Nhân Vật
Những hậu duệ “khai quốc công thần” trên chính trường Trung Quốc
Lưu Nguyên (trái), con trai ông Lưu Thiếu Kỳ và Mao Tân Vũ (phải), cháu nội ông Mao Trạch Đông. |
Gương mặt được chú ý nhất có lẽ là Mao Tân Vũ, cháu đích tôn và là cháu nội duy nhất của ông Mao Trạch Đông, con của ông Mao Ngạn Thanh và bà Thiều Hoa.
Sinh năm 1970, vào học khoa Sử trường Đại học Nhân dân năm 1988, nhập ngũ năm 2000, Mao Tân Vũ nhanh chóng có bằng tiến sĩ và nhận ngay hàm đại tá khi 33 tuổi, năm 2010 được phong hàm thiếu tướng.
Hiện ông này là Cục phó Cục Chiến lược, Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Thanh niên, Ủy viên Chính Hiệp toàn quốc.
Nhân vật thứ hai được chú ý là Lưu Nguyên, con trai cố chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ.
Ông sinh năm 1951, hiện là thượng tướng, Chính uỷ Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Nhập ngũ tháng 7-1966, nhưng chỉ 1 tháng sau, Lưu Nguyên đã bị loại ngũ, sau đó bị đuổi khỏi Trung Nam Hải cùng 2 người em gái vì ông Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa, đánh đổ ông Lưu Thiếu Kỳ.
Trong 10 năm Cách mạng Văn hóa, Lưu Nguyên phải nếm đủ mọi đắng cay, tủi nhục.
Năm 1977, sau khi Bè lũ 4 tên bị đánh đổ, Lưu Nguyên trở thành sinh viên khóa đầu tiên của khoa Sử trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, sau khi các trường đại học mở cửa trở lại.
Năm 1982, sau khi tốt nghiệp đại học, Lưu Nguyên về làm Phó bí thư đảng uỷ công xã ở Hà Nam, rồi làm xã trưởng (chủ tịch xã). Sau đó, ông lần lượt làm chủ tịch huyện Tân Hương rồi Phó tỉnh trưởng Hà Nam.
Năm 1992, ông vào cảnh sát vũ trang, làm chỉ huy phó đơn vị làm thủy điện, được phong hàm thiếu tướng.
Năm 2003, ông được bổ nhiệm Phó chính uỷ Tổng bộ Hậu cần, được thăng hàm trung tướng, sau đó về làm Chính uỷ Viện Khoa học Quân sự và được thăng hàm Thượng tướng năm 2009. Có tin ông Lưu Nguyên sẽ được vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng tới đây.
Một người con trai ông Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương cũng được bầu làm đại biểu Đại hội Đảng 18.
Đặng Phác Phương là con cả ông Đặng, sinh năm 1944, bị bức hại trong Cách mạng Văn hóa, bị tháo khớp hai chân đến tận háng (có tin ông bị Hồng vệ binh quẳng từ trên gác xuống).
Sau Cách mạng Văn hóa, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Người tàn tật Trung Quốc nhiều khoá liền và là Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 15, 16. Hiện ông Đặng Phác Phương là Phó Chủ tịch Hội nghị Chính Hiệp toàn quốc.
Trần Nguyên, con trai cố Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trần Vân, hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Bí thư đảng uỷ Ngân hàng cổ phần Phát triển quốc gia cũng là đại biểu dự đại hội.
Trong số 300 đại biểu quân đội của Đại hội 18 người ta thấy có Lưu Á Châu, con rể cố Phó thủ tướng Lý Tiên Niệm, hiện là thượng tướng (vừa được thăng chức tháng 7-2012), Chính uỷ Đại học Quốc phòng.
Sinh năm 1952, Lưu Á Châu là con trai cố Thiếu tướng Lưu Kiến Đức. Ông còn là nhà văn, nhà bình luận quân sự.
Vợ Lưu Á Châu là Lý Tiểu Lâm cũng là đại biểu dự Đại hội 18. Bà Lý Tiểu Lâm hiện là Hội trưởng Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc.
Một viên tướng khác là Trương Hải Dương (Thượng tướng, Chính uỷ Bộ Tư lệnh Pháo binh 2, tức Tên lửa chiến lược), con trai nguyên Phó chủ tịch Quân uỷ Trương Chấn.
Trong số các đại biểu còn có Lý Tiểu Bằng, con trai nguyên Thủ tướng Lý Bằng, hiện là Phó tỉnh trưởng Sơn Tây; Vạn Quý Phi, con trai nguyên Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội) Vạn Lý, hiện là Hội trưởng Hội Xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Những hậu duệ “khai quốc công thần” trên chính trường Trung Quốc
Lưu Nguyên (trái), con trai ông Lưu Thiếu Kỳ và Mao Tân Vũ (phải), cháu nội ông Mao Trạch Đông. |
Gương mặt được chú ý nhất có lẽ là Mao Tân Vũ, cháu đích tôn và là cháu nội duy nhất của ông Mao Trạch Đông, con của ông Mao Ngạn Thanh và bà Thiều Hoa.
Sinh năm 1970, vào học khoa Sử trường Đại học Nhân dân năm 1988, nhập ngũ năm 2000, Mao Tân Vũ nhanh chóng có bằng tiến sĩ và nhận ngay hàm đại tá khi 33 tuổi, năm 2010 được phong hàm thiếu tướng.
Hiện ông này là Cục phó Cục Chiến lược, Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, Ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Thanh niên, Ủy viên Chính Hiệp toàn quốc.
Nhân vật thứ hai được chú ý là Lưu Nguyên, con trai cố chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ.
Ông sinh năm 1951, hiện là thượng tướng, Chính uỷ Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Nhập ngũ tháng 7-1966, nhưng chỉ 1 tháng sau, Lưu Nguyên đã bị loại ngũ, sau đó bị đuổi khỏi Trung Nam Hải cùng 2 người em gái vì ông Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa, đánh đổ ông Lưu Thiếu Kỳ.
Trong 10 năm Cách mạng Văn hóa, Lưu Nguyên phải nếm đủ mọi đắng cay, tủi nhục.
Năm 1977, sau khi Bè lũ 4 tên bị đánh đổ, Lưu Nguyên trở thành sinh viên khóa đầu tiên của khoa Sử trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, sau khi các trường đại học mở cửa trở lại.
Năm 1982, sau khi tốt nghiệp đại học, Lưu Nguyên về làm Phó bí thư đảng uỷ công xã ở Hà Nam, rồi làm xã trưởng (chủ tịch xã). Sau đó, ông lần lượt làm chủ tịch huyện Tân Hương rồi Phó tỉnh trưởng Hà Nam.
Năm 1992, ông vào cảnh sát vũ trang, làm chỉ huy phó đơn vị làm thủy điện, được phong hàm thiếu tướng.
Năm 2003, ông được bổ nhiệm Phó chính uỷ Tổng bộ Hậu cần, được thăng hàm trung tướng, sau đó về làm Chính uỷ Viện Khoa học Quân sự và được thăng hàm Thượng tướng năm 2009. Có tin ông Lưu Nguyên sẽ được vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng tới đây.
Một người con trai ông Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương cũng được bầu làm đại biểu Đại hội Đảng 18.
Đặng Phác Phương là con cả ông Đặng, sinh năm 1944, bị bức hại trong Cách mạng Văn hóa, bị tháo khớp hai chân đến tận háng (có tin ông bị Hồng vệ binh quẳng từ trên gác xuống).
Sau Cách mạng Văn hóa, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Người tàn tật Trung Quốc nhiều khoá liền và là Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 15, 16. Hiện ông Đặng Phác Phương là Phó Chủ tịch Hội nghị Chính Hiệp toàn quốc.
Trần Nguyên, con trai cố Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Trần Vân, hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Bí thư đảng uỷ Ngân hàng cổ phần Phát triển quốc gia cũng là đại biểu dự đại hội.
Trong số 300 đại biểu quân đội của Đại hội 18 người ta thấy có Lưu Á Châu, con rể cố Phó thủ tướng Lý Tiên Niệm, hiện là thượng tướng (vừa được thăng chức tháng 7-2012), Chính uỷ Đại học Quốc phòng.
Sinh năm 1952, Lưu Á Châu là con trai cố Thiếu tướng Lưu Kiến Đức. Ông còn là nhà văn, nhà bình luận quân sự.
Vợ Lưu Á Châu là Lý Tiểu Lâm cũng là đại biểu dự Đại hội 18. Bà Lý Tiểu Lâm hiện là Hội trưởng Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc.
Một viên tướng khác là Trương Hải Dương (Thượng tướng, Chính uỷ Bộ Tư lệnh Pháo binh 2, tức Tên lửa chiến lược), con trai nguyên Phó chủ tịch Quân uỷ Trương Chấn.
Trong số các đại biểu còn có Lý Tiểu Bằng, con trai nguyên Thủ tướng Lý Bằng, hiện là Phó tỉnh trưởng Sơn Tây; Vạn Quý Phi, con trai nguyên Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội) Vạn Lý, hiện là Hội trưởng Hội Xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc.