Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ

Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia cuộc xung đột tại Syria tháng trước, khoảng 350 lính Thổ Nhĩ Kỳ đã hành quân cùng hơn 1.000 tay súng nổi dậy người Syria được trang bị bởi Hoa Kỳ

kurd-fighters

Nguồn: Barak Barfi, America’s Unruly Anti-ISIS Allies , Project Syndicate, 06/09/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia cuộc xung đột tại Syria tháng trước, khoảng 350 lính Thổ Nhĩ Kỳ đã hành quân cùng hơn 1.000 tay súng nổi dậy người Syria được trang bị bởi Hoa Kỳ để truy quét Nhà nước Hồi giáo (ISIS) khỏi thành phố Jarablus, Syria, phía bắc Aleppo. Trận đánh đã kết thúc ngay trước khi nó bắt đầu: các chiến binh ISIS đã bỏ chạy trước khi xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào. Nhưng cuộc xung đột này, còn lâu mới kết thúc, thậm chí đang nhanh chóng trở nên ngày càng phức tạp.

Với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, xung đột tại Syria đã bước vào một giai đoạn mới – một giai đoạn có thể gây lo ngại cho Hoa Kỳ, do các đối tác trong Liên minh chống ISIS của nước này dường như chỉ thích đánh lộn lẫn nhau hơn là chống ISIS. Thổ Nhĩ Kỳ, xét cho cùng, không chỉ quan tâm tới việc truy quét ISIS ra khỏi biên giới của mình; nước này có lẽ còn muốn tập trung hơn vào việc tiêu diệt người Kurd.

Chắc chắn, Thổ Nhĩ Kỳ không muốn ISIS ở bất cứ đâu gần biên giới của mình. ISIS đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công vào Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm một vụ đánh bom tự sát gần đây ở Gaziantep giết chết 54 người. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng không muốn Đảng Liên đoàn Dân chủ người Kurd (PYD) hiện diện tại đó.

PYD là chi nhánh Syria của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) của Thổ Nhĩ Kỳ, là đảng mà chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thi thoảng giao tranh cùng kể từ năm 1984. Với việc PYD kiểm soát chừng 75% khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria, Thổ Nhĩ Kỳ lo sợ sẽ có sự mở đầu một mặt trận mới trong trận chiến với PKK, vốn đang diễn ra chủ yếu ở khu vực tây nam Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi chiến sự bùng phát trở lại năm 2015.

Nhưng, như tất cả mọi thứ tại Syria, vai trò của PYD rất phức tạp. Nhóm này đã kiểm soát toàn bộ vùng lãnh thổ khu vực biên giới bằng cách chiến đấu với chính những phần tử thánh chiến mà Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đang cố gắng tiêu diệt. Trong khi Hoa Kỳ, với Lực lượng đặc biệt và các cuộc không kích của mình, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ủng hộ những nhóm này. Sự xung đột về lợi ích đang hiện ra rõ ràng.

Cuộc chiến chống ISIS hiện nay tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự đấu đá nội bộ hơn nữa giữa các đồng minh được cho là của Mỹ tại Syria. Kể từ khi hoàn tất chiến dịch của họ ở Jarablus, binh lính Thổ Nhĩ Kỳ đã chạm súng với các chiến binh PYD ở phía đông thành phố. Tuần trước, máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh bom các vị trí người Kurd vừa chiếm được từ tay ISIS.

Người Kurd cũng hiếu chiến không kém. Mới chỉ vài ngày trước, đồng Chủ tịch PYD Saleh Moslem nhắn trên Twitter rằng Thổ Nhĩ Kỳ nằm cùng một phường với Jabhat al-Nursa “và các nhóm thánh chiến khác” đang ủng hộ ISIS. Một vài ngày trước nữa, ông ta đã nhắn rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị đánh bại “như” ISIS. Mặc dù Lực lượng người Kurd vẫn tập trung vào giành quyền kiểm soát khoảng trống 80km (49 dặm), hiện bị kiểm soát chủ yếu bởi ISIS, nằm giữa phía đông và phía tây vùng lãnh thổ của mình, họ cũng sẽ không ngần ngại chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ, vốn cùng với các lực lượng nổi dậy người Syria đang hợp tác để cản trở những nỗ lực của họ.

Một vài lực lượng nổi dậy người Syria dường như rất sẵn sàng cộng tác với Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurd – không phải chỉ vì mục đích được nhận thêm vũ khí và viện trợ. Nhiều chỉ huy quân nổi dậy phản đối nỗ lực của người Kurd nhằm lợi dụng phong trào nổi dậy của người Syria, những người có mục tiêu ban đầu là chấm dứt gần 5 thập niên bị áp bức, để đạt được những lợi ích của riêng họ. Như chỉ huy của Sư đoàn số 13, một đội quân nổi dậy người Syria được cung cấp vũ khí Mỹ và tham gia vào các chiến dịch ngày càng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, đã tuyên bố, các lực lượng nổi dậy “sẽ chiến đấu với bất kỳ ai đặt ra các trở ngại cho cuộc cách mạng.” Bất chấp những gì họ đóng góp cho việc tiêu diệt ISIS, người Kurd dường như nằm trong danh sách đó.

Chính quyền Tổng thống Barack Obama đang buộc phải đối mặt với những hậu quả từ sai lầm chết người của mình tại Syria. Do vội vã đi tìm đối tác giúp đánh bại ISIS, từ đó hạn chế tối thiểu sự can dự trực tiếp của mình vào cuộc xung đột, Mỹ đã gia tăng sức mạnh cho các bên có các lợi ích xung đột nhau. Trong khi CIA tham gia với các đơn vị nổi dậy, Lầu Năm Góc lại huấn luyện cho người Kurd. Trong khi đó, các quan chức Hoa Kỳ lại khuyến khích đối tác Thổ Nhĩ Kỳ chiếm các lãnh thổ khu vực dọc biên giới từ tay ISIS. Thay vì có sự bù đắp cho nhau, những nỗ lực này lại làm gia tăng các xung đột âm ỉ kéo dài – và đã đưa thảm họa ở Syria tới một mức độ thậm chí nguy hiểm hơn nhiều.

Hoa Kỳ nên phát triển một chiến lược chặt chẽ, dựa trên sự lựa chọn cẩn thận các đồng minh và sự can dự trực tiếp nhiều hơn nữa của mình. Nhưng Tổng thống Obama xem sự can dự tại Syria như một đề xuất được ăn cả ngã về không: hoặc là Hoa Kỳ sẽ triển khai 200.000 lính để chiếm đóng đất nước này hàng thập kỷ, hoăc sẽ phải để cuộc chiến lại cho các đối tác còn nhiều khiếm khuyết trong khu vực, có lẽ với các vũ khí được cung cấp bởi Hoa Kỳ. Như Obama đã nói, một chiến dịch hạn chế trên bộ để đánh bại các lực lượng thánh chiến sẽ chỉ dẫn tới “những quan điểm tư tưởng cực đoan.”

Cái mà Obama không nhận ra là tham vọng về phục hồi lãnh thổ cũng mạnh mẽ không kém trong việc thổi bùng lên những tư tưởng cực đoan. Khi Hoa Kỳ ủng hộ những mong ước không thể đạt được của người Kurd, họ đã làm gia tăng nỗi sợ của các nhà lãnh đạo bất an của Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả là người Kurd và người Thổ dù đã gặp nhau năm 2012 nhưng bây giờ lại đang gằm ghè lẫn nhau, và chính quyền Obama, vốn không bao giờ muốn tham chiến ở Syria, lại bị mắc kẹt vào một vũng lầy khác ở Trung Đông.

Với nhiệm kỳ tổng thống của mình đang khép lại, ông Obama khó mà suy nghĩ lại về chính sách Syria không hợp lý của mình. Điều đó để ngỏ cho người kế nhiệm ông tìm kiếm một biện pháp trung dung để vừa bảo vệ những lợi ích của Hoa Kỳ, vừa đảm bảo rằng Hoa Kỳ không phải mang gánh nặng của các cuộc xung đột trên thế giới một mình. Với việc Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd đang nhăm nhe “bóp cổ” nhau, việc đạt được sự cân bằng như vậy sẽ khó khăn hơn bao giờ hết.

Barak Barfi là nghiên cứu viên tại Viện New America.

Hình: Các chiến binh người Kurd ở Syria. Nguồn: www.aljazeera.com


Copyright: Project Syndicate 2016 – America’s Unruly Anti-ISIS Allies

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ

Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia cuộc xung đột tại Syria tháng trước, khoảng 350 lính Thổ Nhĩ Kỳ đã hành quân cùng hơn 1.000 tay súng nổi dậy người Syria được trang bị bởi Hoa Kỳ

kurd-fighters

Nguồn: Barak Barfi, America’s Unruly Anti-ISIS Allies , Project Syndicate, 06/09/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia cuộc xung đột tại Syria tháng trước, khoảng 350 lính Thổ Nhĩ Kỳ đã hành quân cùng hơn 1.000 tay súng nổi dậy người Syria được trang bị bởi Hoa Kỳ để truy quét Nhà nước Hồi giáo (ISIS) khỏi thành phố Jarablus, Syria, phía bắc Aleppo. Trận đánh đã kết thúc ngay trước khi nó bắt đầu: các chiến binh ISIS đã bỏ chạy trước khi xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào. Nhưng cuộc xung đột này, còn lâu mới kết thúc, thậm chí đang nhanh chóng trở nên ngày càng phức tạp.

Với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, xung đột tại Syria đã bước vào một giai đoạn mới – một giai đoạn có thể gây lo ngại cho Hoa Kỳ, do các đối tác trong Liên minh chống ISIS của nước này dường như chỉ thích đánh lộn lẫn nhau hơn là chống ISIS. Thổ Nhĩ Kỳ, xét cho cùng, không chỉ quan tâm tới việc truy quét ISIS ra khỏi biên giới của mình; nước này có lẽ còn muốn tập trung hơn vào việc tiêu diệt người Kurd.

Chắc chắn, Thổ Nhĩ Kỳ không muốn ISIS ở bất cứ đâu gần biên giới của mình. ISIS đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công vào Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm một vụ đánh bom tự sát gần đây ở Gaziantep giết chết 54 người. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng không muốn Đảng Liên đoàn Dân chủ người Kurd (PYD) hiện diện tại đó.

PYD là chi nhánh Syria của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) của Thổ Nhĩ Kỳ, là đảng mà chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thi thoảng giao tranh cùng kể từ năm 1984. Với việc PYD kiểm soát chừng 75% khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria, Thổ Nhĩ Kỳ lo sợ sẽ có sự mở đầu một mặt trận mới trong trận chiến với PKK, vốn đang diễn ra chủ yếu ở khu vực tây nam Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi chiến sự bùng phát trở lại năm 2015.

Nhưng, như tất cả mọi thứ tại Syria, vai trò của PYD rất phức tạp. Nhóm này đã kiểm soát toàn bộ vùng lãnh thổ khu vực biên giới bằng cách chiến đấu với chính những phần tử thánh chiến mà Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đang cố gắng tiêu diệt. Trong khi Hoa Kỳ, với Lực lượng đặc biệt và các cuộc không kích của mình, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ủng hộ những nhóm này. Sự xung đột về lợi ích đang hiện ra rõ ràng.

Cuộc chiến chống ISIS hiện nay tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự đấu đá nội bộ hơn nữa giữa các đồng minh được cho là của Mỹ tại Syria. Kể từ khi hoàn tất chiến dịch của họ ở Jarablus, binh lính Thổ Nhĩ Kỳ đã chạm súng với các chiến binh PYD ở phía đông thành phố. Tuần trước, máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh bom các vị trí người Kurd vừa chiếm được từ tay ISIS.

Người Kurd cũng hiếu chiến không kém. Mới chỉ vài ngày trước, đồng Chủ tịch PYD Saleh Moslem nhắn trên Twitter rằng Thổ Nhĩ Kỳ nằm cùng một phường với Jabhat al-Nursa “và các nhóm thánh chiến khác” đang ủng hộ ISIS. Một vài ngày trước nữa, ông ta đã nhắn rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị đánh bại “như” ISIS. Mặc dù Lực lượng người Kurd vẫn tập trung vào giành quyền kiểm soát khoảng trống 80km (49 dặm), hiện bị kiểm soát chủ yếu bởi ISIS, nằm giữa phía đông và phía tây vùng lãnh thổ của mình, họ cũng sẽ không ngần ngại chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ, vốn cùng với các lực lượng nổi dậy người Syria đang hợp tác để cản trở những nỗ lực của họ.

Một vài lực lượng nổi dậy người Syria dường như rất sẵn sàng cộng tác với Thổ Nhĩ Kỳ chống lại người Kurd – không phải chỉ vì mục đích được nhận thêm vũ khí và viện trợ. Nhiều chỉ huy quân nổi dậy phản đối nỗ lực của người Kurd nhằm lợi dụng phong trào nổi dậy của người Syria, những người có mục tiêu ban đầu là chấm dứt gần 5 thập niên bị áp bức, để đạt được những lợi ích của riêng họ. Như chỉ huy của Sư đoàn số 13, một đội quân nổi dậy người Syria được cung cấp vũ khí Mỹ và tham gia vào các chiến dịch ngày càng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, đã tuyên bố, các lực lượng nổi dậy “sẽ chiến đấu với bất kỳ ai đặt ra các trở ngại cho cuộc cách mạng.” Bất chấp những gì họ đóng góp cho việc tiêu diệt ISIS, người Kurd dường như nằm trong danh sách đó.

Chính quyền Tổng thống Barack Obama đang buộc phải đối mặt với những hậu quả từ sai lầm chết người của mình tại Syria. Do vội vã đi tìm đối tác giúp đánh bại ISIS, từ đó hạn chế tối thiểu sự can dự trực tiếp của mình vào cuộc xung đột, Mỹ đã gia tăng sức mạnh cho các bên có các lợi ích xung đột nhau. Trong khi CIA tham gia với các đơn vị nổi dậy, Lầu Năm Góc lại huấn luyện cho người Kurd. Trong khi đó, các quan chức Hoa Kỳ lại khuyến khích đối tác Thổ Nhĩ Kỳ chiếm các lãnh thổ khu vực dọc biên giới từ tay ISIS. Thay vì có sự bù đắp cho nhau, những nỗ lực này lại làm gia tăng các xung đột âm ỉ kéo dài – và đã đưa thảm họa ở Syria tới một mức độ thậm chí nguy hiểm hơn nhiều.

Hoa Kỳ nên phát triển một chiến lược chặt chẽ, dựa trên sự lựa chọn cẩn thận các đồng minh và sự can dự trực tiếp nhiều hơn nữa của mình. Nhưng Tổng thống Obama xem sự can dự tại Syria như một đề xuất được ăn cả ngã về không: hoặc là Hoa Kỳ sẽ triển khai 200.000 lính để chiếm đóng đất nước này hàng thập kỷ, hoăc sẽ phải để cuộc chiến lại cho các đối tác còn nhiều khiếm khuyết trong khu vực, có lẽ với các vũ khí được cung cấp bởi Hoa Kỳ. Như Obama đã nói, một chiến dịch hạn chế trên bộ để đánh bại các lực lượng thánh chiến sẽ chỉ dẫn tới “những quan điểm tư tưởng cực đoan.”

Cái mà Obama không nhận ra là tham vọng về phục hồi lãnh thổ cũng mạnh mẽ không kém trong việc thổi bùng lên những tư tưởng cực đoan. Khi Hoa Kỳ ủng hộ những mong ước không thể đạt được của người Kurd, họ đã làm gia tăng nỗi sợ của các nhà lãnh đạo bất an của Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả là người Kurd và người Thổ dù đã gặp nhau năm 2012 nhưng bây giờ lại đang gằm ghè lẫn nhau, và chính quyền Obama, vốn không bao giờ muốn tham chiến ở Syria, lại bị mắc kẹt vào một vũng lầy khác ở Trung Đông.

Với nhiệm kỳ tổng thống của mình đang khép lại, ông Obama khó mà suy nghĩ lại về chính sách Syria không hợp lý của mình. Điều đó để ngỏ cho người kế nhiệm ông tìm kiếm một biện pháp trung dung để vừa bảo vệ những lợi ích của Hoa Kỳ, vừa đảm bảo rằng Hoa Kỳ không phải mang gánh nặng của các cuộc xung đột trên thế giới một mình. Với việc Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd đang nhăm nhe “bóp cổ” nhau, việc đạt được sự cân bằng như vậy sẽ khó khăn hơn bao giờ hết.

Barak Barfi là nghiên cứu viên tại Viện New America.

Hình: Các chiến binh người Kurd ở Syria. Nguồn: www.aljazeera.com


Copyright: Project Syndicate 2016 – America’s Unruly Anti-ISIS Allies

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm