Cà Kê Dê Ngỗng
Nội bộ ĐCSTQ, không ai muốn gánh món nợ máu của cuộc thảm sát Thiên An Môn
Những nhân sĩ tiến bộ trong nội bộ ĐCSTQ và ngoài xã hội không ngừng lên tiếng kêu gọi trả lại sự thật cho “sự kiện Lục Tứ” (cuộc thảm sát sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6).
Theo nguồn tin từ giới truyền thông Hồng Kông, ông Hồ Khởi Lập – cựu Thường ủy cục Chính trị ĐCSTQ trong suốt 14 năm đã liên tục kêu gọi các quan chức lãnh đạo cấp cao trong nội bộ đảng nhìn nhận lại “sự kiện Lục Tứ”, nhưng đến nay vẫn không có kết quả. Năm 2011, ông Hồ Khởi Lập từng có cuộc gặp gỡ với ông Hồ Cẩm Đào – tổng bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ, Hồ Cẩm Đào tỏ vẻ đã hiểu được điều này.
Hồ Khởi Lập không ngừng kêu gọi trả lại sự thật cho “sự kiện Lục Tứ”
Đã 27 năm kể từ sau vụ thảm sát sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989, tờ báo “Tranh Minh” số tháng 6 của Hồng Kông tiết lộ, tháng 3 năm nay Hồ Khởi Lập lần nữa đã gửi thư lên trung ương, kêu gọi bình xét lại “sự kiện Lục Tứ”. Hồ Khởi Lập còn yêu cầu thành lập tổ điều tra để tiến hành điều tra toàn diện đối với sự kiện “Lục Tứ”.
Nguồn tin cho biết, ông Hồ Khởi Lập trong thư đã đưa ra đề nghị:
- Hủy bỏ hoặc chấm dứt truy cứu, xử phạt hình sự đối với những người đã tham gia sự kiện chính trị Xuân Hạ năm 89, còn đối với những người đã dùng bạo lực công kích, phá hoại thì phải trừng phạt nghiêm khắc.
- Đối với những người tổ chức và tham gia năm đó, hãy trả lại quyền công dân dựa trên hiến pháp, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người công dân.
- Kêu gọi những người đang lưu vong ở nước ngoài trở về nước sinh sống, làm việc, thăm người thân, bên phía chính quyền liên quan sẽ có những sắp xếp và bố trí thích hợp.
Giang Trạch Dân ngăn cản bình phản “sự kiện Lục Tứ”
Năm 2015, nhân tưởng niệm 26 năm “sự kiện Lục Tứ”, tờ báo “Tranh Minh” đã từng đưa tin, Hồ Khởi Lập nhiều năm liền kêu gọi giới chức lãnh đạo cấp cao bình phản và trả lại sự thật cho sự kiện Lục Tứ. Hồ Khởi Lập còn đề xuất hãy để cho những sinh viên và những người đã ra nước ngoài sau sự kiện được trở về nước. Nhìn từ chi tiết mà giới chức cấp cao tiết lộ, trong khoảng thời gian Hồ Cẩm Đào nắm quyền có phần buông lỏng một chút.
Theo báo cáo, tháng 7/2011, Hồ Khởi Lập đã gặp mặt Hồ Cẩm Đào ở Bắc Đới Hà, thành khẩn yêu cầu Hồ Cẩm Đào trong thời gian còn nắm quyền có thể giải quyết thích đáng gánh nặng trong sự kiện chính trị năm 89 này.
Được biết, Hồ Cẩm Đào đã trả lời rằng: “Tôi có thể hiểu ý ông, cũng có thể tiếp nhận kiến nghị, ý kiến, quan điểm của ông. Năm đó các mối quan hệ phức tạp và bất thường trong nội bộ đảng, chắc ông còn biết rõ hơn cả tôi. Nhưng tình hình thực tế vô cùng phức tạp, vấn đề là xuất phát từ trong nội bộ đảng, vụ việc đã kéo dài nhiều năm như vậy, khiến cho ngày càng xấu thêm”.
Hồ Cẩm Đào lại nói: “Cục chính trị gần như mỗi năm đều có thảo luận, kết quả vẫn là như vậy. Có thể cũng có không ít người đã chờ đợi sốt ruột trong suốt một quãng thời gian dài giống như ông”.
Ngày 4/6/1989, cuộc vận động sinh viên đòi quyền dân chủ diễn ra ở quảng trường Thiên An Môn đã bị ĐCSTQ dùng bạo lực trấn áp; Đặng Tiểu Bình là người quyết định đàn áp, Giang Trạch Dân thông qua sự kiện thảm sát này đã leo lên vị trị quyền lực cao nhất, trở thành người hưởng lợi lớn nhất trong cuộc thảm sát đẫm máu này.
Giới truyền thông hải ngoại đã từng tiết lộ, trước khi Giang Trạch Dân rời chức, đã từng đưa ra quy định cho Thường ủy cục Chính trị, không được bình phản (sửa lại án xử sai) cho “sự kiện Lục Tứ“. Ngoài Hồ Khởi Lập, ông Điền Kỷ Vân – phó thủ tướng tiền nhiệm do Triệu Tử Dương đề bạt từ năm 1998 – 2002 đã từng 4 lần đưa ra đề nghị bình phản và trả lại sự thật cho “sự kiện Lục Tứ”, nhưng đều bị Giang Trạch Dân ngăn cản.
Giới truyền thông Hồng Kông còn cho biết, năm đó Hồ Cẩm Đào đã từng phê duyệt: Những cán bộ cấp một trở lên trong nội bộ đảng có thể xem băng ghi hình sự kiện chính trị năm 1989. Về sau, ý kiến nội bộ đảng chia rẽ, đề xuất như vậy sẽ khởi tác dụng phản diện, sẽ dấy lên tranh luận không dứt ở trong và ngoài đảng, thậm chí mất kiểm soát. Thế là nội dung phê duyệt này của Hồ Cẩm Đào đã bị gác lại một bên.
Năm 2015 kỷ niệm 10 năm ngày mất của Triệu Tử Dương – cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, cuộc tranh luận kêu gọi bình phản “Lục Tứ” và di nguyện của Triệu Tử Dương lại xuất hiện lần nữa. Ông Nghiêm Gia Kỳ, Trưởng Ban Nghiên cứu Chính trị Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, lực cản việc bình phản “Lục Tứ” chủ yếu đến từ phe cánh của Giang Trạch Dân.
Giới truyền thông Hồng Kông đã từng đăng bài viết, cho rằng, một trong hai sự kiện mà Giang Trạch Dân lo lắng nhất chính là bình phản “sự kiện Lục Tứ”, nhưng vụ việc này bản thân ông Giang giờ đây đã không thể làm chủ được nữa. Một khi người lãnh đạo hiện tại không còn gánh chịu tội danh thay cho ông nữa, thì Giang Trạch Dân sẽ chết mà không có đất chôn.
Từ tháng 11/2012, sau khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức, theo báo cáo của giới truyềnthông bên ngoài, ông Tập đã không ngừng đưa ra những tín hiệu cho thấy sẽ có những chuyển biến lớn trong nội bộ đảng, hoặc khi điều kiện thích hợp, có thể sẽ có những sự kiện làm kinh động.
Theo nguồn tin được biết, từ tháng 7 đến tháng 9/ 2013, trong các bộ và uỷ ban trung ương, quan chức cấp hai trong nội bộ đảng đã từng tổ chức xem lại đoạn phim trong sự kiện chính trị năm 1989. Bộ phim chia thành hai tập, thời lượng 160 phút, trong đó cũng đã đưa vào những hình ảnh thật do các ký giả nước ngoài quay lại.
Ngày 3/6/2014, ông Ngưu Lệ, nhân sĩ thông tin trong quân đội được coi là có mối quan hệ thân cận với ông Tập Cận Bình đã tiết lộ với giới truyền thông hải ngoại, “Tập Cận Bình không có lý do gì phải gánh món nợ máu trong cuộc thảm sát Thiên An Môn này cả, ông ấy sẽ ‘tìm một đường hướng chính trị’ để giải quyết triệt để vấn đề lịch sử lưu lại này”.
Tiểu Thiện, dịch từ epochtimes.com
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nội bộ ĐCSTQ, không ai muốn gánh món nợ máu của cuộc thảm sát Thiên An Môn
Những nhân sĩ tiến bộ trong nội bộ ĐCSTQ và ngoài xã hội không ngừng lên tiếng kêu gọi trả lại sự thật cho “sự kiện Lục Tứ” (cuộc thảm sát sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6).
Theo nguồn tin từ giới truyền thông Hồng Kông, ông Hồ Khởi Lập – cựu Thường ủy cục Chính trị ĐCSTQ trong suốt 14 năm đã liên tục kêu gọi các quan chức lãnh đạo cấp cao trong nội bộ đảng nhìn nhận lại “sự kiện Lục Tứ”, nhưng đến nay vẫn không có kết quả. Năm 2011, ông Hồ Khởi Lập từng có cuộc gặp gỡ với ông Hồ Cẩm Đào – tổng bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ, Hồ Cẩm Đào tỏ vẻ đã hiểu được điều này.
Hồ Khởi Lập không ngừng kêu gọi trả lại sự thật cho “sự kiện Lục Tứ”
Đã 27 năm kể từ sau vụ thảm sát sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989, tờ báo “Tranh Minh” số tháng 6 của Hồng Kông tiết lộ, tháng 3 năm nay Hồ Khởi Lập lần nữa đã gửi thư lên trung ương, kêu gọi bình xét lại “sự kiện Lục Tứ”. Hồ Khởi Lập còn yêu cầu thành lập tổ điều tra để tiến hành điều tra toàn diện đối với sự kiện “Lục Tứ”.
Nguồn tin cho biết, ông Hồ Khởi Lập trong thư đã đưa ra đề nghị:
- Hủy bỏ hoặc chấm dứt truy cứu, xử phạt hình sự đối với những người đã tham gia sự kiện chính trị Xuân Hạ năm 89, còn đối với những người đã dùng bạo lực công kích, phá hoại thì phải trừng phạt nghiêm khắc.
- Đối với những người tổ chức và tham gia năm đó, hãy trả lại quyền công dân dựa trên hiến pháp, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người công dân.
- Kêu gọi những người đang lưu vong ở nước ngoài trở về nước sinh sống, làm việc, thăm người thân, bên phía chính quyền liên quan sẽ có những sắp xếp và bố trí thích hợp.
Giang Trạch Dân ngăn cản bình phản “sự kiện Lục Tứ”
Năm 2015, nhân tưởng niệm 26 năm “sự kiện Lục Tứ”, tờ báo “Tranh Minh” đã từng đưa tin, Hồ Khởi Lập nhiều năm liền kêu gọi giới chức lãnh đạo cấp cao bình phản và trả lại sự thật cho sự kiện Lục Tứ. Hồ Khởi Lập còn đề xuất hãy để cho những sinh viên và những người đã ra nước ngoài sau sự kiện được trở về nước. Nhìn từ chi tiết mà giới chức cấp cao tiết lộ, trong khoảng thời gian Hồ Cẩm Đào nắm quyền có phần buông lỏng một chút.
Theo báo cáo, tháng 7/2011, Hồ Khởi Lập đã gặp mặt Hồ Cẩm Đào ở Bắc Đới Hà, thành khẩn yêu cầu Hồ Cẩm Đào trong thời gian còn nắm quyền có thể giải quyết thích đáng gánh nặng trong sự kiện chính trị năm 89 này.
Được biết, Hồ Cẩm Đào đã trả lời rằng: “Tôi có thể hiểu ý ông, cũng có thể tiếp nhận kiến nghị, ý kiến, quan điểm của ông. Năm đó các mối quan hệ phức tạp và bất thường trong nội bộ đảng, chắc ông còn biết rõ hơn cả tôi. Nhưng tình hình thực tế vô cùng phức tạp, vấn đề là xuất phát từ trong nội bộ đảng, vụ việc đã kéo dài nhiều năm như vậy, khiến cho ngày càng xấu thêm”.
Hồ Cẩm Đào lại nói: “Cục chính trị gần như mỗi năm đều có thảo luận, kết quả vẫn là như vậy. Có thể cũng có không ít người đã chờ đợi sốt ruột trong suốt một quãng thời gian dài giống như ông”.
Ngày 4/6/1989, cuộc vận động sinh viên đòi quyền dân chủ diễn ra ở quảng trường Thiên An Môn đã bị ĐCSTQ dùng bạo lực trấn áp; Đặng Tiểu Bình là người quyết định đàn áp, Giang Trạch Dân thông qua sự kiện thảm sát này đã leo lên vị trị quyền lực cao nhất, trở thành người hưởng lợi lớn nhất trong cuộc thảm sát đẫm máu này.
Giới truyền thông hải ngoại đã từng tiết lộ, trước khi Giang Trạch Dân rời chức, đã từng đưa ra quy định cho Thường ủy cục Chính trị, không được bình phản (sửa lại án xử sai) cho “sự kiện Lục Tứ“. Ngoài Hồ Khởi Lập, ông Điền Kỷ Vân – phó thủ tướng tiền nhiệm do Triệu Tử Dương đề bạt từ năm 1998 – 2002 đã từng 4 lần đưa ra đề nghị bình phản và trả lại sự thật cho “sự kiện Lục Tứ”, nhưng đều bị Giang Trạch Dân ngăn cản.
Giới truyền thông Hồng Kông còn cho biết, năm đó Hồ Cẩm Đào đã từng phê duyệt: Những cán bộ cấp một trở lên trong nội bộ đảng có thể xem băng ghi hình sự kiện chính trị năm 1989. Về sau, ý kiến nội bộ đảng chia rẽ, đề xuất như vậy sẽ khởi tác dụng phản diện, sẽ dấy lên tranh luận không dứt ở trong và ngoài đảng, thậm chí mất kiểm soát. Thế là nội dung phê duyệt này của Hồ Cẩm Đào đã bị gác lại một bên.
Năm 2015 kỷ niệm 10 năm ngày mất của Triệu Tử Dương – cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, cuộc tranh luận kêu gọi bình phản “Lục Tứ” và di nguyện của Triệu Tử Dương lại xuất hiện lần nữa. Ông Nghiêm Gia Kỳ, Trưởng Ban Nghiên cứu Chính trị Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, lực cản việc bình phản “Lục Tứ” chủ yếu đến từ phe cánh của Giang Trạch Dân.
Giới truyền thông Hồng Kông đã từng đăng bài viết, cho rằng, một trong hai sự kiện mà Giang Trạch Dân lo lắng nhất chính là bình phản “sự kiện Lục Tứ”, nhưng vụ việc này bản thân ông Giang giờ đây đã không thể làm chủ được nữa. Một khi người lãnh đạo hiện tại không còn gánh chịu tội danh thay cho ông nữa, thì Giang Trạch Dân sẽ chết mà không có đất chôn.
Từ tháng 11/2012, sau khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức, theo báo cáo của giới truyềnthông bên ngoài, ông Tập đã không ngừng đưa ra những tín hiệu cho thấy sẽ có những chuyển biến lớn trong nội bộ đảng, hoặc khi điều kiện thích hợp, có thể sẽ có những sự kiện làm kinh động.
Theo nguồn tin được biết, từ tháng 7 đến tháng 9/ 2013, trong các bộ và uỷ ban trung ương, quan chức cấp hai trong nội bộ đảng đã từng tổ chức xem lại đoạn phim trong sự kiện chính trị năm 1989. Bộ phim chia thành hai tập, thời lượng 160 phút, trong đó cũng đã đưa vào những hình ảnh thật do các ký giả nước ngoài quay lại.
Ngày 3/6/2014, ông Ngưu Lệ, nhân sĩ thông tin trong quân đội được coi là có mối quan hệ thân cận với ông Tập Cận Bình đã tiết lộ với giới truyền thông hải ngoại, “Tập Cận Bình không có lý do gì phải gánh món nợ máu trong cuộc thảm sát Thiên An Môn này cả, ông ấy sẽ ‘tìm một đường hướng chính trị’ để giải quyết triệt để vấn đề lịch sử lưu lại này”.
Tiểu Thiện, dịch từ epochtimes.com