Cà Kê Dê Ngỗng

Những hạt cát thời gian – Chiến thuật “cắt lát xúc xích” của Trung Quốc trên Biển Đông

Bất chấp những chỉ trích đến từ Philippines và Việt Nam, Trung Quốc đang có những hoạt động nhằm mục đích mở rộng đất ở các thực thể mà họ kiểm soát trong quần đảo Trường Sa, xây dựng một đường băng và cảng biển.

Nguồn bài gốc: James Hardy (2014). “Sands of time – China’s “salami slicing” in South China Sea”. Jane’s Intelligence Review.

Biên dịch: FB Tin Việt

Hiệu đính: David HA và Huệ Nam

———————-

Bất chấp những chỉ trích đến từ Philippines và Việt Nam, Trung Quốc đang có những hoạt động nhằm mục đích mở rộng đất ở các thực thể mà họ kiểm soát trong quần đảo Trường Sa, xây dựng một đường băng và cảng biển. James Hardy đánh giá những hậu quả lâu dài gây ra bởi kế hoạch xây dựng này của Bắc Kinh.

Tại một hội thảo về sức mạnh hải quân tại London vào ngày 01-ngày 02 tháng 7, Chuẩn Đô đốc Qiu Yanping, chỉ huy hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc (PLAN) tuyên bố rằng Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng “viết nên một chương mới” trong an ninh hàng hải khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Lời tuyên bố của ông chắc chắn sẽ làm dấy lên mối lo ngại của các nước láng giềng của Trung Quốc.

Dư luận quốc tế đang ngày càng trở nên cứng rắn một cách đặc biệt với chiến lược “cắt lát xúc xích” của Trung Quốc ở Biển Đông. Chiến lược này, như nhà phân tích quân sự Robert Haddick định nghĩa, là “quá trình tích tụ chậm rãi những hành động nhỏ không đủ trở thành biến cố khai mào chiến tranh (casus belli), nhưng theo thời gian, sẽ dần tạo nên một thay đổi chiến lược quan trọng”. Quá trình này đã một lần nữa được biểu lộ một cách gây tranh cãi hồi tháng 5 khi Bắc Kinh triển khai giàn khoan CNOOC HD-981, tiến hành khoan thăm dò tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cuộc khủng hoảng đã kết thúc vào ngày 15 tháng 7, khi Bắc Kinh tuyên bố rút giàn khoan sau một cuộc đối đầu kéo dài hai tháng giữa hai nước cùng hàng loạt cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam.

Mặc dù sự kiện giàn khoan đã trở thành tiêu đề trên các tờ báo và buộc Hà Nội và Bắc Kinh đánh giá lại mối quan hệ song phương, trên thực tế cho tới lúc này trong năm 2014, đã có một “lát xúc xích” khác của Trung Quốc ở Biển Đông mà tiềm tàng những hậu quả lâu dài hơn. Nếu như giàn khoan dầu chỉ phác thảo những tham vọng khai thác các mỏ dầu khí dưới Biển Đông, thì hành động xúc tiến mở rộng đất trên quần đảo Trường Sa cho thấy quyết tâm của Trung Quốc để kiểm soát những gì xảy ra trên mặt biển.

Quy mô nạo vét lớn

Thật không may cho Bắc Kinh cùng những yêu sách “chủ quyền lịch sử” của họ đối với Trường Sa, những đảo mà có thể hỗ trợ cuộc sống con người thì lại đang được giữ bởi Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Chỉ còn chừa lại cho Trung Quốc một vài bãi cạn và đá/rạn san hô, mà trên đó họ đã xây dựng các nền bê tông với vẻ bề ngoài là để “giám sát mực nước biển”.

Cách đây ít lâu, Bãi Cỏ Mây, – một bãi nửa nổi nửa chìm trong quần đảo Trường Sa – đã được dự đoán sẽ là trọng tâm của các hoạt động của Trung Quốc trong năm nay. Hải quân Philippines hiện đang giữ bãi cạn này với những ngày đồn trú bấp bênh trên BRP Sierra Madre, một chiếc tàu đổ bộ dột nát từ thời thế chiến thứ hai đã được Philippines cố tình ủi lên bãi.

Vào tháng ba vừa rồi, tàu Hải giám Trung Quốc (CMS) đã chặn các tàu của Philippines tiếp tế cho các đơn vị đồn trú trên Sierra Madre. Sự việc tạo ra liên tưởng rằng sự cố bãi cạn Scarborough năm 2012 sẽ được lặp lại. Trong sự cố Scaborough, lực lượng hải giám TQ đã tiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scaborough bằng cách chặn không cho ngư dân và lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines vào.

Nhưng hiện tại thì Bắc Kinh dường như đã dịu lại ở đây, và Philippines đã có thể tái tiếp tế vào tháng Tư. Nhưng cũng trong khoảng thời gian này, đã có một sự kiện kịch tính hơn làm đổi hướng sự chú ý của quốc tế: Trung Quốc đã tạo ra ít nhất một – và có thể là ba – vùng đất mới từ các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa mà họ đang kiểm soát.

Bắc Kinh đang đạt được điều này bằng cách sử dụng tàu cuốc để cắt những mảng san hô. Các nhà phân tích của IHS Maritime tin rằng đây là tàu cuốc lớn nhất ở châu Á. Mặc dù sự cải tạo như vậy rõ ràng đã vi phạm bộ qui tắc ứng xử năm 2002 mà tất cả các bên trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã ký kết, Trung Quốc đã bác bỏ những lời chỉ trích, nói rằng các rạn san hô là lãnh thổ thuộc chủ quyền “không thể tranh cãi” của họ, và vì vậy Trung Quốc hoàn toàn có thể tu chỉnh theo cách họ thấy phù hợp.

AISLive tracking of the dredger Tian Jing Hao in the South China Sea shows that it has been moving between reefs in the Spratly Islands since September 2011 (Bing maps/China Merchants Heavy Industry Shenzen Co/IHS)

Dữ liệu theo dõi trực tuyến tàu Tian Jing Hao của AIS cho thấy chiếc tàu đã di chuyển giữa các rạn san hô trong quần đảo Trường Sa kể từ tháng 9 năm 2011 (Bing maps/Nhà máy đóng tàu China Merchants Heavy Industry ở Thẩm Quyến/IHS)

Chiếc tàu cuốc được nhắc đến ở trên, Tian Jing Hao, có tổng trọng lượng 6,017 tấn, dài 127 mét, có chức năng cắt, hút, nạo vét ở biển. Tàu được cấp giấy phép đóng tại nhà máy đóng tàu China Merchants Heavy Industry ở Thẩm Quyến. Tian Jing Hao hoạt động bằng cách triển khai một máy cắt xuống đáy biển và bồi đắp đất thông qua một đường ống dẫn từ trên bờ hoặc thông qua sà lan phễu để xả đất ra ngoài biển. Chiếc máy cắt có thể xuống tới độ sâu 30 m, có tốc độ hút 4.500 mét khối một giờ, lý tưởng cho các hoạt động nạo vét quy mô lớn.

Điều hành bởi công ty Nạo vét CCCC Thiên Tân từ khi ra mắt vào đầu năm 2010, Tian Jing Hao đã hoạt động từ giữa tháng 12 năm 2013 ở Đá Châu Viên (Cuarteron Reef, còn gọi là rạn Calderon, hoặc Huayang Jiao); xung quanh những rạn san hô Gaven (Nanxun Jiao và Xinan Jiao, còn được gọi là Đá Ga Ven và Đá Lc, Burgos); và ở bãi Union (đặc biệt là ở Gạc Ma (Johnson South Reef) và Cô Lin (Johnson North Reef)).

Chiếc tàu này cũng đã tới rạn Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), nơi đã được phát triển hoàn chỉnh thành đơn vị đồn trú của hải quân Trung Quốc, với các bến tàu, nhà kính, pháo binh ven biển, sân bay trực thăng, thiết bị thông tin liên lạc, mặc dù hình ảnh vệ tinh cho thấy không có bằng chứng về việc nạo vét ở đó.

Gần đây nhất, theo số liệu theo dõi tàu trực tuyến cung cấp bởi hệ thống AISLive của IHS Maritime, tàu cuốc này cũng đã có mặt ở Đá Gaven. Điều này đã chứng thực báo cáo của các quan chức Philippines, những người đã nói với IHS Jane rằng đã có ba tàu hút bùn – bao gồm Tian Jing Hao và một chiếc tên gọi Nina Hai Tuo – xuất hiện tại Đá Gaven cùng với một chiếc tàu kéo lớn.

Hoạt động tại các rạn san hô Gaven diễn ra sau hoạt động phối hợp nhằm tạo ra một hòn đảo tại Gạc Ma, mà đã bị chính phủ Philippines đưa ra công luận và được xác nhận bằng kết quả phân tích hình ảnh vệ tinh của trung tâm tình báo quân sự IHS Jane’s.

Trung Quốc chiếm Gạc Ma từ Việt Nam vào năm 1988 trong một cuộc giao tranh dẫn tới sự thiệt mạng của lên đến 70 quân nhân Việt Nam. Kể từ khi những hình ảnh về việc cải tạo thực thể địa lý này được công bố vào tháng 5 năm 2014, các bản thiết kế để lộ kế hoạch xây dựng một đường băng, nhà chứa máy bay cho máy bay phản lực, một cảng biển, tua bin gió, và nhà kính đã được lưu hành rộng rãi trên mạng. Những kế hoạch này được công bố lần đầu vào năm 2012 và sau đó được xuất bản bởi Viện Thiết kế và nghiên cứu số 9 của Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc, mặc dù sau đó đã bị rút khỏi trang web.

Sự băn khoăn lo lắng của láng giềng

Tại Manila, Người phát ngôn của Phó Tổng thống Abigail Valte nói với các phóng viên vào tháng Sáu rằng Trung Quốc đã “rất hung hăng theo đuổi việc mở rộng của họ trong Biển Tây Philippines (Biển Đông), và rõ ràng, các bước này được thiết kế nhằm thúc đẩy lý thuyết về đường chín đoạn [ranh giới] của họ “.

Đáp lại, Trung Quốc phản ứng bằng cách cáo buộc Manila là đạo đức giả. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) chỉ ra “một mặt” thì Manila đã cho xây dựng nhiều cơ sở ở quần đảo Trường Sa, “và mặt khác thì lại đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về những gì Trung Quốc đã thực hiện hợp pháp trong quyền chủ quyền của mình”.

Hoa đã đúng về điểm đầu tiên. Trung Quốc không phải là nước duy nhất thực hiện cải tạo đất trên các đảo ở Biển Đông mà họ nắm giữ. Việt Nam lấy Song Tử Tây (Southwest Cay) từ Philippines vào năm 1975, và trong 10 năm qua họ đã làm thay đổi đáng kể hòn đảo này, thêm một cảng và các công trình xây dựng.

Đài Loan, kiểm soát đảo Ba Bình (Taiping), đã xây dựng một đường băng và nâng cấp các cơ sở hải quân trên đảo này. Philippines cũng đã công bố kế hoạch nâng cấp sân bay và bến tàu trên đảo Thị Tứ (Pagasa), mặc dù các nguồn lực vẫn là một vấn đề lớn đối với Manila.

Sự khác biệt chính giữa các hoạt động này và hoạt động của Trung Quốc là các nước khác sửa đổi các vùng đất hiện có, trong khi Bắc Kinh đang xây dựng đảo từ cát. Việc xây dựng này cũng làm biến đổi mạnh mẽ các rạn san hô, mà theo những nhà sinh học biển, có một vai trò sống còn trong việc cấp dưỡng cho nguồn cá.

 Quyết tâm của Trung Quốc nhằm kiểm soát và khai thác các khu vực như quần đảo Trường Sa – cũng như yêu sách “đường chín đoạn” ôm trọn Biển Đông – cho thấy quan điểm về không gian biển của Trung Quốc có một sự khác biệt cơ bản so với quan điểm của các quốc gia hàng hải có truyền thống lâu đời như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, vốn đã được sử dụng để xậy dựng các lý thuyết và khái niệm của luật hàng hải mà đã trở thành nền tảng cho hệ thống luật quốc tế kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần Hai.

Một lý do khả hữu cho sự khác biệt tư tưởng này được đưa ra bởi Tiến sĩ Alessio Patalano từ trường King College London. Tại hội nghị về sức mạnh hải quân ở London, ông đã đề xuất rằng Trung Quốc là một “quốc gia lục địa” và do vậy xem “biển là một khu vực cần phải được đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước “, trong khi các nước có lịch sử giao thương đường biển lâu đời như Nhật Bản, Anh, và Mỹ thấy rằng “không gian biển là của chung để qua lại và các quốc gia chỉ có thể kiểm soát nó một cách hạn chế”.

Viễn cảnh

Hiệu quả chiến lược của việc nạo vét và cải tạo đất của Trung Quốc là đã tạo ra sự thay đổi đáng kể nhất trong tranh chấp Biển Đông kể từ trận chiến ở Gạc Ma. Nếu hoàn thành như dự tính theo các mẫu thiết kế trên máy tính, Trung Quốc sẽ có đường băng đầu tiên tại quần đảo Trường Sa, cũng như có cơ sở để từ đó áp đặt định nghĩa mới cho các đá, bãi cạn xung quanh phù hợp với yêu sách chủ quyền của họ.

Những diễn biến đó đến cuối cùng có thể buộc Mỹ phải hành động. Cho đến nay, Washington vẫn duy trì vị trí trung lập trong tranh chấp trên Biển Đông dù lời lẽ của họ đã cứng rắn hơn trong năm 2014. Sự hiện diện quân sự lớn của Trung Quốc ở phía nam Biển Đông có khả năng đe dọa đến Philippines – một đồng minh hiệp ước của Mỹ – và đe dọa tự do hàng hải của một trong những đường vận chuyển biển nhộn nhịp nhất thế giới. Mặc dù vậy, có vẻ như sẽ không xảy ra một cuộc xung đột, trừ phi Bắc Kinh sử dụng các cơ sở mới xây dựng của mình để xua đuổi các nước khác cùng tuyên bố chủ quyền, mà chắc chắn sẽ tạo ra một phản ứng lớn của quốc tế.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những hạt cát thời gian – Chiến thuật “cắt lát xúc xích” của Trung Quốc trên Biển Đông

Bất chấp những chỉ trích đến từ Philippines và Việt Nam, Trung Quốc đang có những hoạt động nhằm mục đích mở rộng đất ở các thực thể mà họ kiểm soát trong quần đảo Trường Sa, xây dựng một đường băng và cảng biển.

Nguồn bài gốc: James Hardy (2014). “Sands of time – China’s “salami slicing” in South China Sea”. Jane’s Intelligence Review.

Biên dịch: FB Tin Việt

Hiệu đính: David HA và Huệ Nam

———————-

Bất chấp những chỉ trích đến từ Philippines và Việt Nam, Trung Quốc đang có những hoạt động nhằm mục đích mở rộng đất ở các thực thể mà họ kiểm soát trong quần đảo Trường Sa, xây dựng một đường băng và cảng biển. James Hardy đánh giá những hậu quả lâu dài gây ra bởi kế hoạch xây dựng này của Bắc Kinh.

Tại một hội thảo về sức mạnh hải quân tại London vào ngày 01-ngày 02 tháng 7, Chuẩn Đô đốc Qiu Yanping, chỉ huy hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc (PLAN) tuyên bố rằng Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng “viết nên một chương mới” trong an ninh hàng hải khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Lời tuyên bố của ông chắc chắn sẽ làm dấy lên mối lo ngại của các nước láng giềng của Trung Quốc.

Dư luận quốc tế đang ngày càng trở nên cứng rắn một cách đặc biệt với chiến lược “cắt lát xúc xích” của Trung Quốc ở Biển Đông. Chiến lược này, như nhà phân tích quân sự Robert Haddick định nghĩa, là “quá trình tích tụ chậm rãi những hành động nhỏ không đủ trở thành biến cố khai mào chiến tranh (casus belli), nhưng theo thời gian, sẽ dần tạo nên một thay đổi chiến lược quan trọng”. Quá trình này đã một lần nữa được biểu lộ một cách gây tranh cãi hồi tháng 5 khi Bắc Kinh triển khai giàn khoan CNOOC HD-981, tiến hành khoan thăm dò tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cuộc khủng hoảng đã kết thúc vào ngày 15 tháng 7, khi Bắc Kinh tuyên bố rút giàn khoan sau một cuộc đối đầu kéo dài hai tháng giữa hai nước cùng hàng loạt cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam.

Mặc dù sự kiện giàn khoan đã trở thành tiêu đề trên các tờ báo và buộc Hà Nội và Bắc Kinh đánh giá lại mối quan hệ song phương, trên thực tế cho tới lúc này trong năm 2014, đã có một “lát xúc xích” khác của Trung Quốc ở Biển Đông mà tiềm tàng những hậu quả lâu dài hơn. Nếu như giàn khoan dầu chỉ phác thảo những tham vọng khai thác các mỏ dầu khí dưới Biển Đông, thì hành động xúc tiến mở rộng đất trên quần đảo Trường Sa cho thấy quyết tâm của Trung Quốc để kiểm soát những gì xảy ra trên mặt biển.

Quy mô nạo vét lớn

Thật không may cho Bắc Kinh cùng những yêu sách “chủ quyền lịch sử” của họ đối với Trường Sa, những đảo mà có thể hỗ trợ cuộc sống con người thì lại đang được giữ bởi Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Chỉ còn chừa lại cho Trung Quốc một vài bãi cạn và đá/rạn san hô, mà trên đó họ đã xây dựng các nền bê tông với vẻ bề ngoài là để “giám sát mực nước biển”.

Cách đây ít lâu, Bãi Cỏ Mây, – một bãi nửa nổi nửa chìm trong quần đảo Trường Sa – đã được dự đoán sẽ là trọng tâm của các hoạt động của Trung Quốc trong năm nay. Hải quân Philippines hiện đang giữ bãi cạn này với những ngày đồn trú bấp bênh trên BRP Sierra Madre, một chiếc tàu đổ bộ dột nát từ thời thế chiến thứ hai đã được Philippines cố tình ủi lên bãi.

Vào tháng ba vừa rồi, tàu Hải giám Trung Quốc (CMS) đã chặn các tàu của Philippines tiếp tế cho các đơn vị đồn trú trên Sierra Madre. Sự việc tạo ra liên tưởng rằng sự cố bãi cạn Scarborough năm 2012 sẽ được lặp lại. Trong sự cố Scaborough, lực lượng hải giám TQ đã tiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scaborough bằng cách chặn không cho ngư dân và lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines vào.

Nhưng hiện tại thì Bắc Kinh dường như đã dịu lại ở đây, và Philippines đã có thể tái tiếp tế vào tháng Tư. Nhưng cũng trong khoảng thời gian này, đã có một sự kiện kịch tính hơn làm đổi hướng sự chú ý của quốc tế: Trung Quốc đã tạo ra ít nhất một – và có thể là ba – vùng đất mới từ các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa mà họ đang kiểm soát.

Bắc Kinh đang đạt được điều này bằng cách sử dụng tàu cuốc để cắt những mảng san hô. Các nhà phân tích của IHS Maritime tin rằng đây là tàu cuốc lớn nhất ở châu Á. Mặc dù sự cải tạo như vậy rõ ràng đã vi phạm bộ qui tắc ứng xử năm 2002 mà tất cả các bên trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã ký kết, Trung Quốc đã bác bỏ những lời chỉ trích, nói rằng các rạn san hô là lãnh thổ thuộc chủ quyền “không thể tranh cãi” của họ, và vì vậy Trung Quốc hoàn toàn có thể tu chỉnh theo cách họ thấy phù hợp.

