Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Những email rất ngắn và thật về LAM SƠN 719 ( 2 )

Ta hãy đọc một đoạn Email sau đây của Phạm Xuân Thiếp, ĐĐT/ĐĐ 32, kể lại. Thiếp cùng với gia đình hiện định cư tại thành phố Krefeld, Đức quốc (Germany):

KIỀU CÔNG CỰ ghi


(tiếp theo)

Ta hãy đọc một đoạn Email sau đây của Phạm Xuân Thiếp, ĐĐT/ĐĐ 32, kể lại. Thiếp cùng với gia đình hiện định cư tại thành phố Krefeld, Đức quốc (Germany):

Có lẽ trên thương nên tôi được đẩy ra dã ngoại, khi cùng Tiểu đoàn vào thiết lập căn cứ 31. Khi đổ quân, 1 trực thăng bị bắn rơi, có một Trung đội trưởng và 8 binh sĩ cùng phi hành đoàn ghi nhận mất tích. ĐĐ 2 và ĐĐ4, kẻ tây bắc, người đông nam bung ra lục soát. ĐĐ2 phát giác địch, nổ súng. VC chạy mất, để lại 1 địa bàn Trung cộng!

Sáng hôm sau, trực chỉ mục tiêu”X” nửa đường đổi lệnh kéo sang tăng cường ĐĐ4 đang chạm địch nặng, nhường X cho ĐĐ 3 (NT Lê Thành Bôn đã tử trận tại mục tiêu này). Sau đó, mục tiêu X được 2 ĐĐ của Tiểu Đoàn 6 trực thăng vận. Quân đổ đến đâu bị pháo dập đến đó, phần sống sót chạy về CCHL 31. ĐĐ1 cũng rút về phòng thủ. ĐĐ2 và ĐĐ4 (Đại Úy Châu) tiếp tục lục soát vùng tây bắc CC. ĐĐ 4 đốt kho gạo, dầu và tịch thu 12 khẩu 82, ĐĐ 2 chỉ chạm nhẹ, bắt 1 tù binh xin hồi chánh, tịch thu vài súng cá nhân. Tuần lễ đầu, ngoài mục tiêu X không chiếm được, căn cứ chỉ bị pháo cầm chừng. Sang tuần thứ 2, địch tấn công thăm dò các tiền đồn và gia tăng pháo kích, càng ngày càng khốc liệt, đồng thời bám sát, bao vây và trực xạ vào căn cứ; tiếp tế và tản thương gần như bế tắc!

Ngày 24/2, địch mở màn tấn công bằng thiết giáp, bộ binh, nhưng chỉ chiếm được tiền đồn và bị đẩy lui. Ngày 25/2, tôi đến điểm hẹn để bắt tay với đơn vị tăng cường CC 31 gồm  2 chi đoàn TG + 2 đại đội Tiểu Đoàn 8. Họ đến không kịp vì trở ngại!!!

Cũng trưa ngày này, địch bắt đầu tấn công CC 31, tất cả 3 lần. Lần 2, một thiết giáp địch đã tới hầm chỉ huy Lữ Đoàn 3, nhưng không có bộ binh, lại tụt xuống (chi tiết này do 1 binh sĩ ĐĐ 2 leo cây quan sát). Sau đợt này, 1 chiếc Phantom yểm trợ bị phòng không địch bắn rơi. Phi công nhảy dù ra và các TT võ trang quay đi tiếp cứu. Lợi dụng tình hình này, địch mở đợt tấn công lần 3 và tràn ngập căn cứ!

Ngày hôm sau, nhận chỉ thị vào hệ thống Tiểu Đoàn 8: hai đại đội còn lại của Tiểu Đoàn 3 tái chiếm đồi 31; chúng tôi mới chiếm được tiền đồn (cách c/c 31 khoảng 600 mét) sau khi chạm nhẹ. Quan sát mục tiêu khá rõ, người lên xuống giao thông hào lố nhố, mặc đồ nhảy dù! Xin tác xạ không được vì sợ còn phe ta! Chỉ đóng quân qua đêm chờ lệnh. Đêm đó đón được 3 lính phe ta. Sáng sau đươc phép tác xạ để tấn công, vừa mới được 1 quả chưa kịp điều chỉnh; địch ồ ạt dùng trận địa pháo 60, 61, 81, 82 đánh lên đầu 2 đại đội trên căn cứ, vừa hàng ngang tràn xuống. Tôi phải bỏ hầm chạy ra tuyến. Chưa kịp ngóc đầu, thiết giáp địch từ phía sau xuất hiện, cách tuyến chưa đầy 50 thước. Cũng may khẩu đại bác chưa kịp quay thẳng góc! Một chiếc khu trục đã kịp thời tặng chúng 1 bom lửa.

Lệnh của TĐ 8 cho chúng tôi bằng mọi cách phải rút về bắt tay với đơn vị bạn (cách khoảng 2 cây số). Chúng tôi đã rút thành công, nhưng thật đau lòng khi biết gần 30 anh em tử thương nằm lại. Riêng đại đội tôi có 11 người. Ngày hôm nay nhớ để mà viết lại, trong tâm trạng sám hối của cấp chỉ huy trực tiếp không làm tròn trách nhiệm vì lực bất tòng tâm.

Trong khoảng thời gian sau ngày 25/2, trên đường đi giải vây cho CC 31, một lực lượng đặc nhiệm gồm Thiết Đoàn 17, TĐ8 Dù đã chận đánh địch trong một trận giao tranh khốc liệt. Chiến thắng thuộc về ta và đã gây được một cái hào khí mới trong cuộc chiến.

Chúng ta hãy nghe Trần Cảnh kể lại trong một đoạn Email:Chuẩn bị

Sau đây, tôi bắt đầu thuật lại những trận đánh đầy kịch tính (mà tôi còn nhớ) của cánh quân gồm Lữ Đoàn 1 KB và các đơn vị Nhảy Dù (kể trên) từ lúc cố gắng tiến về CC 31 để “cứu vớt” những quân nhân bị tan tác trên căn cứ nầy, đến khi có lệnh rút quân về Lao Bảo, Quảng Trị. Vì theo trí nhớ của tôi, trên trục tiến của cánh quân nầy trước khi CC31 thất thủ, địch vẫn im lặng ém đại quân, có lẽ vừa để nhử ta tiến sâu hơn vào trận địa của chúng, vừa có thời gian chuyển quân “khóa” đường rút độc đạo của ta khi chúng dồn lực lượng phản công.

1. Trận đánh chiến xa đầu tiên:

Địa thế là một đồi trọc hình yên ngựa, chỉ cách CC31 đã thất thủ khoảng 3, 4 cây số đường chim bay. BTL/HQ /LĐI KB (Đaị Tá Nguyễn Trọng Luật) chỉ huy tổng quát. Tiểu đoàn 8 Dù, bố trí mặt mỏm, qua một triền thấp, mỏm bên kia do một trung đội Dù làm tiền đồn. Vì khu đồi trọc nên xạ trường khá trống trải.

Trận chiến bắt đầu khoảng gần trưa, trời Lào đang nắng gắt. Tiền đồn phát giác nhiều địch xuất hiện ở bìa rừng kế đó, có cả xe tăng. Khoảng 1 tiếng đầu, bộ binh địch men theo 2 bên triền và tất nhiên chúng là những mục tiêu tốt cho lực lượng của ta. Sau đó, 4 chiếc chiến xa của chúng xuất hiện ở mỏm đất yên ngựa bên kia. Là cấp chỉ huy một đơn vị Thiết Gíáp, nhưng lần đầu tiên đối đầu với chiến xa địch, tôi thấy những điều lạ. Thứ nhất là dù đang tiến vào mục tiêu, trên mỗi CX địch đều có cắm một lá cờ đỏ khá lớn bay phất phới theo tốc độ xe. Thứ 2, chúng vào mục tiêu với đội hình hàng dọc (theo chiến thuật của ta, thường thì dù bộ binh hay cơ giới cũng tiến chiếm mục tiêu theo nhiều đội hình hàng ngang.)

Sợ quân nao núng, Đại Tá Luật, với súng colt trên tay như một anh hùng Lương Sơn Bạc, chạy từ xe nầy qua xe khác, ra lệnh lính TG lên xe, lính Nhảy Dù không được rời hố chiến đấu. Tôi cho lệnh chiến xa M41 (của Thiết Đoàn 11 tăng phái) bắn cháy chiếc sau cùng. Khi cột khói đen bốc lên, 3 chiếc còn lại vội quay đầu, nhưng không kịp với 5 nòng 76 ly cùng nhả đạn. 4 khối lửa với khói đen che kín cả ngọn đồi… trong tiếng reo hò của quân ta, dù những quả 122 ly bắt đầu rơi quanh vị trí. Đại Tá Nguyễn Trọng Luật xui xẻo bị thương ngay quả pháo 122 ly đầu tiên rơi vào vị trí, phải dùng M113 đưa về sau để máy bay tản thương. Gần chiều, Trung tá Nguyễn Xuân Dung thay quyền chỉ huy đã cho lệnh chuyển vị trí vì địch bắt đầu tập trung pháo.

Xem như trận đụng độ chiến xa đầu tiên trên đất Lào, TA đã thắng ĐỊCH.

Ở phía Nam của con đường 9, mục tiêu của địch là bao vây CCHL Hồng Hà 2 (Hotel 2), 7 km Tây Nam của bãi đáp Don, nơi mà hai TĐ2/3 và 3/3 đang mở những cuộc hành quân dọc theo đường 92 gần đó, lục soát căn cứ 611 tồn trữ tiếp liệu của địch.

Tuy nhiên tình hình nghiêm trọng vẫn tiếp tục gia tăng trong khu vực HQ. Những đoàn xe tiếp tế bị tấn công thường xuyên trên đường 9 bên lãnh thổ Lào cũng như bên VNCH. SĐ Dù bắt buộc phải thành lập thêm hai CCHL mới là Alpha (A) do TĐ5 trấn giữ và Bravo (B) với sự hiện diện của TĐ 11 ở khoảng giữa căn cứ A Lưới (Bản Đông) và biên giới Lào -Việt. Như vậy SĐ/Dù đã sử dụng hết 9 TĐ tác chiến của mình.

Ở thời điểm này BTL/QĐI nhận được một quân lịnh trực tiếp từ TT Thiệu cho SĐ/TQLC thay thế SĐ /Dù. Sự thay quân trong điều kiện đang tác chiến trên chiến trường như thế này sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên SĐ/Dù vẫn còn là một đơn vị hùng mạnh, những sự mất mát vừa qua không đến nỗi nghiêm trọng và sự lựa chọn SĐ/TQLC thay thế là một điều không thích hợp vì SĐ này chỉ tăng phái cho QĐI hai Lữ đoàn và chưa bao giờ được điều động nguyên vẹn một SĐ, cũng như BTL /SĐ hiện đang ở Sài Gòn.

Có lẽ vì những lo lắng này mà ngay buổi chiều 28/2, Tr/Tướng Hoàng Xuân Lãm đã bay vào Sài Gòn trên một chuyên cơ để trình bày với TT Thiệu. Trong suốt buổi họp, có sự tham dự của Đ/Tướng Cao Văn Viên và Tr/Tướng Đặng Văn Quang -Cố Vấn quân sự cho TT Thiệu. Thay vì sử dụng SĐ/TQLC, SĐ1/BB với 3 Trung đoàn hiện đang có mặt tại vùng hành quân được lịnh tiếp tục tiến về phía tây bắc, đánh chiếm Thị trấn Tchepone. SĐ/Dù cung cấp, bảo vệ sườn phía Bắc và an ninh tại đường 9. SĐ/TQLC được lịnh dùng 2 lữ đoàn sẵn sàng tiếp ứng phía sau, còn một lữ đoàn làm thành phần trừ bị cho Quân đoàn I.

Tchepone là một thị trấn nhỏ mà những người Lào ở đây đã bỏ đi từ lâu, bây giờ chỉ còn lại cảnh hoang tàn đổ nát. Nhưng chính lúc này nó trở nên một biểu tượng về chính trị và tâm lý hơn là một mục tiêu có giá trị về quân sự. Tuy nhiên những trang bị tiếp liệu và những sản phẩm chiến tranh được cất giấu trong những hầm trong rừng và những hang động trên núi. Những tuyến đường giao thông được xây dựng chằng chịt ở phía đông và phía tây bên ngoài Tchepone. Mặc dù vậy, những con đường dẫn đến Tchepone đều nằm gần khu trung tâm của những hoạt động tiếp liệu ở vùng lòng chảo của Lào. Và cũng thật dễ hiểu khi nó trở thành một biểu tượng hết sức quan trọng. Những cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước đều cho rằng Tchepone là một nơi mà QL/VNCH bằng mọi giá phải đặt chân đến đây hơn là tìm cách phá hủy hệ thống tiếp vận của quân đội BV. Đó mới chính là mục tiêu thật sự của cuộc tấn công.

Ngày 25/2, QĐ24/HK đã ra lịnh cho SĐ101 Dù (HK) chuẩn bị gởi Lữ Đoàn 3 Dù đến vùng phi quân sự. Tuy nhiên Trung Đoàn 5 thuộc SĐ2/BB mới là đơn vị thật sự thay thế cho Trung Đoàn 2/1. Ngày 29/2, Lữ Đoàn 11/HK thuộc SĐ 23/BB/HK đã rút khỏi vùng phía Nam của đèo Hải Vân để tăng cường cho mặt trận phía bắc.

Nhiều đơn vị của QL/VNCH đã được điều động trong nổ lực mới này: BTL/SĐ/TQLC và LĐ369/TQLC đã được không vận từ Sài Gòn đến vùng HQ ngày 1/3, Thiết Đoàn 4 và 7 cơ hữu của SĐ1 và SĐ2 đã được đưa đến vùng biên giới, TĐ 77/BĐQ Biên phòng từ Quảng Tín được không vận đến bảo vệ căn cứ Hàm Nghi.

Chuyển quân vào Nam LàoTrung Đoàn 2 thuộc SĐ1/BB đã sẵn sàng. Trung Đoàn này có 5 tiểu đoàn tác chiến, TĐ1 (Th/Tá Trương Thành Hưng) ứng chiến tại Khe Sanh còn 4 TĐ kia được lịnh khai triển trong ngày 28/2. BCH/Trung đoàn (Đ/Tá Ngô Văn Chung) cũng hiện diện tại đây. (Đ/Tá Chung, sau này là TM Trưởng, rồi TL Phó SĐ3 Tân Lập cho tướng Giai, rồi tướng Hinh. Ông đã chết trong trại tù Suối Máu, Tân Hiệp, Biên Hòa).

Trong khi đó ngày 3/3, tại vùng hành quân, phía Tây Nam căn cứ 31 đã bị thất thủ, LLĐN gồm Thiết đoàn 17 Kỵ binh và TĐ8 và hai ĐĐ của TĐ3 Dù đã đánh một trận để đời, gây được một hào khí mới cho quân bạn như một đoạn Email của Trần Cảnh:

2/ Trận đánh biển người:

Trận địa là 2 ngọn đồi cách nhau khoảng 300 -400 mét, giữa là khu rừng non có những dãy chuồng heo làm bằng cây rừng, mái lợp tranh dọc theo 2 bên bờ con suối nhỏ, là khu chăn nuôi của Việt Cộng. Dấu chân và phân heo còn mới nhưng chúng đã vừa chuyển đi hoặc thả heo ra rừng. Đồi bên nầy là vị trí chính, gồm BTL/LĐ1KB, Thiết đoàn 17 KB, TĐ8 Dù, Toán Công Binh với 2 xe ủi lớn, đồi bên kia là trung đội Dù tiền đồn.

Khoảng 3 giờ chiều, địch xuất hiện. 2 bên bắt đầu nổ súng, từng tốp địch lao vào như con thiêu thân. Hỏa lực chúng ta quá mạnh nên bọn chúng gục từng lớp nhưng vẫn cứ “ngang nhiên” lao vào. Qua viễn vọng kính chiến xa (phóng đại lớn hơn ống nhòm thường) tôi có thể thấy rõ từng khuôn mặt của địch quân. Chúng chỉ dùng súng nhỏ nên hầu hết quân ta bị thương hay chết đều do đạn pháo. Gần hoàng hôn, chúng vẫn tiếp tục tiến vào và có thẩy vài quả bêta đến phòng tuyến của ta. Nhảy dù và chiến xa M41 sắp hết đạn. Một số đại liên 50 và 30 trên M113 không còn tác xạ chính xác (đỏ nòng)… Trước tình hình nầy, Tr/tá Thiết đoàn trưởng TĐ17, quyết định dùng đến 2 chiến xa phun lửa cơ hữu (hình như 4000 galon hợp chất napal mỗi chiếc?) tạo thành một màn lửa phủ đầy thung lũng để tiêu diệt những tên địch đã bám được phòng tuyến và tạo thời gian cho cuộc rút quân của ta.

Khi xe phun lửa đã tạo màn lửa rực trời, tôi được lệnh Tr/tá Thiết đoàn trưởng dẫn đầu rời vị trí. Vì đạn không còn nhiều, tôi cho lệnh mỗi xe chỉ tác xạ một khẩu đại liên 30. Đoán địch có lực lượng phục kích, nên tôi ra lệnh các xe cố gắng băng bờ chạy trên địa thế (không theo đường do công binh mở khi tiến quân). Tuy nhiên, 2 chiếc M113 bị B40 bắn trúng nhưng may mắn chỉ đứt xích, và nhân viên chạy qua xe khác (nhờ đêm tối).

Tuy nhiên CCHL 30 và TĐ2 Dù vẫn ở trong một tình trạng bị bao vây. Một trận kịch chiến đã xảy ra ở đây từ 0100G ngày 3/3. Sau những đợt pháo kích nặng nề, bộ binh địch được tăng yểm trợ đã tiến sát hàng rào phòng thủ. Căn cứ được thiết lập trên một ngọn đồi cao (727m) đất thoai thoải và tăng địch chỉ sử dụng để yểm trợ bằng đạn đạo thẳng. Những chiếc C-130 võ trang và hai chiếc oanh tạc cơ thay nhau trút bom cho đến giờ phút chót đã giúp cho TĐ2 Dù giữ vững được căn cứ. Khi những đợt oanh kích chấm dứt người ta thấy, hơn 100 xác địch rải rác quanh căn cứ. Tuy nhiên địch đã nhiều đợt thay quân và tấn công liên tục trong những ngày kế tiếp.

Buổi chiều ngày 5/3, TĐ2 Dù được lịnh phá bỏ vị trí phòng thủ, phá huỷ các súng của pháo binh, và hành quân lưu động.

Ta hãy đọc một đoạn mà anh bạn Lê đã kể lại cho Trương Văn Út ĐĐT/ĐĐ2 TS Dù, qua điện thoại và Út đã ghi lại trên Email dưới đây. Cũng xin được nói thêm một điều là sau cơn bạo bệnh, Lê Thơm phải ngồi xe lăn, tay chân không hoạt động được bình thường, nhưng trí nhớ thì rất minh mẫn và giọng nói vẫn còn sang sảng cùng giọng cười khinh mạn như thuở nào. Hiện Thơm đang cùng gia đình định cư tại San Jose, bắc Cali:

Tao bị một mảnh pháo vào thái dương, và hằng chục mảnh vào ngực và bụng, máu nhầy nhụa đẫm ướt cả mặt, được trực thăng tản thương về Khe Sanh. Tưởng nặng nhưng hóa ra nhẹ vì các mảnh 130 ly không vào óc hay lục phủ ngũ tạng. Mười ngày sau, tao xin trở ra hành quân.

Trong thời gian này, Trung Tá Trần Kim Thạch, TĐT/ TĐ2 ND, bị thương đang ở Khe Sanh, TĐ 39 và 21 BĐQ tan hàng chạy ngược về CC 30, được bốc về bên kia biên giới với quân số trên dưới trăm người, TĐT 21 BĐQ (Th/tá Nguyễn Hiệp) bị thương nặng, CC 31 như bị xóa tên trên bản đồ hành quân, CC 30 bị tràn ngập tháo chạy bỏ lại sáu khẩu 105 M2 của ND.

Tôi theo chuyến trực thăng tiếp tế trở lại TĐ2 thì TĐ lúc này đặt dưới quyền chỉ huy của LĐ 1 ND, đã ra lệnh cho TĐ 2 ND “chém dè” rút dần về con đường số 9 với quân số chỉ còn khoảng 150 binh lính. Khi rút lui, ai bị thương nặng nhẹ được trực thăng tản thương, thằng nào hay thằng đó, chết thì gói poncho để đó.

Thân Tao không biết ra sao, thì Tao còn nghĩ gì nữa, trong khi địch quân đang trước sau trái phải. Cho đến ngày QLVNCH triệt thoái toàn bộ ra khỏi lãnh thổ Vương Quốc Lào ngày 23-3-1971, vết thương của tao vẫn chưa lành.Gần làng Vây

BTL/SĐ/TQLC đã được lịnh của Bộ TTM không vận ra Khe Sanh để trực tiếp điều động hai Lữ đoàn 147 và 258 tiến vào vùng hành quân và Lữ đoàn thứ ba là LĐ369, giữ nhiệm vụ trừ bị cho QĐI, cũng hiện diện tại phía nam căn cứ Hàm Nghi.

Đầu tiên, ngày 2/3, Lữ đoàn 147/TQLC gồm BCH/LĐ + TĐ2/PB + TĐ 7 + ĐĐ A Viễn thám được trực thăng vận đến CCHL Đống Đa (Delta – 550m). TĐ2 (Bùi Ngọc Dũng và Kiều Công Cự) và TĐ4 cũng được trực thăng vận tiếp theo. Cuộc đổ quân diễn ra vô sự. Hai TĐ bung ra hoạt động về hướng bắc và hướng nam. Ngày hôm sau, Lữ đoàn 258/TQLC gồm BCH/LĐ + TĐ3/PB + TĐ8 + ĐĐC /Viễn Thám cũng được trực thăng vận đến CCHL Hồng Hà (Hotel) ngay trên đỉnh Co Roc (600m), là đỉnh núi cao nhất tại biên giới Lào -Việt. TĐ1 và TĐ3, cũng được trực thăng vận và hoạt động trong vùng khu vực mục tiêu Bravo.

Ở phía Nam đường 9, những hoạt động đối đầu của địch gia tăng cường độ. Căn cứ Delta của LĐ 147 nhận được nhiều đạn pháo và bộ binh địch xâm nhập vào sát phòng tuyến để tránh những hỏa lực cận phòng của không yểm. Ta ghi nhận có khoảng 10 súng phòng không của địch bố trí trên những triền núi chung quanh căn cứ mà hỏa lực của ta không thể làm câm họng được. TĐ2 đang ở phía tây nam và TĐ4 đang ở phía đông bắc được lịnh kéo về gần căn cứ.

Căn cứ Delta và TĐ7/TQLC cũng bị pháo địch ghìm chặt. Những cuộc tấn công mới của địch có sự tham gia của các loại T54 và PT76 vào các TĐ2. Những hỏa tiển cầm tay M72 của ta không thể khắc chế T54 của địch. Hằng đêm khi không yểm không còn hoạt động thì những sự chuyển quân và tiếp liệu của địch rất là nhộn nhịp và công khai. Có nơi đèn pha soi sáng cả một vùng. Dĩ nhiên đây là vùng đất rất quen thuộc nhiều năm của chúng, còn những đơn vị của ta chỉ co cụm trong những vị trí phòng thủ. Nếu ta sử dụng pháo binh thì địch đáp trả ngay rất tận tình. Các Trung đoàn 29, 803 và 812 thuộc SĐ324 đã luân phiên mở những đợt tấn công vào các TĐ TQLC của ta.

Ta hãy đọc một đoạn Email sau đây của Kiều Công Cự:

Riêng SĐ/TQLC là thành phần trừ bị của Quân đoàn I, tham  dự với 2 LĐ 147 và 258, LĐ/369 thì trừ bị tại căn cứ Hàm Nghi.

Hai LĐ/TQLC là những đơn vị đoạn hậu nên chịu một áp lực hết sức nặng nề. Pháo binh và phòng không của VC khống chế toàn vùng. Nhưng không quân Mỹ là những đơn vị can đảm và đáng khen.

Mình nhớ lại, trong những ngày mà TĐ2 bị tấn công liên tục nhưng vẫn bảo vệ được vị trí. Trong một ngày 4 Sĩ quan Đà Lạt bị thương là NT Nguyễn Kim Thân, Bùi Ngọc Dũng, KCC và Trần Văn Loan), tất cả đều do đạn pháo kích, trong đó Dũng bị nặng nhất, cả người của Dũng được quấn trong một cái mền mỏng, đặt trên một cái băng ca. Khi trực thăng tải thương vừa đáp xuống thì pháo địch ồ ạt đến ngay, Dũng bị thương lần thứ hai, có lẽ lần này nặng hơn lần trước; phi công gồng mình chịu pháo, những thương binh cũng chấp nhận rủi ro và chiếc trực thăng đã can đảm bốc lên. Phòng không địch đâu chịu buông tha, chiếc trực thăng đảo qua đảo lại giữa lưới lửa dày đặc.

Tôi ngồi bên người xạ thủ đại liên Da đen, lấy tay ôm chặt eo ếch của anh. Có lẽ đây là lần thứ hai trong cuộc đời chiến trận, tôi cảm thấy cái chết đến thật gần mình. Nhưng cũng không thê thảm bằng, khi trực thăng qua khỏi đỉnh Co Roc, thì chiếc mền mỏng quấn quanh người Dũng đã bị gió cuốn đi, và Dũng nằm đó trần truồng, hai mắt nhắm nghiền, bất động trên chiếc băng ca. Đến Khe Sanh tất cả thương binh đều được đưa vào Bịnh viện dã chiến TQLC, còn Dũng được chuyển tiếp, nghe đâu ra Hạm đội 7 ngoài khơi và đã chết trên đường tản thương. Vợ Dũng đang có thai đứa con đầu lòng. Hiện giờ người con trai này đã lớn, đã có gia đình và cùng Mẹ sống tại một đồn điền cao su ở vùng biên giới Việt – Miên.

Ngày 3/3, để thi hành kế hoạch tiến vào Tchepone, TĐ1 (Th/tá Phạm Văn Thoại) thuộc Trung đoàn 1 đã được trực thăng vận đến bãi đáp Lolo (723m) ở 13 cây số Đông Nam của Tchepone. Cuộc đổ quân đó đã gặp sự kháng cự hết sức mãnh liệt của địch và đã hoãn lại 2 lần để chuẩn bị những bãi đổ quân khác. Cuối cùng TĐ1/1 đã đáp xuống đất với cái giá của 11 trực thăng bị bắn hạ, 44 chiếc mang những dấu đạn phòng không và hai chiếc xe ủi đất (bull- dozer) bị hư hại nặng vì phải thả từ trên không.

Ngày hôm sau, BCH/ Tr/đoàn + TĐ2/1 (Th/tá Lê Khắc Kha) + một Pháo Đội 105 đã đáp xuống Lolo và thiết lập căn cứ hỏa lực tại đây. Trong khi đó, TĐ4/1 (Tr/tá Lê Huấn) đã đáp xuống bãi đáp Liz (690m), 6 cây số Tây Bắc Lolo.

Buổi sáng ngày 5/3, cuộc đổ quân của Trung đoàn 2 thuộc SĐ1/BB vào Thị trấn Tchepone bắt đầu. Theo kế hoạch, TĐ5/2 sẽ đổ quân xuống bãi đáp Sophia, ở khoảng 4, 5 cây số Tây Nam của Tchepone vào lúc 11 giờ sáng nhưng thời tiết quá xấu nên cuộc đổ quân được hoãn lại đến 1320G, 25 chiếc trực thăng UH1H đã đáp xuống bãi. Phản ứng của địch bị các phi tuần phản lực và các trực thăng võ trang khống chế. Tuy nhiên đã có một trái bom napalm thả lầm vào quân bạn làm bị thương một sĩ quan TĐ phó + một ĐĐ trưởng và 30 binh sĩ khác. Trong đợt chuyển quân thứ hai, cộng quân pháo kích vào bãi đáp và phòng không địch đã gây tử thương cho vị TĐT. Tuy nhiên đêm đó, căn cứ Sophia đã nhận được những khẩu pháo 105 ly để thành lập CCHL.

Những diễn biến kể trên đã được Tr/U Nguyễn Văn Niêm kể lại ở phần đầu và Tr/U Trương Thanh Nhạc, Trưởng ban 3/TĐ kiêm ĐĐ trưởng ĐĐCH SĐ 1 kể lại trong một Email sau đây:

... Mình nói  thêm vài điều:

Ngày 5/3, Tiểu Đoàn 5/2 trực thăng vận xuống bãi đáp được Không Quân Mỹ dọn trên 1 ngọn đồi cao 768 m, thiết lập CCHL Sophia làm bản doanh  cho BCH Trung Đoàn 2/1 BB. Căn cứ Sophia phía đông nam của Tchepone khoảng 4, 5 km. Cái ngày được lựa chọn tốt nhất để tiến vào mục tiêu Tchepone là ngày 6 tháng 3 năm 1971. Toàn bộ 120 trực thăng chở quân của Mỹ được tập trung để thực hiện cuộc đổ quân này. Cùng với không quân chiến lược B52 trải thảm, còn có những đợt không tập chiến thuật và những phi cơ bao vùng, liên tục thả những đợt bom cứ 10 phút. Những phi tuần của TĐ 2/17 thuộc SĐ1 Không kỵ HK canh chừng, theo dõi từng mục tiêu, chuẩn bị những bãi đổ quân. Thật là một cuộc trực thăng vận có một không hai trong lịch sử chiến tranh VN.

Địch pháo kích vào căn cứ Khe Sanh làm cho cuộc tập họp vĩ đại của những trực thăng này bắt đầu sớm hơn dự trù 90 phút, cùng với sự chuẩn bị khá kỷ càng cho cuộc hành quân, đã mang TĐ2/2 (Th/tá Trần Ngọc Huế) vào bãi đáp Hope, ở 4 Km đông bắc Tchepone, với những đợt súng nhỏ của địch bắn lên. Lúc 14.30G, TĐ 3/2 đổ xuống phía đông. Tiếp theo là TĐ4/2 (Th/tá Nguyễn Văn Thuần), đổ xuống phía đông nam của Thị trấn Tchepone, nơi giao điểm của 2 con sông: Xê Pôn (chạy theo hướng Tây – Đông), dọc theo đường số 9 và sông Xepiang Hiang chạy theo hướng Nam Bắc và bố trí an ninh sẵn sàng tại đây để đón hai TĐ2 và 3/2 từ phía bắc xuống. Đây là cuộc đổ quân xa nhất kể từ biên giới Lào - Việt (42 Km). BCH/Trung đoàn 2 và ĐĐ2 Trinh sát cũng được đổ xuống căn cứ Sophia. Tại bãi đổ Hope, hai TĐ mở rộng đội hình và bung ra lục soát tiến chiếm nhiều vị trí quan trọng trước khi hai cánh quân, cùng băng qua Thị trấn Tchepone hoang tàn đổ nát vào ban đêm và cùng vượt qua bờ nam của sông Xê Pôn, đang mùa nước cạn và tiếp tục di chuyển về phía đông nam.

Lúc 0900G ngày 9/3, hai TĐ đã về đến chân đồi của CCHL Sophia. Như vậy cuộc tiến quân vào Tchepone đã hoàn tất và mục tiêu đã đạt được, nhưng giai đoạn lui quân mới thật là khó khăn.

Chúng ta hãy đọc tiếp một đoạn Email sau đây của Trương Thanh Nhạc:

Ngày 6/3 Tiểu đoàn 3/2 và 2/2 được trực thăng vận vào Tchepone, không xuống bãi đáp sẵn có tại Tchepone mà xuống một bãi đáp thấp phía bắc thị trấn Tchepone. Bãi đáp, được không quân Mỹ dọn trước, nhưng không sạch, cây trơ trọi đứng thẳng nghênh ngang như cọc chống, càng trực thăng có chiếc quấn vào dùng dằng không lên được, vài chiếc bị rơi trên bãi đáp. (Có lẽ là LZ Hope theo bản đồ ghi lại của phóng sự chiến trường). Tiểu đoàn 2/2 tiến chiếm Nhà Thờ tại thị trấn Tchepone bỏ ngỏ... 3 Tiểu Đoàn xuống được mục tiêu cuối cùng của cuộc hành quân mà chỉ chạm súng nhẹ với địch bởi có thể yếu tố địch đang chú trọng vào trục tiến quân chính trên đường 9 mà không đề phòng, cụ thể là các đơn vị chiếm đóng những vị trí chiến lược 2 cạnh sườn để yểm trợ lực lượng tiến quân trên đường 9 đều bị địch tấn công, cô lập, và cuộc hành quân khựng lại tại Bản Đông, đây cũng là yếu tố tận dụng đánh lạc hướng địch để nhảy vào Tchepone bất ngờ đã làm Việt cộng hoang mang không chống trả kịp.

Tôi nói lên điều nầy để thấy rằng, nhảy vào Tchepone lúc thời điểm mà lợi thế đang nghiêng về địch là một quyết định mạo hiểm. Nhưng việc ta tiến được vào Tchepone như kế hoạch an toàn, nơi đấu trường trọng tâm của trận địa địch chọn sẵn, là cũng đủ vốn rồi để trả cái giá thiệt hại phải trả, và nói với cả nước biết, nói với thế giới biết rằng,

QLVNCH ĐÃ VÀO TCHEPONE!

Tiểu Đoàn 2/2 của Thiếu tá Huế vượt sông Xê Pôn bắt tay Tiểu Đoàn 4/2 của Thiếu tá Thuần, rồi sau đó cùng theo BCH/Trung Đoàn và TĐ5/2 rút bộ đến LZ Liz lúc đó vào ngày 13/3 nhằm vào đêm trăng sáng, theo đường mòn mà đi, tình hình yên tĩnh, tạm vô sự nhưng cũng lắm xót xa... Những tử thi còn lại không thể đem theo xa được trong một tình thế cấp bách và bảo mật đành phải để lại trên những hốc đá, bụi rậm dọc đường!

(Một quân đội biết tuân thủ qui ước chiến tranh, tôn trọng tinh thần nhân bản, nhưng cũng không tránh khỏi điều xót xa trên, và có lẽ còn những xót xa ngoài ý muốn khác nữa.)

Tại LZ Liz trực thăng bốc về LZ Brown đang bị pháo địch dữ dội. Tiểu Đoàn 4/2 hành quân lên hướng Bắc (đồi Pouratan?) thì địch tung ra vây đánh. Sau mấy ngày giao tranh, Tiểu Đoàn mất liên lạc. Được biết Tiểu Đoàn Trưởng, TĐ Phó, ĐĐT, BTM Tiểu Đoàn 4 đều bị bắt. (Đại úy ĐĐT Đại đội 1 Hoàng Đàn thoát khỏi, sau ngày tháng thoát hiểm mưu sinh rất gian nan). Tiểu Đoàn 2/2 tiến về hướng Nam, địch ém quân chờ sẵn chận đánh, chiến thuật nhử mồi và đánh úp như đánh Tiểu Đoàn 4. Tiểu Đoàn 2 thiệt hại nặng, trong khi TĐT, Thiếu tá Trần Ngọc Huế, bị thương và bị bắt. Đại úy TĐP Nguyễn Hữu Cước dẫn Tiểu Đoàn còn lại rút về căn cứ Delta 1, nơi Tiểu Đoàn 4/3 (Th/tá Tôn Thất Việt) đang phòng thủ. Được biết Th/tá Huế, trước đây là Đại đội trưởng ĐĐ Hắc Báo nổi danh của SĐ1/BB. 

Cũng trong thời gian nầy, những ngày giữa tháng 3, Tiểu Đoàn 4/1 tại căn cứ Lolo bị địch quân vây chặt bám sát đánh, Tiểu Đoàn tử thủ cho đến người cuối cùng, tổn thất nặng nề, bị thương, tử thương, bị bắt và tan rã. TĐT Trung tá Lê Huấn, TĐP Đại úy Hồ Trọng Tọa tử thương.

Sau đó những đơn vị chiến đấu còn lại trong vùng đất địch tiếp tục rút về Lao Bảo, Khe Sanh, lãnh thổ của Việt Nam. Riêng Tiểu Đoàn tôi phục vụ và Trung Đoàn 2 được trực thăng bốc về Khe Sanh.

Đoạn lui quân của Trung đoàn 2/1 đã được T.T. Nhạc ghi lại khá đầy đủ và rõ ràng.

Kế hoạch lui binh toàn thể cũng được chính thức như sau: SĐ1/BB trước tiên rồi đến SĐ/Dù. Căn cứ Lolo đóng cửa rồi đến căn cứ Brick (một căn cứ mới lập gần đường 92 và cách Bản Đông khoảng 9 Km về hướng nam). Những đơn vị của Tr/đoàn 2/1 đã được bốc đi ở nhiều nơi trong khu vực Sophia – Liz và những bãi xen kẻ ở phía nam và phía tây của căn cứ Brick kể cả TĐ 3/2 của Th/tá Nguyễn Tri Tấn. Tuy nhiên Tr/đoàn 3/1 cũng đã càn quét về hướng tây nam, phá hủy những cơ sở của Binh trạm 33 của VC và con đường 914, trước khi rút khỏi vùng Brown và căn cứ Delta 1. Căn cứ A Lưới đóng cửa và SĐ/Dù rút đi cùng với LĐ1 Kỵ binh. LĐ147/TQLC rút khỏi căn cứ Delta, và cuối cùng là LĐ258/TQLC rút khỏi căn cứ Hồng Hà trong ngày 24/3/1971. Đó là những đơn vị đoạn hậu. LĐ 258 /TQLC rút về đóng chốt tại Lao Bảo, không cho phép CSBV tràn vào lãnh thổ VNCH. LĐ đặt một ĐĐ/Viễn thám trên đỉnh Co Roc để làm điểm quan sát và báo động và đó là đơn vị duy nhất còn lại trên đất Lào.

Cuộc Hành quân Lam Sơn 719 tại hạ Lào được phối hợp giữa QL/VNCH và quân đội HK được công bố kết thúc chính thức vào ngày 6/4/1971.

Anaheim ngày 14/10/2012.

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso39.htm

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những email rất ngắn và thật về LAM SƠN 719 ( 2 )

Ta hãy đọc một đoạn Email sau đây của Phạm Xuân Thiếp, ĐĐT/ĐĐ 32, kể lại. Thiếp cùng với gia đình hiện định cư tại thành phố Krefeld, Đức quốc (Germany):

KIỀU CÔNG CỰ ghi


(tiếp theo)

Ta hãy đọc một đoạn Email sau đây của Phạm Xuân Thiếp, ĐĐT/ĐĐ 32, kể lại. Thiếp cùng với gia đình hiện định cư tại thành phố Krefeld, Đức quốc (Germany):

Có lẽ trên thương nên tôi được đẩy ra dã ngoại, khi cùng Tiểu đoàn vào thiết lập căn cứ 31. Khi đổ quân, 1 trực thăng bị bắn rơi, có một Trung đội trưởng và 8 binh sĩ cùng phi hành đoàn ghi nhận mất tích. ĐĐ 2 và ĐĐ4, kẻ tây bắc, người đông nam bung ra lục soát. ĐĐ2 phát giác địch, nổ súng. VC chạy mất, để lại 1 địa bàn Trung cộng!

Sáng hôm sau, trực chỉ mục tiêu”X” nửa đường đổi lệnh kéo sang tăng cường ĐĐ4 đang chạm địch nặng, nhường X cho ĐĐ 3 (NT Lê Thành Bôn đã tử trận tại mục tiêu này). Sau đó, mục tiêu X được 2 ĐĐ của Tiểu Đoàn 6 trực thăng vận. Quân đổ đến đâu bị pháo dập đến đó, phần sống sót chạy về CCHL 31. ĐĐ1 cũng rút về phòng thủ. ĐĐ2 và ĐĐ4 (Đại Úy Châu) tiếp tục lục soát vùng tây bắc CC. ĐĐ 4 đốt kho gạo, dầu và tịch thu 12 khẩu 82, ĐĐ 2 chỉ chạm nhẹ, bắt 1 tù binh xin hồi chánh, tịch thu vài súng cá nhân. Tuần lễ đầu, ngoài mục tiêu X không chiếm được, căn cứ chỉ bị pháo cầm chừng. Sang tuần thứ 2, địch tấn công thăm dò các tiền đồn và gia tăng pháo kích, càng ngày càng khốc liệt, đồng thời bám sát, bao vây và trực xạ vào căn cứ; tiếp tế và tản thương gần như bế tắc!

Ngày 24/2, địch mở màn tấn công bằng thiết giáp, bộ binh, nhưng chỉ chiếm được tiền đồn và bị đẩy lui. Ngày 25/2, tôi đến điểm hẹn để bắt tay với đơn vị tăng cường CC 31 gồm  2 chi đoàn TG + 2 đại đội Tiểu Đoàn 8. Họ đến không kịp vì trở ngại!!!

Cũng trưa ngày này, địch bắt đầu tấn công CC 31, tất cả 3 lần. Lần 2, một thiết giáp địch đã tới hầm chỉ huy Lữ Đoàn 3, nhưng không có bộ binh, lại tụt xuống (chi tiết này do 1 binh sĩ ĐĐ 2 leo cây quan sát). Sau đợt này, 1 chiếc Phantom yểm trợ bị phòng không địch bắn rơi. Phi công nhảy dù ra và các TT võ trang quay đi tiếp cứu. Lợi dụng tình hình này, địch mở đợt tấn công lần 3 và tràn ngập căn cứ!

Ngày hôm sau, nhận chỉ thị vào hệ thống Tiểu Đoàn 8: hai đại đội còn lại của Tiểu Đoàn 3 tái chiếm đồi 31; chúng tôi mới chiếm được tiền đồn (cách c/c 31 khoảng 600 mét) sau khi chạm nhẹ. Quan sát mục tiêu khá rõ, người lên xuống giao thông hào lố nhố, mặc đồ nhảy dù! Xin tác xạ không được vì sợ còn phe ta! Chỉ đóng quân qua đêm chờ lệnh. Đêm đó đón được 3 lính phe ta. Sáng sau đươc phép tác xạ để tấn công, vừa mới được 1 quả chưa kịp điều chỉnh; địch ồ ạt dùng trận địa pháo 60, 61, 81, 82 đánh lên đầu 2 đại đội trên căn cứ, vừa hàng ngang tràn xuống. Tôi phải bỏ hầm chạy ra tuyến. Chưa kịp ngóc đầu, thiết giáp địch từ phía sau xuất hiện, cách tuyến chưa đầy 50 thước. Cũng may khẩu đại bác chưa kịp quay thẳng góc! Một chiếc khu trục đã kịp thời tặng chúng 1 bom lửa.

Lệnh của TĐ 8 cho chúng tôi bằng mọi cách phải rút về bắt tay với đơn vị bạn (cách khoảng 2 cây số). Chúng tôi đã rút thành công, nhưng thật đau lòng khi biết gần 30 anh em tử thương nằm lại. Riêng đại đội tôi có 11 người. Ngày hôm nay nhớ để mà viết lại, trong tâm trạng sám hối của cấp chỉ huy trực tiếp không làm tròn trách nhiệm vì lực bất tòng tâm.

Trong khoảng thời gian sau ngày 25/2, trên đường đi giải vây cho CC 31, một lực lượng đặc nhiệm gồm Thiết Đoàn 17, TĐ8 Dù đã chận đánh địch trong một trận giao tranh khốc liệt. Chiến thắng thuộc về ta và đã gây được một cái hào khí mới trong cuộc chiến.

Chúng ta hãy nghe Trần Cảnh kể lại trong một đoạn Email:Chuẩn bị

Sau đây, tôi bắt đầu thuật lại những trận đánh đầy kịch tính (mà tôi còn nhớ) của cánh quân gồm Lữ Đoàn 1 KB và các đơn vị Nhảy Dù (kể trên) từ lúc cố gắng tiến về CC 31 để “cứu vớt” những quân nhân bị tan tác trên căn cứ nầy, đến khi có lệnh rút quân về Lao Bảo, Quảng Trị. Vì theo trí nhớ của tôi, trên trục tiến của cánh quân nầy trước khi CC31 thất thủ, địch vẫn im lặng ém đại quân, có lẽ vừa để nhử ta tiến sâu hơn vào trận địa của chúng, vừa có thời gian chuyển quân “khóa” đường rút độc đạo của ta khi chúng dồn lực lượng phản công.

1. Trận đánh chiến xa đầu tiên:

Địa thế là một đồi trọc hình yên ngựa, chỉ cách CC31 đã thất thủ khoảng 3, 4 cây số đường chim bay. BTL/HQ /LĐI KB (Đaị Tá Nguyễn Trọng Luật) chỉ huy tổng quát. Tiểu đoàn 8 Dù, bố trí mặt mỏm, qua một triền thấp, mỏm bên kia do một trung đội Dù làm tiền đồn. Vì khu đồi trọc nên xạ trường khá trống trải.

Trận chiến bắt đầu khoảng gần trưa, trời Lào đang nắng gắt. Tiền đồn phát giác nhiều địch xuất hiện ở bìa rừng kế đó, có cả xe tăng. Khoảng 1 tiếng đầu, bộ binh địch men theo 2 bên triền và tất nhiên chúng là những mục tiêu tốt cho lực lượng của ta. Sau đó, 4 chiếc chiến xa của chúng xuất hiện ở mỏm đất yên ngựa bên kia. Là cấp chỉ huy một đơn vị Thiết Gíáp, nhưng lần đầu tiên đối đầu với chiến xa địch, tôi thấy những điều lạ. Thứ nhất là dù đang tiến vào mục tiêu, trên mỗi CX địch đều có cắm một lá cờ đỏ khá lớn bay phất phới theo tốc độ xe. Thứ 2, chúng vào mục tiêu với đội hình hàng dọc (theo chiến thuật của ta, thường thì dù bộ binh hay cơ giới cũng tiến chiếm mục tiêu theo nhiều đội hình hàng ngang.)

Sợ quân nao núng, Đại Tá Luật, với súng colt trên tay như một anh hùng Lương Sơn Bạc, chạy từ xe nầy qua xe khác, ra lệnh lính TG lên xe, lính Nhảy Dù không được rời hố chiến đấu. Tôi cho lệnh chiến xa M41 (của Thiết Đoàn 11 tăng phái) bắn cháy chiếc sau cùng. Khi cột khói đen bốc lên, 3 chiếc còn lại vội quay đầu, nhưng không kịp với 5 nòng 76 ly cùng nhả đạn. 4 khối lửa với khói đen che kín cả ngọn đồi… trong tiếng reo hò của quân ta, dù những quả 122 ly bắt đầu rơi quanh vị trí. Đại Tá Nguyễn Trọng Luật xui xẻo bị thương ngay quả pháo 122 ly đầu tiên rơi vào vị trí, phải dùng M113 đưa về sau để máy bay tản thương. Gần chiều, Trung tá Nguyễn Xuân Dung thay quyền chỉ huy đã cho lệnh chuyển vị trí vì địch bắt đầu tập trung pháo.

Xem như trận đụng độ chiến xa đầu tiên trên đất Lào, TA đã thắng ĐỊCH.

Ở phía Nam của con đường 9, mục tiêu của địch là bao vây CCHL Hồng Hà 2 (Hotel 2), 7 km Tây Nam của bãi đáp Don, nơi mà hai TĐ2/3 và 3/3 đang mở những cuộc hành quân dọc theo đường 92 gần đó, lục soát căn cứ 611 tồn trữ tiếp liệu của địch.

Tuy nhiên tình hình nghiêm trọng vẫn tiếp tục gia tăng trong khu vực HQ. Những đoàn xe tiếp tế bị tấn công thường xuyên trên đường 9 bên lãnh thổ Lào cũng như bên VNCH. SĐ Dù bắt buộc phải thành lập thêm hai CCHL mới là Alpha (A) do TĐ5 trấn giữ và Bravo (B) với sự hiện diện của TĐ 11 ở khoảng giữa căn cứ A Lưới (Bản Đông) và biên giới Lào -Việt. Như vậy SĐ/Dù đã sử dụng hết 9 TĐ tác chiến của mình.

Ở thời điểm này BTL/QĐI nhận được một quân lịnh trực tiếp từ TT Thiệu cho SĐ/TQLC thay thế SĐ /Dù. Sự thay quân trong điều kiện đang tác chiến trên chiến trường như thế này sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên SĐ/Dù vẫn còn là một đơn vị hùng mạnh, những sự mất mát vừa qua không đến nỗi nghiêm trọng và sự lựa chọn SĐ/TQLC thay thế là một điều không thích hợp vì SĐ này chỉ tăng phái cho QĐI hai Lữ đoàn và chưa bao giờ được điều động nguyên vẹn một SĐ, cũng như BTL /SĐ hiện đang ở Sài Gòn.

Có lẽ vì những lo lắng này mà ngay buổi chiều 28/2, Tr/Tướng Hoàng Xuân Lãm đã bay vào Sài Gòn trên một chuyên cơ để trình bày với TT Thiệu. Trong suốt buổi họp, có sự tham dự của Đ/Tướng Cao Văn Viên và Tr/Tướng Đặng Văn Quang -Cố Vấn quân sự cho TT Thiệu. Thay vì sử dụng SĐ/TQLC, SĐ1/BB với 3 Trung đoàn hiện đang có mặt tại vùng hành quân được lịnh tiếp tục tiến về phía tây bắc, đánh chiếm Thị trấn Tchepone. SĐ/Dù cung cấp, bảo vệ sườn phía Bắc và an ninh tại đường 9. SĐ/TQLC được lịnh dùng 2 lữ đoàn sẵn sàng tiếp ứng phía sau, còn một lữ đoàn làm thành phần trừ bị cho Quân đoàn I.

Tchepone là một thị trấn nhỏ mà những người Lào ở đây đã bỏ đi từ lâu, bây giờ chỉ còn lại cảnh hoang tàn đổ nát. Nhưng chính lúc này nó trở nên một biểu tượng về chính trị và tâm lý hơn là một mục tiêu có giá trị về quân sự. Tuy nhiên những trang bị tiếp liệu và những sản phẩm chiến tranh được cất giấu trong những hầm trong rừng và những hang động trên núi. Những tuyến đường giao thông được xây dựng chằng chịt ở phía đông và phía tây bên ngoài Tchepone. Mặc dù vậy, những con đường dẫn đến Tchepone đều nằm gần khu trung tâm của những hoạt động tiếp liệu ở vùng lòng chảo của Lào. Và cũng thật dễ hiểu khi nó trở thành một biểu tượng hết sức quan trọng. Những cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước đều cho rằng Tchepone là một nơi mà QL/VNCH bằng mọi giá phải đặt chân đến đây hơn là tìm cách phá hủy hệ thống tiếp vận của quân đội BV. Đó mới chính là mục tiêu thật sự của cuộc tấn công.

Ngày 25/2, QĐ24/HK đã ra lịnh cho SĐ101 Dù (HK) chuẩn bị gởi Lữ Đoàn 3 Dù đến vùng phi quân sự. Tuy nhiên Trung Đoàn 5 thuộc SĐ2/BB mới là đơn vị thật sự thay thế cho Trung Đoàn 2/1. Ngày 29/2, Lữ Đoàn 11/HK thuộc SĐ 23/BB/HK đã rút khỏi vùng phía Nam của đèo Hải Vân để tăng cường cho mặt trận phía bắc.

Nhiều đơn vị của QL/VNCH đã được điều động trong nổ lực mới này: BTL/SĐ/TQLC và LĐ369/TQLC đã được không vận từ Sài Gòn đến vùng HQ ngày 1/3, Thiết Đoàn 4 và 7 cơ hữu của SĐ1 và SĐ2 đã được đưa đến vùng biên giới, TĐ 77/BĐQ Biên phòng từ Quảng Tín được không vận đến bảo vệ căn cứ Hàm Nghi.

Chuyển quân vào Nam LàoTrung Đoàn 2 thuộc SĐ1/BB đã sẵn sàng. Trung Đoàn này có 5 tiểu đoàn tác chiến, TĐ1 (Th/Tá Trương Thành Hưng) ứng chiến tại Khe Sanh còn 4 TĐ kia được lịnh khai triển trong ngày 28/2. BCH/Trung đoàn (Đ/Tá Ngô Văn Chung) cũng hiện diện tại đây. (Đ/Tá Chung, sau này là TM Trưởng, rồi TL Phó SĐ3 Tân Lập cho tướng Giai, rồi tướng Hinh. Ông đã chết trong trại tù Suối Máu, Tân Hiệp, Biên Hòa).

Trong khi đó ngày 3/3, tại vùng hành quân, phía Tây Nam căn cứ 31 đã bị thất thủ, LLĐN gồm Thiết đoàn 17 Kỵ binh và TĐ8 và hai ĐĐ của TĐ3 Dù đã đánh một trận để đời, gây được một hào khí mới cho quân bạn như một đoạn Email của Trần Cảnh:

2/ Trận đánh biển người:

Trận địa là 2 ngọn đồi cách nhau khoảng 300 -400 mét, giữa là khu rừng non có những dãy chuồng heo làm bằng cây rừng, mái lợp tranh dọc theo 2 bên bờ con suối nhỏ, là khu chăn nuôi của Việt Cộng. Dấu chân và phân heo còn mới nhưng chúng đã vừa chuyển đi hoặc thả heo ra rừng. Đồi bên nầy là vị trí chính, gồm BTL/LĐ1KB, Thiết đoàn 17 KB, TĐ8 Dù, Toán Công Binh với 2 xe ủi lớn, đồi bên kia là trung đội Dù tiền đồn.

Khoảng 3 giờ chiều, địch xuất hiện. 2 bên bắt đầu nổ súng, từng tốp địch lao vào như con thiêu thân. Hỏa lực chúng ta quá mạnh nên bọn chúng gục từng lớp nhưng vẫn cứ “ngang nhiên” lao vào. Qua viễn vọng kính chiến xa (phóng đại lớn hơn ống nhòm thường) tôi có thể thấy rõ từng khuôn mặt của địch quân. Chúng chỉ dùng súng nhỏ nên hầu hết quân ta bị thương hay chết đều do đạn pháo. Gần hoàng hôn, chúng vẫn tiếp tục tiến vào và có thẩy vài quả bêta đến phòng tuyến của ta. Nhảy dù và chiến xa M41 sắp hết đạn. Một số đại liên 50 và 30 trên M113 không còn tác xạ chính xác (đỏ nòng)… Trước tình hình nầy, Tr/tá Thiết đoàn trưởng TĐ17, quyết định dùng đến 2 chiến xa phun lửa cơ hữu (hình như 4000 galon hợp chất napal mỗi chiếc?) tạo thành một màn lửa phủ đầy thung lũng để tiêu diệt những tên địch đã bám được phòng tuyến và tạo thời gian cho cuộc rút quân của ta.

Khi xe phun lửa đã tạo màn lửa rực trời, tôi được lệnh Tr/tá Thiết đoàn trưởng dẫn đầu rời vị trí. Vì đạn không còn nhiều, tôi cho lệnh mỗi xe chỉ tác xạ một khẩu đại liên 30. Đoán địch có lực lượng phục kích, nên tôi ra lệnh các xe cố gắng băng bờ chạy trên địa thế (không theo đường do công binh mở khi tiến quân). Tuy nhiên, 2 chiếc M113 bị B40 bắn trúng nhưng may mắn chỉ đứt xích, và nhân viên chạy qua xe khác (nhờ đêm tối).

Tuy nhiên CCHL 30 và TĐ2 Dù vẫn ở trong một tình trạng bị bao vây. Một trận kịch chiến đã xảy ra ở đây từ 0100G ngày 3/3. Sau những đợt pháo kích nặng nề, bộ binh địch được tăng yểm trợ đã tiến sát hàng rào phòng thủ. Căn cứ được thiết lập trên một ngọn đồi cao (727m) đất thoai thoải và tăng địch chỉ sử dụng để yểm trợ bằng đạn đạo thẳng. Những chiếc C-130 võ trang và hai chiếc oanh tạc cơ thay nhau trút bom cho đến giờ phút chót đã giúp cho TĐ2 Dù giữ vững được căn cứ. Khi những đợt oanh kích chấm dứt người ta thấy, hơn 100 xác địch rải rác quanh căn cứ. Tuy nhiên địch đã nhiều đợt thay quân và tấn công liên tục trong những ngày kế tiếp.

Buổi chiều ngày 5/3, TĐ2 Dù được lịnh phá bỏ vị trí phòng thủ, phá huỷ các súng của pháo binh, và hành quân lưu động.

Ta hãy đọc một đoạn mà anh bạn Lê đã kể lại cho Trương Văn Út ĐĐT/ĐĐ2 TS Dù, qua điện thoại và Út đã ghi lại trên Email dưới đây. Cũng xin được nói thêm một điều là sau cơn bạo bệnh, Lê Thơm phải ngồi xe lăn, tay chân không hoạt động được bình thường, nhưng trí nhớ thì rất minh mẫn và giọng nói vẫn còn sang sảng cùng giọng cười khinh mạn như thuở nào. Hiện Thơm đang cùng gia đình định cư tại San Jose, bắc Cali:

Tao bị một mảnh pháo vào thái dương, và hằng chục mảnh vào ngực và bụng, máu nhầy nhụa đẫm ướt cả mặt, được trực thăng tản thương về Khe Sanh. Tưởng nặng nhưng hóa ra nhẹ vì các mảnh 130 ly không vào óc hay lục phủ ngũ tạng. Mười ngày sau, tao xin trở ra hành quân.

Trong thời gian này, Trung Tá Trần Kim Thạch, TĐT/ TĐ2 ND, bị thương đang ở Khe Sanh, TĐ 39 và 21 BĐQ tan hàng chạy ngược về CC 30, được bốc về bên kia biên giới với quân số trên dưới trăm người, TĐT 21 BĐQ (Th/tá Nguyễn Hiệp) bị thương nặng, CC 31 như bị xóa tên trên bản đồ hành quân, CC 30 bị tràn ngập tháo chạy bỏ lại sáu khẩu 105 M2 của ND.

Tôi theo chuyến trực thăng tiếp tế trở lại TĐ2 thì TĐ lúc này đặt dưới quyền chỉ huy của LĐ 1 ND, đã ra lệnh cho TĐ 2 ND “chém dè” rút dần về con đường số 9 với quân số chỉ còn khoảng 150 binh lính. Khi rút lui, ai bị thương nặng nhẹ được trực thăng tản thương, thằng nào hay thằng đó, chết thì gói poncho để đó.

Thân Tao không biết ra sao, thì Tao còn nghĩ gì nữa, trong khi địch quân đang trước sau trái phải. Cho đến ngày QLVNCH triệt thoái toàn bộ ra khỏi lãnh thổ Vương Quốc Lào ngày 23-3-1971, vết thương của tao vẫn chưa lành.Gần làng Vây

BTL/SĐ/TQLC đã được lịnh của Bộ TTM không vận ra Khe Sanh để trực tiếp điều động hai Lữ đoàn 147 và 258 tiến vào vùng hành quân và Lữ đoàn thứ ba là LĐ369, giữ nhiệm vụ trừ bị cho QĐI, cũng hiện diện tại phía nam căn cứ Hàm Nghi.

Đầu tiên, ngày 2/3, Lữ đoàn 147/TQLC gồm BCH/LĐ + TĐ2/PB + TĐ 7 + ĐĐ A Viễn thám được trực thăng vận đến CCHL Đống Đa (Delta – 550m). TĐ2 (Bùi Ngọc Dũng và Kiều Công Cự) và TĐ4 cũng được trực thăng vận tiếp theo. Cuộc đổ quân diễn ra vô sự. Hai TĐ bung ra hoạt động về hướng bắc và hướng nam. Ngày hôm sau, Lữ đoàn 258/TQLC gồm BCH/LĐ + TĐ3/PB + TĐ8 + ĐĐC /Viễn Thám cũng được trực thăng vận đến CCHL Hồng Hà (Hotel) ngay trên đỉnh Co Roc (600m), là đỉnh núi cao nhất tại biên giới Lào -Việt. TĐ1 và TĐ3, cũng được trực thăng vận và hoạt động trong vùng khu vực mục tiêu Bravo.

Ở phía Nam đường 9, những hoạt động đối đầu của địch gia tăng cường độ. Căn cứ Delta của LĐ 147 nhận được nhiều đạn pháo và bộ binh địch xâm nhập vào sát phòng tuyến để tránh những hỏa lực cận phòng của không yểm. Ta ghi nhận có khoảng 10 súng phòng không của địch bố trí trên những triền núi chung quanh căn cứ mà hỏa lực của ta không thể làm câm họng được. TĐ2 đang ở phía tây nam và TĐ4 đang ở phía đông bắc được lịnh kéo về gần căn cứ.

Căn cứ Delta và TĐ7/TQLC cũng bị pháo địch ghìm chặt. Những cuộc tấn công mới của địch có sự tham gia của các loại T54 và PT76 vào các TĐ2. Những hỏa tiển cầm tay M72 của ta không thể khắc chế T54 của địch. Hằng đêm khi không yểm không còn hoạt động thì những sự chuyển quân và tiếp liệu của địch rất là nhộn nhịp và công khai. Có nơi đèn pha soi sáng cả một vùng. Dĩ nhiên đây là vùng đất rất quen thuộc nhiều năm của chúng, còn những đơn vị của ta chỉ co cụm trong những vị trí phòng thủ. Nếu ta sử dụng pháo binh thì địch đáp trả ngay rất tận tình. Các Trung đoàn 29, 803 và 812 thuộc SĐ324 đã luân phiên mở những đợt tấn công vào các TĐ TQLC của ta.

Ta hãy đọc một đoạn Email sau đây của Kiều Công Cự:

Riêng SĐ/TQLC là thành phần trừ bị của Quân đoàn I, tham  dự với 2 LĐ 147 và 258, LĐ/369 thì trừ bị tại căn cứ Hàm Nghi.

Hai LĐ/TQLC là những đơn vị đoạn hậu nên chịu một áp lực hết sức nặng nề. Pháo binh và phòng không của VC khống chế toàn vùng. Nhưng không quân Mỹ là những đơn vị can đảm và đáng khen.

Mình nhớ lại, trong những ngày mà TĐ2 bị tấn công liên tục nhưng vẫn bảo vệ được vị trí. Trong một ngày 4 Sĩ quan Đà Lạt bị thương là NT Nguyễn Kim Thân, Bùi Ngọc Dũng, KCC và Trần Văn Loan), tất cả đều do đạn pháo kích, trong đó Dũng bị nặng nhất, cả người của Dũng được quấn trong một cái mền mỏng, đặt trên một cái băng ca. Khi trực thăng tải thương vừa đáp xuống thì pháo địch ồ ạt đến ngay, Dũng bị thương lần thứ hai, có lẽ lần này nặng hơn lần trước; phi công gồng mình chịu pháo, những thương binh cũng chấp nhận rủi ro và chiếc trực thăng đã can đảm bốc lên. Phòng không địch đâu chịu buông tha, chiếc trực thăng đảo qua đảo lại giữa lưới lửa dày đặc.

Tôi ngồi bên người xạ thủ đại liên Da đen, lấy tay ôm chặt eo ếch của anh. Có lẽ đây là lần thứ hai trong cuộc đời chiến trận, tôi cảm thấy cái chết đến thật gần mình. Nhưng cũng không thê thảm bằng, khi trực thăng qua khỏi đỉnh Co Roc, thì chiếc mền mỏng quấn quanh người Dũng đã bị gió cuốn đi, và Dũng nằm đó trần truồng, hai mắt nhắm nghiền, bất động trên chiếc băng ca. Đến Khe Sanh tất cả thương binh đều được đưa vào Bịnh viện dã chiến TQLC, còn Dũng được chuyển tiếp, nghe đâu ra Hạm đội 7 ngoài khơi và đã chết trên đường tản thương. Vợ Dũng đang có thai đứa con đầu lòng. Hiện giờ người con trai này đã lớn, đã có gia đình và cùng Mẹ sống tại một đồn điền cao su ở vùng biên giới Việt – Miên.

Ngày 3/3, để thi hành kế hoạch tiến vào Tchepone, TĐ1 (Th/tá Phạm Văn Thoại) thuộc Trung đoàn 1 đã được trực thăng vận đến bãi đáp Lolo (723m) ở 13 cây số Đông Nam của Tchepone. Cuộc đổ quân đó đã gặp sự kháng cự hết sức mãnh liệt của địch và đã hoãn lại 2 lần để chuẩn bị những bãi đổ quân khác. Cuối cùng TĐ1/1 đã đáp xuống đất với cái giá của 11 trực thăng bị bắn hạ, 44 chiếc mang những dấu đạn phòng không và hai chiếc xe ủi đất (bull- dozer) bị hư hại nặng vì phải thả từ trên không.

Ngày hôm sau, BCH/ Tr/đoàn + TĐ2/1 (Th/tá Lê Khắc Kha) + một Pháo Đội 105 đã đáp xuống Lolo và thiết lập căn cứ hỏa lực tại đây. Trong khi đó, TĐ4/1 (Tr/tá Lê Huấn) đã đáp xuống bãi đáp Liz (690m), 6 cây số Tây Bắc Lolo.

Buổi sáng ngày 5/3, cuộc đổ quân của Trung đoàn 2 thuộc SĐ1/BB vào Thị trấn Tchepone bắt đầu. Theo kế hoạch, TĐ5/2 sẽ đổ quân xuống bãi đáp Sophia, ở khoảng 4, 5 cây số Tây Nam của Tchepone vào lúc 11 giờ sáng nhưng thời tiết quá xấu nên cuộc đổ quân được hoãn lại đến 1320G, 25 chiếc trực thăng UH1H đã đáp xuống bãi. Phản ứng của địch bị các phi tuần phản lực và các trực thăng võ trang khống chế. Tuy nhiên đã có một trái bom napalm thả lầm vào quân bạn làm bị thương một sĩ quan TĐ phó + một ĐĐ trưởng và 30 binh sĩ khác. Trong đợt chuyển quân thứ hai, cộng quân pháo kích vào bãi đáp và phòng không địch đã gây tử thương cho vị TĐT. Tuy nhiên đêm đó, căn cứ Sophia đã nhận được những khẩu pháo 105 ly để thành lập CCHL.

Những diễn biến kể trên đã được Tr/U Nguyễn Văn Niêm kể lại ở phần đầu và Tr/U Trương Thanh Nhạc, Trưởng ban 3/TĐ kiêm ĐĐ trưởng ĐĐCH SĐ 1 kể lại trong một Email sau đây:

... Mình nói  thêm vài điều:

Ngày 5/3, Tiểu Đoàn 5/2 trực thăng vận xuống bãi đáp được Không Quân Mỹ dọn trên 1 ngọn đồi cao 768 m, thiết lập CCHL Sophia làm bản doanh  cho BCH Trung Đoàn 2/1 BB. Căn cứ Sophia phía đông nam của Tchepone khoảng 4, 5 km. Cái ngày được lựa chọn tốt nhất để tiến vào mục tiêu Tchepone là ngày 6 tháng 3 năm 1971. Toàn bộ 120 trực thăng chở quân của Mỹ được tập trung để thực hiện cuộc đổ quân này. Cùng với không quân chiến lược B52 trải thảm, còn có những đợt không tập chiến thuật và những phi cơ bao vùng, liên tục thả những đợt bom cứ 10 phút. Những phi tuần của TĐ 2/17 thuộc SĐ1 Không kỵ HK canh chừng, theo dõi từng mục tiêu, chuẩn bị những bãi đổ quân. Thật là một cuộc trực thăng vận có một không hai trong lịch sử chiến tranh VN.

Địch pháo kích vào căn cứ Khe Sanh làm cho cuộc tập họp vĩ đại của những trực thăng này bắt đầu sớm hơn dự trù 90 phút, cùng với sự chuẩn bị khá kỷ càng cho cuộc hành quân, đã mang TĐ2/2 (Th/tá Trần Ngọc Huế) vào bãi đáp Hope, ở 4 Km đông bắc Tchepone, với những đợt súng nhỏ của địch bắn lên. Lúc 14.30G, TĐ 3/2 đổ xuống phía đông. Tiếp theo là TĐ4/2 (Th/tá Nguyễn Văn Thuần), đổ xuống phía đông nam của Thị trấn Tchepone, nơi giao điểm của 2 con sông: Xê Pôn (chạy theo hướng Tây – Đông), dọc theo đường số 9 và sông Xepiang Hiang chạy theo hướng Nam Bắc và bố trí an ninh sẵn sàng tại đây để đón hai TĐ2 và 3/2 từ phía bắc xuống. Đây là cuộc đổ quân xa nhất kể từ biên giới Lào - Việt (42 Km). BCH/Trung đoàn 2 và ĐĐ2 Trinh sát cũng được đổ xuống căn cứ Sophia. Tại bãi đổ Hope, hai TĐ mở rộng đội hình và bung ra lục soát tiến chiếm nhiều vị trí quan trọng trước khi hai cánh quân, cùng băng qua Thị trấn Tchepone hoang tàn đổ nát vào ban đêm và cùng vượt qua bờ nam của sông Xê Pôn, đang mùa nước cạn và tiếp tục di chuyển về phía đông nam.

Lúc 0900G ngày 9/3, hai TĐ đã về đến chân đồi của CCHL Sophia. Như vậy cuộc tiến quân vào Tchepone đã hoàn tất và mục tiêu đã đạt được, nhưng giai đoạn lui quân mới thật là khó khăn.

Chúng ta hãy đọc tiếp một đoạn Email sau đây của Trương Thanh Nhạc:

Ngày 6/3 Tiểu đoàn 3/2 và 2/2 được trực thăng vận vào Tchepone, không xuống bãi đáp sẵn có tại Tchepone mà xuống một bãi đáp thấp phía bắc thị trấn Tchepone. Bãi đáp, được không quân Mỹ dọn trước, nhưng không sạch, cây trơ trọi đứng thẳng nghênh ngang như cọc chống, càng trực thăng có chiếc quấn vào dùng dằng không lên được, vài chiếc bị rơi trên bãi đáp. (Có lẽ là LZ Hope theo bản đồ ghi lại của phóng sự chiến trường). Tiểu đoàn 2/2 tiến chiếm Nhà Thờ tại thị trấn Tchepone bỏ ngỏ... 3 Tiểu Đoàn xuống được mục tiêu cuối cùng của cuộc hành quân mà chỉ chạm súng nhẹ với địch bởi có thể yếu tố địch đang chú trọng vào trục tiến quân chính trên đường 9 mà không đề phòng, cụ thể là các đơn vị chiếm đóng những vị trí chiến lược 2 cạnh sườn để yểm trợ lực lượng tiến quân trên đường 9 đều bị địch tấn công, cô lập, và cuộc hành quân khựng lại tại Bản Đông, đây cũng là yếu tố tận dụng đánh lạc hướng địch để nhảy vào Tchepone bất ngờ đã làm Việt cộng hoang mang không chống trả kịp.

Tôi nói lên điều nầy để thấy rằng, nhảy vào Tchepone lúc thời điểm mà lợi thế đang nghiêng về địch là một quyết định mạo hiểm. Nhưng việc ta tiến được vào Tchepone như kế hoạch an toàn, nơi đấu trường trọng tâm của trận địa địch chọn sẵn, là cũng đủ vốn rồi để trả cái giá thiệt hại phải trả, và nói với cả nước biết, nói với thế giới biết rằng,

QLVNCH ĐÃ VÀO TCHEPONE!

Tiểu Đoàn 2/2 của Thiếu tá Huế vượt sông Xê Pôn bắt tay Tiểu Đoàn 4/2 của Thiếu tá Thuần, rồi sau đó cùng theo BCH/Trung Đoàn và TĐ5/2 rút bộ đến LZ Liz lúc đó vào ngày 13/3 nhằm vào đêm trăng sáng, theo đường mòn mà đi, tình hình yên tĩnh, tạm vô sự nhưng cũng lắm xót xa... Những tử thi còn lại không thể đem theo xa được trong một tình thế cấp bách và bảo mật đành phải để lại trên những hốc đá, bụi rậm dọc đường!

(Một quân đội biết tuân thủ qui ước chiến tranh, tôn trọng tinh thần nhân bản, nhưng cũng không tránh khỏi điều xót xa trên, và có lẽ còn những xót xa ngoài ý muốn khác nữa.)

Tại LZ Liz trực thăng bốc về LZ Brown đang bị pháo địch dữ dội. Tiểu Đoàn 4/2 hành quân lên hướng Bắc (đồi Pouratan?) thì địch tung ra vây đánh. Sau mấy ngày giao tranh, Tiểu Đoàn mất liên lạc. Được biết Tiểu Đoàn Trưởng, TĐ Phó, ĐĐT, BTM Tiểu Đoàn 4 đều bị bắt. (Đại úy ĐĐT Đại đội 1 Hoàng Đàn thoát khỏi, sau ngày tháng thoát hiểm mưu sinh rất gian nan). Tiểu Đoàn 2/2 tiến về hướng Nam, địch ém quân chờ sẵn chận đánh, chiến thuật nhử mồi và đánh úp như đánh Tiểu Đoàn 4. Tiểu Đoàn 2 thiệt hại nặng, trong khi TĐT, Thiếu tá Trần Ngọc Huế, bị thương và bị bắt. Đại úy TĐP Nguyễn Hữu Cước dẫn Tiểu Đoàn còn lại rút về căn cứ Delta 1, nơi Tiểu Đoàn 4/3 (Th/tá Tôn Thất Việt) đang phòng thủ. Được biết Th/tá Huế, trước đây là Đại đội trưởng ĐĐ Hắc Báo nổi danh của SĐ1/BB. 

Cũng trong thời gian nầy, những ngày giữa tháng 3, Tiểu Đoàn 4/1 tại căn cứ Lolo bị địch quân vây chặt bám sát đánh, Tiểu Đoàn tử thủ cho đến người cuối cùng, tổn thất nặng nề, bị thương, tử thương, bị bắt và tan rã. TĐT Trung tá Lê Huấn, TĐP Đại úy Hồ Trọng Tọa tử thương.

Sau đó những đơn vị chiến đấu còn lại trong vùng đất địch tiếp tục rút về Lao Bảo, Khe Sanh, lãnh thổ của Việt Nam. Riêng Tiểu Đoàn tôi phục vụ và Trung Đoàn 2 được trực thăng bốc về Khe Sanh.

Đoạn lui quân của Trung đoàn 2/1 đã được T.T. Nhạc ghi lại khá đầy đủ và rõ ràng.

Kế hoạch lui binh toàn thể cũng được chính thức như sau: SĐ1/BB trước tiên rồi đến SĐ/Dù. Căn cứ Lolo đóng cửa rồi đến căn cứ Brick (một căn cứ mới lập gần đường 92 và cách Bản Đông khoảng 9 Km về hướng nam). Những đơn vị của Tr/đoàn 2/1 đã được bốc đi ở nhiều nơi trong khu vực Sophia – Liz và những bãi xen kẻ ở phía nam và phía tây của căn cứ Brick kể cả TĐ 3/2 của Th/tá Nguyễn Tri Tấn. Tuy nhiên Tr/đoàn 3/1 cũng đã càn quét về hướng tây nam, phá hủy những cơ sở của Binh trạm 33 của VC và con đường 914, trước khi rút khỏi vùng Brown và căn cứ Delta 1. Căn cứ A Lưới đóng cửa và SĐ/Dù rút đi cùng với LĐ1 Kỵ binh. LĐ147/TQLC rút khỏi căn cứ Delta, và cuối cùng là LĐ258/TQLC rút khỏi căn cứ Hồng Hà trong ngày 24/3/1971. Đó là những đơn vị đoạn hậu. LĐ 258 /TQLC rút về đóng chốt tại Lao Bảo, không cho phép CSBV tràn vào lãnh thổ VNCH. LĐ đặt một ĐĐ/Viễn thám trên đỉnh Co Roc để làm điểm quan sát và báo động và đó là đơn vị duy nhất còn lại trên đất Lào.

Cuộc Hành quân Lam Sơn 719 tại hạ Lào được phối hợp giữa QL/VNCH và quân đội HK được công bố kết thúc chính thức vào ngày 6/4/1971.

Anaheim ngày 14/10/2012.

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso39.htm

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm