Đoạn Đường Chiến Binh

Niềm Nhớ Khôn Nguôi 1

Quân Y viện Pleiku có hai ngoại thương, ngoại thương I và ngoại thương II, hai trại này nằm gần nhau, ngoài ra còn nội thương và những phòng mổ, phòng chụp

Phạm Lương
Cùi 20/ lđ6/ bđq.


       Quân Y viện Pleiku có hai ngoại thương, ngoại thương I và ngoại thương II, hai trại này nằm gần nhau, ngoài ra còn nội thương và những phòng mổ, phòng chụp hình và phòng hành chánh.  Mỗi phòng ngoại thương, thường có một Y tá trưởng và hai y tá phụ, coi tổng quát, phát thuốc, nhật tu hồ sơ bệnh.  Mỗi ngoại thương có một bác sĩ trưởng trại, tôi ở ngoại thương hai, bác sĩ Hoàng phụ trách.  Hằng ngày, đúng 9 giờ sáng, bác sĩ Hoàng đi từng giường bệnh nhân, khám bệnh, sau đó y tá sẽ trực tiếp theo dõi bệnh nhân.  Khi tôi được chuyển về Pleiku, tôi được đưa vào ngoại thương hai, phòng sĩ quan, 4 giường, chỉ có mình tôi.  Hàng ngày trung sĩ Sơn đều mang thuốc cho tôi.  Trung sĩ Sơn vui tính, mỗi ngày đều gặp, chào hỏi.  Sơn thường nói chuyện, thỉnh thoảng chơi một ván cờ.  Dần dà thành thân, mỗi khi Mậu vào thăm, Sơn thường để Mậu tự nhiên trong phòng.  thời điểm ấy, chỉ một mình tôi.  Mậu hay thăm tôi vào thứ bẩy, chủ nhật, và nhiều khi cả những ngày thường. Sơn thông cảm, không rầy rà gì, Mậu khỏi cần hỏi khi vào phòng tôi, buổi chiều muốn về lúc nào thì về.

       Thật ra lúc đầu Sơn cũng hơi khó, nhưng thấy tôi trẻ và nói chuyện gẫu vui, nên từ từ trở thành thân mật và dễ dãi.  Có lần nhìn Sơn đi đôi giầy mòn vẹt một bên, tôi vui miệng hỏi Sơn:

       - Trung sĩ đi giầy số mấy?

       Sơn trả lời:

       - Tôi đi giầy số 5 Thiếu úy à!

       - Vậy là cùng số với tôi.  Tôi có một đôi giầy mới, còn để ở hậu cứ, bị thương, chẳng làm gì.  Để tôi nhắn người mang tới, tôi cho anh.

       - Vậy là may quá, giầy cũ mà chưa tới kỳ đổi, mua thì khá đắt.  Thiếu uý cho thì vui quá. Sơn mừng.

       Vài ngày sau, Sơn đi đôi giày mới.  Bù lại, Sơn xuống kho quân trang, kiếm hai bộ thương bệnh binh màu xanh mới, chưa ai mặc, đưa tôi và dặn:

       - Thiếu uý mặc thay đổi, xong rồi giặt, phơi hàng rào, nhớ đừng bỏ chung trong phòng quần áo, họ mang giặt máy, lẫn lộn không bao giờ kiếm lại được đâu.

       Tôi mừng, Mậu cũng vui vì mấy lần Mậu đòi mua quần áo ở ngoài mang vào cho tôi, tôi chưa chịu.  Tôi không muốn mình khác với anh em cùng trại, tuy chỉ là Thiếu úy, nhưng cả ngoại thương Hai, chỉ có tôi là sĩ quan bị thương.  Mậu nói:

        - Anh mặc mấy bộ đồ của Quân Y Viện, đôi khi em có cảm tưởng là không sạch sẽ.

        Nói vậy chứ Mậu không bao giờ tỏ vẻ khó chịu, nhiều khi vui vui, Mậu ôm cổ tôi:

       - Anh à, em thấy thương anh quá?

       - Vậy mà anh tưởng em không thương anh, chỉ thấy tội nghiệp thôi chứ. Tôi cười.

       Mậu lấy hai tay đặt nhẹ vào má tôi:

       - Thôi đừng làm bộ, thấy em thương rồi bắt đầu mè nheo đó.

       Một hôm Mậu đang ngồi trong phòng với tôi, Sơn mang thuốc vào.  Thấy Mậu,  Sơn chào, hỏi:

       - Mới thấy cô ngoài Pleiku, sao vào đây mau vậy.

       Mậu trả lời:

       - Cháu quá giang chiếc xe của quân y, cháu thấy chú, nhưng không kịp hỏi.

       Thay vì đưa thuốc cho tôi, Sơn lại đưa cho Mậu, vừa nói vơí Mậu:

       - Cô phải cho Thiếu Úy uống liền nghe, Mậu tưởng thật, lật đật lấy ly, rót nước, cầm hai viên thuốc đưa vào miệng tôi, uống đi anh, tôi cười, uống làm gì, mau khỏi để xuất viện và xa em hả, Mậu nhăn nhó, không, uống cho mau khỏi chân thôi...

       Cả tôi và Sơn cùng cười, Mậu hỏi Sơn:

       - Chú Sơn, hàng ngày cháu thấy chú thường đứng tại ngã ba Diệp Kính chờ xe.  Nếu cháu có thư hay quà cho anh Lương, chú đưa dùm cháu nghe!   

       - Nhận đưa thư thôi, không nhận quà. Sơn ỡm ờ.

       Sau lần đó, tôi thường nhận thư tay của Mậu do Sơn chuyển.

       Mậu rất chăm viết thư, khi dày, khi mỏng, nhiều khi chỉ có vài dòng viết vội, nhiều khi, chỉ một gói quà và dòng chữ: "Anh, nhớ ghê đi, ráng nghỉ ngơi, em sẽ vào thăm anh thứ bẩy này ".  Thường quà, kẹo bánh, tôi đều đưa cho Dinh, người lính cùng đơn vị, bị thương trước tôi,  Dinh đã mạnh, có thể đi lại với chiếc gậy, không cần phải dùng nạng.  Dinh luôn giúp tôi, xuống câu lạc bộ, mua cà phê, hay mấy thứ lặt vặt, nhiều chủ nhật Dinh ra phố, lúc về mang một vài món ăn, hai anh em ăn chung.  Mậu mang quà bánh, trái cây, Dinh cũng ăn.  Buổi sáng Dinh lo pha cà phê, hai anh em cùng uống. Dinh trong lứa tuổi tôi, cũng dễ nói chuyện.  Quà bánh ở đây không thiếu vì nhiều đoàn tới thăm. 

       Cách hai tuần là có phái đoàn của bà thiếu tá Luật (phu nhân Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Hai Thiết Giáp tới thăm).  Phòng đầu tiên phái đoàn vào thăm, luôn luôn là phòng tôi, vì phòng sĩ quan ở đầu dãy, hơn nữa, phòng sĩ quan duy nhất của ngoại thương 2, phòng có 4 giừơng, khi tôi bị thương, phòng chỉ một mình.  Chị Luật thường gọi tôi thân mật là em.  Tôi luôn được hai gói quà, do chính chị Luật đưa.   Chị thường hỏi chuyện tôi, bao giờ cũng dặn tôi trước khi đi qua thăm phòng lớn của binh sĩ và hạ sĩ quan: "chị cho em số điện thoại, khi nào muốn ra phố hay qua bên nhà chị chơi, em kêu, chị cho tài xế đón".  Tôi dạ cầm chừng nhưng chưa bao giờ gọi điện thoại nhờ chị Luật.

       Trong bệnh viện, bệnh nhân thích nhất là nhận được thư từ, tin tức của người thân.  Tôi cũng chung tâm trạng.  Lá thư của người thân, an ủi, chia sẻ những tin tức của người trong gia đình như liều thuốc an thần, nhất là với những người bị thương nặng, nặng tới nỗi nhiều người chỉ cầm tờ thư chặt trong bàn tay mà không đọc được.  Nhiều khi bạn bè phải xé thư, đọc dùm cho bạn.  Thường, những cách đọc thư dùm như vậy, người thương binh chỉ nghe những tin vui.  Tất cả tin khác đều bị bỏ quên, không đọc.... Phải ở trong hoàn cảnh như vậy, phải trải qua những ngày bị thương, nằm tại Quân Y Viện, nhìn từng mảnh đời như vậy, phải nhìn ánh mắt thoáng vui, khi nghe thư mình được người bạn đọc dùm, mọi người mới thương cảm cho những thương binh - Nhiều người, nhiều mạng sống đang đếm từng ngày.  Nhiều trường hợp thương tâm hơn, lá thư của người thương binh chẳng bao giờ được đọc, người lính đã chết.  Tôi may mắn, bị thương, gẫy chân nhẹ.  Mấy người lính hay nói đùa, thiếu úy bị thương như muỗi đốt.  Cả phòng ngoại thương II, khoảng 50 giừờng bệnh, chỉ có tôi nằm riêng biệt.  Tôi hay chống nạng hay lăn xe, sang phòng lớn, nói chuyện gẫu, chơi cờ, chơi Domino với anh em, cũng vui.  ¾ phòng bệnh là biệt động quân, thuộc 3 tiểu đoàn, 11, 22 và 23.

       Như mọi lần Sơn, anh y tá vui vẻ đưa thư cho tôi:

       - Nhớ đếm thư tôi chuyển từng lần.  Thiếu úy phải trả công tôi đó nghe!

       Tôi cười, và vui vẻ hỏi:

       - Anh Sơn, hôm nay anh thấy Mậu ra sao?

       Người y tá cười vui:

       - Hôm nay cũng giống mọi ngày, cũng vẫn đẹp và vẫn đi học.  Thiếu úy làm như cô Mậu là con ve sầu hay đoá hoa violet, thay đổi mỗi ngày..

       Tôi ngạc nhiên với lời so sánh, ngộ nghĩnh.  Anh Sơn có nhận xét rất hay và đúng lúc.  Ừ nhỉ, một đời sống của ve, hay một cánh hoa Violet mới mau thay đổi chứ.  Tôi tự cười mình, có phải tình yêu nhiều khi làm mình ngây ngô, ngây ngô như Mậu có lần nói:

       - Anh Lương, sao mình không gặp nhau sớm hơn.

       Tôi hỏi lại:

       - Sớm hơn là mấy tuổi, em lên tám, anh mười hai chắc....

        Mậu viết thư chân thật, không gọt dũa lời, nghĩ sao viết vậy nhưng thư hay... Bao giờ nhận thư, tôi luôn đọc lướt thật mau sau đó mới từ từ đọc lại nhiều khi thuộc cả một câu dài,...

       Mở trang thư, Mậu viết, nét chữ mềm mại, không nắn nót,

       "Anh, anh biết bây giờ là mấy giờ không - 10 giờ đêm, ngồi học bài, ngày mai, có hai giờ tiếng Anh, mấy giờ Vạn Vật, ráng học thật mau để viết thư cho anh - Giờ này , chắc anh chưa ngủ, em tưởng tượng, trong phòng anh, một mình, chắc buồn, anh có sợ không.  Chẳng thà nằm một giường, một phòng, còn phòng bệnh của anh, 3 chiếc giương trống, lúc nào cũng trải drap trắng, tự nhiên em thấy rùng mình.  Thấy thương và nhớ anh, mình quen nhau chưa lâu phải không anh, thời gian nhiều khi không phải là yếu tố để làm em nhớ anh hơn.  Nhưng tình yêu của anh và em lại như giòng điện mạnh, nhanh và mãnh liệt, sôi nổi và nhiều tiếng cười.  Tình yêu mang tiếng cười của anh cho em, ngay khi viết những giòng này, em vẫn thấy môi anh cười, anh có thấy môi em đang cười như vậy không?

       Trước khi quen anh, em thường hay thăm quân y viện, theo các đoàn ủy lạo thương binh.  Những lần đó, nhìn những anh bị thương, mỗi người một vết thương khác nhau trên thân thể, có lần em thăm một anh thương binh thật nặng, em chỉ gặp một lần, và định bụng lần sau, em sẽ dừng ngay giường anh thương binh đó trước mọi người.  Nhưng anh không còn nữa, người y tá nói nhỏ bên tai em khi em hỏi tên anh thương binh, anh đã chết.  Em ngờ ngợ, và nhớ không rõ ràng, khuôn mặt trẻ, hơi tái và mệt mỏi vì vết thương trên ngực, em còn nhớ, anh ta rất mệt, tỉnh tỉnh mơ mơ, đôi mắt nhắm nghiền.  Khi nghe tiếng hỏi thăm của tụi em, anh đưa bàn tay quờ quạng như tìm kiếm, như nắm bắt.  Em không biết anh thật sự muốn điều gì, em mạnh dạn đưa bàn tay nắm lấy bàn tay anh ta.  Em muốn mang một lời an ủi cho anh thương binh.  Em không nói được vì những cảm xúc đang chặn ngay trong ngực em.  Em sợ, em cố nén những giòng nước mắt. 

       Anh thương binh không thể nói vì vết thương nặng, nhưng em đọc trên nét mặt thoáng vui của anh.  Có lẽ anh cũng có người thân, cũng có người em gái, hay không chừng người yêu của anh giờ xa lắm.  Chị ta cũng chẳng biết giờ này, trên giừờng số 5 của quân y viện Pleiku, người yêu của chị đang mong đợi và hy vọng.  Hy vọng là liều thuốc tiên của những người thương bệnh binh, khi mất hy vọng, nhiều anh thương binh sẽ chết - Họ hy vọng những gì, hy vọng vết thương mau lành, hy vọng sau khi lành bệnh, họ vẫn có khả năng để sống như mọi người bình thường.  Bàn tay anh thưong binh nắm chặt tay em như không muốn rời.  Em từ từ rút tay ra khỏi bàn tay lành lạnh của anh ta, ghé sát vào tai anh.  Em hứa sẽ trở lại nhiều lần.  Em giữ lời hứa, anh thương binh đã sai hẹn.  Chắc anh không muốn sai hẹn, nhưng định mệnh đã cuớp của anh đi tất cả, cướp mạng sống, cướp niềm tin, và cuối cùng, phút chót của cuộc đời ngắn ngủi.  Chiến tranh, vết thương trên người anh đã cướp của anh một lời hứa.

       Nghe tin anh thương binh giường số 5 đã chết, em bàng hoàng, thầm cầu mong linh hồn anh lính chết thật trẻ yên ổn, bình an - Em biết quê anh xa lắm, khi em đọc mấy giòng lý lịch treo bên giường bệnh, không biết giờ này những người thân của anh lính đã được tin chưa.  Em hứa với lòng mình, em sẽ tiếp tục thăm và ủy lạo các anh thương binh khi có dịp....

       Một điều không bao giờ ngờ, không bao giờ hứa, thật tình cờ, thật bàng hoàng, và thật hạnh phúc khi em vào quân y viện lần gặp anh.  Anh nhớ không, em chạy đầu tiên, tụi em thường dành nhau chạy theo dãy hành lang vào quân y viện.  Hôm đó, khi thấy anh, em muốn nín thở.  Không lẽ anh, ông Thiếu úy lì lợm, mới ngày nào đây thôi.  Chính ông này kéo chiếc ghế ngồi chung bàn em tại tiệm chè Diệp Kính.  Nhìn thật kỹ, còn ai nữa, đúng là anh.  Em còn nhớ nụ cười, hình ảnh anh ngồi trên chiếc xe Jeep, nhìn em.  Làm sao em quên được.  Ngay hôm anh và em ăn chè, ngồi cùng bàn, em về kể cho Trâm nghe.  Trâm nhìn em, sao tao thấy hình như em mết ông lính ấy rồi.  Em vẫn còn chối, "không, tao chỉ thấy ông ấy hơi là lạ thôi".  Trâm làm bộ lên mặt với em,"là lạ là chết rồi cô Mậu à"  Đêm đó, lạ thật em cứ nghĩ vẩn vơ, chưa bao giờ em trằn trọc, mất ngủ.  Em cũng gặp nhiều ông sĩ quan trẻ, nhiều ông theo em tới tận nhà, em không bao giờ để ý, chẳng buồn ngoái cổ lại nhìn.  Chỉ khi gặp anh, em mới chợt nhận ra là em thiêu thiếu.  Lương ơi, nếu tình yêu là nhung nhớ, là mất ngủ, là nghĩ vẩn vơ, là chờ đợi, có lẽ em đã yêu anh từ ngày đó. 

       Anh ơi, anh có nhớ không, lần đầu tiên, em gặp anh, trên chiếc xe lăn, màu áo xanh bệnh viện, chiếc chân trái bó bột, khuôn mặt thật dễ ghét.  Và lần này, anh thương binh không nhận niềm hy vọng từ em, mà em lại là người nhận, em vào bệnh viện để thăm các anh bị thương, các anh cần niềm an ủi, ai ngờ, sau hôm đó em có anh, có anh thương binh của riêng em, và của em mãi mãi nhe anh, kể cả khi sau này.  Anh xuất viện... anh hứa không?  Em không đợi anh trả lời, anh đã là của em (ai bảo anh theo em), cho đáng.  Anh biết Trâm, bạn em nói gì sau khi em đẩy xe lăn cùng anh vào phòng bệnh anh không?  Nó nói anh đi phép, đi sửa sắc đẹp.  Em binh anh, "nói vậy anh Lương cũng đau chân lắm chứ".  Trâm hỏi em, "sao mày biết?"  Em véo vào tay nó, ai bị thương không đau?  Con nhỏ còn chọc tiếp: "Trời ơi, mới thấy anh thương binh mà mày đã muốn trở thành cô nữ trợ tá".  Em không trả lời, nhưng chắc nó nói đúng anh nhỉ?  Chiếc đồng hồ đã thong thả điểm giờ - 11 giờ rưỡi rồi, thôi em phải đi ngủ, em sẽ viết tiếp cho anh....  Nhớ ngủ nhiều nghe anh, không biết em có bạo quá khi nói hôn anh không?.

       Tôi để mấy trang thư trên ngực, nhìn ra cửa sổ.  Buổi chiều xuống thật mau, mấy con chim sẻ chuẩn bị về tổ, bay đuổi nhau, hót ríu ra ríu rít.  Thường đời lính, nhất là lính trẻ như tôi, những ngày nằm quân y viện luôn luôn buồn, buồn vì xa bạn bè, xa đơn vị, buồn vì thiếu niềm tin, nếu vết thương nặng.  Riêng tôi, may mắn, vết thương nhẹ, lại có Mậu, không khéo Trâm và Mậu nói đúng, tôi nghỉ phép.

       Kéo chiếc ghế ngồi cạnh thành giừờng, tôi muốn viết thư cho Mậu, không biết bắt đầu từ đâu.  Cũng lâu lắm, tôi không viết thư, nhất là thư cho người yêu, nhưng thôi cứ viết ...đại.  Viết thư giống uống rượu, ly đầu thì hơi khó trôi, nhưng khi thấm giọng thì ly này sang ly khác.  Tôi bắt đầu viết ....

       "Mậu, không biết em thích anh kêu em bằng tên hay bằng em.  Hay thôi anh kêu Mậu nghe.  Đừng cười cô bé, đừng cười khi anh hỏi như vậy.  Anh thích gọi tên em vì rất đơn giản, em thì chung chung, còn Mậu thì riêng biệt.  Mậu thì không lầm lẫn với ai được.  Mậu không là người yêu của ai được.  Mậu là của anh?  Cảm ơn Mậu về những tình cảm Mậu dành cho những người lính, những người đang nằm trong quân y viện.  Không phải dễ dàng gì khi Mậu và bạn của Mậu đã dành thời gian của mình để tới tận giường của các anh, trao từng gói quà cho các anh, và nói những lời an ủi.  Anh đọc được trong ánh mắt, trong nụ cười của những người tới thăm thương binh một niềm cảm thông.  Họ đã thực sự muốn chia sẻ những mất mát, những vết thương thể xác, nhiều khi trở thành vết thương trong tim, vết thương lòng của người bệnh, nhiều người trong họ mất vĩnh viễn mọi niềm tin, tin chính họ, tin người thân, tin vợ, tin người yêu và ngay cả tin mọi người.

       Mậu và anh giống nhau, cùng nghĩ đến nhau ngay ngày đầu gặp mặt.  Anh còn nhớ hôm đi theo Mậu trên đường Hoàng Diệu.  Mậu nhìn anh, cười.  Mậu có biết Mậu đã hớp hồn anh ngay hôm đó không?  Chiều hôm đó, lái xe về Biển Hồ, anh nói chuyện thật vui với người lính cùng ăn cơm chung.  Người lính thấy anh vui bất ngờ, hỏi anh,"alpha sao vui vậy?" Anh trả lời thật mau, "Anh biết không, chiều nay, tôi gặp một nụ cười thật lạ".  Nngười lính nhìn anh "Mỗi lần nghe alpha nói nụ cười thật lạ, em phải hỏi lại, không biết lần này lạ được bao lâu".  Anh trả lời "Lạ mãi mãi ".  Tất nhiên mỗi nụ cười từ mỗi người đẹp đều khác nhau.  Anh chưa bao giờ theo ai chỉ vì nụ cười, riêng nụ cười của Mậu là ma lực, lạ mãi mãi.  Có lẽ anh bị hớp hồn, Mậu có tin không? 

       Sau lần ngồi với em trong tiệm chè Diệp Kính, anh phải hành quân trên Kontum, và bị thương tại Trí Đạo, trên đường đi Tân Cảnh, Dakto.  Nằm tại bệnh viện Dã Chiến, mấy ngày đầu, chân đau, nhiều đoàn tới thăm, họ cũng mang quà, họ cũng an ủi, họ cũng rất chân thành, nhưng anh vẫn chờ đợi, vẫn mong, vẫn mơ.  Tại sao mấy cô nữ sinh Kontum không phải là em (anh gọi Mậu là cô nữ sinh, áo trắng, anh chưa biết tên Mậu.  Em thật ác, sao em không cho anh biết tên khi mình ngồi gần nhau).  Cuối cùng anh gặp Mậu tại quân y viện, anh mới được trực thăng chở về Pleiku mấy ngày.  Khi người y tá trưởng trại nói với anh,"Thiếu úy về phòng, có phái đoàn học sinh PleiMe tới thăm"  Anh chưa kịp lăn chiếc xe về phòng, thấy em, cô nữ sinh áo trắng, là Mậu, vẫn Mậu, chỉ khác một chút so với ngày đầu ngoài phố.  Mậu kênh kiệu, Mậu đùa giỡn, Mậu cút bắt.   Mậu trong bệnh viện, hiền lành.  Chỉ vài phút sau đó, vừa đẩy chiếc xe lăn vào phòng anh, bằng cử chỉ, và giòng nước mắt, không chối cãi là Mậu đã yêu anh.  Chưa có giọt nước mắt nào làm tim anh rộn ràng vì sung sướng như những giọt nước mắt của Mậu ngày hôm đó."

       Đang viết say mê, có tiếng gõ cửa, người mang cơm chiều của bệnh viện, vừa chào, vừa để chiếc khay cơm.  Hai món ăn.

       "Thôi anh ăn cơm nghe, anh sẽ viết tiếp cho Mậu, chiều mai Mậu sẽ nhận thư tay của anh... Chúc Mậu ngủ ngon.  Mậu có quyền ngủ mơ thấy anh, và chỉ anh thôi nhé!"

      Thư tiếp thư, một lá thư thật ngắn, sau khi nhận thư của tôi do trung sĩ Sơn đưa, Mậu viết vội vã...

       "Anh, anh viết thư hay ghê, em đọc đi đọc lại, và mang bỏ vào cặp.  Không chừng em sẽ khoe Trâm, cho nó đọc.  Em đang chuẩn bị thăm anh ngày thứ bẩy.  Không biết mang gì cho anh.  Em mang thức ăn cho hai đứa cùng ăn nghe.  Em mua cho anh mấy tờ báo, một gói kẹo, và một bao thuốc lá, nhưng anh không được hút.  Anh hút môi anh sẽ không đỏ như bây giờ đâu.  Anh không được mở, không được cho ai.  Em mua bao thuốc này vì tên bao thuốc lạ, hay và ý nghĩa lắm.  Chưa cho anh biết tên vội, giữ bí mật.  À còn quên nữa, em phải nấu chè, chè Xâm Bổ Lượng, mang một ly, hai đứa ăn chung, chè kỷ niệm mà...  Con Trâm thấy danh sách những món phải mang cho anh, nó cười, "Mậu à, mày đừng quên, từ ngoài đường vào tới ngoại thương hai dài lắm".  Em chợt nhớ, ừ, không có đường nào xa hơn đường này nữa, hơn một cây số.... Nhưng khi nghĩ tới anh, danh sách quà mang cho anh làm sao ngắn hơn được.  Ở quân y viện, anh cần, anh thiếu nhiều lắm.....  Thấy chưa, em còn quên, chưa có cà phê, em mua cà phê Moca mới rang cho anh.  Sau này nếu thấy cần gì, anh để trong thư, em sẽ mua ngay và đưa cho chú Sơn, mang cho anh.  Anh có thiếu gì nữa không?  Anh có thiếu em không?  Em thiếu anh, em đang thiếu anh....  Còn quên nữa, anh muốn em mặc aó dài hay quần Jean, áo pull.  Thôi em sẽ mặc jean, anh đã thấy em mặc jean chưa nhỉ? "

       Đọc thư xong, nhìn tờ lịch, hôm nay thứ Tư - À - không phải, tôi quên xé tờ thứ tư, hôm nay thứ Năm rồi.  Tôi ngồi trên chiếc xe lăn, mở cửa phòng, lăn chiếc xe ra ngồi với mấy người lính đang xúm xít bên bàn Domino.  Bên cạnh, chiếc radio đang có chương trình ca nhạc, Nhật Trường, giọng trầm ấm ca bài Biển Mặn.  Bàn Domino vẫn rầm rộ, tiếng đập cờ chan chát.  Một người lính hỏi, "Alpha có chơi không?"  Tôi trả lời không.  Tôi chỉ ngồi nhìn và hoà mình trong tiếng đập của mấy cây domino, sau đó về lại phòng.  Tôi ngủ giấc ngủ thật ngon.  Thời gian mau thật, thứ Bẩy rồi, tôi chống cặp nạng ra phòng ngoài.  Mới 8 giờ sáng, nhiều người còn ngủ, nhiều người nằm nhìn trời, nghe nhạc, chương trình nhạc yêu cầu.

       Thứ bẩy không có bác sĩ tới thăm bệnh, chỉ trường hợp khẩn cấp hay có người bị thương mới nhập viện.  Từ ngày tôi nằm tại bệnh viện này, chiến trường lắng dịu, do đó những người bị thương nhẹ không phải xuất viện sớm hay về nhà, 29 ngày tái khám.  Sau 29 ngày họ trở lại bệnh viện để bác sĩ khám, đánh giá vết thương, và nếu được họ sẽ trở về đơn vị.  Tôi cũng vậy, nhiều khi nhớ bạn bè, dù biết khi ra khỏi nơi này, nguy hiểm, chết chóc luôn rình rập từng ngày, từng chỗ hành quân.. đời lính tác chiến, mạng sống có thể mất bất cứ lúc nào.  Mới ngày nào đây thôi, buổi sáng đơn vị tôi bắt đầu rời khỏi vị trí đóng quân gần Trí Đạo, Kon Tum.  Mười một giờ sáng, tôi đã nằm trên máy bay tản thương về bệnh viện Hai Dã Chiến Kontum.  14 ngày sau, nói chính xác 16 ngày, tôi gặp Mậu, khi Mậu theo toán học sinh vào ủy lạo thương bệnh binh...

       Hôm nay, Mậu vào thăm tôi như thường lệ.  Mậu rất chăm chỉ, đều đặn, vào thăm tôi bất cứ khi nào Mậu có thời gian, thứ bẩy, chủ nhật hay ngày nghỉ lễ.  Tôi luôn cảm ơn định mệnh đã cho tôi gặp Mậu.  Tôi luôn thầm cảm ơn Mậu.  Khoảng đường từ nhà Mậu tới đây khá xa, phải chờ xe lam ở ngã ba Diệp Kính, xe chỉ chạy khi đủ khách.  Khi tới đường vào Quân Y Viện, Mậu phải đi bộ gần một cây số mới tới ngoại thương hai.  Lần nào thăm cũng quà bánh, nặng trĩu tay.  Biết bao nhiêu lần, khi nhìn Mậu, mặt đỏ au, vì khoảng đường dài, tôi nói với Mậu:

       - Em vào thăm được rồi, đừng mang quà bánh, ở đây anh có đủ, không thiếu gì, 

       Mậu cười, nụ cười nhè nhẹ, trả lời:

       - Em thấy anh thiếu đủ mọi thứ.  -  Rồi Mậu tiếp - Này nghe, ngay cả cà phê, cà phê ở đây không ngon lắm,

       - Em nghĩ xem, em có thể thăm anh bao lâu, hay chỉ vài tuần.  Tôi hỏi lại:

       Mậu hóm hỉnh:

       - Thăm anh tới khi nào anh lành bệnh, Hay tới khi nào em xem có ai đẹp trai hơn anh, hay thăm anh khi nào anh có người khác thăm hàng ngày mới thôi....

       - Nếu vậy chắc lần này là lần cuối, vì em thiếu gì người sẵn sàng... nộp đơn.

       Mậu ghì hai vai tôi, hơi thở nhè nhẹ sát mặt tôi:

       - Nhưng em chưa bắt đầu nhận đơn và sẽ không nhận đơn.... của ai nữa, được chưa?

       Tôi chống cặp nạng ra hành lang quân y viện.  Bước thêm 10 bước nửa, ra tới mặt đường, đứng tại đây, tôi có thể nhìn ra trước cổng bệnh viện.  Nếu Mậu tới, tôi có thể thấy từ xa...   Đứng khoảng 15 phút, không thấy ai trên đường, tôi vào phòng, chắc Mậu chờ xe.  Tôi ngồi trên chiếc giừờng mới thay drap trắng, trông tươm tất, nhìn ra ngoài cửa sổ, trời nắng, nền trời xanh.  Tôi thầm nghĩ, cũng may, bị thương nhẹ, đi ra vào phòng được, nhiều người bị thương nặng, khoảng trời hàng ngày chỉ giời hạn trong mấy ô cửa sổ, cuộc đời của họ chỉ có như vậy, mỗi ngày, nhiều ngày và nhiều người cả năm.  Tình cảm còn lại chỉ trông chờ vào nhưng người đồng đội, bị thương nhẹ hơn, người nhẹ giúp người nặng, thật đau khổ.

        Mải nghĩ về thân phận những kẻ không may, tôi quên cả chút ánh sáng từ cửa phòng mới mở. Mậu, hai tay hai chiếc giỏ, vừa dùng chân đẩy nhẹ cửa phòng, chiếc giỏ làm căng mấy ngón tay thon dài, khuôn mặt phớt đỏ vì nắng, mặt thật tươi, vừa để hai chiếc giỏ trên chiếc giường trống, vừa hỏi tôi:

       - Anh chờ em lâu lắm không?  Em chờ xe lam thật lâu, chờ bắt nóng ruột.

       Rồi vừa ngồi trên thành giường vừa nói,

       -  Anh biết không, em đứng chờ xe - Hai lần, hai chiếc xe jeep dừng lại, hai ông đại úy dừng xe, hỏi em, "cô đi đâu, lên xe, tôi đưa giùm một đoạn".  Nhìn xe, không phải xe biệt động quân, em không lên.  Em biết thể nào cũng phải nghe những câu quen thuộc, đại loại, em đi đâu, mang nhiều giỏ như vầy, có mệt không, em có ai chở về chưa, anh chờ em nghe, và rồi người em đi thăm là gì của em vậy...  Cả hai lần, em đều cảm ơn từ chối.  Nếu em thấy xe của biệt động quân, em đi nhờ ngay.  Có lần, một chiếc xe dừng lại, ông trung uý trẻ, mang bảng tên màu xanh, xe dừng, ông trung úy hỏi em, "cô đi đâu tôi chở dùm một đoạn".  Em lên xe, thay vì chờ ông trung úy hỏi em - em hỏi trước, "Trung uý có biết Thiếu úy Lương, biệt động quân không".  Ông ta hỏi em, "Lương 21 phải không?"  Em dạ.  "Nó bị thương rồi, cô biết chưa?  Em nói, em đi thăm anh.  Ông ta sốt sắng, "để tôi đưa cô vào thẳng bệnh viện luôn, nó nằm ngoại thương nào?"  Em nói ngoại thương II.  Tới ngay chỗ xuống phòng anh, ông ta nhắn " cho tôi hỏi thăm Lương, chúc Lương mau mạnh"  Em tính hỏi tên ông ta để kể cho anh, nhưng ông ta lái xe vọt thật nhanh, trước khi đi, ông ta còn quay lại, chào theo kiểu lính.  Em cảm động.  Từ đó nếu thấy xe biệt động là quá giang liền, khỏi suy nghĩ.  Từ đầu đường vào tới đây, xa thật là xa, em phải bỏ chiếc giỏ xuống mấy lần. Tôi trách Mậu:

       - Đã nói em nhiều lần, đừng mang quà bánh, đi người không thôi, em chẳng bao giờ nghe anh cả!

       - Nghe anh hả, em còn phải bỏ lại mấy món lặt vặt ở nhà kìa, thôi để em lấy bánh cuốn ra, bánh mới, ăn cho ngon.

       Mậu lấy hai cái đĩa, hai đôi đũa, và bầy bánh, có cả giá sống và rau thơm, nước mắm, có chút mùi thơm cà cuống, tôi buột miệng:

       - Lâu lắm rồi, anh mới ngửi được mùi thơm của cà cuống.

       Mậu thích thú:

       - Đó anh thấy chưa, mang gọn gàng làm sao cho đủ vị.

       Mậu gắp một đĩa nhiều, một đĩa ít, tôi dành đĩa ít, Mậu không cho:

       - Anh phải ăn đĩa này.  Em ở ngoài, ăn hoài.  Đáng lẽ anh ăn một mình chứ không phải cả em ăn đâu!

       Mậu lấy khăn mặt trong giỏ:

       - Em ra ngoài phòng rửa mặt một chút.   Anh cứ ăn trước đi,

       - Thôi, anh chờ cho vui.

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Niềm Nhớ Khôn Nguôi 1

Quân Y viện Pleiku có hai ngoại thương, ngoại thương I và ngoại thương II, hai trại này nằm gần nhau, ngoài ra còn nội thương và những phòng mổ, phòng chụp

Phạm Lương
Cùi 20/ lđ6/ bđq.


       Quân Y viện Pleiku có hai ngoại thương, ngoại thương I và ngoại thương II, hai trại này nằm gần nhau, ngoài ra còn nội thương và những phòng mổ, phòng chụp hình và phòng hành chánh.  Mỗi phòng ngoại thương, thường có một Y tá trưởng và hai y tá phụ, coi tổng quát, phát thuốc, nhật tu hồ sơ bệnh.  Mỗi ngoại thương có một bác sĩ trưởng trại, tôi ở ngoại thương hai, bác sĩ Hoàng phụ trách.  Hằng ngày, đúng 9 giờ sáng, bác sĩ Hoàng đi từng giường bệnh nhân, khám bệnh, sau đó y tá sẽ trực tiếp theo dõi bệnh nhân.  Khi tôi được chuyển về Pleiku, tôi được đưa vào ngoại thương hai, phòng sĩ quan, 4 giường, chỉ có mình tôi.  Hàng ngày trung sĩ Sơn đều mang thuốc cho tôi.  Trung sĩ Sơn vui tính, mỗi ngày đều gặp, chào hỏi.  Sơn thường nói chuyện, thỉnh thoảng chơi một ván cờ.  Dần dà thành thân, mỗi khi Mậu vào thăm, Sơn thường để Mậu tự nhiên trong phòng.  thời điểm ấy, chỉ một mình tôi.  Mậu hay thăm tôi vào thứ bẩy, chủ nhật, và nhiều khi cả những ngày thường. Sơn thông cảm, không rầy rà gì, Mậu khỏi cần hỏi khi vào phòng tôi, buổi chiều muốn về lúc nào thì về.

       Thật ra lúc đầu Sơn cũng hơi khó, nhưng thấy tôi trẻ và nói chuyện gẫu vui, nên từ từ trở thành thân mật và dễ dãi.  Có lần nhìn Sơn đi đôi giầy mòn vẹt một bên, tôi vui miệng hỏi Sơn:

       - Trung sĩ đi giầy số mấy?

       Sơn trả lời:

       - Tôi đi giầy số 5 Thiếu úy à!

       - Vậy là cùng số với tôi.  Tôi có một đôi giầy mới, còn để ở hậu cứ, bị thương, chẳng làm gì.  Để tôi nhắn người mang tới, tôi cho anh.

       - Vậy là may quá, giầy cũ mà chưa tới kỳ đổi, mua thì khá đắt.  Thiếu uý cho thì vui quá. Sơn mừng.

       Vài ngày sau, Sơn đi đôi giày mới.  Bù lại, Sơn xuống kho quân trang, kiếm hai bộ thương bệnh binh màu xanh mới, chưa ai mặc, đưa tôi và dặn:

       - Thiếu uý mặc thay đổi, xong rồi giặt, phơi hàng rào, nhớ đừng bỏ chung trong phòng quần áo, họ mang giặt máy, lẫn lộn không bao giờ kiếm lại được đâu.

       Tôi mừng, Mậu cũng vui vì mấy lần Mậu đòi mua quần áo ở ngoài mang vào cho tôi, tôi chưa chịu.  Tôi không muốn mình khác với anh em cùng trại, tuy chỉ là Thiếu úy, nhưng cả ngoại thương Hai, chỉ có tôi là sĩ quan bị thương.  Mậu nói:

        - Anh mặc mấy bộ đồ của Quân Y Viện, đôi khi em có cảm tưởng là không sạch sẽ.

        Nói vậy chứ Mậu không bao giờ tỏ vẻ khó chịu, nhiều khi vui vui, Mậu ôm cổ tôi:

       - Anh à, em thấy thương anh quá?

       - Vậy mà anh tưởng em không thương anh, chỉ thấy tội nghiệp thôi chứ. Tôi cười.

       Mậu lấy hai tay đặt nhẹ vào má tôi:

       - Thôi đừng làm bộ, thấy em thương rồi bắt đầu mè nheo đó.

       Một hôm Mậu đang ngồi trong phòng với tôi, Sơn mang thuốc vào.  Thấy Mậu,  Sơn chào, hỏi:

       - Mới thấy cô ngoài Pleiku, sao vào đây mau vậy.

       Mậu trả lời:

       - Cháu quá giang chiếc xe của quân y, cháu thấy chú, nhưng không kịp hỏi.

       Thay vì đưa thuốc cho tôi, Sơn lại đưa cho Mậu, vừa nói vơí Mậu:

       - Cô phải cho Thiếu Úy uống liền nghe, Mậu tưởng thật, lật đật lấy ly, rót nước, cầm hai viên thuốc đưa vào miệng tôi, uống đi anh, tôi cười, uống làm gì, mau khỏi để xuất viện và xa em hả, Mậu nhăn nhó, không, uống cho mau khỏi chân thôi...

       Cả tôi và Sơn cùng cười, Mậu hỏi Sơn:

       - Chú Sơn, hàng ngày cháu thấy chú thường đứng tại ngã ba Diệp Kính chờ xe.  Nếu cháu có thư hay quà cho anh Lương, chú đưa dùm cháu nghe!   

       - Nhận đưa thư thôi, không nhận quà. Sơn ỡm ờ.

       Sau lần đó, tôi thường nhận thư tay của Mậu do Sơn chuyển.

       Mậu rất chăm viết thư, khi dày, khi mỏng, nhiều khi chỉ có vài dòng viết vội, nhiều khi, chỉ một gói quà và dòng chữ: "Anh, nhớ ghê đi, ráng nghỉ ngơi, em sẽ vào thăm anh thứ bẩy này ".  Thường quà, kẹo bánh, tôi đều đưa cho Dinh, người lính cùng đơn vị, bị thương trước tôi,  Dinh đã mạnh, có thể đi lại với chiếc gậy, không cần phải dùng nạng.  Dinh luôn giúp tôi, xuống câu lạc bộ, mua cà phê, hay mấy thứ lặt vặt, nhiều chủ nhật Dinh ra phố, lúc về mang một vài món ăn, hai anh em ăn chung.  Mậu mang quà bánh, trái cây, Dinh cũng ăn.  Buổi sáng Dinh lo pha cà phê, hai anh em cùng uống. Dinh trong lứa tuổi tôi, cũng dễ nói chuyện.  Quà bánh ở đây không thiếu vì nhiều đoàn tới thăm. 

       Cách hai tuần là có phái đoàn của bà thiếu tá Luật (phu nhân Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Hai Thiết Giáp tới thăm).  Phòng đầu tiên phái đoàn vào thăm, luôn luôn là phòng tôi, vì phòng sĩ quan ở đầu dãy, hơn nữa, phòng sĩ quan duy nhất của ngoại thương 2, phòng có 4 giừơng, khi tôi bị thương, phòng chỉ một mình.  Chị Luật thường gọi tôi thân mật là em.  Tôi luôn được hai gói quà, do chính chị Luật đưa.   Chị thường hỏi chuyện tôi, bao giờ cũng dặn tôi trước khi đi qua thăm phòng lớn của binh sĩ và hạ sĩ quan: "chị cho em số điện thoại, khi nào muốn ra phố hay qua bên nhà chị chơi, em kêu, chị cho tài xế đón".  Tôi dạ cầm chừng nhưng chưa bao giờ gọi điện thoại nhờ chị Luật.

       Trong bệnh viện, bệnh nhân thích nhất là nhận được thư từ, tin tức của người thân.  Tôi cũng chung tâm trạng.  Lá thư của người thân, an ủi, chia sẻ những tin tức của người trong gia đình như liều thuốc an thần, nhất là với những người bị thương nặng, nặng tới nỗi nhiều người chỉ cầm tờ thư chặt trong bàn tay mà không đọc được.  Nhiều khi bạn bè phải xé thư, đọc dùm cho bạn.  Thường, những cách đọc thư dùm như vậy, người thương binh chỉ nghe những tin vui.  Tất cả tin khác đều bị bỏ quên, không đọc.... Phải ở trong hoàn cảnh như vậy, phải trải qua những ngày bị thương, nằm tại Quân Y Viện, nhìn từng mảnh đời như vậy, phải nhìn ánh mắt thoáng vui, khi nghe thư mình được người bạn đọc dùm, mọi người mới thương cảm cho những thương binh - Nhiều người, nhiều mạng sống đang đếm từng ngày.  Nhiều trường hợp thương tâm hơn, lá thư của người thương binh chẳng bao giờ được đọc, người lính đã chết.  Tôi may mắn, bị thương, gẫy chân nhẹ.  Mấy người lính hay nói đùa, thiếu úy bị thương như muỗi đốt.  Cả phòng ngoại thương II, khoảng 50 giừờng bệnh, chỉ có tôi nằm riêng biệt.  Tôi hay chống nạng hay lăn xe, sang phòng lớn, nói chuyện gẫu, chơi cờ, chơi Domino với anh em, cũng vui.  ¾ phòng bệnh là biệt động quân, thuộc 3 tiểu đoàn, 11, 22 và 23.

       Như mọi lần Sơn, anh y tá vui vẻ đưa thư cho tôi:

       - Nhớ đếm thư tôi chuyển từng lần.  Thiếu úy phải trả công tôi đó nghe!

       Tôi cười, và vui vẻ hỏi:

       - Anh Sơn, hôm nay anh thấy Mậu ra sao?

       Người y tá cười vui:

       - Hôm nay cũng giống mọi ngày, cũng vẫn đẹp và vẫn đi học.  Thiếu úy làm như cô Mậu là con ve sầu hay đoá hoa violet, thay đổi mỗi ngày..

       Tôi ngạc nhiên với lời so sánh, ngộ nghĩnh.  Anh Sơn có nhận xét rất hay và đúng lúc.  Ừ nhỉ, một đời sống của ve, hay một cánh hoa Violet mới mau thay đổi chứ.  Tôi tự cười mình, có phải tình yêu nhiều khi làm mình ngây ngô, ngây ngô như Mậu có lần nói:

       - Anh Lương, sao mình không gặp nhau sớm hơn.

       Tôi hỏi lại:

       - Sớm hơn là mấy tuổi, em lên tám, anh mười hai chắc....

        Mậu viết thư chân thật, không gọt dũa lời, nghĩ sao viết vậy nhưng thư hay... Bao giờ nhận thư, tôi luôn đọc lướt thật mau sau đó mới từ từ đọc lại nhiều khi thuộc cả một câu dài,...

       Mở trang thư, Mậu viết, nét chữ mềm mại, không nắn nót,

       "Anh, anh biết bây giờ là mấy giờ không - 10 giờ đêm, ngồi học bài, ngày mai, có hai giờ tiếng Anh, mấy giờ Vạn Vật, ráng học thật mau để viết thư cho anh - Giờ này , chắc anh chưa ngủ, em tưởng tượng, trong phòng anh, một mình, chắc buồn, anh có sợ không.  Chẳng thà nằm một giường, một phòng, còn phòng bệnh của anh, 3 chiếc giương trống, lúc nào cũng trải drap trắng, tự nhiên em thấy rùng mình.  Thấy thương và nhớ anh, mình quen nhau chưa lâu phải không anh, thời gian nhiều khi không phải là yếu tố để làm em nhớ anh hơn.  Nhưng tình yêu của anh và em lại như giòng điện mạnh, nhanh và mãnh liệt, sôi nổi và nhiều tiếng cười.  Tình yêu mang tiếng cười của anh cho em, ngay khi viết những giòng này, em vẫn thấy môi anh cười, anh có thấy môi em đang cười như vậy không?

       Trước khi quen anh, em thường hay thăm quân y viện, theo các đoàn ủy lạo thương binh.  Những lần đó, nhìn những anh bị thương, mỗi người một vết thương khác nhau trên thân thể, có lần em thăm một anh thương binh thật nặng, em chỉ gặp một lần, và định bụng lần sau, em sẽ dừng ngay giường anh thương binh đó trước mọi người.  Nhưng anh không còn nữa, người y tá nói nhỏ bên tai em khi em hỏi tên anh thương binh, anh đã chết.  Em ngờ ngợ, và nhớ không rõ ràng, khuôn mặt trẻ, hơi tái và mệt mỏi vì vết thương trên ngực, em còn nhớ, anh ta rất mệt, tỉnh tỉnh mơ mơ, đôi mắt nhắm nghiền.  Khi nghe tiếng hỏi thăm của tụi em, anh đưa bàn tay quờ quạng như tìm kiếm, như nắm bắt.  Em không biết anh thật sự muốn điều gì, em mạnh dạn đưa bàn tay nắm lấy bàn tay anh ta.  Em muốn mang một lời an ủi cho anh thương binh.  Em không nói được vì những cảm xúc đang chặn ngay trong ngực em.  Em sợ, em cố nén những giòng nước mắt. 

       Anh thương binh không thể nói vì vết thương nặng, nhưng em đọc trên nét mặt thoáng vui của anh.  Có lẽ anh cũng có người thân, cũng có người em gái, hay không chừng người yêu của anh giờ xa lắm.  Chị ta cũng chẳng biết giờ này, trên giừờng số 5 của quân y viện Pleiku, người yêu của chị đang mong đợi và hy vọng.  Hy vọng là liều thuốc tiên của những người thương bệnh binh, khi mất hy vọng, nhiều anh thương binh sẽ chết - Họ hy vọng những gì, hy vọng vết thương mau lành, hy vọng sau khi lành bệnh, họ vẫn có khả năng để sống như mọi người bình thường.  Bàn tay anh thưong binh nắm chặt tay em như không muốn rời.  Em từ từ rút tay ra khỏi bàn tay lành lạnh của anh ta, ghé sát vào tai anh.  Em hứa sẽ trở lại nhiều lần.  Em giữ lời hứa, anh thương binh đã sai hẹn.  Chắc anh không muốn sai hẹn, nhưng định mệnh đã cuớp của anh đi tất cả, cướp mạng sống, cướp niềm tin, và cuối cùng, phút chót của cuộc đời ngắn ngủi.  Chiến tranh, vết thương trên người anh đã cướp của anh một lời hứa.

       Nghe tin anh thương binh giường số 5 đã chết, em bàng hoàng, thầm cầu mong linh hồn anh lính chết thật trẻ yên ổn, bình an - Em biết quê anh xa lắm, khi em đọc mấy giòng lý lịch treo bên giường bệnh, không biết giờ này những người thân của anh lính đã được tin chưa.  Em hứa với lòng mình, em sẽ tiếp tục thăm và ủy lạo các anh thương binh khi có dịp....

       Một điều không bao giờ ngờ, không bao giờ hứa, thật tình cờ, thật bàng hoàng, và thật hạnh phúc khi em vào quân y viện lần gặp anh.  Anh nhớ không, em chạy đầu tiên, tụi em thường dành nhau chạy theo dãy hành lang vào quân y viện.  Hôm đó, khi thấy anh, em muốn nín thở.  Không lẽ anh, ông Thiếu úy lì lợm, mới ngày nào đây thôi.  Chính ông này kéo chiếc ghế ngồi chung bàn em tại tiệm chè Diệp Kính.  Nhìn thật kỹ, còn ai nữa, đúng là anh.  Em còn nhớ nụ cười, hình ảnh anh ngồi trên chiếc xe Jeep, nhìn em.  Làm sao em quên được.  Ngay hôm anh và em ăn chè, ngồi cùng bàn, em về kể cho Trâm nghe.  Trâm nhìn em, sao tao thấy hình như em mết ông lính ấy rồi.  Em vẫn còn chối, "không, tao chỉ thấy ông ấy hơi là lạ thôi".  Trâm làm bộ lên mặt với em,"là lạ là chết rồi cô Mậu à"  Đêm đó, lạ thật em cứ nghĩ vẩn vơ, chưa bao giờ em trằn trọc, mất ngủ.  Em cũng gặp nhiều ông sĩ quan trẻ, nhiều ông theo em tới tận nhà, em không bao giờ để ý, chẳng buồn ngoái cổ lại nhìn.  Chỉ khi gặp anh, em mới chợt nhận ra là em thiêu thiếu.  Lương ơi, nếu tình yêu là nhung nhớ, là mất ngủ, là nghĩ vẩn vơ, là chờ đợi, có lẽ em đã yêu anh từ ngày đó. 

       Anh ơi, anh có nhớ không, lần đầu tiên, em gặp anh, trên chiếc xe lăn, màu áo xanh bệnh viện, chiếc chân trái bó bột, khuôn mặt thật dễ ghét.  Và lần này, anh thương binh không nhận niềm hy vọng từ em, mà em lại là người nhận, em vào bệnh viện để thăm các anh bị thương, các anh cần niềm an ủi, ai ngờ, sau hôm đó em có anh, có anh thương binh của riêng em, và của em mãi mãi nhe anh, kể cả khi sau này.  Anh xuất viện... anh hứa không?  Em không đợi anh trả lời, anh đã là của em (ai bảo anh theo em), cho đáng.  Anh biết Trâm, bạn em nói gì sau khi em đẩy xe lăn cùng anh vào phòng bệnh anh không?  Nó nói anh đi phép, đi sửa sắc đẹp.  Em binh anh, "nói vậy anh Lương cũng đau chân lắm chứ".  Trâm hỏi em, "sao mày biết?"  Em véo vào tay nó, ai bị thương không đau?  Con nhỏ còn chọc tiếp: "Trời ơi, mới thấy anh thương binh mà mày đã muốn trở thành cô nữ trợ tá".  Em không trả lời, nhưng chắc nó nói đúng anh nhỉ?  Chiếc đồng hồ đã thong thả điểm giờ - 11 giờ rưỡi rồi, thôi em phải đi ngủ, em sẽ viết tiếp cho anh....  Nhớ ngủ nhiều nghe anh, không biết em có bạo quá khi nói hôn anh không?.

       Tôi để mấy trang thư trên ngực, nhìn ra cửa sổ.  Buổi chiều xuống thật mau, mấy con chim sẻ chuẩn bị về tổ, bay đuổi nhau, hót ríu ra ríu rít.  Thường đời lính, nhất là lính trẻ như tôi, những ngày nằm quân y viện luôn luôn buồn, buồn vì xa bạn bè, xa đơn vị, buồn vì thiếu niềm tin, nếu vết thương nặng.  Riêng tôi, may mắn, vết thương nhẹ, lại có Mậu, không khéo Trâm và Mậu nói đúng, tôi nghỉ phép.

       Kéo chiếc ghế ngồi cạnh thành giừờng, tôi muốn viết thư cho Mậu, không biết bắt đầu từ đâu.  Cũng lâu lắm, tôi không viết thư, nhất là thư cho người yêu, nhưng thôi cứ viết ...đại.  Viết thư giống uống rượu, ly đầu thì hơi khó trôi, nhưng khi thấm giọng thì ly này sang ly khác.  Tôi bắt đầu viết ....

       "Mậu, không biết em thích anh kêu em bằng tên hay bằng em.  Hay thôi anh kêu Mậu nghe.  Đừng cười cô bé, đừng cười khi anh hỏi như vậy.  Anh thích gọi tên em vì rất đơn giản, em thì chung chung, còn Mậu thì riêng biệt.  Mậu thì không lầm lẫn với ai được.  Mậu không là người yêu của ai được.  Mậu là của anh?  Cảm ơn Mậu về những tình cảm Mậu dành cho những người lính, những người đang nằm trong quân y viện.  Không phải dễ dàng gì khi Mậu và bạn của Mậu đã dành thời gian của mình để tới tận giường của các anh, trao từng gói quà cho các anh, và nói những lời an ủi.  Anh đọc được trong ánh mắt, trong nụ cười của những người tới thăm thương binh một niềm cảm thông.  Họ đã thực sự muốn chia sẻ những mất mát, những vết thương thể xác, nhiều khi trở thành vết thương trong tim, vết thương lòng của người bệnh, nhiều người trong họ mất vĩnh viễn mọi niềm tin, tin chính họ, tin người thân, tin vợ, tin người yêu và ngay cả tin mọi người.

       Mậu và anh giống nhau, cùng nghĩ đến nhau ngay ngày đầu gặp mặt.  Anh còn nhớ hôm đi theo Mậu trên đường Hoàng Diệu.  Mậu nhìn anh, cười.  Mậu có biết Mậu đã hớp hồn anh ngay hôm đó không?  Chiều hôm đó, lái xe về Biển Hồ, anh nói chuyện thật vui với người lính cùng ăn cơm chung.  Người lính thấy anh vui bất ngờ, hỏi anh,"alpha sao vui vậy?" Anh trả lời thật mau, "Anh biết không, chiều nay, tôi gặp một nụ cười thật lạ".  Nngười lính nhìn anh "Mỗi lần nghe alpha nói nụ cười thật lạ, em phải hỏi lại, không biết lần này lạ được bao lâu".  Anh trả lời "Lạ mãi mãi ".  Tất nhiên mỗi nụ cười từ mỗi người đẹp đều khác nhau.  Anh chưa bao giờ theo ai chỉ vì nụ cười, riêng nụ cười của Mậu là ma lực, lạ mãi mãi.  Có lẽ anh bị hớp hồn, Mậu có tin không? 

       Sau lần ngồi với em trong tiệm chè Diệp Kính, anh phải hành quân trên Kontum, và bị thương tại Trí Đạo, trên đường đi Tân Cảnh, Dakto.  Nằm tại bệnh viện Dã Chiến, mấy ngày đầu, chân đau, nhiều đoàn tới thăm, họ cũng mang quà, họ cũng an ủi, họ cũng rất chân thành, nhưng anh vẫn chờ đợi, vẫn mong, vẫn mơ.  Tại sao mấy cô nữ sinh Kontum không phải là em (anh gọi Mậu là cô nữ sinh, áo trắng, anh chưa biết tên Mậu.  Em thật ác, sao em không cho anh biết tên khi mình ngồi gần nhau).  Cuối cùng anh gặp Mậu tại quân y viện, anh mới được trực thăng chở về Pleiku mấy ngày.  Khi người y tá trưởng trại nói với anh,"Thiếu úy về phòng, có phái đoàn học sinh PleiMe tới thăm"  Anh chưa kịp lăn chiếc xe về phòng, thấy em, cô nữ sinh áo trắng, là Mậu, vẫn Mậu, chỉ khác một chút so với ngày đầu ngoài phố.  Mậu kênh kiệu, Mậu đùa giỡn, Mậu cút bắt.   Mậu trong bệnh viện, hiền lành.  Chỉ vài phút sau đó, vừa đẩy chiếc xe lăn vào phòng anh, bằng cử chỉ, và giòng nước mắt, không chối cãi là Mậu đã yêu anh.  Chưa có giọt nước mắt nào làm tim anh rộn ràng vì sung sướng như những giọt nước mắt của Mậu ngày hôm đó."

       Đang viết say mê, có tiếng gõ cửa, người mang cơm chiều của bệnh viện, vừa chào, vừa để chiếc khay cơm.  Hai món ăn.

       "Thôi anh ăn cơm nghe, anh sẽ viết tiếp cho Mậu, chiều mai Mậu sẽ nhận thư tay của anh... Chúc Mậu ngủ ngon.  Mậu có quyền ngủ mơ thấy anh, và chỉ anh thôi nhé!"

      Thư tiếp thư, một lá thư thật ngắn, sau khi nhận thư của tôi do trung sĩ Sơn đưa, Mậu viết vội vã...

       "Anh, anh viết thư hay ghê, em đọc đi đọc lại, và mang bỏ vào cặp.  Không chừng em sẽ khoe Trâm, cho nó đọc.  Em đang chuẩn bị thăm anh ngày thứ bẩy.  Không biết mang gì cho anh.  Em mang thức ăn cho hai đứa cùng ăn nghe.  Em mua cho anh mấy tờ báo, một gói kẹo, và một bao thuốc lá, nhưng anh không được hút.  Anh hút môi anh sẽ không đỏ như bây giờ đâu.  Anh không được mở, không được cho ai.  Em mua bao thuốc này vì tên bao thuốc lạ, hay và ý nghĩa lắm.  Chưa cho anh biết tên vội, giữ bí mật.  À còn quên nữa, em phải nấu chè, chè Xâm Bổ Lượng, mang một ly, hai đứa ăn chung, chè kỷ niệm mà...  Con Trâm thấy danh sách những món phải mang cho anh, nó cười, "Mậu à, mày đừng quên, từ ngoài đường vào tới ngoại thương hai dài lắm".  Em chợt nhớ, ừ, không có đường nào xa hơn đường này nữa, hơn một cây số.... Nhưng khi nghĩ tới anh, danh sách quà mang cho anh làm sao ngắn hơn được.  Ở quân y viện, anh cần, anh thiếu nhiều lắm.....  Thấy chưa, em còn quên, chưa có cà phê, em mua cà phê Moca mới rang cho anh.  Sau này nếu thấy cần gì, anh để trong thư, em sẽ mua ngay và đưa cho chú Sơn, mang cho anh.  Anh có thiếu gì nữa không?  Anh có thiếu em không?  Em thiếu anh, em đang thiếu anh....  Còn quên nữa, anh muốn em mặc aó dài hay quần Jean, áo pull.  Thôi em sẽ mặc jean, anh đã thấy em mặc jean chưa nhỉ? "

       Đọc thư xong, nhìn tờ lịch, hôm nay thứ Tư - À - không phải, tôi quên xé tờ thứ tư, hôm nay thứ Năm rồi.  Tôi ngồi trên chiếc xe lăn, mở cửa phòng, lăn chiếc xe ra ngồi với mấy người lính đang xúm xít bên bàn Domino.  Bên cạnh, chiếc radio đang có chương trình ca nhạc, Nhật Trường, giọng trầm ấm ca bài Biển Mặn.  Bàn Domino vẫn rầm rộ, tiếng đập cờ chan chát.  Một người lính hỏi, "Alpha có chơi không?"  Tôi trả lời không.  Tôi chỉ ngồi nhìn và hoà mình trong tiếng đập của mấy cây domino, sau đó về lại phòng.  Tôi ngủ giấc ngủ thật ngon.  Thời gian mau thật, thứ Bẩy rồi, tôi chống cặp nạng ra phòng ngoài.  Mới 8 giờ sáng, nhiều người còn ngủ, nhiều người nằm nhìn trời, nghe nhạc, chương trình nhạc yêu cầu.

       Thứ bẩy không có bác sĩ tới thăm bệnh, chỉ trường hợp khẩn cấp hay có người bị thương mới nhập viện.  Từ ngày tôi nằm tại bệnh viện này, chiến trường lắng dịu, do đó những người bị thương nhẹ không phải xuất viện sớm hay về nhà, 29 ngày tái khám.  Sau 29 ngày họ trở lại bệnh viện để bác sĩ khám, đánh giá vết thương, và nếu được họ sẽ trở về đơn vị.  Tôi cũng vậy, nhiều khi nhớ bạn bè, dù biết khi ra khỏi nơi này, nguy hiểm, chết chóc luôn rình rập từng ngày, từng chỗ hành quân.. đời lính tác chiến, mạng sống có thể mất bất cứ lúc nào.  Mới ngày nào đây thôi, buổi sáng đơn vị tôi bắt đầu rời khỏi vị trí đóng quân gần Trí Đạo, Kon Tum.  Mười một giờ sáng, tôi đã nằm trên máy bay tản thương về bệnh viện Hai Dã Chiến Kontum.  14 ngày sau, nói chính xác 16 ngày, tôi gặp Mậu, khi Mậu theo toán học sinh vào ủy lạo thương bệnh binh...

       Hôm nay, Mậu vào thăm tôi như thường lệ.  Mậu rất chăm chỉ, đều đặn, vào thăm tôi bất cứ khi nào Mậu có thời gian, thứ bẩy, chủ nhật hay ngày nghỉ lễ.  Tôi luôn cảm ơn định mệnh đã cho tôi gặp Mậu.  Tôi luôn thầm cảm ơn Mậu.  Khoảng đường từ nhà Mậu tới đây khá xa, phải chờ xe lam ở ngã ba Diệp Kính, xe chỉ chạy khi đủ khách.  Khi tới đường vào Quân Y Viện, Mậu phải đi bộ gần một cây số mới tới ngoại thương hai.  Lần nào thăm cũng quà bánh, nặng trĩu tay.  Biết bao nhiêu lần, khi nhìn Mậu, mặt đỏ au, vì khoảng đường dài, tôi nói với Mậu:

       - Em vào thăm được rồi, đừng mang quà bánh, ở đây anh có đủ, không thiếu gì, 

       Mậu cười, nụ cười nhè nhẹ, trả lời:

       - Em thấy anh thiếu đủ mọi thứ.  -  Rồi Mậu tiếp - Này nghe, ngay cả cà phê, cà phê ở đây không ngon lắm,

       - Em nghĩ xem, em có thể thăm anh bao lâu, hay chỉ vài tuần.  Tôi hỏi lại:

       Mậu hóm hỉnh:

       - Thăm anh tới khi nào anh lành bệnh, Hay tới khi nào em xem có ai đẹp trai hơn anh, hay thăm anh khi nào anh có người khác thăm hàng ngày mới thôi....

       - Nếu vậy chắc lần này là lần cuối, vì em thiếu gì người sẵn sàng... nộp đơn.

       Mậu ghì hai vai tôi, hơi thở nhè nhẹ sát mặt tôi:

       - Nhưng em chưa bắt đầu nhận đơn và sẽ không nhận đơn.... của ai nữa, được chưa?

       Tôi chống cặp nạng ra hành lang quân y viện.  Bước thêm 10 bước nửa, ra tới mặt đường, đứng tại đây, tôi có thể nhìn ra trước cổng bệnh viện.  Nếu Mậu tới, tôi có thể thấy từ xa...   Đứng khoảng 15 phút, không thấy ai trên đường, tôi vào phòng, chắc Mậu chờ xe.  Tôi ngồi trên chiếc giừờng mới thay drap trắng, trông tươm tất, nhìn ra ngoài cửa sổ, trời nắng, nền trời xanh.  Tôi thầm nghĩ, cũng may, bị thương nhẹ, đi ra vào phòng được, nhiều người bị thương nặng, khoảng trời hàng ngày chỉ giời hạn trong mấy ô cửa sổ, cuộc đời của họ chỉ có như vậy, mỗi ngày, nhiều ngày và nhiều người cả năm.  Tình cảm còn lại chỉ trông chờ vào nhưng người đồng đội, bị thương nhẹ hơn, người nhẹ giúp người nặng, thật đau khổ.

        Mải nghĩ về thân phận những kẻ không may, tôi quên cả chút ánh sáng từ cửa phòng mới mở. Mậu, hai tay hai chiếc giỏ, vừa dùng chân đẩy nhẹ cửa phòng, chiếc giỏ làm căng mấy ngón tay thon dài, khuôn mặt phớt đỏ vì nắng, mặt thật tươi, vừa để hai chiếc giỏ trên chiếc giường trống, vừa hỏi tôi:

       - Anh chờ em lâu lắm không?  Em chờ xe lam thật lâu, chờ bắt nóng ruột.

       Rồi vừa ngồi trên thành giường vừa nói,

       -  Anh biết không, em đứng chờ xe - Hai lần, hai chiếc xe jeep dừng lại, hai ông đại úy dừng xe, hỏi em, "cô đi đâu, lên xe, tôi đưa giùm một đoạn".  Nhìn xe, không phải xe biệt động quân, em không lên.  Em biết thể nào cũng phải nghe những câu quen thuộc, đại loại, em đi đâu, mang nhiều giỏ như vầy, có mệt không, em có ai chở về chưa, anh chờ em nghe, và rồi người em đi thăm là gì của em vậy...  Cả hai lần, em đều cảm ơn từ chối.  Nếu em thấy xe của biệt động quân, em đi nhờ ngay.  Có lần, một chiếc xe dừng lại, ông trung uý trẻ, mang bảng tên màu xanh, xe dừng, ông trung úy hỏi em, "cô đi đâu tôi chở dùm một đoạn".  Em lên xe, thay vì chờ ông trung úy hỏi em - em hỏi trước, "Trung uý có biết Thiếu úy Lương, biệt động quân không".  Ông ta hỏi em, "Lương 21 phải không?"  Em dạ.  "Nó bị thương rồi, cô biết chưa?  Em nói, em đi thăm anh.  Ông ta sốt sắng, "để tôi đưa cô vào thẳng bệnh viện luôn, nó nằm ngoại thương nào?"  Em nói ngoại thương II.  Tới ngay chỗ xuống phòng anh, ông ta nhắn " cho tôi hỏi thăm Lương, chúc Lương mau mạnh"  Em tính hỏi tên ông ta để kể cho anh, nhưng ông ta lái xe vọt thật nhanh, trước khi đi, ông ta còn quay lại, chào theo kiểu lính.  Em cảm động.  Từ đó nếu thấy xe biệt động là quá giang liền, khỏi suy nghĩ.  Từ đầu đường vào tới đây, xa thật là xa, em phải bỏ chiếc giỏ xuống mấy lần. Tôi trách Mậu:

       - Đã nói em nhiều lần, đừng mang quà bánh, đi người không thôi, em chẳng bao giờ nghe anh cả!

       - Nghe anh hả, em còn phải bỏ lại mấy món lặt vặt ở nhà kìa, thôi để em lấy bánh cuốn ra, bánh mới, ăn cho ngon.

       Mậu lấy hai cái đĩa, hai đôi đũa, và bầy bánh, có cả giá sống và rau thơm, nước mắm, có chút mùi thơm cà cuống, tôi buột miệng:

       - Lâu lắm rồi, anh mới ngửi được mùi thơm của cà cuống.

       Mậu thích thú:

       - Đó anh thấy chưa, mang gọn gàng làm sao cho đủ vị.

       Mậu gắp một đĩa nhiều, một đĩa ít, tôi dành đĩa ít, Mậu không cho:

       - Anh phải ăn đĩa này.  Em ở ngoài, ăn hoài.  Đáng lẽ anh ăn một mình chứ không phải cả em ăn đâu!

       Mậu lấy khăn mặt trong giỏ:

       - Em ra ngoài phòng rửa mặt một chút.   Anh cứ ăn trước đi,

       - Thôi, anh chờ cho vui.

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm