Văn Học & Nghệ Thuật
Những vần thơ đối thoại trong vở hát “Điên Trong Thời Loạn”
Những vần thơ đúng tình huống của kịch
Vào những năm đầu của thập niên 1940 soạn giả Huỳnh Thủ Trung tức nghệ sĩ Tư chơi đã cho ra đời vở hát mà các nhân vật trong kịch bản đã đối thoại bằng những vần thơ rơi đúng vào tình huống của kịch.
Thật vậy, ngoài những bản ca cổ nhạc như Mẫu Tầm Tử, Kim Tiền Huế, Vọng Cổ... Khi ca dứt bản thì các nhân vật đối thoại với những vần thơ đã tạo nên nét độc đáo trong vở kịch, mà trong lịch sử cải lương chưa từng thấy bao giờ.
Ý nghĩa vở tuồng Điên Trong Thời Loạn là đề cao bổn phận người trai trong thời loạn lạc, là vở hát xã hội với bối cảnh trong thời chiến, nhưng không đưa cảnh chiến tranh có máy bay, xe tăng lên sân khấu như tuồng Đoàn Chim Sắt, Mộng Hòa Bình, Nợ Núi Sông của gánh Hoa Sen, Bảy Cao, mà chỉ có tiếng súng từ xa vọng lại, và đề cập đến cảnh đau khổ vì chiến tranh. Ông Dìn và ông Tư là hai ông già có con trai nhập ngũ theo tiếng gọi của núi sông. Con ông Dìn mất ngoài mặt trận, còn con của ông Tư thì tàn phế cụt mất một chưn, sau đó trở về nhà gặp cha ở đoạn cuối vở hát Điên Trong Thời Loạn.
Màn đầu, hai ông bạn già ngồi uống rượu để giải sầu, và đã đối thoại qua những vần thơ sau đây:
Ông Dìn: Tửu bất nhứt túy thi bách thiên,
Trường an thi thượng, tửu gia niên,
Thiên tử hò lai bất thượng thuyền.
Tự xưng thần thị tửu trung tiên. (nghe cười)
Ông Tư: (lẩn thẩn ngoài đường)
Đời ai có biết ai là ai,
Hễ thấy thằng say nói nó say,
Say tỉnh tỉnh say ai rõ đặng,
Đáo đầu thế sự mới là hay.
Ông Dìn: (Lắng nghe biết tiếng bạn, bước ra)
Hèn lâu mới gặp bạn thâm giao,
Sung sướng cho tôi kể biết bao,
Thành thật xin mời vào trại lá.
Hàng ôn ta sẽ tỏ tình nhau. (ha, ha, ha, đồng cười)
Ông Tư: Xa vắng nhau lâu mới gặp nhau,
Lòng tôi hân hạnh biết ngần nào,
Bắt tay mừng mặt chào nhau trước,
Sau sẽ tỏ tình bạn cố giao.
Ông Dìn: Sực nhớ năm xưa anh cũng say.
Ngày nay vừa tái ngộ anh đây,
Thì anh cũng vẫn như năm trước,
Hồi ấy say bây giờ cũng say. (ha, ha, cười)
Ông Tư: Đời tôi cần phải rượu say luôn,
Say để lãng quên mọi nỗi buồn,
Ai tỉnh với đời thì cứ tỉnh,
Phần tôi, tôi phải rượu say luôn.
Ông Dìn: Anh say tôi lại tỉnh gì đâu?
Anh khổ thì tôi cũng bị sầu!
Thế sự chúng ta đồng cảnh ngộ,
Anh say tôi lại tỉnh gì đâu?
Ông Tư: Nào rượu đâu đem lại một bầu.
Hai ta đồng uống để tiêu sầu,
Sầu vì thế sự thường thay đổi,
Say ở lòng người quá hiểm sâu.
Ông Dìn: Nầy ly rượu để giải cơn sầu.
Sầu đó, sầu đây hay ở đâu,
Ta cố lãng quên, quên mất hết,
Cạn ly rượu để giải cơn sầu. (có tiếng chép, uống rượu)
Ông Dìn: Ta vắng xa nhau kể cũng lâu,
Việc đời thay đổi dẫu ra sao,
Thường tình thế sự không cần biết.
Muốn biết hiện nay anh ở đâu?
Ông Tư: Đâu biết ăn đâu với ở đâu,
Cánh chim uể oải giữa trời sầu,
Mong về tổ cũ về không đặng,
Đâu biết ăn đâu với ở đâu.
Ông Dìn: Thì cứ ăn đây với ở đây,
Đôi ta tình bạn đã lâu ngày,
Một khi bạn đã không nhà ở,
Thì cứ ăn đây với ở đây.
Ông Tư: Anh bảo tôi về ở với anh,
Tôi đâu dám phụ tấm lòng thành,
Nhưng tôi đã khổ anh cùng khổ,
Tôi nở lòng nào bận rộn anh.
Ông Dìn: Còn ngại ngần chi chuyện ấy anh,
Chia nhau hột muối mới là tình,
Lòng tôi anh vẫn đà từng biết,
Còn ngại ngần chi chuyện ấy anh.
Soạn giả là một nhà thơ... nghiện rượu?
Đọc qua những vần thơ đối thọai trên đây, người ta nói rằng phải chăng soạn giả là một nhà thơ... nghiện rượu. Soạn giả Huỳnh Thủ Trung viết kịch bản Điên Trong Thời Loạn này vào thập niên 1940, từ thời xa xưa ấy tuồng nhiều lần hát trên sân khấu hay ít chẳng rõ, nhưng đến 1951 thì tuồng được vô dĩa hát Kim Khánh (trọn bộ 5 dĩa), và cuốn bài ca thì Nha Thông Tin Nam Việt cấp phép cho in ấn phát hành.
Huỳnh Thủ Trung là một nhà Nho học lẫn Tây học, ông từng dịch những kịch bản Pháp văn, Hán văn sang lời Việt trình diễn trên sân khấu cải lương thời thập niên 1930. Ngoài ra ông cũng là một nhạc sĩ đờn kìm với ngón đờn độc đáo như chim kêu, và từng là bầu gánh của nhiều gánh hát lớn.
Nghệ sĩ Tư Chơi, tức soạn giả Huỳnh Thủ Trung là người chồng đầu tiên của Má Bảy Phùng Há. Nhưng về sau không biết do đâu mà ông trở thành đệ tử lưu linh hạng nặng, nhậu say như hũ chìm, ngày nầy qua tháng nọ suốt năm chẳng bữa nào mà không nhậu. Lúc bấy giờ nhiều người đã nói, trung bình mỗi ngày ông ngủ chỉ bốn tiếng đồng hồ thôi, 20 tiếng còn lại là say với ngà ngà.
Cuộc tình của Má Bảy Phùng Há với nghệ sĩ Tư Chơi, kết quả bà hạ sinh một người con gái: Cô Bửu Chánh, người con gái duy nhứt của Má Bảy. Cô Bửu Chánh mất giữa thập niên 1950.
Bàn ra tán vào (0)
Những vần thơ đối thoại trong vở hát “Điên Trong Thời Loạn”
Những vần thơ đúng tình huống của kịch
Vào những năm đầu của thập niên 1940 soạn giả Huỳnh Thủ Trung tức nghệ sĩ Tư chơi đã cho ra đời vở hát mà các nhân vật trong kịch bản đã đối thoại bằng những vần thơ rơi đúng vào tình huống của kịch.
Thật vậy, ngoài những bản ca cổ nhạc như Mẫu Tầm Tử, Kim Tiền Huế, Vọng Cổ... Khi ca dứt bản thì các nhân vật đối thoại với những vần thơ đã tạo nên nét độc đáo trong vở kịch, mà trong lịch sử cải lương chưa từng thấy bao giờ.
Ý nghĩa vở tuồng Điên Trong Thời Loạn là đề cao bổn phận người trai trong thời loạn lạc, là vở hát xã hội với bối cảnh trong thời chiến, nhưng không đưa cảnh chiến tranh có máy bay, xe tăng lên sân khấu như tuồng Đoàn Chim Sắt, Mộng Hòa Bình, Nợ Núi Sông của gánh Hoa Sen, Bảy Cao, mà chỉ có tiếng súng từ xa vọng lại, và đề cập đến cảnh đau khổ vì chiến tranh. Ông Dìn và ông Tư là hai ông già có con trai nhập ngũ theo tiếng gọi của núi sông. Con ông Dìn mất ngoài mặt trận, còn con của ông Tư thì tàn phế cụt mất một chưn, sau đó trở về nhà gặp cha ở đoạn cuối vở hát Điên Trong Thời Loạn.
Màn đầu, hai ông bạn già ngồi uống rượu để giải sầu, và đã đối thoại qua những vần thơ sau đây:
Ông Dìn: Tửu bất nhứt túy thi bách thiên,
Trường an thi thượng, tửu gia niên,
Thiên tử hò lai bất thượng thuyền.
Tự xưng thần thị tửu trung tiên. (nghe cười)
Ông Tư: (lẩn thẩn ngoài đường)
Đời ai có biết ai là ai,
Hễ thấy thằng say nói nó say,
Say tỉnh tỉnh say ai rõ đặng,
Đáo đầu thế sự mới là hay.
Ông Dìn: (Lắng nghe biết tiếng bạn, bước ra)
Hèn lâu mới gặp bạn thâm giao,
Sung sướng cho tôi kể biết bao,
Thành thật xin mời vào trại lá.
Hàng ôn ta sẽ tỏ tình nhau. (ha, ha, ha, đồng cười)
Ông Tư: Xa vắng nhau lâu mới gặp nhau,
Lòng tôi hân hạnh biết ngần nào,
Bắt tay mừng mặt chào nhau trước,
Sau sẽ tỏ tình bạn cố giao.
Ông Dìn: Sực nhớ năm xưa anh cũng say.
Ngày nay vừa tái ngộ anh đây,
Thì anh cũng vẫn như năm trước,
Hồi ấy say bây giờ cũng say. (ha, ha, cười)
Ông Tư: Đời tôi cần phải rượu say luôn,
Say để lãng quên mọi nỗi buồn,
Ai tỉnh với đời thì cứ tỉnh,
Phần tôi, tôi phải rượu say luôn.
Ông Dìn: Anh say tôi lại tỉnh gì đâu?
Anh khổ thì tôi cũng bị sầu!
Thế sự chúng ta đồng cảnh ngộ,
Anh say tôi lại tỉnh gì đâu?
Ông Tư: Nào rượu đâu đem lại một bầu.
Hai ta đồng uống để tiêu sầu,
Sầu vì thế sự thường thay đổi,
Say ở lòng người quá hiểm sâu.
Ông Dìn: Nầy ly rượu để giải cơn sầu.
Sầu đó, sầu đây hay ở đâu,
Ta cố lãng quên, quên mất hết,
Cạn ly rượu để giải cơn sầu. (có tiếng chép, uống rượu)
Ông Dìn: Ta vắng xa nhau kể cũng lâu,
Việc đời thay đổi dẫu ra sao,
Thường tình thế sự không cần biết.
Muốn biết hiện nay anh ở đâu?
Ông Tư: Đâu biết ăn đâu với ở đâu,
Cánh chim uể oải giữa trời sầu,
Mong về tổ cũ về không đặng,
Đâu biết ăn đâu với ở đâu.
Ông Dìn: Thì cứ ăn đây với ở đây,
Đôi ta tình bạn đã lâu ngày,
Một khi bạn đã không nhà ở,
Thì cứ ăn đây với ở đây.
Ông Tư: Anh bảo tôi về ở với anh,
Tôi đâu dám phụ tấm lòng thành,
Nhưng tôi đã khổ anh cùng khổ,
Tôi nở lòng nào bận rộn anh.
Ông Dìn: Còn ngại ngần chi chuyện ấy anh,
Chia nhau hột muối mới là tình,
Lòng tôi anh vẫn đà từng biết,
Còn ngại ngần chi chuyện ấy anh.
Soạn giả là một nhà thơ... nghiện rượu?
Đọc qua những vần thơ đối thọai trên đây, người ta nói rằng phải chăng soạn giả là một nhà thơ... nghiện rượu. Soạn giả Huỳnh Thủ Trung viết kịch bản Điên Trong Thời Loạn này vào thập niên 1940, từ thời xa xưa ấy tuồng nhiều lần hát trên sân khấu hay ít chẳng rõ, nhưng đến 1951 thì tuồng được vô dĩa hát Kim Khánh (trọn bộ 5 dĩa), và cuốn bài ca thì Nha Thông Tin Nam Việt cấp phép cho in ấn phát hành.
Huỳnh Thủ Trung là một nhà Nho học lẫn Tây học, ông từng dịch những kịch bản Pháp văn, Hán văn sang lời Việt trình diễn trên sân khấu cải lương thời thập niên 1930. Ngoài ra ông cũng là một nhạc sĩ đờn kìm với ngón đờn độc đáo như chim kêu, và từng là bầu gánh của nhiều gánh hát lớn.
Nghệ sĩ Tư Chơi, tức soạn giả Huỳnh Thủ Trung là người chồng đầu tiên của Má Bảy Phùng Há. Nhưng về sau không biết do đâu mà ông trở thành đệ tử lưu linh hạng nặng, nhậu say như hũ chìm, ngày nầy qua tháng nọ suốt năm chẳng bữa nào mà không nhậu. Lúc bấy giờ nhiều người đã nói, trung bình mỗi ngày ông ngủ chỉ bốn tiếng đồng hồ thôi, 20 tiếng còn lại là say với ngà ngà.
Cuộc tình của Má Bảy Phùng Há với nghệ sĩ Tư Chơi, kết quả bà hạ sinh một người con gái: Cô Bửu Chánh, người con gái duy nhứt của Má Bảy. Cô Bửu Chánh mất giữa thập niên 1950.