Kinh Đời
Những là thương cả cho đời bạc, nào có căm đâu đến kẻ thù! (*)
"Nếu chỉ có những kẻ xấu ở đâu đó âm thầm làm điều xấu thì ta chỉ cần tách biệt họ ra khỏi những người còn lại và tiêu diệt họ. Nhưng, đường phân chia giữa tố
"Nếu chỉ có những kẻ xấu ở đâu đó âm thầm làm điều xấu thì ta chỉ cần tách biệt họ ra khỏi những người còn lại và tiêu diệt họ. Nhưng, đường phân chia giữa tốt và xấu lại cắt ngang trái tim của mỗi con người."
Đó là câu nói nổi tiếng nằm trong tác phẩm Quần đảo Gulag của nhà văn người Nga từng đoạt giải Nobel Alexandre Solzhenitsyn, tác phẩm từng một thời bị cấm trên chính quê hương của nhà văn nhưng sau đó lệnh cấm được gỡ bỏ và tác phẩm còn được đưa vào giảng dạy ở trường học. Tôi viện dẫn câu nói đó ra với một ý nghĩ rằng, khi muốn đánh giá một con người, chúng ta nên xem xét họ ở nhiều mặt dưới nhiều góc độ khác nhau và đôi khi còn nên nhìn nhận dưới sự vận động của thời gian. Chúng ta biết rằng không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông, vì theo sự vận động của thời gian dòng sông sẽ không còn như nó lúc trước và con người cũng sẽ dần trở nên đổi khác, như triết gia Heraclitus đã phân tích.
Đôi khi chúng ta quá thiếu kiên nhẫn để chờ đợi, chúng ta không cho người khác thời gian để họ có cơ hội thay đổi, chúng ta phán xét mọi thứ dựa vào quá khứ của nó, điều đó là hợp lý nhưng chưa đủ, nếu chỉ dùng cách đó thì cuộc đời này cần gì sự tha thứ. Ta đã quen với những thông tin của báo chí theo kiểu mì ăn liền, ta cứ chực chờ xem người mang tiền án có đang tỏ ra hối cãi hay không, chúng ta biến thành những người canh gác cực kỳ nghiêm khắc, chỉ một hành động hơi nhạy cảm của đối tượng thôi đã đủ để chúng ta phản ứng ầm ĩ và gán cho nó đủ thứ ý nghĩa mang tính tiêu cực mà chúng ta nghĩ đến, mặc dù những điều đó hoàn toàn mang tính suy diễn chủ quan. Việc người đó trò chuyện bình thường với những người thân và những người quan tâm đến họ trên mạng xã hội và việc có một số người đưa ra những lời động viên, an ủi sau khi người đó được mãn hạn tù thì cũng không có gì quá đáng để chúng ta phải ta gán vào đó đủ thứ ý nghĩa tiêu cực rồi phản ứng dữ dội lên, điều đó hoàn toàn thuộc về đời tư của mỗi người.
Một người khi đã được trả về với cộng đồng và không bị các cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm nữa thì vẫn được xem là một công dân như mọi người, họ có quyền im lặng về tội lỗi mà trước đó họ gây ra vì họ đã gánh chịu những hình phạt thích đáng của luật pháp rồi. Họ không nhất thiết phải có một sự tương tác nào đó chính thức với cộng đồng hay đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào, làm hay không làm hoàn toàn thuộc về quyền của họ, chúng ta có thể đòi hỏi ở họ những động thái mà chúng ta cho là hợp lý tuy nhiên chúng ta cũng hãy để cho họ có quyền lựa chọn. Đôi khi ta cũng nên thử đặt mình vào hoàn cảnh của họ để nhìn nhận về những thứ mà họ đã trải qua trong tù và xem xét về những khó khăn họ có thể gặp phải trong suốt quá trình thụ án, để nghĩ xem sau bao nhiêu vấn đề phải đối mặt đó thì ngay lúc này đây họ có còn đủ sức khoẻ, tâm lý để suy nghĩ thật sáng suốt rồi đưa ra những quyết định hành động mà nhiều người cho là nên thế hoặc phải thế hay không?
Khi bạn nhìn thấy một con người có hành động sai trái, điều đó có nghĩa là: điều sai trái là ở hành động, con người là đối tượng thực hiện hành động và bạn là chủ thể nhận thức hành động sai trái đó, ba thứ này cũng tạo thành một chỉnh thể không thể tách rời. Bởi điều sai trái này là theo quan niệm và nhận thức của bạn, nó có thể không là sai trái so với quan niệm của người khác, ngay cả khi pháp luật qui định đó là sai trái thì nó vẫn có thể không là sai trái đối với bạn và ngược lại khi điều đó hợp pháp thì bạn vẫn có thể cảm thấy nó sai trái đối với mình. Tôi lấy ví dụ như trường hợp bạn nhận thấy việc một người giết thú vật là sai trái trong khi pháp luật thì coi điều đó là hợp pháp và trường hợp bạn nhìn thấy một người uống rượu trong một đất nước cấm rượu (nước Mỹ trước đây từng có đạo luật này) thì người đó đã làm trái luật nhưng có thể bạn cảm thấy điều người đó làm không sai trái với quan điểm của mình (đương nhiên không xét đến cái sai gián tiếp rằng công dân làm trái pháp luật là sai trái, vì thật ra vẫn có rất nhiều nước không cấm uống rượu). Tôi nói điều này để nhấn mạnh rằng chỉ có hành động mới được gọi là sai trái, và khi pháp luật định tội một con người thì điều đó có nghĩa là đang buộc tội hành động của anh ta. Luật pháp bắt giam anh ta để kiểm soát và ngăn chặn hành động sai trái này đối với cộng đồng và khi họ đã mãn hạn tù theo qui định của pháp luật thì họ được trả tự do. Nếu chúng ta cần lên án thì đối tượng của chúng ta nên là hành động và điều đó là hợp lý và chính đáng hơn. Nó cũng phù hợp với việc răn đe cho những kẻ có khả năng hoặc ý định thực hiện hành động sai trái đó trong tương lai.
Nhiều người thường tỏ ra kinh tởm và khinh bỉ những người mang tiền án khi họ được trả về với cộng đồng, họ thậm chí còn kêu gọi mọi người tẩy chay một cá nhân với lời lời biện hộ rằng có một số lỗi lầm thì không đáng thể tha thứ. Nếu chúng ta cố gắng tranh thủ và dùng những ảnh hưởng của mình để kêu gọi cộng đồng tẩy chay một con người, khi đó ta đang trực tiếp dùng quyền lực ảnh hưởng của mình để tạo ra định kiến để phân biệt đối xử và dồn người khác vào đường cùng. Tôi nghĩ dù một con người có phạm lỗi lầm là gì đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể nhân danh công lý mà khinh bỉ hay nhục mạ họ. Chúng ta có quyền phê phán và lên án hành động sai trái đó của họ, là phê phán và lên án về hành động, chứ không phải là nhắm vào một con người mà khinh bỉ, nhục mạ bởi vì thật ra điều đó cũng chỉ là một phần trong họ mà thôi, con người con nhiều thứ khác để xét lắm. Chúng ta nên nhớ rằng khi bản thân tỏ ra khinh bỉ một ai đó thì sự khinh bỉ trước tiên sẽ ngự trị trong tâm hồn của chúng ta.
Người có hành vi ấu dâm là phạm pháp và trái với đạo đức xã hội, nhưng ta cần phải tìm hiểu sâu hơn để có đủ kiến thức mà xét đoán về hành vi đó. Theo những gì tôi được biết thì với hành vi ấu dâm, đối tượng thực hiện hành vi này có thể là một người bình thường hoặc người bị hội chứng ái nhi. Đầu tiên ái nhi là một vấn đề về sinh lý và nó có sẵn trong con người khi họ được sinh ra, nó được mô tả là một bản năng hay ham muốn tình dục với trẻ vị thành niên, thường là dưới 13 tuổi. Chúng ta nghĩ gì khi nghe về điều này? Rõ ràng bản thân người mắc hội chứng ái nhi này không phải do họ tự quyết định, nó cũng giống như một người bị đồng tính bẩm sinh vậy, họ là những người mang trong mình những đặc điểm sinh lý đặc thù hiếm gặp, đôi khi bị xã hội cho là bất hạnh, và một số người sẽ kỳ thị. Họ là những người cần được quan tâm và hỗ trợ từ cộng đồng, họ cần những cái nhìn thoáng và ít định kiến. Tuy nhiên khi người mắc hội chứng ái nhi thực hiện những hành vi quấy rối tình dục hoặc ấu dâm thì họ phải bị phát luật bắt giữ và xét tội theo quy định của pháp luật, điều này là đương nhiên. Điều cần thiết ở đây là chúng nên tiếp cận vấn đề này ở nhiều góc nhìn, từ góc độ sinh lý, tâm lý đến góc độ của xã hội, đạo đức, pháp lý... rồi từ đó hãy đưa ra nhận định của mình. Chúng ta hãy xét xem hành động phạm tội của họ là ở mức độ nào, quá trình đó được diễn biến ra sao, toà án đã tuyên phạt họ những tội danh cụ thể là gì, đừng đánh đồng một tội danh là như nhau đối với mọi người. Nếu chúng ta muốn làm một quan toà, muốn luận tội một con người thì điều trước tiên xin hãy thật công tâm. Và khi những điều đó được xem xét một cách nghiêm túc, chúng ta hãy đưa ra kết luận, có thể lúc đó chúng ta sẽ có một cái nhìn khác hơn và hợp tình hợp lý hơn!
Đừng để lỗi lầm trở thành bất tử mà vô tình giết chết một con người!
Hi vọng những ý kiến trên đây sẽ được mọi người xem xét và phản biện một cách công tâm. Người viết xin nhắn những lời cuối như sau:
Khi tất cả mọi mũi tên đều nhắm vào một đối tượng,
và các cung thủ chưa kịp nhận ra mình đang xếp thành,
một vòng tròn,
rồi họ giương cung về phía nhau,
xin đừng bắn!
Nguyễn Đức Tuấn, Tp. Hồ Chí Minh.
(*) hai câu thơ của thi sĩ Trần Tế Xương.
( Dân Luận )
"Nếu chỉ có những kẻ xấu ở đâu đó âm thầm làm điều xấu thì ta chỉ cần tách biệt họ ra khỏi những người còn lại và tiêu diệt họ. Nhưng, đường phân chia giữa tốt và xấu lại cắt ngang trái tim của mỗi con người."
Đó là câu nói nổi tiếng nằm trong tác phẩm Quần đảo Gulag của nhà văn người Nga từng đoạt giải Nobel Alexandre Solzhenitsyn, tác phẩm từng một thời bị cấm trên chính quê hương của nhà văn nhưng sau đó lệnh cấm được gỡ bỏ và tác phẩm còn được đưa vào giảng dạy ở trường học. Tôi viện dẫn câu nói đó ra với một ý nghĩ rằng, khi muốn đánh giá một con người, chúng ta nên xem xét họ ở nhiều mặt dưới nhiều góc độ khác nhau và đôi khi còn nên nhìn nhận dưới sự vận động của thời gian. Chúng ta biết rằng không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông, vì theo sự vận động của thời gian dòng sông sẽ không còn như nó lúc trước và con người cũng sẽ dần trở nên đổi khác, như triết gia Heraclitus đã phân tích.
Đôi khi chúng ta quá thiếu kiên nhẫn để chờ đợi, chúng ta không cho người khác thời gian để họ có cơ hội thay đổi, chúng ta phán xét mọi thứ dựa vào quá khứ của nó, điều đó là hợp lý nhưng chưa đủ, nếu chỉ dùng cách đó thì cuộc đời này cần gì sự tha thứ. Ta đã quen với những thông tin của báo chí theo kiểu mì ăn liền, ta cứ chực chờ xem người mang tiền án có đang tỏ ra hối cãi hay không, chúng ta biến thành những người canh gác cực kỳ nghiêm khắc, chỉ một hành động hơi nhạy cảm của đối tượng thôi đã đủ để chúng ta phản ứng ầm ĩ và gán cho nó đủ thứ ý nghĩa mang tính tiêu cực mà chúng ta nghĩ đến, mặc dù những điều đó hoàn toàn mang tính suy diễn chủ quan. Việc người đó trò chuyện bình thường với những người thân và những người quan tâm đến họ trên mạng xã hội và việc có một số người đưa ra những lời động viên, an ủi sau khi người đó được mãn hạn tù thì cũng không có gì quá đáng để chúng ta phải ta gán vào đó đủ thứ ý nghĩa tiêu cực rồi phản ứng dữ dội lên, điều đó hoàn toàn thuộc về đời tư của mỗi người.
Một người khi đã được trả về với cộng đồng và không bị các cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm nữa thì vẫn được xem là một công dân như mọi người, họ có quyền im lặng về tội lỗi mà trước đó họ gây ra vì họ đã gánh chịu những hình phạt thích đáng của luật pháp rồi. Họ không nhất thiết phải có một sự tương tác nào đó chính thức với cộng đồng hay đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào, làm hay không làm hoàn toàn thuộc về quyền của họ, chúng ta có thể đòi hỏi ở họ những động thái mà chúng ta cho là hợp lý tuy nhiên chúng ta cũng hãy để cho họ có quyền lựa chọn. Đôi khi ta cũng nên thử đặt mình vào hoàn cảnh của họ để nhìn nhận về những thứ mà họ đã trải qua trong tù và xem xét về những khó khăn họ có thể gặp phải trong suốt quá trình thụ án, để nghĩ xem sau bao nhiêu vấn đề phải đối mặt đó thì ngay lúc này đây họ có còn đủ sức khoẻ, tâm lý để suy nghĩ thật sáng suốt rồi đưa ra những quyết định hành động mà nhiều người cho là nên thế hoặc phải thế hay không?
Khi bạn nhìn thấy một con người có hành động sai trái, điều đó có nghĩa là: điều sai trái là ở hành động, con người là đối tượng thực hiện hành động và bạn là chủ thể nhận thức hành động sai trái đó, ba thứ này cũng tạo thành một chỉnh thể không thể tách rời. Bởi điều sai trái này là theo quan niệm và nhận thức của bạn, nó có thể không là sai trái so với quan niệm của người khác, ngay cả khi pháp luật qui định đó là sai trái thì nó vẫn có thể không là sai trái đối với bạn và ngược lại khi điều đó hợp pháp thì bạn vẫn có thể cảm thấy nó sai trái đối với mình. Tôi lấy ví dụ như trường hợp bạn nhận thấy việc một người giết thú vật là sai trái trong khi pháp luật thì coi điều đó là hợp pháp và trường hợp bạn nhìn thấy một người uống rượu trong một đất nước cấm rượu (nước Mỹ trước đây từng có đạo luật này) thì người đó đã làm trái luật nhưng có thể bạn cảm thấy điều người đó làm không sai trái với quan điểm của mình (đương nhiên không xét đến cái sai gián tiếp rằng công dân làm trái pháp luật là sai trái, vì thật ra vẫn có rất nhiều nước không cấm uống rượu). Tôi nói điều này để nhấn mạnh rằng chỉ có hành động mới được gọi là sai trái, và khi pháp luật định tội một con người thì điều đó có nghĩa là đang buộc tội hành động của anh ta. Luật pháp bắt giam anh ta để kiểm soát và ngăn chặn hành động sai trái này đối với cộng đồng và khi họ đã mãn hạn tù theo qui định của pháp luật thì họ được trả tự do. Nếu chúng ta cần lên án thì đối tượng của chúng ta nên là hành động và điều đó là hợp lý và chính đáng hơn. Nó cũng phù hợp với việc răn đe cho những kẻ có khả năng hoặc ý định thực hiện hành động sai trái đó trong tương lai.
Nhiều người thường tỏ ra kinh tởm và khinh bỉ những người mang tiền án khi họ được trả về với cộng đồng, họ thậm chí còn kêu gọi mọi người tẩy chay một cá nhân với lời lời biện hộ rằng có một số lỗi lầm thì không đáng thể tha thứ. Nếu chúng ta cố gắng tranh thủ và dùng những ảnh hưởng của mình để kêu gọi cộng đồng tẩy chay một con người, khi đó ta đang trực tiếp dùng quyền lực ảnh hưởng của mình để tạo ra định kiến để phân biệt đối xử và dồn người khác vào đường cùng. Tôi nghĩ dù một con người có phạm lỗi lầm là gì đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể nhân danh công lý mà khinh bỉ hay nhục mạ họ. Chúng ta có quyền phê phán và lên án hành động sai trái đó của họ, là phê phán và lên án về hành động, chứ không phải là nhắm vào một con người mà khinh bỉ, nhục mạ bởi vì thật ra điều đó cũng chỉ là một phần trong họ mà thôi, con người con nhiều thứ khác để xét lắm. Chúng ta nên nhớ rằng khi bản thân tỏ ra khinh bỉ một ai đó thì sự khinh bỉ trước tiên sẽ ngự trị trong tâm hồn của chúng ta.
Người có hành vi ấu dâm là phạm pháp và trái với đạo đức xã hội, nhưng ta cần phải tìm hiểu sâu hơn để có đủ kiến thức mà xét đoán về hành vi đó. Theo những gì tôi được biết thì với hành vi ấu dâm, đối tượng thực hiện hành vi này có thể là một người bình thường hoặc người bị hội chứng ái nhi. Đầu tiên ái nhi là một vấn đề về sinh lý và nó có sẵn trong con người khi họ được sinh ra, nó được mô tả là một bản năng hay ham muốn tình dục với trẻ vị thành niên, thường là dưới 13 tuổi. Chúng ta nghĩ gì khi nghe về điều này? Rõ ràng bản thân người mắc hội chứng ái nhi này không phải do họ tự quyết định, nó cũng giống như một người bị đồng tính bẩm sinh vậy, họ là những người mang trong mình những đặc điểm sinh lý đặc thù hiếm gặp, đôi khi bị xã hội cho là bất hạnh, và một số người sẽ kỳ thị. Họ là những người cần được quan tâm và hỗ trợ từ cộng đồng, họ cần những cái nhìn thoáng và ít định kiến. Tuy nhiên khi người mắc hội chứng ái nhi thực hiện những hành vi quấy rối tình dục hoặc ấu dâm thì họ phải bị phát luật bắt giữ và xét tội theo quy định của pháp luật, điều này là đương nhiên. Điều cần thiết ở đây là chúng nên tiếp cận vấn đề này ở nhiều góc nhìn, từ góc độ sinh lý, tâm lý đến góc độ của xã hội, đạo đức, pháp lý... rồi từ đó hãy đưa ra nhận định của mình. Chúng ta hãy xét xem hành động phạm tội của họ là ở mức độ nào, quá trình đó được diễn biến ra sao, toà án đã tuyên phạt họ những tội danh cụ thể là gì, đừng đánh đồng một tội danh là như nhau đối với mọi người. Nếu chúng ta muốn làm một quan toà, muốn luận tội một con người thì điều trước tiên xin hãy thật công tâm. Và khi những điều đó được xem xét một cách nghiêm túc, chúng ta hãy đưa ra kết luận, có thể lúc đó chúng ta sẽ có một cái nhìn khác hơn và hợp tình hợp lý hơn!
Đừng để lỗi lầm trở thành bất tử mà vô tình giết chết một con người!
Hi vọng những ý kiến trên đây sẽ được mọi người xem xét và phản biện một cách công tâm. Người viết xin nhắn những lời cuối như sau:
Khi tất cả mọi mũi tên đều nhắm vào một đối tượng,
và các cung thủ chưa kịp nhận ra mình đang xếp thành,
một vòng tròn,
rồi họ giương cung về phía nhau,
xin đừng bắn!
Nguyễn Đức Tuấn, Tp. Hồ Chí Minh.
(*) hai câu thơ của thi sĩ Trần Tế Xương.
( Dân Luận )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Những là thương cả cho đời bạc, nào có căm đâu đến kẻ thù! (*)
"Nếu chỉ có những kẻ xấu ở đâu đó âm thầm làm điều xấu thì ta chỉ cần tách biệt họ ra khỏi những người còn lại và tiêu diệt họ. Nhưng, đường phân chia giữa tố
"Nếu chỉ có những kẻ xấu ở đâu đó âm thầm làm điều xấu thì ta chỉ cần tách biệt họ ra khỏi những người còn lại và tiêu diệt họ. Nhưng, đường phân chia giữa tốt và xấu lại cắt ngang trái tim của mỗi con người."
Đó là câu nói nổi tiếng nằm trong tác phẩm Quần đảo Gulag của nhà văn người Nga từng đoạt giải Nobel Alexandre Solzhenitsyn, tác phẩm từng một thời bị cấm trên chính quê hương của nhà văn nhưng sau đó lệnh cấm được gỡ bỏ và tác phẩm còn được đưa vào giảng dạy ở trường học. Tôi viện dẫn câu nói đó ra với một ý nghĩ rằng, khi muốn đánh giá một con người, chúng ta nên xem xét họ ở nhiều mặt dưới nhiều góc độ khác nhau và đôi khi còn nên nhìn nhận dưới sự vận động của thời gian. Chúng ta biết rằng không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông, vì theo sự vận động của thời gian dòng sông sẽ không còn như nó lúc trước và con người cũng sẽ dần trở nên đổi khác, như triết gia Heraclitus đã phân tích.
Đôi khi chúng ta quá thiếu kiên nhẫn để chờ đợi, chúng ta không cho người khác thời gian để họ có cơ hội thay đổi, chúng ta phán xét mọi thứ dựa vào quá khứ của nó, điều đó là hợp lý nhưng chưa đủ, nếu chỉ dùng cách đó thì cuộc đời này cần gì sự tha thứ. Ta đã quen với những thông tin của báo chí theo kiểu mì ăn liền, ta cứ chực chờ xem người mang tiền án có đang tỏ ra hối cãi hay không, chúng ta biến thành những người canh gác cực kỳ nghiêm khắc, chỉ một hành động hơi nhạy cảm của đối tượng thôi đã đủ để chúng ta phản ứng ầm ĩ và gán cho nó đủ thứ ý nghĩa mang tính tiêu cực mà chúng ta nghĩ đến, mặc dù những điều đó hoàn toàn mang tính suy diễn chủ quan. Việc người đó trò chuyện bình thường với những người thân và những người quan tâm đến họ trên mạng xã hội và việc có một số người đưa ra những lời động viên, an ủi sau khi người đó được mãn hạn tù thì cũng không có gì quá đáng để chúng ta phải ta gán vào đó đủ thứ ý nghĩa tiêu cực rồi phản ứng dữ dội lên, điều đó hoàn toàn thuộc về đời tư của mỗi người.
Một người khi đã được trả về với cộng đồng và không bị các cơ quan pháp luật truy cứu trách nhiệm nữa thì vẫn được xem là một công dân như mọi người, họ có quyền im lặng về tội lỗi mà trước đó họ gây ra vì họ đã gánh chịu những hình phạt thích đáng của luật pháp rồi. Họ không nhất thiết phải có một sự tương tác nào đó chính thức với cộng đồng hay đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào, làm hay không làm hoàn toàn thuộc về quyền của họ, chúng ta có thể đòi hỏi ở họ những động thái mà chúng ta cho là hợp lý tuy nhiên chúng ta cũng hãy để cho họ có quyền lựa chọn. Đôi khi ta cũng nên thử đặt mình vào hoàn cảnh của họ để nhìn nhận về những thứ mà họ đã trải qua trong tù và xem xét về những khó khăn họ có thể gặp phải trong suốt quá trình thụ án, để nghĩ xem sau bao nhiêu vấn đề phải đối mặt đó thì ngay lúc này đây họ có còn đủ sức khoẻ, tâm lý để suy nghĩ thật sáng suốt rồi đưa ra những quyết định hành động mà nhiều người cho là nên thế hoặc phải thế hay không?
Khi bạn nhìn thấy một con người có hành động sai trái, điều đó có nghĩa là: điều sai trái là ở hành động, con người là đối tượng thực hiện hành động và bạn là chủ thể nhận thức hành động sai trái đó, ba thứ này cũng tạo thành một chỉnh thể không thể tách rời. Bởi điều sai trái này là theo quan niệm và nhận thức của bạn, nó có thể không là sai trái so với quan niệm của người khác, ngay cả khi pháp luật qui định đó là sai trái thì nó vẫn có thể không là sai trái đối với bạn và ngược lại khi điều đó hợp pháp thì bạn vẫn có thể cảm thấy nó sai trái đối với mình. Tôi lấy ví dụ như trường hợp bạn nhận thấy việc một người giết thú vật là sai trái trong khi pháp luật thì coi điều đó là hợp pháp và trường hợp bạn nhìn thấy một người uống rượu trong một đất nước cấm rượu (nước Mỹ trước đây từng có đạo luật này) thì người đó đã làm trái luật nhưng có thể bạn cảm thấy điều người đó làm không sai trái với quan điểm của mình (đương nhiên không xét đến cái sai gián tiếp rằng công dân làm trái pháp luật là sai trái, vì thật ra vẫn có rất nhiều nước không cấm uống rượu). Tôi nói điều này để nhấn mạnh rằng chỉ có hành động mới được gọi là sai trái, và khi pháp luật định tội một con người thì điều đó có nghĩa là đang buộc tội hành động của anh ta. Luật pháp bắt giam anh ta để kiểm soát và ngăn chặn hành động sai trái này đối với cộng đồng và khi họ đã mãn hạn tù theo qui định của pháp luật thì họ được trả tự do. Nếu chúng ta cần lên án thì đối tượng của chúng ta nên là hành động và điều đó là hợp lý và chính đáng hơn. Nó cũng phù hợp với việc răn đe cho những kẻ có khả năng hoặc ý định thực hiện hành động sai trái đó trong tương lai.
Nhiều người thường tỏ ra kinh tởm và khinh bỉ những người mang tiền án khi họ được trả về với cộng đồng, họ thậm chí còn kêu gọi mọi người tẩy chay một cá nhân với lời lời biện hộ rằng có một số lỗi lầm thì không đáng thể tha thứ. Nếu chúng ta cố gắng tranh thủ và dùng những ảnh hưởng của mình để kêu gọi cộng đồng tẩy chay một con người, khi đó ta đang trực tiếp dùng quyền lực ảnh hưởng của mình để tạo ra định kiến để phân biệt đối xử và dồn người khác vào đường cùng. Tôi nghĩ dù một con người có phạm lỗi lầm là gì đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể nhân danh công lý mà khinh bỉ hay nhục mạ họ. Chúng ta có quyền phê phán và lên án hành động sai trái đó của họ, là phê phán và lên án về hành động, chứ không phải là nhắm vào một con người mà khinh bỉ, nhục mạ bởi vì thật ra điều đó cũng chỉ là một phần trong họ mà thôi, con người con nhiều thứ khác để xét lắm. Chúng ta nên nhớ rằng khi bản thân tỏ ra khinh bỉ một ai đó thì sự khinh bỉ trước tiên sẽ ngự trị trong tâm hồn của chúng ta.
Người có hành vi ấu dâm là phạm pháp và trái với đạo đức xã hội, nhưng ta cần phải tìm hiểu sâu hơn để có đủ kiến thức mà xét đoán về hành vi đó. Theo những gì tôi được biết thì với hành vi ấu dâm, đối tượng thực hiện hành vi này có thể là một người bình thường hoặc người bị hội chứng ái nhi. Đầu tiên ái nhi là một vấn đề về sinh lý và nó có sẵn trong con người khi họ được sinh ra, nó được mô tả là một bản năng hay ham muốn tình dục với trẻ vị thành niên, thường là dưới 13 tuổi. Chúng ta nghĩ gì khi nghe về điều này? Rõ ràng bản thân người mắc hội chứng ái nhi này không phải do họ tự quyết định, nó cũng giống như một người bị đồng tính bẩm sinh vậy, họ là những người mang trong mình những đặc điểm sinh lý đặc thù hiếm gặp, đôi khi bị xã hội cho là bất hạnh, và một số người sẽ kỳ thị. Họ là những người cần được quan tâm và hỗ trợ từ cộng đồng, họ cần những cái nhìn thoáng và ít định kiến. Tuy nhiên khi người mắc hội chứng ái nhi thực hiện những hành vi quấy rối tình dục hoặc ấu dâm thì họ phải bị phát luật bắt giữ và xét tội theo quy định của pháp luật, điều này là đương nhiên. Điều cần thiết ở đây là chúng nên tiếp cận vấn đề này ở nhiều góc nhìn, từ góc độ sinh lý, tâm lý đến góc độ của xã hội, đạo đức, pháp lý... rồi từ đó hãy đưa ra nhận định của mình. Chúng ta hãy xét xem hành động phạm tội của họ là ở mức độ nào, quá trình đó được diễn biến ra sao, toà án đã tuyên phạt họ những tội danh cụ thể là gì, đừng đánh đồng một tội danh là như nhau đối với mọi người. Nếu chúng ta muốn làm một quan toà, muốn luận tội một con người thì điều trước tiên xin hãy thật công tâm. Và khi những điều đó được xem xét một cách nghiêm túc, chúng ta hãy đưa ra kết luận, có thể lúc đó chúng ta sẽ có một cái nhìn khác hơn và hợp tình hợp lý hơn!
Đừng để lỗi lầm trở thành bất tử mà vô tình giết chết một con người!
Hi vọng những ý kiến trên đây sẽ được mọi người xem xét và phản biện một cách công tâm. Người viết xin nhắn những lời cuối như sau:
Khi tất cả mọi mũi tên đều nhắm vào một đối tượng,
và các cung thủ chưa kịp nhận ra mình đang xếp thành,
một vòng tròn,
rồi họ giương cung về phía nhau,
xin đừng bắn!
Nguyễn Đức Tuấn, Tp. Hồ Chí Minh.
(*) hai câu thơ của thi sĩ Trần Tế Xương.
( Dân Luận )