AISLive tracking of the dredger Tian Jing Hao in the South China Sea shows that it has been moving between reefs in the Spratly Islands since September 2011 (Bing maps/China Merchants Heavy Industry Shenzen Co/IHS)

Dữ liệu theo dõi trực tuyến tàu Tian Jing Hao của AIS cho thấy chiếc tàu đã di chuyển giữa các rạn san hô trong quần đảo Trường Sa kể từ tháng 9 năm 2011 (Bing maps/Nhà máy đóng tàu China Merchants Heavy Industry ở Thẩm Quyến/IHS)

Chiếc tàu cuốc được nhắc đến ở trên, Tian Jing Hao, có tổng trọng lượng 6,017 tấn, dài 127 mét, có chức năng cắt, hút, nạo vét ở biển. Tàu được cấp giấy phép đóng tại nhà máy đóng tàu China Merchants Heavy Industry ở Thẩm Quyến. Tian Jing Hao hoạt động bằng cách triển khai một máy cắt xuống đáy biển và bồi đắp đất thông qua một đường ống dẫn từ trên bờ hoặc thông qua sà lan phễu để xả đất ra ngoài biển. Chiếc máy cắt có thể xuống tới độ sâu 30 m, có tốc độ hút 4.500 mét khối một giờ, lý tưởng cho các hoạt động nạo vét quy mô lớn.

Điều hành bởi công ty Nạo vét CCCC Thiên Tân từ khi ra mắt vào đầu năm 2010, Tian Jing Hao đã hoạt động từ giữa tháng 12 năm 2013 ở Đá Châu Viên (Cuarteron Reef, còn gọi là rạn Calderon, hoặc Huayang Jiao); xung quanh những rạn san hô Gaven (Nanxun Jiao và Xinan Jiao, còn được gọi là Đá Ga Ven và Đá Lc, Burgos); và ở bãi Union (đặc biệt là ở Gạc Ma (Johnson South Reef) và Cô Lin (Johnson North Reef)).

Chiếc tàu này cũng đã tới rạn Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), nơi đã được phát triển hoàn chỉnh thành đơn vị đồn trú của hải quân Trung Quốc, với các bến tàu, nhà kính, pháo binh ven biển, sân bay trực thăng, thiết bị thông tin liên lạc, mặc dù hình ảnh vệ tinh cho thấy không có bằng chứng về việc nạo vét ở đó.

Gần đây nhất, theo số liệu theo dõi tàu trực tuyến cung cấp bởi hệ thống AISLive của IHS Maritime, tàu cuốc này cũng đã có mặt ở Đá Gaven. Điều này đã chứng thực báo cáo của các quan chức Philippines, những người đã nói với IHS Jane rằng đã có ba tàu hút bùn – bao gồm Tian Jing Hao và một chiếc tên gọi Nina Hai Tuo – xuất hiện tại Đá Gaven cùng với một chiếc tàu kéo lớn.

Hoạt động tại các rạn san hô Gaven diễn ra sau hoạt động phối hợp nhằm tạo ra một hòn đảo tại Gạc Ma, mà đã bị chính phủ Philippines đưa ra công luận và được xác nhận bằng kết quả phân tích hình ảnh vệ tinh của trung tâm tình báo quân sự IHS Jane’s.

Trung Quốc chiếm Gạc Ma từ Việt Nam vào năm 1988 trong một cuộc giao tranh dẫn tới sự thiệt mạng của lên đến 70 quân nhân Việt Nam. Kể từ khi những hình ảnh về việc cải tạo thực thể địa lý này được công bố vào tháng 5 năm 2014, các bản thiết kế để lộ kế hoạch xây dựng một đường băng, nhà chứa máy bay cho máy bay phản lực, một cảng biển, tua bin gió, và nhà kính đã được lưu hành rộng rãi trên mạng. Những kế hoạch này được công bố lần đầu vào năm 2012 và sau đó được xuất bản bởi Viện Thiết kế và nghiên cứu số 9 của Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc, mặc dù sau đó đã bị rút khỏi trang web.

Sự băn khoăn lo lắng của láng giềng

Tại Manila, Người phát ngôn của Phó Tổng thống Abigail Valte nói với các phóng viên vào tháng Sáu rằng Trung Quốc đã “rất hung hăng theo đuổi việc mở rộng của họ trong Biển Tây Philippines (Biển Đông), và rõ ràng, các bước này được thiết kế nhằm thúc đẩy lý thuyết về đường chín đoạn [ranh giới] của họ “.

Đáp lại, Trung Quốc phản ứng bằng cách cáo buộc Manila là đạo đức giả. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) chỉ ra “một mặt” thì Manila đã cho xây dựng nhiều cơ sở ở quần đảo Trường Sa, “và mặt khác thì lại đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về những gì Trung Quốc đã thực hiện hợp pháp trong quyền chủ quyền của mình”.

Hoa đã đúng về điểm đầu tiên. Trung Quốc không phải là nước duy nhất thực hiện cải tạo đất trên các đảo ở Biển Đông mà họ nắm giữ. Việt Nam lấy Song Tử Tây (Southwest Cay) từ Philippines vào năm 1975, và trong 10 năm qua họ đã làm thay đổi đáng kể hòn đảo này, thêm một cảng và các công trình xây dựng.

Đài Loan, kiểm soát đảo Ba Bình (Taiping), đã xây dựng một đường băng và nâng cấp các cơ sở hải quân trên đảo này. Philippines cũng đã công bố kế hoạch nâng cấp sân bay và bến tàu trên đảo Thị Tứ (Pagasa), mặc dù các nguồn lực vẫn là một vấn đề lớn đối với Manila.

Sự khác biệt chính giữa các hoạt động này và hoạt động của Trung Quốc là các nước khác sửa đổi các vùng đất hiện có, trong khi Bắc Kinh đang xây dựng đảo từ cát. Việc xây dựng này cũng làm biến đổi mạnh mẽ các rạn san hô, mà theo những nhà sinh học biển, có một vai trò sống còn trong việc cấp dưỡng cho nguồn cá.

 Quyết tâm của Trung Quốc nhằm kiểm soát và khai thác các khu vực như quần đảo Trường Sa – cũng như yêu sách “đường chín đoạn” ôm trọn Biển Đông – cho thấy quan điểm về không gian biển của Trung Quốc có một sự khác biệt cơ bản so với quan điểm của các quốc gia hàng hải có truyền thống lâu đời như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, vốn đã được sử dụng để xậy dựng các lý thuyết và khái niệm của luật hàng hải mà đã trở thành nền tảng cho hệ thống luật quốc tế kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần Hai.

Một lý do khả hữu cho sự khác biệt tư tưởng này được đưa ra bởi Tiến sĩ Alessio Patalano từ trường King College London. Tại hội nghị về sức mạnh hải quân ở London, ông đã đề xuất rằng Trung Quốc là một “quốc gia lục địa” và do vậy xem “biển là một khu vực cần phải được đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước “, trong khi các nước có lịch sử giao thương đường biển lâu đời như Nhật Bản, Anh, và Mỹ thấy rằng “không gian biển là của chung để qua lại và các quốc gia chỉ có thể kiểm soát nó một cách hạn chế”.

Viễn cảnh

Hiệu quả chiến lược của việc nạo vét và cải tạo đất của Trung Quốc là đã tạo ra sự thay đổi đáng kể nhất trong tranh chấp Biển Đông kể từ trận chiến ở Gạc Ma. Nếu hoàn thành như dự tính theo các mẫu thiết kế trên máy tính, Trung Quốc sẽ có đường băng đầu tiên tại quần đảo Trường Sa, cũng như có cơ sở để từ đó áp đặt định nghĩa mới cho các đá, bãi cạn xung quanh phù hợp với yêu sách chủ quyền của họ.

Những diễn biến đó đến cuối cùng có thể buộc Mỹ phải hành động. Cho đến nay, Washington vẫn duy trì vị trí trung lập trong tranh chấp trên Biển Đông dù lời lẽ của họ đã cứng rắn hơn trong năm 2014. Sự hiện diện quân sự lớn của Trung Quốc ở phía nam Biển Đông có khả năng đe dọa đến Philippines – một đồng minh hiệp ước của Mỹ – và đe dọa tự do hàng hải của một trong những đường vận chuyển biển nhộn nhịp nhất thế giới. Mặc dù vậy, có vẻ như sẽ không xảy ra một cuộc xung đột, trừ phi Bắc Kinh sử dụng các cơ sở mới xây dựng của mình để xua đuổi các nước khác cùng tuyên bố chủ quyền, mà chắc chắn sẽ tạo ra một phản ứng lớn của quốc tế.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm