Nhân Vật
Những nhân vật lừng danh bị ám sát
Họ là những nguyên thủ quốc gia, nhà hoạt động nhân quyền, chính trị gia… những người nổi tiếng và vị thế trong xã hội. Thế rồi trong một ngày "đen đủi", cả thế giới nghe tin họ bị kẻ lạ mặt bắn chết. Sự ra đi đột ngột của họ kéo theo một loạt những thay đổi to lớn đối với đất nước và thế giới, không chỉ ở thời điểm đó mà kéo dài đến tận bây giờ.
Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (12/2/1809 - 15/4/1865)
Abraham Lincoln bị một diễn viên kịch ám sát ngay tại rạp hát Ford. |
Vị tổng thống thứ 16 của Mỹ được biết đến như “Người hùng giải phóng vĩ đại”, giúp xóa bỏ chế độ nô lệ tại Mỹ. Ông cũng là tổng thống đương nhiệm đầu tiên bị chết do ám sát.
Ngày 14/4/1865, Abraham Lincoln cùng vợ và 2 quan khách tới xem kịch tại rạp hát Ford ở Thủ đô Washington D.C. Không ngờ, ông bị John Wilkes Booth, một trong những diễn viên danh tiếng nhất thời bấy giờ rút súng lục bắn vào đầu từ phía sau. Chín tiếng sau, các bác sĩ thông báo tổng thống qua đời do vết thương quá nặng.
Cả đất nước rúng động trước tin tổng thống đương nhiệm qua đời. Hàng triệu người đổ đến Thủ đô Washington D.C để tham dự lễ tang Tổng thống Lincoln, hàng triệu người khác tụ tập bên tuyến đường xe lửa dài 2.600 km để chờ đoàn tàu đưa thi thể ông về quê nhà mai táng.
Martin Luther King Jr. (15/1/1929 - 4/4/1968)
Cái chết của Martin Luther King có thể có sự tiếp tay của chính phủ. |
Martin Luther King là nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Mỹ và thế giới thời bấy giờ. Ông là người trẻ tuổi nhất được nhận giải Nobel hòa bình. Cả thế giới coi ông như một nhà kiến tạo hòa bình, anh hùng dân tộc, thậm chí là vị thánh.
Martin Luther King bị ám sát sáng 4/4/1968 khi một mình đứng ngoài hành lang khách sạn ở Memphis, Tennessee trước khi tham gia một cuộc tuần hành ủng hộ công nhân vệ sinh da màu tại đây. James Earl Ray là kẻ thủ ác, bị bắt 2 tháng sau đó và lãnh án 99 năm tù giam.
Sự việc xảy ra ở Memphis châm ngòi bạo loạn ở hơn 100 thành phố trên khắp nước Mỹ. Ngày 7/4/1968, Tổng thống Johnson tuyên bố dành 1 ngày quốc tang để tưởng niệm ông. Hơn 300.000 người tới dự tang lễ.
Nhiều giả thuyết cho rằng, vụ ám sát có sự tiếp tay của một số thế lực trong chính phủ. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là những ẩn số.
Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (29/5/1917- 22/11/1963)
Tổng thống Kennedy (ghế sau) bị ám sát khi đang diễu hành trên phố. |
John Fitzgerald Kennedy là tổng thống thứ 35, cũng là vị tổng thống đoản mệnh nhất nước Mỹ.
Trưa 22/11/1963, cả thế giới rúng động khi biết tin vị tổng thống 46 tuổi bị ám sát ngay tại thành phố Dallas, tiểu bang Texas. 12h 30, những tiếng súng bất ngờ vang lên khi Tổng thống Kennedy cùng đệ nhất phu nhân Jackie đang tươi cười vẫy chào đám đông trên chiếc limousin. Nửa tiếng sau ông qua đời tại bệnh viện Parkland Memorial. 14 h38 cùng ngày, Phó tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên thệ nhậm chức tổng thống.
Một người đàn ông tên Lee Harvey Oswald bị bắt và bị buộc tội ám sát Tổng thống Kennedy. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau đó, Oswald bị ám sát khi đang chuyển trại giam.
Một ủy ban đặc biệt được thành lập để điều tra vụ án. Nhưng tới tận giờ, nhiều tình tiết trong vụ ám sát vẫn còn gây tranh cãi. Người ta nghi ngờ rằng Oswald có đồng phạm, hoặc thậm chí chỉ là nạn nhân của một âm mưu sắp đặt trước chứ không thể một mình giết tổng thống.
Nhà hoạt động nhân quyền Ấn Độ Mahatma Gandhi (2/10/1869 - 30/1/1948)
Cái chết của Mahatma Gandhi dẫn tới sự chia cắt trong xã hội Ấn Độ. |
Mohandas Karamchand Gandhi được tôn vinh là "thánh sống" của Ấn Độ, người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống lại Đế quốc Anh giành độc lập cho Ấn Độ.
Tuy nhiên, người đàn ông mẫu mực được coi là “Quốc phụ” của Ấn Độ bất ngờ bị ám sát ngày 30/1/1948 trên đường tới một ngôi đền ở New Delhi. Một tín đồ Hindu phản đối quan điểm đoàn kết Hồi giáo với người Hindu bắn 3 phát đạn vào ngực ông. Ngày 15/11/1949, gần 2 năm sau vụ ám sát, hung thủ bị tử hình.
Sự ra đi của Mahatma Gandhi dẫn tới sự chia cắt trong xã hội Ấn Độ, để lại vết thương mà cho đến ngày nay chưa thể chữa lành.
Cựu thủ tướng Pakistan, Benazir Bhutto (21/6/1953 - 27/12/2007)
Bà Benazir Bhutto bị sát hại trong một vụ đánh bom liều chết. |
Bà Benazir Bhutto là nữ chính trị gia có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất ở quốc gia Hồi giáo Pakistan. Bà 2 lần đắc cử Thủ tướng nhưng đều bị bãi nhiệm vì những cáo buộc tham nhũng.
Sống trong một quốc gia đầy rẫy chủ nghĩa cực đoan, tư tưởng và cách làm của bà gây ra thù địch của nhiều phe phái. Năm 2007, bà trở về nước sau nhiều năm sống lưu vong để tiếp tục sự nghiệp chính trị.
Ngày 27/12/2007, bà bị ám sát khi đang vận động tranh cử cho cuộc cuộc bầu cử được ấn định tháng 1 năm 2008. Một người đàn ông bắn liên tiếp 3 phát súng vào người bà rồi lao vào đánh bom liều chết. Ít nhất 24 người khác tử vong trong cuộc ám sát này.
Việc bà Benazir Bhutto qua đời gây ra nhiều tổn thất cho phe đối lập và người dân Pakistan. Nếu có bà, Pakistan có thể sẽ không bất ổn và đối diện nhiều nguy cơ như bây giờ.
Cựu lãnh đạo Palestine Yasser Arafat
Arafat qua đời ngày 11/11/2004, chỉ vài tuần sau khi ông bị ốm nặng. Nhà lãnh đạo lâu năm Palestine trước đó bay từ trụ sở ở Bờ Tây, Palestine tới một bệnh bệnh viện quân sự tại Paris, nơi ông trải qua những ngày cuối đời trong tình trạng hôn mê.
Theo báo cáo của al Jazeera, sức khỏe của ông Arafat vẫn tốt cho đến khi đột nhiên xấu đi. Ngoài ra, các cuộc kiểm tra do Viện Radiophysique ở Lausanne, Thụy Sĩ tiến hành cho thấy, nhà lãnh đạo 75 tuổi có thể bị đầu độc. Các nhà khoa học ở Lausanne tin rằng, họ phát hiện mức độ bất thường của chất poloni trên đồ dùng cá nhân của ông Arafat.
“Tôi có thể xác nhận rằng, chúng tôi đo được một lượng poloni cao và khó hiểu trên đồ đạc của ông Arafat”, Tiến sĩ Francois Bochud, Giám đốc Viện Radiophysique xác nhận với al Jazeera.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Những nhân vật lừng danh bị ám sát
Họ là những nguyên thủ quốc gia, nhà hoạt động nhân quyền, chính trị gia… những người nổi tiếng và vị thế trong xã hội. Thế rồi trong một ngày "đen đủi", cả thế giới nghe tin họ bị kẻ lạ mặt bắn chết. Sự ra đi đột ngột của họ kéo theo một loạt những thay đổi to lớn đối với đất nước và thế giới, không chỉ ở thời điểm đó mà kéo dài đến tận bây giờ.
Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (12/2/1809 - 15/4/1865)
Abraham Lincoln bị một diễn viên kịch ám sát ngay tại rạp hát Ford. |
Vị tổng thống thứ 16 của Mỹ được biết đến như “Người hùng giải phóng vĩ đại”, giúp xóa bỏ chế độ nô lệ tại Mỹ. Ông cũng là tổng thống đương nhiệm đầu tiên bị chết do ám sát.
Ngày 14/4/1865, Abraham Lincoln cùng vợ và 2 quan khách tới xem kịch tại rạp hát Ford ở Thủ đô Washington D.C. Không ngờ, ông bị John Wilkes Booth, một trong những diễn viên danh tiếng nhất thời bấy giờ rút súng lục bắn vào đầu từ phía sau. Chín tiếng sau, các bác sĩ thông báo tổng thống qua đời do vết thương quá nặng.
Cả đất nước rúng động trước tin tổng thống đương nhiệm qua đời. Hàng triệu người đổ đến Thủ đô Washington D.C để tham dự lễ tang Tổng thống Lincoln, hàng triệu người khác tụ tập bên tuyến đường xe lửa dài 2.600 km để chờ đoàn tàu đưa thi thể ông về quê nhà mai táng.
Martin Luther King Jr. (15/1/1929 - 4/4/1968)
Cái chết của Martin Luther King có thể có sự tiếp tay của chính phủ. |
Martin Luther King là nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Mỹ và thế giới thời bấy giờ. Ông là người trẻ tuổi nhất được nhận giải Nobel hòa bình. Cả thế giới coi ông như một nhà kiến tạo hòa bình, anh hùng dân tộc, thậm chí là vị thánh.
Martin Luther King bị ám sát sáng 4/4/1968 khi một mình đứng ngoài hành lang khách sạn ở Memphis, Tennessee trước khi tham gia một cuộc tuần hành ủng hộ công nhân vệ sinh da màu tại đây. James Earl Ray là kẻ thủ ác, bị bắt 2 tháng sau đó và lãnh án 99 năm tù giam.
Sự việc xảy ra ở Memphis châm ngòi bạo loạn ở hơn 100 thành phố trên khắp nước Mỹ. Ngày 7/4/1968, Tổng thống Johnson tuyên bố dành 1 ngày quốc tang để tưởng niệm ông. Hơn 300.000 người tới dự tang lễ.
Nhiều giả thuyết cho rằng, vụ ám sát có sự tiếp tay của một số thế lực trong chính phủ. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là những ẩn số.
Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (29/5/1917- 22/11/1963)
Tổng thống Kennedy (ghế sau) bị ám sát khi đang diễu hành trên phố. |
John Fitzgerald Kennedy là tổng thống thứ 35, cũng là vị tổng thống đoản mệnh nhất nước Mỹ.
Trưa 22/11/1963, cả thế giới rúng động khi biết tin vị tổng thống 46 tuổi bị ám sát ngay tại thành phố Dallas, tiểu bang Texas. 12h 30, những tiếng súng bất ngờ vang lên khi Tổng thống Kennedy cùng đệ nhất phu nhân Jackie đang tươi cười vẫy chào đám đông trên chiếc limousin. Nửa tiếng sau ông qua đời tại bệnh viện Parkland Memorial. 14 h38 cùng ngày, Phó tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên thệ nhậm chức tổng thống.
Một người đàn ông tên Lee Harvey Oswald bị bắt và bị buộc tội ám sát Tổng thống Kennedy. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau đó, Oswald bị ám sát khi đang chuyển trại giam.
Một ủy ban đặc biệt được thành lập để điều tra vụ án. Nhưng tới tận giờ, nhiều tình tiết trong vụ ám sát vẫn còn gây tranh cãi. Người ta nghi ngờ rằng Oswald có đồng phạm, hoặc thậm chí chỉ là nạn nhân của một âm mưu sắp đặt trước chứ không thể một mình giết tổng thống.
Nhà hoạt động nhân quyền Ấn Độ Mahatma Gandhi (2/10/1869 - 30/1/1948)
Cái chết của Mahatma Gandhi dẫn tới sự chia cắt trong xã hội Ấn Độ. |
Mohandas Karamchand Gandhi được tôn vinh là "thánh sống" của Ấn Độ, người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống lại Đế quốc Anh giành độc lập cho Ấn Độ.
Tuy nhiên, người đàn ông mẫu mực được coi là “Quốc phụ” của Ấn Độ bất ngờ bị ám sát ngày 30/1/1948 trên đường tới một ngôi đền ở New Delhi. Một tín đồ Hindu phản đối quan điểm đoàn kết Hồi giáo với người Hindu bắn 3 phát đạn vào ngực ông. Ngày 15/11/1949, gần 2 năm sau vụ ám sát, hung thủ bị tử hình.
Sự ra đi của Mahatma Gandhi dẫn tới sự chia cắt trong xã hội Ấn Độ, để lại vết thương mà cho đến ngày nay chưa thể chữa lành.
Cựu thủ tướng Pakistan, Benazir Bhutto (21/6/1953 - 27/12/2007)
Bà Benazir Bhutto bị sát hại trong một vụ đánh bom liều chết. |
Bà Benazir Bhutto là nữ chính trị gia có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất ở quốc gia Hồi giáo Pakistan. Bà 2 lần đắc cử Thủ tướng nhưng đều bị bãi nhiệm vì những cáo buộc tham nhũng.
Sống trong một quốc gia đầy rẫy chủ nghĩa cực đoan, tư tưởng và cách làm của bà gây ra thù địch của nhiều phe phái. Năm 2007, bà trở về nước sau nhiều năm sống lưu vong để tiếp tục sự nghiệp chính trị.
Ngày 27/12/2007, bà bị ám sát khi đang vận động tranh cử cho cuộc cuộc bầu cử được ấn định tháng 1 năm 2008. Một người đàn ông bắn liên tiếp 3 phát súng vào người bà rồi lao vào đánh bom liều chết. Ít nhất 24 người khác tử vong trong cuộc ám sát này.
Việc bà Benazir Bhutto qua đời gây ra nhiều tổn thất cho phe đối lập và người dân Pakistan. Nếu có bà, Pakistan có thể sẽ không bất ổn và đối diện nhiều nguy cơ như bây giờ.
Cựu lãnh đạo Palestine Yasser Arafat
Arafat qua đời ngày 11/11/2004, chỉ vài tuần sau khi ông bị ốm nặng. Nhà lãnh đạo lâu năm Palestine trước đó bay từ trụ sở ở Bờ Tây, Palestine tới một bệnh bệnh viện quân sự tại Paris, nơi ông trải qua những ngày cuối đời trong tình trạng hôn mê.
Theo báo cáo của al Jazeera, sức khỏe của ông Arafat vẫn tốt cho đến khi đột nhiên xấu đi. Ngoài ra, các cuộc kiểm tra do Viện Radiophysique ở Lausanne, Thụy Sĩ tiến hành cho thấy, nhà lãnh đạo 75 tuổi có thể bị đầu độc. Các nhà khoa học ở Lausanne tin rằng, họ phát hiện mức độ bất thường của chất poloni trên đồ dùng cá nhân của ông Arafat.
“Tôi có thể xác nhận rằng, chúng tôi đo được một lượng poloni cao và khó hiểu trên đồ đạc của ông Arafat”, Tiến sĩ Francois Bochud, Giám đốc Viện Radiophysique xác nhận với al Jazeera.