Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Những hiểu lầm ngớ ngẩn về cơ thể phụ nữ thời xưa
Âm vật có chức năng… giống dương vật, kinh nguyệt là bệnh nguy hiểm... là một vài quan niệm sai lầm về cơ thể phụ nữ trong lịch sử.
Thời xa xưa, cơ thể phụ nữ
được coi là một trong những điều phức tạp và bí ẩn nhất. Theo dòng thời
gian, “một nửa thế giới” đã phải đấu tranh với những quan niệm sai lầm,
thậm chí là nực cười về cơ thể họ: từ những quan niệm phân biệt giới
tính, cuồng tín tôn giáo, hay định kiến lâu đời khó bỏ.
Hãy cùng khám phá những sai lầm “ngớ ngẩn” về cơ thể người phụ nữ theo tổng hợp của trang Listverse.
1. Kinh nguyệt là bệnh nguy hiểm
Ngày
nay, kinh nguyệt chỉ là chu kỳ sinh học thông thường của phụ nữ. Tuy
nhiên, đã từng có thời gian “nguyệt san” trở thành một hiện tượng bí ẩn
và gây ra khá nhiều tranh luận.
Một
số người cho rằng, kinh nguyệt sẽ thải loại “máu độc”, giúp cơ thể
người phụ nữ khỏe mạnh. “Máu độc” khi thải ra có thể làm ô nhiễm thực
phẩm hay bất kể thứ gì tiếp xúc với nó. Ngoài ra, những người này tin,
đàn ông không nên thụ thai với một phụ nữ đang hành kinh bởi đứa trẻ
sinh ra sẽ trở thành quái thai do nhiễm máu độc.
Galen
- thầy thuốc và nhà hiền triết nổi tiếng thời La Mã cổ đại thì cho
rằng, máu kinh nguyệt sẽ nuôi dưỡng thai nhi (vì khi mang thai, phụ nữ
không hành kinh), sau đó chuyển thành sữa khi đứa trẻ ra đời.
Cũng
có một số ý kiến cho rằng, máu “nguyệt san” có thể trị bệnh. Tuy nhiên,
y học Trung Hoa cổ đại quả quyết, “kinh nguyệt” là một chứng bệnh nguy
hiểm, đồng thời nghĩ ra đủ loại phương pháp để “chữa trị”.
2. Nạn nhân bị hiếp dâm không thể có thai
Quan
niệm này cũng khởi nguồn từ nhà hiền triết Galen. Ông cho rằng, phụ nữ
cũng giống đàn ông, sản sinh ra các “hạt giống” khi cực khoái, sau đó
mới có thể thụ thai và sinh sản. Dựa theo điều này, phụ nữ bị hãm hiếp
sẽ không thể sản sinh ra “hạt giống” và nghiễm nhiên không thể thụ thai.
Quan
niệm của Galen tồn tại trong một khoảng thời gian khá dài. Thời Trung
cổ Anh, pháp luật quy định nếu nạn nhân bị hiếp dâm mang thai trong thời
gian xử án, đây sẽ là yếu tố giảm nhẹ, vì người phụ nữ không thể mang
thai nếu không có sự chấp thuận.
Nói cách
khác, hệ thống pháp luật thời đó xem những nạn nhân bị hiếp dâm mà mang
thai là những người “có sự hưởng thụ” khi “hành sự”, thậm chí bị coi là
không đứng đắn.
3. Âm vật có chức năng… giống dương vật
Người
Hy Lạp cổ đại đã từng có một niềm tin “hài hước” rằng, phụ nữ nào có âm
vật lớn thì có thể sử dụng để… XXX thay cho dương vật. Thậm chí vào thế
kỷ XIX và XX, các khoa học gia Âu - Mỹ đã đưa quan niệm này vào nghiên
cứu về đồng tính nữ.
Một
trong những người ủng hộ và tin tưởng mù quáng vào quan niệm “dương vật
nữ” là quan tòa dị giáo người Ý - Ludovico Sinistrari. Sinistrari cho
rằng, phụ nữ khi bị chi phối bởi sự ham muốn có thể… “phóng to cô bé
thành cậu nhỏ” và chuyển thành nam giới.
Có
những thời điểm, đồng tính nữ bị xem là tội đáng chết, nhưng Sinistrari
đã đưa ra lập luận phản biện, "họ chỉ phạm tội khi đưa được "dương vật
ảo" thâm nhập vào âm vật", còn không, họ là người vô tội. Tuy nhiên,
Sinistrari cũng là người cho rằng, cần phải trừng phạt nghiêm khắc những
kẻ vi phạm tội danh này.
4. Trinh nữ giúp… hồi xuân
Trong
Kinh Thánh có nói, vua David vì quá lo lắng cho sức khỏe tuổi già nên
đã “ngủ” (theo nghĩa đen) với một cô gái xinh đẹp còn trinh tên Abishag.
Dựa vào câu chuyện này, khái niệm shunamitism ra đời, ám chỉ việc những
người đàn ông lớn tuổi ngủ cùng những cô gái trẻ và “còn nguyên” - tức
là không quan hệ tình dục.
Shunamitism
đã trở nên phổ biến ở khá nhiều nền văn hóa. Tại thế kỷ IV, một bác sĩ
cho rằng, trinh nữ có thể chữa lành chứng rối loạn dạ dày. Thế kỷ XVIII,
người ta nói, hơi thở trinh nữ là một liệu pháp y tế hiệu quả.
Hiện
chưa có kết luận hay nghiên cứu nào về điều này, nhưng một số người cho
rằng, shunamitism có thể làm tăng lượng testosterone trong máu, hỗ trợ
điều hòa nhịp tim và đem lại cảm giác “hồi xuân” cho các quý ông.
5. Việc học gây ảnh hưởng đến sinh sản của phụ nữ
Năm
1873, Edward Clarke - cựu giáo sư bác sỹ tại Đại học Y Harvard (Mỹ) đã
công bố lý do phụ nữ không nên đi học trong cuốn sách của mình. Ông cho
rằng, việc quan trọng nhất của phụ nữ là làm tròn “thiên chức” của mình:
sinh sản và nuôi dưỡng con cái, nên việc giáo dục chỉ là thứ yếu.
Ông
nêu rõ, não bộ phụ nữ “kém” hơn so với đàn ông, khiến họ không thể tiếp
thu kiến thức trình độ cao. Ngoài ra, ông cũng cảnh báo phụ nữ nếu cố
gắng học có thể gây tổn hại cơ quan sinh sản, đặc biệt những người đang
có kinh nguyệt.
Trong nhiều năm, quan niệm của
Clarke trở thành một chủ đề gây tranh cãi rất gay gắt và được nhiều
người phân biệt giới tính sử dụng để chống lại việc cho phép phụ nữ được
tiếp thu kiến thức. Sau cùng, quan niệm này cũng chìm vào quên lãng khi
thực tế đã chứng minh, rất nhiều vĩ nhân đến từ “nửa kia thế giới” như
Marie Currie.
6. Cô bé… nằm ngang
Không
ai biết chính xác thời gian và địa điểm nhưng đã có tin đồn rằng, phụ
nữ Á Châu - điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc - có âm đạo… nằm
ngang.
Một trong những ghi chép cổ nhất về
“huyền thoại” này là vào năm 1816, khi nhà tự nhiên học người Pháp
George Cuvier cho rằng, bộ phận sinh dục phụ nữ khác nhau theo từng vùng
trên thế giới và đặc biệt âm đạo người Trung Quốc nằm ngang.
Đến
thập niên 1880, JW Buel, tác giả nghiên cứu về phụ nữ Trung Quốc kết
luận, phụ nữ Trung Hoa có đặc điểm giải phẫu bình thường. Tuy nhiên,
huyền thoại “âm đạo ngang” lại một lần nữa nổi lên trong Chiến tranh thế
giới II và chiến tranh Triều Tiên, do các binh lính Mỹ “chém gió” khi
về nước.
Nhưng phụ nữ châu Á không phải là
trường hợp duy nhất phải chịu đựng quan niệm sai lầm này. Trong thời kỳ
bài trừ Do Thái tại châu Âu, người ta tin rằng, phụ nữ Do Thái là loài
cầm thú với âm đạo nằm ngang và thời gian thai nghén chỉ dài 6 tháng.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Livesience...
Song Phương chuyển
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Những hiểu lầm ngớ ngẩn về cơ thể phụ nữ thời xưa
Âm vật có chức năng… giống dương vật, kinh nguyệt là bệnh nguy hiểm... là một vài quan niệm sai lầm về cơ thể phụ nữ trong lịch sử.
Thời xa xưa, cơ thể phụ nữ
được coi là một trong những điều phức tạp và bí ẩn nhất. Theo dòng thời
gian, “một nửa thế giới” đã phải đấu tranh với những quan niệm sai lầm,
thậm chí là nực cười về cơ thể họ: từ những quan niệm phân biệt giới
tính, cuồng tín tôn giáo, hay định kiến lâu đời khó bỏ.
Hãy cùng khám phá những sai lầm “ngớ ngẩn” về cơ thể người phụ nữ theo tổng hợp của trang Listverse.
1. Kinh nguyệt là bệnh nguy hiểm
Ngày
nay, kinh nguyệt chỉ là chu kỳ sinh học thông thường của phụ nữ. Tuy
nhiên, đã từng có thời gian “nguyệt san” trở thành một hiện tượng bí ẩn
và gây ra khá nhiều tranh luận.
Một
số người cho rằng, kinh nguyệt sẽ thải loại “máu độc”, giúp cơ thể
người phụ nữ khỏe mạnh. “Máu độc” khi thải ra có thể làm ô nhiễm thực
phẩm hay bất kể thứ gì tiếp xúc với nó. Ngoài ra, những người này tin,
đàn ông không nên thụ thai với một phụ nữ đang hành kinh bởi đứa trẻ
sinh ra sẽ trở thành quái thai do nhiễm máu độc.
Galen
- thầy thuốc và nhà hiền triết nổi tiếng thời La Mã cổ đại thì cho
rằng, máu kinh nguyệt sẽ nuôi dưỡng thai nhi (vì khi mang thai, phụ nữ
không hành kinh), sau đó chuyển thành sữa khi đứa trẻ ra đời.
Cũng
có một số ý kiến cho rằng, máu “nguyệt san” có thể trị bệnh. Tuy nhiên,
y học Trung Hoa cổ đại quả quyết, “kinh nguyệt” là một chứng bệnh nguy
hiểm, đồng thời nghĩ ra đủ loại phương pháp để “chữa trị”.
2. Nạn nhân bị hiếp dâm không thể có thai
Quan
niệm này cũng khởi nguồn từ nhà hiền triết Galen. Ông cho rằng, phụ nữ
cũng giống đàn ông, sản sinh ra các “hạt giống” khi cực khoái, sau đó
mới có thể thụ thai và sinh sản. Dựa theo điều này, phụ nữ bị hãm hiếp
sẽ không thể sản sinh ra “hạt giống” và nghiễm nhiên không thể thụ thai.
Quan
niệm của Galen tồn tại trong một khoảng thời gian khá dài. Thời Trung
cổ Anh, pháp luật quy định nếu nạn nhân bị hiếp dâm mang thai trong thời
gian xử án, đây sẽ là yếu tố giảm nhẹ, vì người phụ nữ không thể mang
thai nếu không có sự chấp thuận.
Nói cách
khác, hệ thống pháp luật thời đó xem những nạn nhân bị hiếp dâm mà mang
thai là những người “có sự hưởng thụ” khi “hành sự”, thậm chí bị coi là
không đứng đắn.
3. Âm vật có chức năng… giống dương vật
Người
Hy Lạp cổ đại đã từng có một niềm tin “hài hước” rằng, phụ nữ nào có âm
vật lớn thì có thể sử dụng để… XXX thay cho dương vật. Thậm chí vào thế
kỷ XIX và XX, các khoa học gia Âu - Mỹ đã đưa quan niệm này vào nghiên
cứu về đồng tính nữ.
Một
trong những người ủng hộ và tin tưởng mù quáng vào quan niệm “dương vật
nữ” là quan tòa dị giáo người Ý - Ludovico Sinistrari. Sinistrari cho
rằng, phụ nữ khi bị chi phối bởi sự ham muốn có thể… “phóng to cô bé
thành cậu nhỏ” và chuyển thành nam giới.
Có
những thời điểm, đồng tính nữ bị xem là tội đáng chết, nhưng Sinistrari
đã đưa ra lập luận phản biện, "họ chỉ phạm tội khi đưa được "dương vật
ảo" thâm nhập vào âm vật", còn không, họ là người vô tội. Tuy nhiên,
Sinistrari cũng là người cho rằng, cần phải trừng phạt nghiêm khắc những
kẻ vi phạm tội danh này.
4. Trinh nữ giúp… hồi xuân
Trong
Kinh Thánh có nói, vua David vì quá lo lắng cho sức khỏe tuổi già nên
đã “ngủ” (theo nghĩa đen) với một cô gái xinh đẹp còn trinh tên Abishag.
Dựa vào câu chuyện này, khái niệm shunamitism ra đời, ám chỉ việc những
người đàn ông lớn tuổi ngủ cùng những cô gái trẻ và “còn nguyên” - tức
là không quan hệ tình dục.
Shunamitism
đã trở nên phổ biến ở khá nhiều nền văn hóa. Tại thế kỷ IV, một bác sĩ
cho rằng, trinh nữ có thể chữa lành chứng rối loạn dạ dày. Thế kỷ XVIII,
người ta nói, hơi thở trinh nữ là một liệu pháp y tế hiệu quả.
Hiện
chưa có kết luận hay nghiên cứu nào về điều này, nhưng một số người cho
rằng, shunamitism có thể làm tăng lượng testosterone trong máu, hỗ trợ
điều hòa nhịp tim và đem lại cảm giác “hồi xuân” cho các quý ông.
5. Việc học gây ảnh hưởng đến sinh sản của phụ nữ
Năm
1873, Edward Clarke - cựu giáo sư bác sỹ tại Đại học Y Harvard (Mỹ) đã
công bố lý do phụ nữ không nên đi học trong cuốn sách của mình. Ông cho
rằng, việc quan trọng nhất của phụ nữ là làm tròn “thiên chức” của mình:
sinh sản và nuôi dưỡng con cái, nên việc giáo dục chỉ là thứ yếu.
Ông
nêu rõ, não bộ phụ nữ “kém” hơn so với đàn ông, khiến họ không thể tiếp
thu kiến thức trình độ cao. Ngoài ra, ông cũng cảnh báo phụ nữ nếu cố
gắng học có thể gây tổn hại cơ quan sinh sản, đặc biệt những người đang
có kinh nguyệt.
Trong nhiều năm, quan niệm của
Clarke trở thành một chủ đề gây tranh cãi rất gay gắt và được nhiều
người phân biệt giới tính sử dụng để chống lại việc cho phép phụ nữ được
tiếp thu kiến thức. Sau cùng, quan niệm này cũng chìm vào quên lãng khi
thực tế đã chứng minh, rất nhiều vĩ nhân đến từ “nửa kia thế giới” như
Marie Currie.
6. Cô bé… nằm ngang
Không
ai biết chính xác thời gian và địa điểm nhưng đã có tin đồn rằng, phụ
nữ Á Châu - điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc - có âm đạo… nằm
ngang.
Một trong những ghi chép cổ nhất về
“huyền thoại” này là vào năm 1816, khi nhà tự nhiên học người Pháp
George Cuvier cho rằng, bộ phận sinh dục phụ nữ khác nhau theo từng vùng
trên thế giới và đặc biệt âm đạo người Trung Quốc nằm ngang.
Đến
thập niên 1880, JW Buel, tác giả nghiên cứu về phụ nữ Trung Quốc kết
luận, phụ nữ Trung Hoa có đặc điểm giải phẫu bình thường. Tuy nhiên,
huyền thoại “âm đạo ngang” lại một lần nữa nổi lên trong Chiến tranh thế
giới II và chiến tranh Triều Tiên, do các binh lính Mỹ “chém gió” khi
về nước.
Nhưng phụ nữ châu Á không phải là
trường hợp duy nhất phải chịu đựng quan niệm sai lầm này. Trong thời kỳ
bài trừ Do Thái tại châu Âu, người ta tin rằng, phụ nữ Do Thái là loài
cầm thú với âm đạo nằm ngang và thời gian thai nghén chỉ dài 6 tháng.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Listverse, Livesience...
Song Phương chuyển
Song Phương chuyển