Nhân Vật
Những nhiếp ảnh gia trong chiến tranh VN
Tháng 4. Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam và Đông Dương, những mất mát thương vong không chỉ từ những người cầm súng và thường dân vô tội, mà còn hàng trăm phóng viên chiến trường phương Tây, đã một lần đến với VN với chiếc máy hình trên tay để tường thuật về cuộc chiến.
y, 20 April 2012 16:55 Tháng 4. Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam và Đông Dương, những mất mát thương vong không chỉ từ những người cầm súng và thường dân vô tội, mà còn hàng trăm phóng viên chiến trường phương Tây, đã một lần đến với VN với chiếc máy hình trên tay để tường thuật về cuộc chiến. Để rồi nằm lại vĩnh viễn trên chiến trường Đông Dương. Những bức hình họ ghi lại trong nhiệm vụ là những chứng tích vô giá để lại cho hậu thế và lịch sử. Có lẽ cũng nên dành cho những ký giả này sự tưởng niệm và ngưỡng mộ xứng đáng khi nhắc đến cuộc chiến VN.
Phóng viên Huỳnh Thành Mỹ - Photos by Horst Faas
Văn phòng hãng thông tấn AP tại New York có Bức tường Danh Dự - Wall of Honor, để tưởng niệm và vinh danh những ký giả đã nằm xuống trong chiến tranh khi đang làm nhiệm vụ. Không được công chúng biết đến nhiều, những ký giả thầm lặng này đã đánh đổi mạng sống mình để đem đến hay để lại cho nhân loại những tư liệu giá trị và sống động về bất cứ cuộc chiến nào đã xảy ra trên thế giới, mà cuộc chiến tranh Việt Nam không là ngoại lệ. Trong số hàng trăm ký giả chiến trường đến VN để tường trình cuộc chiến, có đến 135 ký giả đã ngã xuống, theo số liệu từ sách ảnh Requiem do Random House phát hành năm 1997, nhằm tưởng niệm các nhiếp ảnh gia đã tử nạn hay mất tích tại VN, Lào, Campuchia hay nơi nào đó trên vùng đất Đông Dương. Hầu hết là các ký giả phương Tây và một vài ký giả VN làm việc cho các hãng thông tấn phương Tây. Không chỉ các ký giả Mỹ, mà còn cả hàng loạt những ký giả ngã xuống tại VN thuộc các nước đồng minh của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà như Úc, Anh, Pháp, Nhật, Đại Hàn... Họ là những ký giả can đảm, đánh đổi sinh mạng mình để chụp lại những khoảnh khắc lịch sử, đôi khi không có cơ hội để xem lại các tấm hình vừa chụp. Nhân tháng Tư, chúng ta thử điểm lại vài ký giả này cùng các bức hình giá trị về chiến tranh VN mà họ đã để lại.
Bernard Kolenberg (1927-1965)
Kolenberg là một phóng viên ảnh cho Times-Union tại New York gần 20 năm khi anh tình nguyện tham gia AP để tường trình về chiến tranh VN. Tháng 10 năm 1965, Kolenberg tử nạn khi chiếc chiến đấu cơ Skyraider anh bay theo để làm phóng sự đã đâm vào một chiếc Skyraider khác tại Trung phần VN. Kolenberg trở thành ký giả chiến trường đầu tiên của AP thiệt mạng tại VN, khi đang độ tuổi 38. Anh để lại những tấm ảnh quý hiếm về chiến tranh VN, đặc biệt các bức ảnh về trẻ em trong chiến tranh.
Huỳnh Thành Mỹ (1937-1965)
2/5/1965 Phóng viên Huỳnh Thành Mỹ của AP bị trúng đạn súng máy của du kích VC hai lần vào bắp tay phải tại quận Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ. Anh đã trở lại chiến trường sau khi hồi phục và bị thương lần nữa vì đạn VC vào tháng 10 và đã chết trong lúc chờ được di tản.
Ký giả Huỳnh Thành Mỹ gia nhập AP năm 1963, trong một dịp tình cờ ông gặp Trưởng ban ký giả ảnh của AP là Horst Faas khi đang lội sình chụp ảnh cho hãng truyền hình CBS, nơi anh cộng tác với tư cách là ký giả tự do. Có bằng cử nhân và là một tay nhiếp ảnh có hạng tại Nam Việt Nam, sau khi gia nhập AP và được thêm sự dìu dắt của Horst Faas, Huỳnh Thành Mỹ trở thành một phóng viên ảnh xuất sắc của AP, nổi tiếng về sự gan lì của mình để ghi lại hình ảnh ngay chiến trận. Chỉ sau 8 ngày ký giả Bernard Kolenberg, người đầu tiên của AP bị thiệt mạng tại VN nói trên, Huỳnh Thành Mỹ bị thương tại tay và ngực khi tham gia một trận đánh dữ dội gần Cần Thơ. Ông bị địch quân sát hại khi đang chờ tiếp thương, tử nạn khi mới 28 tuổi. Để tưởng niệm và tri ân anh, Horst Faas đã nhận người em nhỏ của anh là ký giả Huỳnh Công Út tức Nick Út - người đã nối bước anh trai để tường thuật về chiến tranh VN và đoạt giải báo chí Pulitzer Prize năm 1973 với bức ảnh bé gái Kim Phúc bị bom Napalm.
Oliver Noonan Jr. (1939-1969)
"Mỗi bước đều có cái giá của nó ở đây", từ VN chàng trai 29 tuổi viết thư về nhà như vậy. Có cha là một ký giả ảnh, Noonan xin nghỉ phép tại Boston Globe và đi làm phóng sự ảnh cho AP tại VN. Ngay trước chuyến đi cuối cùng, Noonan đùa cùng đồng nghiệp rằng nếu trực thăng bị tấn công thì anh sẽ núp sau bao máy chụp hình rất lớn anh mang theo. Câu nói đùa định mệnh đã linh ứng, khi chiếc trực thăng anh đi theo có một chỉ huy pháo binh và 6 binh sĩ đã bị bắn hạ gần Đà Nẵng.
Henri Huet (1927-1971)
Bồng Sơn 1966 - Photo Henri Huet
Một trong những phóng viên chiến trường kỳ cựu, tên tuổi, được nhiều người biết là ký giả Henri Huet. Những người lính GI và các sĩ quan Mỹ vẫn hay đùa mỗi khi gặp các phóng viên AP rằng "Hey, Henri đâu rồi. Kêu Henri đến và chụp tụi tôi". Ông là một ký giả Tây lai, sinh ra tại Đà Lạt, có quốc tịch Pháp và theo học tại Pháp rồi quay về VN trong tư cách là phóng viên ảnh. Gia nhập AP năm 1965, hai năm sau ông bị trúng đạn ở chân khi đang làm phóng sự và được đưa sang Mỹ chữa trị. Tháng 2 năm 1971, Henri Huet bị tử nạn tại biên giới Hạ Lào, chiếc trực thăng chở ông cùng 3 phóng viên khác bị bắn hạ khi bay sâu vào Lào, theo chân những chiến sĩ VNCH trong chiến dịch Lam Sơn 719.
Larry Burrows (1926-1971)
Những hình ảnh cuối cùng của nhóm phóng viên tử nạn tại cuộc hành quân Lam Sơn 719
Cùng tử nạn trên chuyến bay với Henri Huet là nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh Larry Burrows, ký giả cho tạp chí LIFE. Cả sự nghiệp nhiếp ảnh của Burrows cho LIFE là tường thuật chiến tranh tại Congo, Trung Đông và Đông Dương. Gần 10 năm tường trình cuộc chiến Đông Dương và VN, ông từng giành những giải thưởng nhiếp ảnh danh giá cho những tấm ảnh đòi hỏi sự can đảm, gan dạ đặc biệt mới có thể ghi lại được. Những tấm ảnh cùng bài ký sự ngắn "Một chuyến bay cùng YP13" (One Ride With Yankee Papa 13) của ông về một phi vụ khốc liệt ông tháp tùng, máy bay bị trúng đạn và thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc, là một trong những ký sự ảnh đưa ông vào danh sách những phóng viên ảnh lừng danh nhất thế kỷ 20.
Kyoichi Sawada (1936-1971)
Kyoichi Sawada là ký giả Nhật, làm việc cho UPI và NEWSWEEK. Là một thanh niên mồ côi, anh bắt đầu làm cho UPI và tình nguyện sang Việt Nam để tường thuật về chiến tranh nhưng bị từ chối. Không từ bỏ ý định của mình, Kyoichi Sawada lấy ngày phép sang VN để chụp ảnh và chính loạt ảnh này đã thuyết phục được UPI cho phép anh chính thức sang VN để tường thuật cuộc chiến. Những bức ảnh của anh tường trình về chiến tranh VN đã mang lại cho anh giải Pulitzer Prize năm 1965 và các giải Ảnh báo chí trong năm (World Press Photos of the Year) trong hai năm liên tiếp 1965-1966, một giải được coi là danh giá nhất cho các nhiếp ảnh gia báo chí. Kyoichi Sawada cũng tử nạn trên chuyến bay chở các ký giả theo chân chiến dịch Hạ Lào nói trên, có thêm phóng viên Kent Potter của UPI chỉ 23 tuổi. Hài cốt và di vật của nhóm phóng viên được khai quật năm 2008 và đã được đưa về Washington DC để truy điệu.
Bức ảnh Kyoichi Sawada chụp tại Bình Định năm 1965 cảnh một người mẹ dẫn bầy con lội sông thoát vùng giao tranh, đã giành giải World Press Photos of the Year 1965
ĐYT
Sinh Tồn chuyển
y, 20 April 2012 16:55 Tháng 4. Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam và Đông Dương, những mất mát thương vong không chỉ từ những người cầm súng và thường dân vô tội, mà còn hàng trăm phóng viên chiến trường phương Tây, đã một lần đến với VN với chiếc máy hình trên tay để tường thuật về cuộc chiến. Để rồi nằm lại vĩnh viễn trên chiến trường Đông Dương. Những bức hình họ ghi lại trong nhiệm vụ là những chứng tích vô giá để lại cho hậu thế và lịch sử. Có lẽ cũng nên dành cho những ký giả này sự tưởng niệm và ngưỡng mộ xứng đáng khi nhắc đến cuộc chiến VN.
Phóng viên Huỳnh Thành Mỹ - Photos by Horst Faas
Văn phòng hãng thông tấn AP tại New York có Bức tường Danh Dự - Wall of Honor, để tưởng niệm và vinh danh những ký giả đã nằm xuống trong chiến tranh khi đang làm nhiệm vụ. Không được công chúng biết đến nhiều, những ký giả thầm lặng này đã đánh đổi mạng sống mình để đem đến hay để lại cho nhân loại những tư liệu giá trị và sống động về bất cứ cuộc chiến nào đã xảy ra trên thế giới, mà cuộc chiến tranh Việt Nam không là ngoại lệ. Trong số hàng trăm ký giả chiến trường đến VN để tường trình cuộc chiến, có đến 135 ký giả đã ngã xuống, theo số liệu từ sách ảnh Requiem do Random House phát hành năm 1997, nhằm tưởng niệm các nhiếp ảnh gia đã tử nạn hay mất tích tại VN, Lào, Campuchia hay nơi nào đó trên vùng đất Đông Dương. Hầu hết là các ký giả phương Tây và một vài ký giả VN làm việc cho các hãng thông tấn phương Tây. Không chỉ các ký giả Mỹ, mà còn cả hàng loạt những ký giả ngã xuống tại VN thuộc các nước đồng minh của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà như Úc, Anh, Pháp, Nhật, Đại Hàn... Họ là những ký giả can đảm, đánh đổi sinh mạng mình để chụp lại những khoảnh khắc lịch sử, đôi khi không có cơ hội để xem lại các tấm hình vừa chụp. Nhân tháng Tư, chúng ta thử điểm lại vài ký giả này cùng các bức hình giá trị về chiến tranh VN mà họ đã để lại.
Bernard Kolenberg (1927-1965)
Kolenberg là một phóng viên ảnh cho Times-Union tại New York gần 20 năm khi anh tình nguyện tham gia AP để tường trình về chiến tranh VN. Tháng 10 năm 1965, Kolenberg tử nạn khi chiếc chiến đấu cơ Skyraider anh bay theo để làm phóng sự đã đâm vào một chiếc Skyraider khác tại Trung phần VN. Kolenberg trở thành ký giả chiến trường đầu tiên của AP thiệt mạng tại VN, khi đang độ tuổi 38. Anh để lại những tấm ảnh quý hiếm về chiến tranh VN, đặc biệt các bức ảnh về trẻ em trong chiến tranh.
Huỳnh Thành Mỹ (1937-1965)
2/5/1965 Phóng viên Huỳnh Thành Mỹ của AP bị trúng đạn súng máy của du kích VC hai lần vào bắp tay phải tại quận Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ. Anh đã trở lại chiến trường sau khi hồi phục và bị thương lần nữa vì đạn VC vào tháng 10 và đã chết trong lúc chờ được di tản.
Ký giả Huỳnh Thành Mỹ gia nhập AP năm 1963, trong một dịp tình cờ ông gặp Trưởng ban ký giả ảnh của AP là Horst Faas khi đang lội sình chụp ảnh cho hãng truyền hình CBS, nơi anh cộng tác với tư cách là ký giả tự do. Có bằng cử nhân và là một tay nhiếp ảnh có hạng tại Nam Việt Nam, sau khi gia nhập AP và được thêm sự dìu dắt của Horst Faas, Huỳnh Thành Mỹ trở thành một phóng viên ảnh xuất sắc của AP, nổi tiếng về sự gan lì của mình để ghi lại hình ảnh ngay chiến trận. Chỉ sau 8 ngày ký giả Bernard Kolenberg, người đầu tiên của AP bị thiệt mạng tại VN nói trên, Huỳnh Thành Mỹ bị thương tại tay và ngực khi tham gia một trận đánh dữ dội gần Cần Thơ. Ông bị địch quân sát hại khi đang chờ tiếp thương, tử nạn khi mới 28 tuổi. Để tưởng niệm và tri ân anh, Horst Faas đã nhận người em nhỏ của anh là ký giả Huỳnh Công Út tức Nick Út - người đã nối bước anh trai để tường thuật về chiến tranh VN và đoạt giải báo chí Pulitzer Prize năm 1973 với bức ảnh bé gái Kim Phúc bị bom Napalm.
Oliver Noonan Jr. (1939-1969)
"Mỗi bước đều có cái giá của nó ở đây", từ VN chàng trai 29 tuổi viết thư về nhà như vậy. Có cha là một ký giả ảnh, Noonan xin nghỉ phép tại Boston Globe và đi làm phóng sự ảnh cho AP tại VN. Ngay trước chuyến đi cuối cùng, Noonan đùa cùng đồng nghiệp rằng nếu trực thăng bị tấn công thì anh sẽ núp sau bao máy chụp hình rất lớn anh mang theo. Câu nói đùa định mệnh đã linh ứng, khi chiếc trực thăng anh đi theo có một chỉ huy pháo binh và 6 binh sĩ đã bị bắn hạ gần Đà Nẵng.
Henri Huet (1927-1971)
Bồng Sơn 1966 - Photo Henri Huet
Một trong những phóng viên chiến trường kỳ cựu, tên tuổi, được nhiều người biết là ký giả Henri Huet. Những người lính GI và các sĩ quan Mỹ vẫn hay đùa mỗi khi gặp các phóng viên AP rằng "Hey, Henri đâu rồi. Kêu Henri đến và chụp tụi tôi". Ông là một ký giả Tây lai, sinh ra tại Đà Lạt, có quốc tịch Pháp và theo học tại Pháp rồi quay về VN trong tư cách là phóng viên ảnh. Gia nhập AP năm 1965, hai năm sau ông bị trúng đạn ở chân khi đang làm phóng sự và được đưa sang Mỹ chữa trị. Tháng 2 năm 1971, Henri Huet bị tử nạn tại biên giới Hạ Lào, chiếc trực thăng chở ông cùng 3 phóng viên khác bị bắn hạ khi bay sâu vào Lào, theo chân những chiến sĩ VNCH trong chiến dịch Lam Sơn 719.
Larry Burrows (1926-1971)
Những hình ảnh cuối cùng của nhóm phóng viên tử nạn tại cuộc hành quân Lam Sơn 719
Cùng tử nạn trên chuyến bay với Henri Huet là nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh Larry Burrows, ký giả cho tạp chí LIFE. Cả sự nghiệp nhiếp ảnh của Burrows cho LIFE là tường thuật chiến tranh tại Congo, Trung Đông và Đông Dương. Gần 10 năm tường trình cuộc chiến Đông Dương và VN, ông từng giành những giải thưởng nhiếp ảnh danh giá cho những tấm ảnh đòi hỏi sự can đảm, gan dạ đặc biệt mới có thể ghi lại được. Những tấm ảnh cùng bài ký sự ngắn "Một chuyến bay cùng YP13" (One Ride With Yankee Papa 13) của ông về một phi vụ khốc liệt ông tháp tùng, máy bay bị trúng đạn và thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc, là một trong những ký sự ảnh đưa ông vào danh sách những phóng viên ảnh lừng danh nhất thế kỷ 20.
Kyoichi Sawada (1936-1971)
Kyoichi Sawada là ký giả Nhật, làm việc cho UPI và NEWSWEEK. Là một thanh niên mồ côi, anh bắt đầu làm cho UPI và tình nguyện sang Việt Nam để tường thuật về chiến tranh nhưng bị từ chối. Không từ bỏ ý định của mình, Kyoichi Sawada lấy ngày phép sang VN để chụp ảnh và chính loạt ảnh này đã thuyết phục được UPI cho phép anh chính thức sang VN để tường thuật cuộc chiến. Những bức ảnh của anh tường trình về chiến tranh VN đã mang lại cho anh giải Pulitzer Prize năm 1965 và các giải Ảnh báo chí trong năm (World Press Photos of the Year) trong hai năm liên tiếp 1965-1966, một giải được coi là danh giá nhất cho các nhiếp ảnh gia báo chí. Kyoichi Sawada cũng tử nạn trên chuyến bay chở các ký giả theo chân chiến dịch Hạ Lào nói trên, có thêm phóng viên Kent Potter của UPI chỉ 23 tuổi. Hài cốt và di vật của nhóm phóng viên được khai quật năm 2008 và đã được đưa về Washington DC để truy điệu.
Bức ảnh Kyoichi Sawada chụp tại Bình Định năm 1965 cảnh một người mẹ dẫn bầy con lội sông thoát vùng giao tranh, đã giành giải World Press Photos of the Year 1965
ĐYT
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Những nhiếp ảnh gia trong chiến tranh VN
Tháng 4. Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam và Đông Dương, những mất mát thương vong không chỉ từ những người cầm súng và thường dân vô tội, mà còn hàng trăm phóng viên chiến trường phương Tây, đã một lần đến với VN với chiếc máy hình trên tay để tường thuật về cuộc chiến.
y, 20 April 2012 16:55
Phóng viên Huỳnh Thành Mỹ - Photos by Horst Faas
Văn phòng hãng thông tấn AP tại New York có Bức tường Danh Dự - Wall of Honor, để tưởng niệm và vinh danh những ký giả đã nằm xuống trong chiến tranh khi đang làm nhiệm vụ. Không được công chúng biết đến nhiều, những ký giả thầm lặng này đã đánh đổi mạng sống mình để đem đến hay để lại cho nhân loại những tư liệu giá trị và sống động về bất cứ cuộc chiến nào đã xảy ra trên thế giới, mà cuộc chiến tranh Việt Nam không là ngoại lệ. Trong số hàng trăm ký giả chiến trường đến VN để tường trình cuộc chiến, có đến 135 ký giả đã ngã xuống, theo số liệu từ sách ảnh Requiem do Random House phát hành năm 1997, nhằm tưởng niệm các nhiếp ảnh gia đã tử nạn hay mất tích tại VN, Lào, Campuchia hay nơi nào đó trên vùng đất Đông Dương. Hầu hết là các ký giả phương Tây và một vài ký giả VN làm việc cho các hãng thông tấn phương Tây. Không chỉ các ký giả Mỹ, mà còn cả hàng loạt những ký giả ngã xuống tại VN thuộc các nước đồng minh của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà như Úc, Anh, Pháp, Nhật, Đại Hàn... Họ là những ký giả can đảm, đánh đổi sinh mạng mình để chụp lại những khoảnh khắc lịch sử, đôi khi không có cơ hội để xem lại các tấm hình vừa chụp. Nhân tháng Tư, chúng ta thử điểm lại vài ký giả này cùng các bức hình giá trị về chiến tranh VN mà họ đã để lại.
Bernard Kolenberg (1927-1965)
Kolenberg là một phóng viên ảnh cho Times-Union tại New York gần 20 năm khi anh tình nguyện tham gia AP để tường trình về chiến tranh VN. Tháng 10 năm 1965, Kolenberg tử nạn khi chiếc chiến đấu cơ Skyraider anh bay theo để làm phóng sự đã đâm vào một chiếc Skyraider khác tại Trung phần VN. Kolenberg trở thành ký giả chiến trường đầu tiên của AP thiệt mạng tại VN, khi đang độ tuổi 38. Anh để lại những tấm ảnh quý hiếm về chiến tranh VN, đặc biệt các bức ảnh về trẻ em trong chiến tranh.
Huỳnh Thành Mỹ (1937-1965)
2/5/1965 Phóng viên Huỳnh Thành Mỹ của AP bị trúng đạn súng máy của du kích VC hai lần vào bắp tay phải tại quận Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ. Anh đã trở lại chiến trường sau khi hồi phục và bị thương lần nữa vì đạn VC vào tháng 10 và đã chết trong lúc chờ được di tản.
Ký giả Huỳnh Thành Mỹ gia nhập AP năm 1963, trong một dịp tình cờ ông gặp Trưởng ban ký giả ảnh của AP là Horst Faas khi đang lội sình chụp ảnh cho hãng truyền hình CBS, nơi anh cộng tác với tư cách là ký giả tự do. Có bằng cử nhân và là một tay nhiếp ảnh có hạng tại Nam Việt Nam, sau khi gia nhập AP và được thêm sự dìu dắt của Horst Faas, Huỳnh Thành Mỹ trở thành một phóng viên ảnh xuất sắc của AP, nổi tiếng về sự gan lì của mình để ghi lại hình ảnh ngay chiến trận. Chỉ sau 8 ngày ký giả Bernard Kolenberg, người đầu tiên của AP bị thiệt mạng tại VN nói trên, Huỳnh Thành Mỹ bị thương tại tay và ngực khi tham gia một trận đánh dữ dội gần Cần Thơ. Ông bị địch quân sát hại khi đang chờ tiếp thương, tử nạn khi mới 28 tuổi. Để tưởng niệm và tri ân anh, Horst Faas đã nhận người em nhỏ của anh là ký giả Huỳnh Công Út tức Nick Út - người đã nối bước anh trai để tường thuật về chiến tranh VN và đoạt giải báo chí Pulitzer Prize năm 1973 với bức ảnh bé gái Kim Phúc bị bom Napalm.
Oliver Noonan Jr. (1939-1969)
"Mỗi bước đều có cái giá của nó ở đây", từ VN chàng trai 29 tuổi viết thư về nhà như vậy. Có cha là một ký giả ảnh, Noonan xin nghỉ phép tại Boston Globe và đi làm phóng sự ảnh cho AP tại VN. Ngay trước chuyến đi cuối cùng, Noonan đùa cùng đồng nghiệp rằng nếu trực thăng bị tấn công thì anh sẽ núp sau bao máy chụp hình rất lớn anh mang theo. Câu nói đùa định mệnh đã linh ứng, khi chiếc trực thăng anh đi theo có một chỉ huy pháo binh và 6 binh sĩ đã bị bắn hạ gần Đà Nẵng.
Henri Huet (1927-1971)
Bồng Sơn 1966 - Photo Henri Huet
Một trong những phóng viên chiến trường kỳ cựu, tên tuổi, được nhiều người biết là ký giả Henri Huet. Những người lính GI và các sĩ quan Mỹ vẫn hay đùa mỗi khi gặp các phóng viên AP rằng "Hey, Henri đâu rồi. Kêu Henri đến và chụp tụi tôi". Ông là một ký giả Tây lai, sinh ra tại Đà Lạt, có quốc tịch Pháp và theo học tại Pháp rồi quay về VN trong tư cách là phóng viên ảnh. Gia nhập AP năm 1965, hai năm sau ông bị trúng đạn ở chân khi đang làm phóng sự và được đưa sang Mỹ chữa trị. Tháng 2 năm 1971, Henri Huet bị tử nạn tại biên giới Hạ Lào, chiếc trực thăng chở ông cùng 3 phóng viên khác bị bắn hạ khi bay sâu vào Lào, theo chân những chiến sĩ VNCH trong chiến dịch Lam Sơn 719.
Larry Burrows (1926-1971)
Những hình ảnh cuối cùng của nhóm phóng viên tử nạn tại cuộc hành quân Lam Sơn 719
Cùng tử nạn trên chuyến bay với Henri Huet là nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh Larry Burrows, ký giả cho tạp chí LIFE. Cả sự nghiệp nhiếp ảnh của Burrows cho LIFE là tường thuật chiến tranh tại Congo, Trung Đông và Đông Dương. Gần 10 năm tường trình cuộc chiến Đông Dương và VN, ông từng giành những giải thưởng nhiếp ảnh danh giá cho những tấm ảnh đòi hỏi sự can đảm, gan dạ đặc biệt mới có thể ghi lại được. Những tấm ảnh cùng bài ký sự ngắn "Một chuyến bay cùng YP13" (One Ride With Yankee Papa 13) của ông về một phi vụ khốc liệt ông tháp tùng, máy bay bị trúng đạn và thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc, là một trong những ký sự ảnh đưa ông vào danh sách những phóng viên ảnh lừng danh nhất thế kỷ 20.
Kyoichi Sawada (1936-1971)
Kyoichi Sawada là ký giả Nhật, làm việc cho UPI và NEWSWEEK. Là một thanh niên mồ côi, anh bắt đầu làm cho UPI và tình nguyện sang Việt Nam để tường thuật về chiến tranh nhưng bị từ chối. Không từ bỏ ý định của mình, Kyoichi Sawada lấy ngày phép sang VN để chụp ảnh và chính loạt ảnh này đã thuyết phục được UPI cho phép anh chính thức sang VN để tường thuật cuộc chiến. Những bức ảnh của anh tường trình về chiến tranh VN đã mang lại cho anh giải Pulitzer Prize năm 1965 và các giải Ảnh báo chí trong năm (World Press Photos of the Year) trong hai năm liên tiếp 1965-1966, một giải được coi là danh giá nhất cho các nhiếp ảnh gia báo chí. Kyoichi Sawada cũng tử nạn trên chuyến bay chở các ký giả theo chân chiến dịch Hạ Lào nói trên, có thêm phóng viên Kent Potter của UPI chỉ 23 tuổi. Hài cốt và di vật của nhóm phóng viên được khai quật năm 2008 và đã được đưa về Washington DC để truy điệu.
Bức ảnh Kyoichi Sawada chụp tại Bình Định năm 1965 cảnh một người mẹ dẫn bầy con lội sông thoát vùng giao tranh, đã giành giải World Press Photos of the Year 1965
ĐYT
Sinh Tồn chuyển
Tháng 4. Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam và Đông Dương, những mất
mát thương vong không chỉ từ những người cầm súng và thường dân vô tội,
mà còn hàng trăm phóng viên chiến trường phương Tây, đã một lần đến với
VN với chiếc máy hình trên tay để tường thuật về cuộc chiến. Để rồi nằm
lại vĩnh viễn trên chiến trường Đông Dương. Những bức hình họ ghi lại
trong nhiệm vụ là những chứng tích vô giá để lại cho hậu thế và lịch sử.
Có lẽ cũng nên dành cho những ký giả này sự tưởng niệm và ngưỡng mộ
xứng đáng khi nhắc đến cuộc chiến VN.Phóng viên Huỳnh Thành Mỹ - Photos by Horst Faas
Văn phòng hãng thông tấn AP tại New York có Bức tường Danh Dự - Wall of Honor, để tưởng niệm và vinh danh những ký giả đã nằm xuống trong chiến tranh khi đang làm nhiệm vụ. Không được công chúng biết đến nhiều, những ký giả thầm lặng này đã đánh đổi mạng sống mình để đem đến hay để lại cho nhân loại những tư liệu giá trị và sống động về bất cứ cuộc chiến nào đã xảy ra trên thế giới, mà cuộc chiến tranh Việt Nam không là ngoại lệ. Trong số hàng trăm ký giả chiến trường đến VN để tường trình cuộc chiến, có đến 135 ký giả đã ngã xuống, theo số liệu từ sách ảnh Requiem do Random House phát hành năm 1997, nhằm tưởng niệm các nhiếp ảnh gia đã tử nạn hay mất tích tại VN, Lào, Campuchia hay nơi nào đó trên vùng đất Đông Dương. Hầu hết là các ký giả phương Tây và một vài ký giả VN làm việc cho các hãng thông tấn phương Tây. Không chỉ các ký giả Mỹ, mà còn cả hàng loạt những ký giả ngã xuống tại VN thuộc các nước đồng minh của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà như Úc, Anh, Pháp, Nhật, Đại Hàn... Họ là những ký giả can đảm, đánh đổi sinh mạng mình để chụp lại những khoảnh khắc lịch sử, đôi khi không có cơ hội để xem lại các tấm hình vừa chụp. Nhân tháng Tư, chúng ta thử điểm lại vài ký giả này cùng các bức hình giá trị về chiến tranh VN mà họ đã để lại.
Bernard Kolenberg (1927-1965)
Kolenberg là một phóng viên ảnh cho Times-Union tại New York gần 20 năm khi anh tình nguyện tham gia AP để tường trình về chiến tranh VN. Tháng 10 năm 1965, Kolenberg tử nạn khi chiếc chiến đấu cơ Skyraider anh bay theo để làm phóng sự đã đâm vào một chiếc Skyraider khác tại Trung phần VN. Kolenberg trở thành ký giả chiến trường đầu tiên của AP thiệt mạng tại VN, khi đang độ tuổi 38. Anh để lại những tấm ảnh quý hiếm về chiến tranh VN, đặc biệt các bức ảnh về trẻ em trong chiến tranh.
Huỳnh Thành Mỹ (1937-1965)
2/5/1965 Phóng viên Huỳnh Thành Mỹ của AP bị trúng đạn súng máy của du kích VC hai lần vào bắp tay phải tại quận Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ. Anh đã trở lại chiến trường sau khi hồi phục và bị thương lần nữa vì đạn VC vào tháng 10 và đã chết trong lúc chờ được di tản.
Ký giả Huỳnh Thành Mỹ gia nhập AP năm 1963, trong một dịp tình cờ ông gặp Trưởng ban ký giả ảnh của AP là Horst Faas khi đang lội sình chụp ảnh cho hãng truyền hình CBS, nơi anh cộng tác với tư cách là ký giả tự do. Có bằng cử nhân và là một tay nhiếp ảnh có hạng tại Nam Việt Nam, sau khi gia nhập AP và được thêm sự dìu dắt của Horst Faas, Huỳnh Thành Mỹ trở thành một phóng viên ảnh xuất sắc của AP, nổi tiếng về sự gan lì của mình để ghi lại hình ảnh ngay chiến trận. Chỉ sau 8 ngày ký giả Bernard Kolenberg, người đầu tiên của AP bị thiệt mạng tại VN nói trên, Huỳnh Thành Mỹ bị thương tại tay và ngực khi tham gia một trận đánh dữ dội gần Cần Thơ. Ông bị địch quân sát hại khi đang chờ tiếp thương, tử nạn khi mới 28 tuổi. Để tưởng niệm và tri ân anh, Horst Faas đã nhận người em nhỏ của anh là ký giả Huỳnh Công Út tức Nick Út - người đã nối bước anh trai để tường thuật về chiến tranh VN và đoạt giải báo chí Pulitzer Prize năm 1973 với bức ảnh bé gái Kim Phúc bị bom Napalm.
Oliver Noonan Jr. (1939-1969)
"Mỗi bước đều có cái giá của nó ở đây", từ VN chàng trai 29 tuổi viết thư về nhà như vậy. Có cha là một ký giả ảnh, Noonan xin nghỉ phép tại Boston Globe và đi làm phóng sự ảnh cho AP tại VN. Ngay trước chuyến đi cuối cùng, Noonan đùa cùng đồng nghiệp rằng nếu trực thăng bị tấn công thì anh sẽ núp sau bao máy chụp hình rất lớn anh mang theo. Câu nói đùa định mệnh đã linh ứng, khi chiếc trực thăng anh đi theo có một chỉ huy pháo binh và 6 binh sĩ đã bị bắn hạ gần Đà Nẵng.
Henri Huet (1927-1971)
Bồng Sơn 1966 - Photo Henri Huet
Một trong những phóng viên chiến trường kỳ cựu, tên tuổi, được nhiều người biết là ký giả Henri Huet. Những người lính GI và các sĩ quan Mỹ vẫn hay đùa mỗi khi gặp các phóng viên AP rằng "Hey, Henri đâu rồi. Kêu Henri đến và chụp tụi tôi". Ông là một ký giả Tây lai, sinh ra tại Đà Lạt, có quốc tịch Pháp và theo học tại Pháp rồi quay về VN trong tư cách là phóng viên ảnh. Gia nhập AP năm 1965, hai năm sau ông bị trúng đạn ở chân khi đang làm phóng sự và được đưa sang Mỹ chữa trị. Tháng 2 năm 1971, Henri Huet bị tử nạn tại biên giới Hạ Lào, chiếc trực thăng chở ông cùng 3 phóng viên khác bị bắn hạ khi bay sâu vào Lào, theo chân những chiến sĩ VNCH trong chiến dịch Lam Sơn 719.
Larry Burrows (1926-1971)
Những hình ảnh cuối cùng của nhóm phóng viên tử nạn tại cuộc hành quân Lam Sơn 719
Cùng tử nạn trên chuyến bay với Henri Huet là nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh Larry Burrows, ký giả cho tạp chí LIFE. Cả sự nghiệp nhiếp ảnh của Burrows cho LIFE là tường thuật chiến tranh tại Congo, Trung Đông và Đông Dương. Gần 10 năm tường trình cuộc chiến Đông Dương và VN, ông từng giành những giải thưởng nhiếp ảnh danh giá cho những tấm ảnh đòi hỏi sự can đảm, gan dạ đặc biệt mới có thể ghi lại được. Những tấm ảnh cùng bài ký sự ngắn "Một chuyến bay cùng YP13" (One Ride With Yankee Papa 13) của ông về một phi vụ khốc liệt ông tháp tùng, máy bay bị trúng đạn và thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc, là một trong những ký sự ảnh đưa ông vào danh sách những phóng viên ảnh lừng danh nhất thế kỷ 20.
Kyoichi Sawada (1936-1971)
Kyoichi Sawada là ký giả Nhật, làm việc cho UPI và NEWSWEEK. Là một thanh niên mồ côi, anh bắt đầu làm cho UPI và tình nguyện sang Việt Nam để tường thuật về chiến tranh nhưng bị từ chối. Không từ bỏ ý định của mình, Kyoichi Sawada lấy ngày phép sang VN để chụp ảnh và chính loạt ảnh này đã thuyết phục được UPI cho phép anh chính thức sang VN để tường thuật cuộc chiến. Những bức ảnh của anh tường trình về chiến tranh VN đã mang lại cho anh giải Pulitzer Prize năm 1965 và các giải Ảnh báo chí trong năm (World Press Photos of the Year) trong hai năm liên tiếp 1965-1966, một giải được coi là danh giá nhất cho các nhiếp ảnh gia báo chí. Kyoichi Sawada cũng tử nạn trên chuyến bay chở các ký giả theo chân chiến dịch Hạ Lào nói trên, có thêm phóng viên Kent Potter của UPI chỉ 23 tuổi. Hài cốt và di vật của nhóm phóng viên được khai quật năm 2008 và đã được đưa về Washington DC để truy điệu.
Bức ảnh Kyoichi Sawada chụp tại Bình Định năm 1965 cảnh một người mẹ dẫn bầy con lội sông thoát vùng giao tranh, đã giành giải World Press Photos of the Year 1965
ĐYT
Sinh Tồn chuyển