Kinh Đời

Những tín hiệu vui của một nền dân chủ - Khi Cộng sản tự ăn đuôi của họ

Nhiều người cho rằng Việt Nam với mức dân trí không cao và sẽ còn rất lâu mới chạm tay đến dân chủ, cũng như chế độ Cộng sản sẽ còn tồn tại rất lâu tại Việt Nam do dân trí thấ


Những tín hiệu vui của một nền dân chủ - Khi Cộng sản tự ăn đuôi của họ

Nhiều người cho rằng Việt Nam với mức dân trí không cao và sẽ còn rất lâu mới chạm tay đến dân chủ, cũng như chế độ Cộng sản sẽ còn tồn tại rất lâu tại Việt Nam do dân trí thấp. Nhất là sau vụ Formosa xả độc vào biển, mọi việc vẫn chết lặng, người ta lại thất vọng hơn. Tôi thì lại nghĩ khác, chưa bao giờ tôi thấy tin tưởng và an tâm như hiện tại. Sự tin tưởng và an tâm của tôi không đến từ những phân tích hàn lâm, cũng không phải những thảo luận giấy bút mà là thực tế tương tác, đi từ đầu đường xó chợ cho đến thị thành, tôi cảm nhận được Việt Nam sẽ sớm chạm tay vào nền dân chủ đích thực. Và chưa bao giờ ý thức dân chủ tại Việt Nam lại mạnh như hiện tại. Và tôi cũng rất mừng vì cây dân chủ Việt Nam không bị chết non!

Vì sao tôi lại nói Việt Nam sớm chạm tay vào dân chủ? Và vì sao cây dân chủ Việt Nam chưa bị chết non?

Ở câu hỏi thứ nhất vì sao Việt Nam sẽ sớm chạm tay vào dân chủ, có ba dấu hiệu căn bản để nhìn thấy điều đó: Sự bất tín nhiệm của người dân đối với nhà nước theo chiều kích phân tích, mổ xẻ; Người dân Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn hỗn mang của đám đông và tĩnh tại hơn; Ý thức về bản thân và xã hội mà mình đang sống.

Ở khía cạnh sự bất tín nhiệm của người dân, từ những năm 1990, thậm chí trước đó, người dân cũng đã hiểu rằng mình bị lừa dối bởi chế độ Cộng sản, tuy nhiên tỉ lệ quá thấp và không có độ lan tỏa, thậm chí mỗi người dân tự biến mình thành một thứ công an của chế độ, lề lối và thói quen đấu tố từ những năm giữa thập kỉ 1950 ở miền Bắc không những giảm đi mà còn tăng lên rất mạnh trong thời đoạn này.

Ngược lại, từ những năm 1990 về sau, càng ngày, người dân càng ý thức, càng thấy được sự nguy hiểm và man trá của chế độ cầm quyền nhưng người ta sợ cho an toàn bản thân, mạng sống và chấp nhận im lặng để giữ mạng sống. Và đây là giai đoạn giữa người dân với nhà nước đẩy nhau ra xa, chia hai thái cực, người dân luôn nhận thấy mối nguy hiểm rình rập từ thực thể gọi là nhà cầm quyền. Đồng thời, khi người dân cảm thấy sợ và không còn thân thiện, đẩy nhà nước về một phía thì cũng là lúc mà nhà nước, kẻ cầm quyền cảm thấy đủ an toàn để tác oai tác quái.

Chỉ trong vòng chưa đầy hai mươi năm tác oai tác quái theo đúng nghĩa của khái niệm này, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nhanh chóng đẩy đất nước xuống vực của nợ nần, ô nhiễm và băng hoại đạo đức. Có hàng nhiều thế hệ, tầng lớp bị ảnh hưởng bởi cơn tác oai tác quái của nhà cầm quyền. Có thể nói rằng đây là thời đoạn mà người dân nhận rõ mặt kẻ bán nước, hại dân và tham lam rõ nét nhất. Đương nhiên, sự mất niềm tin được chuyển hóa thành hành động cánh mạng chưa công khai diễn ra khắp hang cùng ngõ hẻm.

Bên cạnh đó, sự tác động không nhỏ của báo chí dân chủ hải ngoại, mô hình xã hội dân sự, các trào lưu dân chủ và khuynh hướng dân chủ trong các tôn giáo đã nhanh chóng tạo hiệu ứng hành động. Từ Giáo Xứ Thái Hòa đến Cồn Dầu, Vinh – Nghệ An hay gia đình anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, nhân dân ở Văn Giang, Hưng Yên cho đến hàng ngàn dân oan ở các vườn hoa trong thủ đô Hà Nội và những cuộc biểu tình đầu tiên là hai đầu đất nước gồm Sài Gòn, Hà Nội, sau đó nhiều thành phố khác cũng đứng lên biểu tình kêu gọi bảo vệ môi trường, kêu gọi dân chủ… Những cuộc biểu tình và tuần hành này chỉ dừng ở mức biểu thị thái độ chứ chưa đi đến cách mạng. Nhưng theo tôi đó mới là tín hiệu đáng mừng.

Bởi lẽ, tâm lý đám đông được giảm thiểu đến mức cuối, dường như mọi hiệu ứng đám đông đã được thay thế bằng hiệu ứng thị giác, người ta thay vì hưởng ứng biểu tình ngay thì lại quan sát biểu tình, phân tích, tìm hiểu và nhận ra được rất nhiều vấn đề. Mà quan trọng nhất là người dân tự chuyển hóa mình trở thành nhà truyền thông, sẵn sàng tuyên truyền dân chủ khi cần thiết mặc dù bản thân chưa hề tham gia biểu tình hoạc hoạt động dân chủ. Điều này hứa hẹn một đại bộ phận nhân dân có tư duy dân chủ thực sự và không bị hớp hồn bởi hiệu ứng đám đông. Và cũng cho thấy khi cây dân chủ Việt Nam đơm bông kết trái sẽ là một mùa trái từ một cái cây đã đủ trưởng thành chứ không phải dạng trái non, trái rượng (nói theo cách của người nông dân).

Và khi mọi thứ đã đủ chín muồi, một cuộc cách mạng dân chủ ghé đến cũng chưa muộn. Nhưng dù sao, hiện tại, các tín hiệu dân chủ đang ngày càng rất mạnh vầ tôi không ngần ngại để nói rằng mỗi người nông dân, ngư dân đã chính thức trở thành nhà dân chủ mà bây giờ, nhà cầm quyền có dùng tiền tấn để đấm họ cũng chẳng xi nhê gì. Họ có thể nhận tiền, có thể gật đầu với nhà cầm quyền nhưng chắc chắc có cơ hội thì họ là người xông lên lật đổ chính quyền đầu tiên. Điều này khác hẳn với kiểu nhận ơn mưa móc của chế độ trong những năm trước thập niên 1990.

Cuộc đấu tranh của những học sinh trung học phổ thông ở Tây Nguyên hay Hà Tĩnh nhằm phản đối học phí cao, tuy nhìn bên ngoài chỉ đơn giản là phản ứng của học sinh về vấn đề chi phí học tập nhưng thực ra sâu xa bên trong của nó chất chứa vấn đề ý thức hệ. Nếu như học sinh ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, đặc biệt là Hà Tĩnh đồng loạt không đến lớp để phản đối học phí cao thì học sinh ở Tây Nguyên, đặc biệt là Buôn Ma Thuộc mạnh mẽ hơn, các học sinh ở Chu Văn An, Cư Jut và nhiều trường khác đã biểu tình ngay trước cổng trường, đã phát tờ rơi kêu gọi phản đối chính sách dạy phụ đạo và học phí cao.

Điều này khiến cho nhà cầm quyền Cộng sản phải vào cuộc, công an phải tổ chức điều tra thừ ai đứng đằng sau các em học sinh để “xúi giục” và “động cơ nào” đã khiến các học sinh dám phản đối mạnh mẽ. Trong khi đó, có một thực tế hết sức buồn cười, khi tìm hiểu, tiếp xúc với các học sinh ở Bắc miền Trung và Tây Nguyên, tiếp xúc với gia đình các em thì tôi có chung kết quả là cha mẹ các em không hề xúi các em, các em hành động tự phát vì chỉ có chính các em mới thấy được sự vô lý và bất cập của nền giáo dục mình đang học. Để có được điều nay, các em đã phân tích từ các mô hình giáo dục dân chủ thông qua phương tiện báo chí nước ngoài, qua internet.

Và đồng hành cùng các học sinh để đấu tranh lại là các cựu học sinh, sinh viên. Như vậy, có thể thấy rằng thay vì cầu toàn, cố gắng học cho xong tấm bằng để kiếm việc làm thì các em đã biết suy tư về thân phận cá nhân cũng như thân phận xã hội, đất nước. Điều này sở dĩ có được là nhờ vào máu tham của người Cộng sản, sự tham nhũng quá mức cũng như tham quyền cố vị và dốt nát của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên Cộng sản đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp tràn lan. Lẽ ra công việc đó phải dành cho một tiến sĩ thực học hay một cử nhân thực học thì đám quan chức này đã chạy chọt, lo lót để có tiến sĩ, cử nhân và tiếp tục ngồi ghế lãnh đạo. Chỗ ngồi chật kín, gây ra thừa ra một khối trí thức thất nghiệp. Và đây là lúc trí thức tự phản tỉnh mạnh nhất.

Sự phản tỉnh của trí thức luôn song hành với sự phản tỉnh của người nông dân. Bởi hơn ai hết, người nông dân, nhà nông là cái nôi của những trí thức, con nhà nông ước mơ học hành đỗ đạt để đổi đời, nhà nông phải chảy máu mắt để theo đuổi ước mơ và tương lai của con cái họ. Khi mọi sự vỡ lẽ, nhà nông thấu hiểu hơn ai hết cái ách đang đè trên cổ mình.

Nhưng có một điểm khác biệt giữa Việt Nam và nhiều nước độc tài khác, đó là hành động cách mạng. Mặc dù cùng chung một xuất phát điểm, nhưng Ai Cập hay Libya, Venezuela… đều đã hoàn tất cuộc cách mạng của họ, Việt Nam thì chưa. Vì dsao? Vì tâm thức của Việt Nam, cho đến thời điểm này vẫn là tâm thức nông nghiệp, khác với tâm thức công nghiệp hay tâm thức thương nghiệp của Hồng Kông chẳng hạn. Cái khác của người nông dân là họ làm việc rất thủng thẳng, chậm rãi nhưng chắc chắn. Trước khi gieo một đám sạ thì làm bờ cỏ cho sạch, làm cỏ xong lại cày đất, rồi chờ nước bệ tới mới ngâm giống, bừa ruộng, làm mặt bằng mà cấy, sạ. Mấu chốt của vấn đề là chờ nước bệ.

Người nông dân có thể cuốc đất trước khi gieo sạ một thời gian dài nhưng chỉ ngâm giống khi có nước bệ. Vấn đề dân chủ Việt nam hiện tại là người ta chưa nhìn thấy nước bệ nên chưa ai chấp nhận ngâm giống để rồi cây lúa nảy mầm, ủ đi ủ lại mà chết non. Vấn đề hiện tại là tư duy dân chủ, não trạng dân chủ hầu như đã chan hòa trong đời sống nhân dân và nhà cầm quyền Cộng sản thì đang mỗi ngày tự ăn đuôi của họ. Một cuộc cách mạng dân chủ diễn ra tại Việt Nam thì ắt hẳn phải là cuộc cách mạng làm thay đổi mọi thứ tận gốc rễ, nó khác xa những gì người ta nghi hoặc!

 

 

  • VietTuSaiGon's blog
  • Bàn ra tán vào (0)

    Comment




    • Input symbols

    Những tín hiệu vui của một nền dân chủ - Khi Cộng sản tự ăn đuôi của họ

    Nhiều người cho rằng Việt Nam với mức dân trí không cao và sẽ còn rất lâu mới chạm tay đến dân chủ, cũng như chế độ Cộng sản sẽ còn tồn tại rất lâu tại Việt Nam do dân trí thấ


    Những tín hiệu vui của một nền dân chủ - Khi Cộng sản tự ăn đuôi của họ

    Nhiều người cho rằng Việt Nam với mức dân trí không cao và sẽ còn rất lâu mới chạm tay đến dân chủ, cũng như chế độ Cộng sản sẽ còn tồn tại rất lâu tại Việt Nam do dân trí thấp. Nhất là sau vụ Formosa xả độc vào biển, mọi việc vẫn chết lặng, người ta lại thất vọng hơn. Tôi thì lại nghĩ khác, chưa bao giờ tôi thấy tin tưởng và an tâm như hiện tại. Sự tin tưởng và an tâm của tôi không đến từ những phân tích hàn lâm, cũng không phải những thảo luận giấy bút mà là thực tế tương tác, đi từ đầu đường xó chợ cho đến thị thành, tôi cảm nhận được Việt Nam sẽ sớm chạm tay vào nền dân chủ đích thực. Và chưa bao giờ ý thức dân chủ tại Việt Nam lại mạnh như hiện tại. Và tôi cũng rất mừng vì cây dân chủ Việt Nam không bị chết non!

    Vì sao tôi lại nói Việt Nam sớm chạm tay vào dân chủ? Và vì sao cây dân chủ Việt Nam chưa bị chết non?

    Ở câu hỏi thứ nhất vì sao Việt Nam sẽ sớm chạm tay vào dân chủ, có ba dấu hiệu căn bản để nhìn thấy điều đó: Sự bất tín nhiệm của người dân đối với nhà nước theo chiều kích phân tích, mổ xẻ; Người dân Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn hỗn mang của đám đông và tĩnh tại hơn; Ý thức về bản thân và xã hội mà mình đang sống.

    Ở khía cạnh sự bất tín nhiệm của người dân, từ những năm 1990, thậm chí trước đó, người dân cũng đã hiểu rằng mình bị lừa dối bởi chế độ Cộng sản, tuy nhiên tỉ lệ quá thấp và không có độ lan tỏa, thậm chí mỗi người dân tự biến mình thành một thứ công an của chế độ, lề lối và thói quen đấu tố từ những năm giữa thập kỉ 1950 ở miền Bắc không những giảm đi mà còn tăng lên rất mạnh trong thời đoạn này.

    Ngược lại, từ những năm 1990 về sau, càng ngày, người dân càng ý thức, càng thấy được sự nguy hiểm và man trá của chế độ cầm quyền nhưng người ta sợ cho an toàn bản thân, mạng sống và chấp nhận im lặng để giữ mạng sống. Và đây là giai đoạn giữa người dân với nhà nước đẩy nhau ra xa, chia hai thái cực, người dân luôn nhận thấy mối nguy hiểm rình rập từ thực thể gọi là nhà cầm quyền. Đồng thời, khi người dân cảm thấy sợ và không còn thân thiện, đẩy nhà nước về một phía thì cũng là lúc mà nhà nước, kẻ cầm quyền cảm thấy đủ an toàn để tác oai tác quái.

    Chỉ trong vòng chưa đầy hai mươi năm tác oai tác quái theo đúng nghĩa của khái niệm này, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nhanh chóng đẩy đất nước xuống vực của nợ nần, ô nhiễm và băng hoại đạo đức. Có hàng nhiều thế hệ, tầng lớp bị ảnh hưởng bởi cơn tác oai tác quái của nhà cầm quyền. Có thể nói rằng đây là thời đoạn mà người dân nhận rõ mặt kẻ bán nước, hại dân và tham lam rõ nét nhất. Đương nhiên, sự mất niềm tin được chuyển hóa thành hành động cánh mạng chưa công khai diễn ra khắp hang cùng ngõ hẻm.

    Bên cạnh đó, sự tác động không nhỏ của báo chí dân chủ hải ngoại, mô hình xã hội dân sự, các trào lưu dân chủ và khuynh hướng dân chủ trong các tôn giáo đã nhanh chóng tạo hiệu ứng hành động. Từ Giáo Xứ Thái Hòa đến Cồn Dầu, Vinh – Nghệ An hay gia đình anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, nhân dân ở Văn Giang, Hưng Yên cho đến hàng ngàn dân oan ở các vườn hoa trong thủ đô Hà Nội và những cuộc biểu tình đầu tiên là hai đầu đất nước gồm Sài Gòn, Hà Nội, sau đó nhiều thành phố khác cũng đứng lên biểu tình kêu gọi bảo vệ môi trường, kêu gọi dân chủ… Những cuộc biểu tình và tuần hành này chỉ dừng ở mức biểu thị thái độ chứ chưa đi đến cách mạng. Nhưng theo tôi đó mới là tín hiệu đáng mừng.

    Bởi lẽ, tâm lý đám đông được giảm thiểu đến mức cuối, dường như mọi hiệu ứng đám đông đã được thay thế bằng hiệu ứng thị giác, người ta thay vì hưởng ứng biểu tình ngay thì lại quan sát biểu tình, phân tích, tìm hiểu và nhận ra được rất nhiều vấn đề. Mà quan trọng nhất là người dân tự chuyển hóa mình trở thành nhà truyền thông, sẵn sàng tuyên truyền dân chủ khi cần thiết mặc dù bản thân chưa hề tham gia biểu tình hoạc hoạt động dân chủ. Điều này hứa hẹn một đại bộ phận nhân dân có tư duy dân chủ thực sự và không bị hớp hồn bởi hiệu ứng đám đông. Và cũng cho thấy khi cây dân chủ Việt Nam đơm bông kết trái sẽ là một mùa trái từ một cái cây đã đủ trưởng thành chứ không phải dạng trái non, trái rượng (nói theo cách của người nông dân).

    Và khi mọi thứ đã đủ chín muồi, một cuộc cách mạng dân chủ ghé đến cũng chưa muộn. Nhưng dù sao, hiện tại, các tín hiệu dân chủ đang ngày càng rất mạnh vầ tôi không ngần ngại để nói rằng mỗi người nông dân, ngư dân đã chính thức trở thành nhà dân chủ mà bây giờ, nhà cầm quyền có dùng tiền tấn để đấm họ cũng chẳng xi nhê gì. Họ có thể nhận tiền, có thể gật đầu với nhà cầm quyền nhưng chắc chắc có cơ hội thì họ là người xông lên lật đổ chính quyền đầu tiên. Điều này khác hẳn với kiểu nhận ơn mưa móc của chế độ trong những năm trước thập niên 1990.

    Cuộc đấu tranh của những học sinh trung học phổ thông ở Tây Nguyên hay Hà Tĩnh nhằm phản đối học phí cao, tuy nhìn bên ngoài chỉ đơn giản là phản ứng của học sinh về vấn đề chi phí học tập nhưng thực ra sâu xa bên trong của nó chất chứa vấn đề ý thức hệ. Nếu như học sinh ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, đặc biệt là Hà Tĩnh đồng loạt không đến lớp để phản đối học phí cao thì học sinh ở Tây Nguyên, đặc biệt là Buôn Ma Thuộc mạnh mẽ hơn, các học sinh ở Chu Văn An, Cư Jut và nhiều trường khác đã biểu tình ngay trước cổng trường, đã phát tờ rơi kêu gọi phản đối chính sách dạy phụ đạo và học phí cao.

    Điều này khiến cho nhà cầm quyền Cộng sản phải vào cuộc, công an phải tổ chức điều tra thừ ai đứng đằng sau các em học sinh để “xúi giục” và “động cơ nào” đã khiến các học sinh dám phản đối mạnh mẽ. Trong khi đó, có một thực tế hết sức buồn cười, khi tìm hiểu, tiếp xúc với các học sinh ở Bắc miền Trung và Tây Nguyên, tiếp xúc với gia đình các em thì tôi có chung kết quả là cha mẹ các em không hề xúi các em, các em hành động tự phát vì chỉ có chính các em mới thấy được sự vô lý và bất cập của nền giáo dục mình đang học. Để có được điều nay, các em đã phân tích từ các mô hình giáo dục dân chủ thông qua phương tiện báo chí nước ngoài, qua internet.

    Và đồng hành cùng các học sinh để đấu tranh lại là các cựu học sinh, sinh viên. Như vậy, có thể thấy rằng thay vì cầu toàn, cố gắng học cho xong tấm bằng để kiếm việc làm thì các em đã biết suy tư về thân phận cá nhân cũng như thân phận xã hội, đất nước. Điều này sở dĩ có được là nhờ vào máu tham của người Cộng sản, sự tham nhũng quá mức cũng như tham quyền cố vị và dốt nát của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên Cộng sản đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp tràn lan. Lẽ ra công việc đó phải dành cho một tiến sĩ thực học hay một cử nhân thực học thì đám quan chức này đã chạy chọt, lo lót để có tiến sĩ, cử nhân và tiếp tục ngồi ghế lãnh đạo. Chỗ ngồi chật kín, gây ra thừa ra một khối trí thức thất nghiệp. Và đây là lúc trí thức tự phản tỉnh mạnh nhất.

    Sự phản tỉnh của trí thức luôn song hành với sự phản tỉnh của người nông dân. Bởi hơn ai hết, người nông dân, nhà nông là cái nôi của những trí thức, con nhà nông ước mơ học hành đỗ đạt để đổi đời, nhà nông phải chảy máu mắt để theo đuổi ước mơ và tương lai của con cái họ. Khi mọi sự vỡ lẽ, nhà nông thấu hiểu hơn ai hết cái ách đang đè trên cổ mình.

    Nhưng có một điểm khác biệt giữa Việt Nam và nhiều nước độc tài khác, đó là hành động cách mạng. Mặc dù cùng chung một xuất phát điểm, nhưng Ai Cập hay Libya, Venezuela… đều đã hoàn tất cuộc cách mạng của họ, Việt Nam thì chưa. Vì dsao? Vì tâm thức của Việt Nam, cho đến thời điểm này vẫn là tâm thức nông nghiệp, khác với tâm thức công nghiệp hay tâm thức thương nghiệp của Hồng Kông chẳng hạn. Cái khác của người nông dân là họ làm việc rất thủng thẳng, chậm rãi nhưng chắc chắn. Trước khi gieo một đám sạ thì làm bờ cỏ cho sạch, làm cỏ xong lại cày đất, rồi chờ nước bệ tới mới ngâm giống, bừa ruộng, làm mặt bằng mà cấy, sạ. Mấu chốt của vấn đề là chờ nước bệ.

    Người nông dân có thể cuốc đất trước khi gieo sạ một thời gian dài nhưng chỉ ngâm giống khi có nước bệ. Vấn đề dân chủ Việt nam hiện tại là người ta chưa nhìn thấy nước bệ nên chưa ai chấp nhận ngâm giống để rồi cây lúa nảy mầm, ủ đi ủ lại mà chết non. Vấn đề hiện tại là tư duy dân chủ, não trạng dân chủ hầu như đã chan hòa trong đời sống nhân dân và nhà cầm quyền Cộng sản thì đang mỗi ngày tự ăn đuôi của họ. Một cuộc cách mạng dân chủ diễn ra tại Việt Nam thì ắt hẳn phải là cuộc cách mạng làm thay đổi mọi thứ tận gốc rễ, nó khác xa những gì người ta nghi hoặc!

     

     

  • VietTuSaiGon's blog
  • BÀN RA TÁN VÀO

    Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

    'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

    Xem Thêm

    Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

    Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

    Xem Thêm

    Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

    Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

    Xem Thêm

    Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

    Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

    Xem Thêm

    Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

    Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

    Xem Thêm

    Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

    Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

    Xem Thêm

    Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

    Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

    Xem Thêm

    Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

    Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

    Xem Thêm

    Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

    Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

    Xem Thêm