnh ngành", với chức vụ này ông cho đàn em ăn ngập mặt (toàn gà nhà không hà), có chuyện gì xảy ra thì thằng nào con nào chết nấy chịu, công luận ít chú ý về hắn thì không sao; nhưng về thành Hồ, tai mắt khắp mọi nơi, với tính cách thích phô trương và cái mồm oang oang như ếch nhái của hắn thì không đơn giản chút nào. Chết vì tính cách và cái miệng. Bị chúng ghét là phải. Có lần tôi nói: thành Hồ là mồ chôn sự nghiệp của tên này là vậy.
Thời gian ở giao thông, ông Thăng làm được gì ngoài những tài đóng kịch, kéo một lũ bầy đàn ra thăm hải đảo đờn ca hát xướng, tắm biển và ăn hải sản. Ông là bộ trưởng bộ giao thông, công trình đường sá gì ở đảo mà ông phải đi trực thăng ra đó !?
Với chức vụ cuối cùng, câu hỏi cần đặt ra là ai chịu trách nhiệm khi bổ nhiệm ông về làm bí thư thành Hồ? Cũng xin trả lời ngay, đó chính là tập thể bộ chính trị. Không lẽ cái đám này đui mù hết ráo rồi sao mà đi bổ nhiệm một tên chuyên làm trò hề, không tài cán, về nắm đầu đảng bộ một thành phố đông dân nhất cả nước!?
Xin thưa ngay, với mười chín tên trong ủy viên bộ chính trị, ông Thăng có thể mua đứt những người này một cách dễ dàng bằng số tiền hắn kiếm được trong hơn chục năm trời ở các chức vụ béo bở, cho nên họ mới "hồ hởi phấn khởi" bổ nhiệm ông cái rột (tưởng yên thân) vào cái chức vụ gọi là sắp xếp "hợp tình, hợp lý" nhất.
Thêm một vấn đề nữa, dễ thấy nhất là khi còn ở thành Hồ, ông Thăng "nuôi" cái đám truyền thông cho chúng nâng bi mình. Chúng chấp nhận làm khuyển mã để được cùng chạy theo Thăng "hít bã". Thời gian đó không ít người lợm tởm trong những việc ông làm.
Hay nói trắng ra ông Thăng lót đường đi lên, lấy tiếng không bằng tài năng mà bằng những số tiền kiếm được từ tham nhũng mà có.
Chuyện tham nhũng bên dầu khí bị đổ bể, một đám những thằng con bị hốt, có lẽ lúc này nếu ông còn là "tư lệnh ngành" thì không sao, cùng lắm là êm ru chuyển công tác khác, bộ chính trị đỡ mất mặt; nhưng lại đưa ông về thành Hồ, trúng ngay cái "ổ kiến lửa". Nơi đây nhiều cán bộ ban ngành khác nhau; rồi doanh nhân, trí thức, truyền thông, toàn là những phần tử bè cánh có máu mặt; để chúng nó ngứa mắt, khi có cơ hội, tìm đủ lý do, có thời cơ điều kiện bứng thì coi như ông toi là cái chắc. Ông trụ được hơn năm trời. Đến nước này thì bộ chính trị cũng đành thất thủ.
Tội trạng của Thăng bị tứ phía khui ra quá lộ liễu, đáng lý phải trảm thẳng tay như hắn từng trảm mấy đứa dưới quyền. Lúc này buộc lòng bộ chính trị không thể tiếp tục nhắm mắt làm ngơ cho Thăng thăng đi nơi khác như trước đây, nên đành phải kỷ luật (nhẹ hều) với ông bằng cách chuyển công tác. Kỷ luật cái kiểu này thì theo Trọng lú: "chỉ mới về mặt đảng"; còn chịu trách nhiệm hình sự thì còn chờ nghe ngóng cái đã! Nếu thấy không ai đá động hoặc nói năng gì thì coi như sẽ cho huề tiền luôn.
Nguyễn Dư ( HNPĐ )
Những dấu hiệu tham nhũng, chạy chức - Nguyễn Dư
( HNPĐ )Khi nội bộ đảng cộng đánh nhau thì dân cư "lề trái" trong lòng vui như mở hội, hí hửng ghê lắm, tha hồ mà đem ra mổ xẻ rần rần trên mạng. Phần đông là chửi. Chửi cho chúng sụm bà chè (lời của Vũ Đông Hà
( HNPĐ )Khi nội bộ đảng cộng đánh nhau thì dân cư "lề trái" trong lòng vui như mở hội, hí hửng ghê lắm, tha hồ mà đem ra mổ xẻ rần rần trên mạng. Phần đông là chửi. Chửi cho chúng sụm bà chè (lời của Vũ Đông Hà - Dân Làm Báo). Cái chuyện của Vũ Huy Hoàng, Vũ Đình Duy, Trịnh Xuân Thanh hay Đinh La Thăng đều nằm trong danh sách những trường hợp đáng bị chửi.
Tôn chỉ của "đảng ta" là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, cho nên khi bổ nhiệm những phần tử tham nhũng kể trên thì thường phải có sự thông qua bằng cách lấy biểu quyết của tập thể nơi đơn vị của những người đó công tác; biên bản được đưa lên cấp cao hơn nhắm mắt ký đại, là coi như xong. Cho nên khi xảy ra chuyện, trong nội bộ người này nhìn người kia, cứ đùn đẩy cho nhau rồi huề cả làng. Tập thể chịu trách nhiệm mà! Cùng lắm là bắt những người làm sai phạm trực tiếp vì tội trạng có thể cân, đong, đo, đếm; còn những người tham nhũng gián tiếp qua từ tay của người làm sai phạm, không để lại "vân tay" thì coi như vô can (đôi khi cũng có những trường hợp bổ nhiệm trực tiếp theo "đúng quy trình", trường hợp này thì người bổ nhiệm đó phải chịu trách nhiệm).
Trong bài này tôi muốn nói đến chuyện của Đinh La Thăng. Bắt đầu câu chuyện từ khi ông này nắm toàn bộ bên dầu khí, tổng cộng có đến năm sáu năm trời, để thất thoát nghe nói đến mấy chục ngàn tỉ đồng. Một con người tài cán không ra gì mà cho chuyển qua làm bộ trưởng bộ giao thông rồi từ bộ giao thông lên làm bí thư thành Hồ, thăng một cách nhẹ hều thì là một vấn đề cần đặt ra, đáng thắc mắc lắm chứ!
Ông Thăng trải qua ngồi các chức vụ béo bở hơn chục năm trời. Nếu ông vẫn "là tư lệnh ngành", với chức vụ này ông cho đàn em ăn ngập mặt (toàn gà nhà không hà), có chuyện gì xảy ra thì thằng nào con nào chết nấy chịu, công luận ít chú ý về hắn thì không sao; nhưng về thành Hồ, tai mắt khắp mọi nơi, với tính cách thích phô trương và cái mồm oang oang như ếch nhái của hắn thì không đơn giản chút nào. Chết vì tính cách và cái miệng. Bị chúng ghét là phải. Có lần tôi nói: thành Hồ là mồ chôn sự nghiệp của tên này là vậy.
Thời gian ở giao thông, ông Thăng làm được gì ngoài những tài đóng kịch, kéo một lũ bầy đàn ra thăm hải đảo đờn ca hát xướng, tắm biển và ăn hải sản. Ông là bộ trưởng bộ giao thông, công trình đường sá gì ở đảo mà ông phải đi trực thăng ra đó !?
Với chức vụ cuối cùng, câu hỏi cần đặt ra là ai chịu trách nhiệm khi bổ nhiệm ông về làm bí thư thành Hồ? Cũng xin trả lời ngay, đó chính là tập thể bộ chính trị. Không lẽ cái đám này đui mù hết ráo rồi sao mà đi bổ nhiệm một tên chuyên làm trò hề, không tài cán, về nắm đầu đảng bộ một thành phố đông dân nhất cả nước!?
Xin thưa ngay, với mười chín tên trong ủy viên bộ chính trị, ông Thăng có thể mua đứt những người này một cách dễ dàng bằng số tiền hắn kiếm được trong hơn chục năm trời ở các chức vụ béo bở, cho nên họ mới "hồ hởi phấn khởi" bổ nhiệm ông cái rột (tưởng yên thân) vào cái chức vụ gọi là sắp xếp "hợp tình, hợp lý" nhất.
Thêm một vấn đề nữa, dễ thấy nhất là khi còn ở thành Hồ, ông Thăng "nuôi" cái đám truyền thông cho chúng nâng bi mình. Chúng chấp nhận làm khuyển mã để được cùng chạy theo Thăng "hít bã". Thời gian đó không ít người lợm tởm trong những việc ông làm.
Hay nói trắng ra ông Thăng lót đường đi lên, lấy tiếng không bằng tài năng mà bằng những số tiền kiếm được từ tham nhũng mà có.
Chuyện tham nhũng bên dầu khí bị đổ bể, một đám những thằng con bị hốt, có lẽ lúc này nếu ông còn là "tư lệnh ngành" thì không sao, cùng lắm là êm ru chuyển công tác khác, bộ chính trị đỡ mất mặt; nhưng lại đưa ông về thành Hồ, trúng ngay cái "ổ kiến lửa". Nơi đây nhiều cán bộ ban ngành khác nhau; rồi doanh nhân, trí thức, truyền thông, toàn là những phần tử bè cánh có máu mặt; để chúng nó ngứa mắt, khi có cơ hội, tìm đủ lý do, có thời cơ điều kiện bứng thì coi như ông toi là cái chắc. Ông trụ được hơn năm trời. Đến nước này thì bộ chính trị cũng đành thất thủ.
Tội trạng của Thăng bị tứ phía khui ra quá lộ liễu, đáng lý phải trảm thẳng tay như hắn từng trảm mấy đứa dưới quyền. Lúc này buộc lòng bộ chính trị không thể tiếp tục nhắm mắt làm ngơ cho Thăng thăng đi nơi khác như trước đây, nên đành phải kỷ luật (nhẹ hều) với ông bằng cách chuyển công tác. Kỷ luật cái kiểu này thì theo Trọng lú: "chỉ mới về mặt đảng"; còn chịu trách nhiệm hình sự thì còn chờ nghe ngóng cái đã! Nếu thấy không ai đá động hoặc nói năng gì thì coi như sẽ cho huề tiền luôn.
Nguyễn Dư ( HNPĐ )