Thân Hữu Tiếp Tay...
Nick Ut và Em bé Napalm - Nguyễn Bá Chổi
( HNPĐ ) Cu Tèo có lời xin lỗi riêng tác giả tấm hình nổi tiếng “Em bé Napalm”. Chuyện là... Biết Ông yêu nước Việt Nam như lời ông tuyên bố (*)“Lúc nào tôi cũng tự nhủ tôi là người Việt Nam, tôi yêu quê hương tôi, yêu mảnh đất này”
Nick Ut và Em bé Napalm
( HNPD ) (Bài
này đã viết và phổ biến trước đây, nhân dịp Nick Ut triển lãm tại Hà
Nội, Tháng 6/2015. Nay nghe tin tác giả tấm hình "khét tiếng" này về
hưu, người viết xin đăng lại, và mong được gửi "cách riêng" đến ông)
Trước
hết Cu Tèo có lời xin lỗi riêng tác giả tấm hình nổi tiếng “Em bé
Napalm”. Chuyện là... Biết Ông yêu nước Việt Nam như lời ông tuyên bố
(*)“Lúc nào tôi cũng tự nhủ tôi là người Việt Nam, tôi yêu quê hương tôi, yêu mảnh đất này”,
tức là Ông yêu tiếng Việt, nên tôi cố gắng phiên âm cái tên Lai Mỹ của
Ông ra tiếng mẹ đẻ ông, nhưng rất tiếc không biết “mổ” (cò bàn phím) thế
nào cho đúng; mặc dầu đã bỏ công “tham khảo” nhiều nơi, song người thì
gọi Ních Út, kẻ thì kêu Ních Ụt. Thôi thì, lực bất tòng tâm, xin Ông
"bằng lòng cam chịu y như" cái tên Mỹ lai Nick Ut, ghi trong Passort Mỹ
của Ông vậy.
Ông
Nick Ut nổi tiếng về bức ảnh em bé Kim Phúc không may bị bom Napalm của
Không quân VNCH thả lầm, bị phỏng. Hình này đã được triển lãm đi triển
lãm lại nhiều lần trên 40 năm qua và mặc dầu nó được giải thưởng
Pulitzer, nhưng qua cuộc tiển lãm của Nick Ut vừa qua, tôi mới thực sự
cảm phục lòng can đảm của ông.
Hai
chữ “can đảm” Cu Tèo đề cập ở đây đương nhiên không dính dáng đến
chuyện một phóng viên chiến trường đúng nghĩa bất chấp hiểm nguy đến
tính mạng, xả thân vào giữa chiến địa để ghi lại hình ảnh của cả hai phe
đối nghịch lâm chiến, vì hình này Nick Ut đứng ngoài xa và rình em bé
chạy từ vùng lửa khói chạy ra chỗ an toàn mới chụp được; vả lại nếu là
một phóng viên chiến trường can đảm thì ông đã chộp được những cảnh
chiến tranh khủng gấp ngàn lần, chẳng hạn như cảng CS đập đầu hay chôn
sống hàng ngàn người dân Huế vô tội Tết Mậu Thân, hoặc cảng Bộ đội BV
phải xối xả vào biển người dân chạy trốn trên Đại lộ Kinh Hoàng năm
1972.
Cũng
không phải cái can đảm ông đã làm công dân Mỹ, lấy tên Mỹ là Nick,
tuyên thệ trung thành và cầm súng bảo vệ nước Mỹ khi cần mà ông lại dám
lên tiếng “Lúc nào tôi cũng tự nhủ tôi là người Việt Nam, tôi yêu quê hương tôi, yêu mảnh đất này”, nhưng ông lại không thèm bỏ quốc tịch Mỹ để về VN sinh sống.(*)
Can
đảm mà Tèo “khen” Nick Ut ở đây là ông đã dám về nước chưng ra giữa Hà
Nội hình “Em bé Napalm”, một bức hình cực kỳ phản động. Phản động ở chỗ
nào?
“Một
bức hình bằng nghìn lời nói”. Một bức hình “em bé Napalm” còn hơn cả
nghìn cuốn sách trắng vạch mặt bọn bồi bút gia nô tung hô bác đảng bấy
lâu nay. Chỉ cần nhìn qua tấm hình và biết em bé trần truồng trong bây
giờ ở đâu thì thấy ngay bức tranh nó “mang tính” phản động đến đâu:
Các
em bé đang sống an lành vì đâu mà lâm vào cảnh bom rơi đạn lạc? Chẳng
lẽ tự nhiên làng mạc quê hương em đang thanh bình mà các anh phi công
VNCH tự nhiên mang bom Mỹ đến thả? Nếu bảo sỡ sĩ đất nước phải chịu cảnh
binh đao là vì “Quân Ngụy” chống lại Bộ đội cụ Hồ vào giải phóng Miền
Nam, thì tại sao các em bé này không chạy sang phía “Kách Mạng” khuất
sau màn khói sau lưng mà lại chạy về phía các chú lính VNCH?
Thế rồi sau 30/4/75, không chỉ một bé Kim Phúc của tỉnh Tây Ninh, mà cả Miền Nam bị phỏng…
Và
CS đã cướp lấy “thời cơ” Kim Phúc Phỏng để lợi dụng tuyên truyền cho
chế độ bằng cách o bế em đủ điều, cụ thể là đưa em qua cho Cu Ba “gác”
(Việt Nam ngủ) để học ngành Dược. Thế mà “Em bé Napalm” đã tìm cơ hội
xin tỵ nạn CS ở Canada.
Nói túm gọn, “Em bé Napalm” là một bức hình cực kỳ phản động đối với nhà nước CS.
Khâm
phục lòng can đảm của Nick Ut đã dám vào giữa hàng CS để chống CS. Cảm
phục sự khôn ngoan của bé Kim Phúc lúc nhỏ bị bom Mỹ mà đã biết chạy về
phía VNCH, lớn dù được nuông chiều, vẫn chạy mặt CS. Chạy một mạch đến
Bắc Mỹ nước non ngàn dặm.
22/06/2015
Nick Ut và Em bé Napalm - Nguyễn Bá Chổi
( HNPĐ ) Cu Tèo có lời xin lỗi riêng tác giả tấm hình nổi tiếng “Em bé Napalm”. Chuyện là... Biết Ông yêu nước Việt Nam như lời ông tuyên bố (*)“Lúc nào tôi cũng tự nhủ tôi là người Việt Nam, tôi yêu quê hương tôi, yêu mảnh đất này”
Nick Ut và Em bé Napalm
( HNPD ) (Bài
này đã viết và phổ biến trước đây, nhân dịp Nick Ut triển lãm tại Hà
Nội, Tháng 6/2015. Nay nghe tin tác giả tấm hình "khét tiếng" này về
hưu, người viết xin đăng lại, và mong được gửi "cách riêng" đến ông)
Trước
hết Cu Tèo có lời xin lỗi riêng tác giả tấm hình nổi tiếng “Em bé
Napalm”. Chuyện là... Biết Ông yêu nước Việt Nam như lời ông tuyên bố
(*)“Lúc nào tôi cũng tự nhủ tôi là người Việt Nam, tôi yêu quê hương tôi, yêu mảnh đất này”,
tức là Ông yêu tiếng Việt, nên tôi cố gắng phiên âm cái tên Lai Mỹ của
Ông ra tiếng mẹ đẻ ông, nhưng rất tiếc không biết “mổ” (cò bàn phím) thế
nào cho đúng; mặc dầu đã bỏ công “tham khảo” nhiều nơi, song người thì
gọi Ních Út, kẻ thì kêu Ních Ụt. Thôi thì, lực bất tòng tâm, xin Ông
"bằng lòng cam chịu y như" cái tên Mỹ lai Nick Ut, ghi trong Passort Mỹ
của Ông vậy.
Ông
Nick Ut nổi tiếng về bức ảnh em bé Kim Phúc không may bị bom Napalm của
Không quân VNCH thả lầm, bị phỏng. Hình này đã được triển lãm đi triển
lãm lại nhiều lần trên 40 năm qua và mặc dầu nó được giải thưởng
Pulitzer, nhưng qua cuộc tiển lãm của Nick Ut vừa qua, tôi mới thực sự
cảm phục lòng can đảm của ông.
Hai
chữ “can đảm” Cu Tèo đề cập ở đây đương nhiên không dính dáng đến
chuyện một phóng viên chiến trường đúng nghĩa bất chấp hiểm nguy đến
tính mạng, xả thân vào giữa chiến địa để ghi lại hình ảnh của cả hai phe
đối nghịch lâm chiến, vì hình này Nick Ut đứng ngoài xa và rình em bé
chạy từ vùng lửa khói chạy ra chỗ an toàn mới chụp được; vả lại nếu là
một phóng viên chiến trường can đảm thì ông đã chộp được những cảnh
chiến tranh khủng gấp ngàn lần, chẳng hạn như cảng CS đập đầu hay chôn
sống hàng ngàn người dân Huế vô tội Tết Mậu Thân, hoặc cảng Bộ đội BV
phải xối xả vào biển người dân chạy trốn trên Đại lộ Kinh Hoàng năm
1972.
Cũng
không phải cái can đảm ông đã làm công dân Mỹ, lấy tên Mỹ là Nick,
tuyên thệ trung thành và cầm súng bảo vệ nước Mỹ khi cần mà ông lại dám
lên tiếng “Lúc nào tôi cũng tự nhủ tôi là người Việt Nam, tôi yêu quê hương tôi, yêu mảnh đất này”, nhưng ông lại không thèm bỏ quốc tịch Mỹ để về VN sinh sống.(*)
Can
đảm mà Tèo “khen” Nick Ut ở đây là ông đã dám về nước chưng ra giữa Hà
Nội hình “Em bé Napalm”, một bức hình cực kỳ phản động. Phản động ở chỗ
nào?
“Một
bức hình bằng nghìn lời nói”. Một bức hình “em bé Napalm” còn hơn cả
nghìn cuốn sách trắng vạch mặt bọn bồi bút gia nô tung hô bác đảng bấy
lâu nay. Chỉ cần nhìn qua tấm hình và biết em bé trần truồng trong bây
giờ ở đâu thì thấy ngay bức tranh nó “mang tính” phản động đến đâu:
Các
em bé đang sống an lành vì đâu mà lâm vào cảnh bom rơi đạn lạc? Chẳng
lẽ tự nhiên làng mạc quê hương em đang thanh bình mà các anh phi công
VNCH tự nhiên mang bom Mỹ đến thả? Nếu bảo sỡ sĩ đất nước phải chịu cảnh
binh đao là vì “Quân Ngụy” chống lại Bộ đội cụ Hồ vào giải phóng Miền
Nam, thì tại sao các em bé này không chạy sang phía “Kách Mạng” khuất
sau màn khói sau lưng mà lại chạy về phía các chú lính VNCH?
Thế rồi sau 30/4/75, không chỉ một bé Kim Phúc của tỉnh Tây Ninh, mà cả Miền Nam bị phỏng…
Và
CS đã cướp lấy “thời cơ” Kim Phúc Phỏng để lợi dụng tuyên truyền cho
chế độ bằng cách o bế em đủ điều, cụ thể là đưa em qua cho Cu Ba “gác”
(Việt Nam ngủ) để học ngành Dược. Thế mà “Em bé Napalm” đã tìm cơ hội
xin tỵ nạn CS ở Canada.
Nói túm gọn, “Em bé Napalm” là một bức hình cực kỳ phản động đối với nhà nước CS.
Khâm
phục lòng can đảm của Nick Ut đã dám vào giữa hàng CS để chống CS. Cảm
phục sự khôn ngoan của bé Kim Phúc lúc nhỏ bị bom Mỹ mà đã biết chạy về
phía VNCH, lớn dù được nuông chiều, vẫn chạy mặt CS. Chạy một mạch đến
Bắc Mỹ nước non ngàn dặm.
22/06/2015