Di Sản Hồ Chí Minh
Nỗi buồn Ngày Báo chí cách mạng năm nay _Gocomay
Hôm qua đọc báo mạng thấy tờ Thanh Niên hồn nhiên đăng “Chùm ảnh diễn biến thảm sát đẫm máu Thiên An Môn, Trung Quốc” với chú thích khá đầy đủ lấy từ nguồn Reuters, AFP. Mình đã tấp tểnh khen rằng tờ báo có uy tín này đã dũng cảm “xé rào”, đem đến cho độc giả nguồn thông tin trung thực mà bấy nay luôn được dấu nhẹm. Cho dù cả thế giới đều biết khá tường tận. Ngoại trừ một số nước cá biệt, trong đó có Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Hơn tháng qua, những diễn biến ngoài biển Đông cho thấy, chưa hề có dấu hiệu lắng dịu khi Trung Cộng vẫn kiên quyết không rút giàn khoan về. Chúng cho hơn trăm tàu các loại, trong đó cỏ cả tàu quân sự tới bảo vệ giàn khoan HD 981 đang hoạt động trái phép trên vùng biển EEZ của Việt Nam, hung hăng phun nước và đâm húc làm hỏng hàng chục tàu kiểm ngư và tàu CSB chấp pháp của ta, đâm chìm tàu ngư dân ta. Lại còn tố ngược Việt Nam quấy rối gây bất ổn trên vùng biển lưỡi bò phi pháp của chúng.
Trước hiểm họa mất nước mất biển đã có nhiều cuộc xuống đường bày tỏ lòng yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta cả trong và ngoài nước đã tạo được tiếng vang lớn. Khiến kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta phải khiếp sợ. Ai cũng nghĩ, sau phát biểu mạnh mẽ hợp lòng dân của ông Thủ tướng Dũng ở Philippines: Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông. Thì một chương mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc sẽ bắt đầu.
Nay với việc các bài báo đưa tin về thảm sát Thiên An Môn đã bị rút xuống… thì 16 chữ vàng và 4 tốt vẫn ngự trị trong não trạng những nhà quản lý tư tưởng VN (Hiệu Minh). Khiến người dân đừng có “viển vông” mơ rằng, sẽ đuổi được cái giàn khoan khổng lồ của “bạn vàng” ra khỏi lãnh hải của tổ quốc nữa nhé. Nay mai khoan xong ở Hoàng Sa, HD 981 và HD 982; 983 (đã, đang và sẽ đóng) tiếp tục kéo dọc theo lưỡi bò xuống Trường Sa nữa. Còn vị tướng to nhất của quân đội (dù là Phùng đại tướng hay gì đại tướng nào nữa) cũng luôn quán triệt phương châm:
“Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng”. Các “đỉnh cao trí tuệ” của VN coi những “va chạm gây căng thẳng” đó (như vụ HD 981) chỉ ở mức “diễn biến phức tạp” (Lời TBT Nguyễn Phú Trọng). Đã “gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế.” như lời ông Phùng Quang Thanh đã nói (ở đây). Việc tầy đình đang diễn ra sờ sờ trước mắt ngoài biển Đông nghiêm trọng thế mà các bác bê cê tê (BCT) nhà ta còn đơn giản nhẹ tênh được, huống hồ chuyện xe tăng chẹt chết người ở Thiên An Môn cách đây đã 1/4 thế kỷ.
Trả lời BBC sáng 5/6, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết “hoàn toàn không có chuyện kiểm duyệt” tin tức trong nước về sự kiện này. Như vậy chuyện rút bài là do Tổng biên tập hay do BTV Hoàng Uy ở báo Thanh Niên nghĩ lại, thấy “nhạy cảm” vì liên quan tới sinh viên, tới giới trẻ… Rồi tự ý rút bài?
Lại nhớ, cách đây hơn 8 năm, lúc cựu Phó Ban Tuyên Giáo Đào Duy Quát chưa bị “cậu đánh máy” làm mất mặt vụ đăng bài ca ngợi Trung Cộng tập trận ở Biển Đông theo quan điểm của Hoàn Cầu thời báo, ông Quát đã lớn tiếng căn vặn các em sinh viên trong một hội nghị (tháng 3/ 2008) rằng: Tôi hỏi các em, nói Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam như thế có lợi hay hại? Lợi hay hại?
Xa hơn, vào dịp đầu xuân Giáp Dần-1974, chính tai tôi được nghe phổ biến: Bạn Trung Quốc đánh Nguỵ Sài Gòn ở Hoàng Sa là đánh giúp ta nhằm tiêu hao sinh lực Mỹ Ngụỵ để giúp ta Giải phóng Miền Nam…
Hồi TBT Đỗ Mười còn trị vì, GS-Bác sỹ Viện Pháp Á – Trần Đại Sỹ (Việt Kiều Pháp) chỉ vì can tội công bố Công hàm (Công thư) của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – 14.09.1958 mà đã bị ông Mười cấm không được về Việt Nam vì can tội “phao tin thất thiệt” (?).
Nhiều thành viên tích cực trong các cuộc biểu tình chống Tàu Cộng thành lập Khu hành chính Tam Sa (vùng HS-TS của VN) từ cuối năm 2007 bị ngược đãi, bỏ tù. Nhiều người (như Anh Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải) tới nay vẫn trong vòng lao lý. Nhiều người nổi tiếng (như Nhà thơ Đỗ Trung Quân) tới nay vẫn bị an ninh sách nhiễu đeo bám không rời.
Xâu chuỗi lại toàn bộ các sự kiện lớn nhỏ, ai cũng thấy dù ưa hay không ưa Tàu Cộng, giới lãnh đạo cao nhất của chế độ đương thời vẫn nuôi ảo tưởng nương nhờ cái bóng của người anh em cùng ý thức hệ để bảo vệ chiếc ghế quyền lực của cá nhân và phe nhóm, bất chấp nguyện vọng chính đáng của ruyệt đại đa số nhân dân, bất chấp xu thế của thời đại.
Cách đây 2 hôm, nhà báo Huy Đức, tác giả của cuốn Bên thắng cuộc vừa viết trên “Phây” cá nhân của mình rằng: Cựu thứ trưởng Bộ Nội vụ đặc trách An ninh, Trung tướng Võ Viết Thanh (1987-1991), kể: “Gặp các vị đương chức tôi hay hỏi: Nếu bây giờ tranh cử với một người chủ trương dân chủ, chủ trương kinh tế thị trường mà quý vị vẫn chủ trương ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’, chủ trương chuyên chính vô sản, chủ trương ‘quốc doanh chủ đạo’, dân có bầu cho quý vị không? Các vị ấy trả lời: Không. Tôi bảo, sao quý vị biết lòng dân như vậy mà vẫn cứ cố tình nói khác, làm khác!”… (Xem ở đây)
Tại Hội nghị Tổng kế công tác Tuyên giáo vào ngày 9/1/2013 ở Hà Nội, ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Thế lực thù địch làm giảm niềm tin của nhân dân vào đảng, âm mưu “Làm xanh hóa cái đầu đỏ!”; “Bây giờ các thế lực bên ngoài thấy chúng ta chăm chút công tác tư tưởng, uốn nắn những tư tưởng lệch lạc, thì họ bảo là bất đồng chính kiến chúng ta lại đi trừng trị, vi phạm quyền con người!…”.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri Quận Tây Hồ ngày 14/5/2013, ĐBQH Nguyễn Phú Trọng chia sẻ:
“Vấn đề chủ quyền biển đảo là rất quan trọng cho nên phải gìn giữ, thứ hai là phải làm sao giữ được ổn định hoà bình để phát triển, không xảy ra những cái phức tạp dẫn đến xung đột, không còn điều kiện để mà phát triển”.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri Quận Ba Đình chiều hôm 28/6/2013, ĐBQH Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định:
“… phải xử lý làm sao để giữ môi trường hòa bình. Nếu xảy ra va chạm, xung đột thì tình hình đất nước thế nào? Còn môi trường hòa bình mà phát triển không? Nếu không cẩn thận sẽ mắc phải âm mưu kích động”.
Trước đó, trong hai ngày 5 và 6/1/2013, TBT Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại tỉnh Lao Cai, ông đã đưa ra ý kiến chỉ đạo, không chỉ riêng cho Lao Cai: “Tiếp tục vun đắp quan hệ láng giềng tốt, xây dựng hòa bình và hữu nghị, chống âm mưu phá hoại từ bên ngoài, ổn định hợp tác phát triển cùng nước bạn!”.
Tới đây có lẽ chẳng cần bình luận thêm điều gì nữa. Bởi nếu không có những “chủ trương lớn của đảng và nhà nước” xuyên suốt chiều dài lịch sử giữa hai đảng CS anh em “môi hở răng lạnh” thì làm sao anh cựu Phó Quát dám mở miệng: “Nói HS-TS của Việt Nam như thế lợi hay hại?”. Nay giàn khoan to như cái sân chơi bóng đá (HD 981) đâu có rễ dàng tiến sâu vào bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của VN hơn trăm Km như thế nếu không có những người mẫn cán chăm lo “Tiếp tục vun đắp quan hệ láng giềng tốt, xây dựng hòa bình và hữu nghị” như ông Tổng Trọng. Vụ giàn khoan khủng HD 981 mà báo chí của Trung Quốc không khua chiêng gõ mõ, chắc gì báo chí VN dưới bàn tay sắt của anh Huynh anh Kỷ đã dám đưa tin?!
Đó chính là nỗi buồn lớn của nền Báo chí Cách mạng VN trước thềm dịp kỷ niệm lần thứ 89 này. Nếu cái cam kết hợp tác chặt chẽ về tuyên giáo tuyên truyền kia giữa hai đảng cầm quyền cùng hệ vẫn chưa bị ném vào sọt rác thì việc đưa lên hay rút xuống những bài không có lợi cho sự “ổn định hợp tác phát triển cùng nước bạn” cũng chẳng cần phải bàn nữa. Trừ phi, tất cả các nhà báo xứ này khảng khái như nhà báo (đã mất việc) Nguyễn Đức Kiên.
Xin đừng ai trách móc các cháu học sinh phổ thông tại sao lại thờ ơ với môn sử. Cho dù cách đây 2/3 thế kỷ, tác giả của “Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng” (nhà văn Nguyễn Huy Tưởng) đã từng nói “Người không biết lịch sử dân tộc mình như con trâu cày. Mà cày với ai cũng được và cày ruộng nào cũng được”.
Cũng xin đừng ném đá người đẹp Thu Phương trong cuộc thi hoa hậu Đại dương cách đây gần 2 tuần đã hồn nhiên trả lời: “Em muốn người Trung Quốc hãy mở giàn khoan đó ra, và để cho đất nước Việt Nam của em ngày càng xinh đẹp hơn”.
Những ngày qua, nhiều đêm tôi cứ trăn trở với câu hỏi:
Nếu Tổ quốc mai này không còn biển?
Đêm qua, mải chụp bông hoa quỳnh nở đúng lúc khắp hành tinh thắp nến tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn 25 năm trước. Mệt qúa, tôi thiếp đi lúc nào không hay. Trong cơn mơ tuôn đầy nước mắt, tôi giật mình thấy các hồn ma ngư dân biển Miền Trung hiện về khóc than:
Sao lại để con cháu chúng tôi phải mò cua bắt cá ở ven bờ thế này…
____
PS:
Chùm ảnh diễn biến sự kiện thảm sát đẫm máu Thiên An Môn, Trung Quốc
04.06.2014 12:15
(TNO) Ngày này (4.6) cách đây 25 năm về trước, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã dùng xe tăng và binh sĩ tấn công vào những người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn.
Cuộc biểu tình bùng phát vào tháng 4.1989, với phần lớn người tham gia là sinh viên, theo trang tin tức The Atlantic (Mỹ).
Vào ngày 20.5.1989, tình trạng thiết quân luật đã được thiết lập và quân đội đã được điều động đến Thiên An Môn.
Từ tối 3.6 đến đầu ngày 4.6 (giờ địa phương), PLA đã cho xe tăng vào quảng trường cán một số người biểu tình và binh sĩ cũng đã bắn vào nhiều người khác, The Atlantic cho biết.
Bắc Kinh chưa bao giờ công bố con số thương vong, nhưng theo ước tính của các nhà hoạt động thời đó, đã có từ vài trăm đến vài ngàn người chết.
Được biết, vào hôm 3.6, Trung Quốc đã bắt giữ nhiều nhà bất đồng chính kiến trong nước và tiến hành một chiến dịch an ninh quy mô chưa từng có tại trung tâm Bắc Kinh để ngăn các hoạt động kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn lần thứ 25.
Ngoài ra, chính quyền Bắc Kinh cũng chỉ đạo khóa một số trang web của Google tại Trung Quốc, AFP cho hay.
Sau đây là những hình ảnh ghi nhận lại sự kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 được đăng tải trên AFP và Reuters:
Hòa cùng khoảng 200.000 người biểu tình tiến vào Quảng trường Thiên An Môn, một sinh viên Trung Quốc giơ cao biểu ngữ kêu gọi ủng hộ một Trung Quốc dân chủ vào ngày 22.4.1989
Sinh viên Trường đại học Bắc Kinh tham gia biểu tình tuyệt thực vô thời hạn phản đối chính phủ Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 18.5.1989
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ giơ cao nắm đấm và biểu tượng chiến thắng tại Bắc Kinh khi đang ngăn không cho một chiếc xe tải quân sự chở lính tiến vào Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 20.5.1989, ngày cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng ban bố tình trạng thiết quân luật
Một chiếc trực thăng quân đội rải truyền đơn tại Quảng trường Thiên An Môn, yêu cầu các sinh viên biểu tình rời khỏi quảng trường này ngay lập tức vào ngày 22.5.1989
Một sinh viên khoa mỹ thuật tạc tượng “Nữ thần Dân chủ”, cao 10 m, tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 30.5.1989. Bức tượng này đã được đặt trước Đại lễ đường Nhân dân và trước Đài Tưởng niệm Các Anh hùng Nhân dân để quảng bá cho cuộc biểu tình chống chính phủ Trung Quốc. Trong thông cáo của mình, các sinh viên tạc bức tượng cho biết: “Hôm nay, tại Quảng trường Nhân dân, Nữ thần của nhân dân đứng sừng sững và thông báo với toàn thế giới rằng: Sự thức tỉnh về dân chủ đã trỗi dậy trong lòng người dân Trung Quốc. Một thời kỳ mới đã bắt đầu”
Một sinh viên biểu tình chống chính phủ Trung Quốc kêu gọi binh lính trở về nhà trong khi càng nhiều người tràn vào trung tâm Bắc Kinh ngày 3.6.1989
Những người lính Trung Quốc chen lấn với đám đông người biểu tình tại trung tâm Bắc Kinh vào ngày 3.6.1989
Binh sĩ PLA nhảy qua một hàng rào để tràn vào Quảng trường Thiên An Môn ngày 4.6.1989 để trấn áp người biểu tình. PLA được cho là đã được lệnh quét sạch biểu tình khỏi quảng trường không chừa một ai trước 6 giờ sáng hôm sau
Một xe thiết giáp bị người biểu tình đốt cháy gần Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989
Một cô gái bị thương do xô xát với quân đội đang được cáng ra khỏi Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989
Một lính lái xe tăng quân đội Trung Quốc được một số sinh viên giúp đỡ sau khi anh này bị đám đông biểu tình tấn công tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989
Một phóng viên nước ngoài bị thương trong các vụ đụng độ giữa quân đội và người biểu tình đang được cáng ra khỏi Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989
Binh sĩ Trung Quốc áp giải một người đàn ông bị còng tay tại Bắc Kinh hồi tháng 6.1989 trong giai đoạn quân đội và cảnh sát lùng bắt những người có liên quan đến cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn
Một người dân đứng chắn trước hàng xe tăng quân đội Trung Quốc vào ngày 5.6.1989 để phản đối việc chính phủ đàn áp người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn
Đứng cạnh một chiếc xe tăng đậu gần một tòa nhà ngoại giao chính phủ ở Bắc Kinh, một người lính Trung Quốc cầm súng dọa nạt người đi đường
Một người dân Bắc Kinh ngụ ở khu vực phía tây Quảng trường Thiên An Môn trưng ra đầu viên đạn đã bay xuyên qua cửa sổ căn hộ anh này
Người dân Bắc Kinh đứng nhìn những chiếc xe thiết giáp bị người biểu tình đốt cháy nhằm ngăn không cho quân đội di chuyển vào Quảng trường Thiên An Môn vào hôm 4.6.1989
Du khách và nhân viên an ninh tụ tập tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.2012. Rất nhiều camera an ninh được thấy trên từng cột đèn ở quảng trường
Cảnh sát kiểm tra hình chụp của một người đàn ông tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4.6.2012, ngay dịp lễ kỷ niệm lần thứ 23 sự kiện Thiên An Môn
Tại Công viên Chiến Thắng ở Hồng Kông vào ngày 4.6.2012, hàng chục ngàn người Hồng Kông tham gia vào lễ thắp nến tưởng niệm sự kiện quân đội Trung Quốc trấn áp người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn hồi năm 1989
Người dân Hồng Kông tham gia vào lễ thắp nến tưởng niệm sự kiện quân đội Trung Quốc trấn áp người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn hồi năm 1989
Cảnh sát vũ trang Trung Quốc đứng gác tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4.6.2014
Các ngã đường tiến vào Quảng trường Thiên An Môn đều được canh gác nghiêm ngặt từ đầu tháng 6
Hoàng Uy
Ảnh: Reuters, AFP
Ảnh Gocomay chụp lúc 04.06.2014 12:15 (giờ VN) – Khi TNO chưa hạ bài…
http://gocomay.wordpress.com/2014/06/05/829-noi-buon-ngay-bao-chi-cach-mang-nam-nay/Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Nỗi buồn Ngày Báo chí cách mạng năm nay _Gocomay
Hôm qua đọc báo mạng thấy tờ Thanh Niên hồn nhiên đăng “Chùm ảnh diễn biến thảm sát đẫm máu Thiên An Môn, Trung Quốc” với chú thích khá đầy đủ lấy từ nguồn Reuters, AFP. Mình đã tấp tểnh khen rằng tờ báo có uy tín này đã dũng cảm “xé rào”, đem đến cho độc giả nguồn thông tin trung thực mà bấy nay luôn được dấu nhẹm. Cho dù cả thế giới đều biết khá tường tận. Ngoại trừ một số nước cá biệt, trong đó có Việt Nam thân yêu của chúng ta.
Hơn tháng qua, những diễn biến ngoài biển Đông cho thấy, chưa hề có dấu hiệu lắng dịu khi Trung Cộng vẫn kiên quyết không rút giàn khoan về. Chúng cho hơn trăm tàu các loại, trong đó cỏ cả tàu quân sự tới bảo vệ giàn khoan HD 981 đang hoạt động trái phép trên vùng biển EEZ của Việt Nam, hung hăng phun nước và đâm húc làm hỏng hàng chục tàu kiểm ngư và tàu CSB chấp pháp của ta, đâm chìm tàu ngư dân ta. Lại còn tố ngược Việt Nam quấy rối gây bất ổn trên vùng biển lưỡi bò phi pháp của chúng.
Trước hiểm họa mất nước mất biển đã có nhiều cuộc xuống đường bày tỏ lòng yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta cả trong và ngoài nước đã tạo được tiếng vang lớn. Khiến kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta phải khiếp sợ. Ai cũng nghĩ, sau phát biểu mạnh mẽ hợp lòng dân của ông Thủ tướng Dũng ở Philippines: Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông. Thì một chương mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc sẽ bắt đầu.
Nay với việc các bài báo đưa tin về thảm sát Thiên An Môn đã bị rút xuống… thì 16 chữ vàng và 4 tốt vẫn ngự trị trong não trạng những nhà quản lý tư tưởng VN (Hiệu Minh). Khiến người dân đừng có “viển vông” mơ rằng, sẽ đuổi được cái giàn khoan khổng lồ của “bạn vàng” ra khỏi lãnh hải của tổ quốc nữa nhé. Nay mai khoan xong ở Hoàng Sa, HD 981 và HD 982; 983 (đã, đang và sẽ đóng) tiếp tục kéo dọc theo lưỡi bò xuống Trường Sa nữa. Còn vị tướng to nhất của quân đội (dù là Phùng đại tướng hay gì đại tướng nào nữa) cũng luôn quán triệt phương châm:
“Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng”. Các “đỉnh cao trí tuệ” của VN coi những “va chạm gây căng thẳng” đó (như vụ HD 981) chỉ ở mức “diễn biến phức tạp” (Lời TBT Nguyễn Phú Trọng). Đã “gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế.” như lời ông Phùng Quang Thanh đã nói (ở đây). Việc tầy đình đang diễn ra sờ sờ trước mắt ngoài biển Đông nghiêm trọng thế mà các bác bê cê tê (BCT) nhà ta còn đơn giản nhẹ tênh được, huống hồ chuyện xe tăng chẹt chết người ở Thiên An Môn cách đây đã 1/4 thế kỷ.
Trả lời BBC sáng 5/6, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho biết “hoàn toàn không có chuyện kiểm duyệt” tin tức trong nước về sự kiện này. Như vậy chuyện rút bài là do Tổng biên tập hay do BTV Hoàng Uy ở báo Thanh Niên nghĩ lại, thấy “nhạy cảm” vì liên quan tới sinh viên, tới giới trẻ… Rồi tự ý rút bài?
Lại nhớ, cách đây hơn 8 năm, lúc cựu Phó Ban Tuyên Giáo Đào Duy Quát chưa bị “cậu đánh máy” làm mất mặt vụ đăng bài ca ngợi Trung Cộng tập trận ở Biển Đông theo quan điểm của Hoàn Cầu thời báo, ông Quát đã lớn tiếng căn vặn các em sinh viên trong một hội nghị (tháng 3/ 2008) rằng: Tôi hỏi các em, nói Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam như thế có lợi hay hại? Lợi hay hại?
Xa hơn, vào dịp đầu xuân Giáp Dần-1974, chính tai tôi được nghe phổ biến: Bạn Trung Quốc đánh Nguỵ Sài Gòn ở Hoàng Sa là đánh giúp ta nhằm tiêu hao sinh lực Mỹ Ngụỵ để giúp ta Giải phóng Miền Nam…
Hồi TBT Đỗ Mười còn trị vì, GS-Bác sỹ Viện Pháp Á – Trần Đại Sỹ (Việt Kiều Pháp) chỉ vì can tội công bố Công hàm (Công thư) của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng – 14.09.1958 mà đã bị ông Mười cấm không được về Việt Nam vì can tội “phao tin thất thiệt” (?).
Nhiều thành viên tích cực trong các cuộc biểu tình chống Tàu Cộng thành lập Khu hành chính Tam Sa (vùng HS-TS của VN) từ cuối năm 2007 bị ngược đãi, bỏ tù. Nhiều người (như Anh Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải) tới nay vẫn trong vòng lao lý. Nhiều người nổi tiếng (như Nhà thơ Đỗ Trung Quân) tới nay vẫn bị an ninh sách nhiễu đeo bám không rời.
Xâu chuỗi lại toàn bộ các sự kiện lớn nhỏ, ai cũng thấy dù ưa hay không ưa Tàu Cộng, giới lãnh đạo cao nhất của chế độ đương thời vẫn nuôi ảo tưởng nương nhờ cái bóng của người anh em cùng ý thức hệ để bảo vệ chiếc ghế quyền lực của cá nhân và phe nhóm, bất chấp nguyện vọng chính đáng của ruyệt đại đa số nhân dân, bất chấp xu thế của thời đại.
Cách đây 2 hôm, nhà báo Huy Đức, tác giả của cuốn Bên thắng cuộc vừa viết trên “Phây” cá nhân của mình rằng: Cựu thứ trưởng Bộ Nội vụ đặc trách An ninh, Trung tướng Võ Viết Thanh (1987-1991), kể: “Gặp các vị đương chức tôi hay hỏi: Nếu bây giờ tranh cử với một người chủ trương dân chủ, chủ trương kinh tế thị trường mà quý vị vẫn chủ trương ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’, chủ trương chuyên chính vô sản, chủ trương ‘quốc doanh chủ đạo’, dân có bầu cho quý vị không? Các vị ấy trả lời: Không. Tôi bảo, sao quý vị biết lòng dân như vậy mà vẫn cứ cố tình nói khác, làm khác!”… (Xem ở đây)
Tại Hội nghị Tổng kế công tác Tuyên giáo vào ngày 9/1/2013 ở Hà Nội, ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Thế lực thù địch làm giảm niềm tin của nhân dân vào đảng, âm mưu “Làm xanh hóa cái đầu đỏ!”; “Bây giờ các thế lực bên ngoài thấy chúng ta chăm chút công tác tư tưởng, uốn nắn những tư tưởng lệch lạc, thì họ bảo là bất đồng chính kiến chúng ta lại đi trừng trị, vi phạm quyền con người!…”.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri Quận Tây Hồ ngày 14/5/2013, ĐBQH Nguyễn Phú Trọng chia sẻ:
“Vấn đề chủ quyền biển đảo là rất quan trọng cho nên phải gìn giữ, thứ hai là phải làm sao giữ được ổn định hoà bình để phát triển, không xảy ra những cái phức tạp dẫn đến xung đột, không còn điều kiện để mà phát triển”.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri Quận Ba Đình chiều hôm 28/6/2013, ĐBQH Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định:
“… phải xử lý làm sao để giữ môi trường hòa bình. Nếu xảy ra va chạm, xung đột thì tình hình đất nước thế nào? Còn môi trường hòa bình mà phát triển không? Nếu không cẩn thận sẽ mắc phải âm mưu kích động”.
Trước đó, trong hai ngày 5 và 6/1/2013, TBT Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại tỉnh Lao Cai, ông đã đưa ra ý kiến chỉ đạo, không chỉ riêng cho Lao Cai: “Tiếp tục vun đắp quan hệ láng giềng tốt, xây dựng hòa bình và hữu nghị, chống âm mưu phá hoại từ bên ngoài, ổn định hợp tác phát triển cùng nước bạn!”.
Tới đây có lẽ chẳng cần bình luận thêm điều gì nữa. Bởi nếu không có những “chủ trương lớn của đảng và nhà nước” xuyên suốt chiều dài lịch sử giữa hai đảng CS anh em “môi hở răng lạnh” thì làm sao anh cựu Phó Quát dám mở miệng: “Nói HS-TS của Việt Nam như thế lợi hay hại?”. Nay giàn khoan to như cái sân chơi bóng đá (HD 981) đâu có rễ dàng tiến sâu vào bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của VN hơn trăm Km như thế nếu không có những người mẫn cán chăm lo “Tiếp tục vun đắp quan hệ láng giềng tốt, xây dựng hòa bình và hữu nghị” như ông Tổng Trọng. Vụ giàn khoan khủng HD 981 mà báo chí của Trung Quốc không khua chiêng gõ mõ, chắc gì báo chí VN dưới bàn tay sắt của anh Huynh anh Kỷ đã dám đưa tin?!
Đó chính là nỗi buồn lớn của nền Báo chí Cách mạng VN trước thềm dịp kỷ niệm lần thứ 89 này. Nếu cái cam kết hợp tác chặt chẽ về tuyên giáo tuyên truyền kia giữa hai đảng cầm quyền cùng hệ vẫn chưa bị ném vào sọt rác thì việc đưa lên hay rút xuống những bài không có lợi cho sự “ổn định hợp tác phát triển cùng nước bạn” cũng chẳng cần phải bàn nữa. Trừ phi, tất cả các nhà báo xứ này khảng khái như nhà báo (đã mất việc) Nguyễn Đức Kiên.
Xin đừng ai trách móc các cháu học sinh phổ thông tại sao lại thờ ơ với môn sử. Cho dù cách đây 2/3 thế kỷ, tác giả của “Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng” (nhà văn Nguyễn Huy Tưởng) đã từng nói “Người không biết lịch sử dân tộc mình như con trâu cày. Mà cày với ai cũng được và cày ruộng nào cũng được”.
Cũng xin đừng ném đá người đẹp Thu Phương trong cuộc thi hoa hậu Đại dương cách đây gần 2 tuần đã hồn nhiên trả lời: “Em muốn người Trung Quốc hãy mở giàn khoan đó ra, và để cho đất nước Việt Nam của em ngày càng xinh đẹp hơn”.
Những ngày qua, nhiều đêm tôi cứ trăn trở với câu hỏi:
Nếu Tổ quốc mai này không còn biển?
Đêm qua, mải chụp bông hoa quỳnh nở đúng lúc khắp hành tinh thắp nến tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn 25 năm trước. Mệt qúa, tôi thiếp đi lúc nào không hay. Trong cơn mơ tuôn đầy nước mắt, tôi giật mình thấy các hồn ma ngư dân biển Miền Trung hiện về khóc than:
Sao lại để con cháu chúng tôi phải mò cua bắt cá ở ven bờ thế này…
____
PS:
Chùm ảnh diễn biến sự kiện thảm sát đẫm máu Thiên An Môn, Trung Quốc
04.06.2014 12:15
(TNO) Ngày này (4.6) cách đây 25 năm về trước, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã dùng xe tăng và binh sĩ tấn công vào những người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn.
Cuộc biểu tình bùng phát vào tháng 4.1989, với phần lớn người tham gia là sinh viên, theo trang tin tức The Atlantic (Mỹ).
Vào ngày 20.5.1989, tình trạng thiết quân luật đã được thiết lập và quân đội đã được điều động đến Thiên An Môn.
Từ tối 3.6 đến đầu ngày 4.6 (giờ địa phương), PLA đã cho xe tăng vào quảng trường cán một số người biểu tình và binh sĩ cũng đã bắn vào nhiều người khác, The Atlantic cho biết.
Bắc Kinh chưa bao giờ công bố con số thương vong, nhưng theo ước tính của các nhà hoạt động thời đó, đã có từ vài trăm đến vài ngàn người chết.
Được biết, vào hôm 3.6, Trung Quốc đã bắt giữ nhiều nhà bất đồng chính kiến trong nước và tiến hành một chiến dịch an ninh quy mô chưa từng có tại trung tâm Bắc Kinh để ngăn các hoạt động kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn lần thứ 25.
Ngoài ra, chính quyền Bắc Kinh cũng chỉ đạo khóa một số trang web của Google tại Trung Quốc, AFP cho hay.
Sau đây là những hình ảnh ghi nhận lại sự kiện Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 được đăng tải trên AFP và Reuters:
Hòa cùng khoảng 200.000 người biểu tình tiến vào Quảng trường Thiên An Môn, một sinh viên Trung Quốc giơ cao biểu ngữ kêu gọi ủng hộ một Trung Quốc dân chủ vào ngày 22.4.1989
Sinh viên Trường đại học Bắc Kinh tham gia biểu tình tuyệt thực vô thời hạn phản đối chính phủ Trung Quốc tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 18.5.1989
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ giơ cao nắm đấm và biểu tượng chiến thắng tại Bắc Kinh khi đang ngăn không cho một chiếc xe tải quân sự chở lính tiến vào Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 20.5.1989, ngày cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng ban bố tình trạng thiết quân luật
Một chiếc trực thăng quân đội rải truyền đơn tại Quảng trường Thiên An Môn, yêu cầu các sinh viên biểu tình rời khỏi quảng trường này ngay lập tức vào ngày 22.5.1989
Một sinh viên khoa mỹ thuật tạc tượng “Nữ thần Dân chủ”, cao 10 m, tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 30.5.1989. Bức tượng này đã được đặt trước Đại lễ đường Nhân dân và trước Đài Tưởng niệm Các Anh hùng Nhân dân để quảng bá cho cuộc biểu tình chống chính phủ Trung Quốc. Trong thông cáo của mình, các sinh viên tạc bức tượng cho biết: “Hôm nay, tại Quảng trường Nhân dân, Nữ thần của nhân dân đứng sừng sững và thông báo với toàn thế giới rằng: Sự thức tỉnh về dân chủ đã trỗi dậy trong lòng người dân Trung Quốc. Một thời kỳ mới đã bắt đầu”
Một sinh viên biểu tình chống chính phủ Trung Quốc kêu gọi binh lính trở về nhà trong khi càng nhiều người tràn vào trung tâm Bắc Kinh ngày 3.6.1989
Những người lính Trung Quốc chen lấn với đám đông người biểu tình tại trung tâm Bắc Kinh vào ngày 3.6.1989
Binh sĩ PLA nhảy qua một hàng rào để tràn vào Quảng trường Thiên An Môn ngày 4.6.1989 để trấn áp người biểu tình. PLA được cho là đã được lệnh quét sạch biểu tình khỏi quảng trường không chừa một ai trước 6 giờ sáng hôm sau
Một xe thiết giáp bị người biểu tình đốt cháy gần Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989
Một cô gái bị thương do xô xát với quân đội đang được cáng ra khỏi Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989
Một lính lái xe tăng quân đội Trung Quốc được một số sinh viên giúp đỡ sau khi anh này bị đám đông biểu tình tấn công tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989
Một phóng viên nước ngoài bị thương trong các vụ đụng độ giữa quân đội và người biểu tình đang được cáng ra khỏi Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.1989
Binh sĩ Trung Quốc áp giải một người đàn ông bị còng tay tại Bắc Kinh hồi tháng 6.1989 trong giai đoạn quân đội và cảnh sát lùng bắt những người có liên quan đến cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn
Một người dân đứng chắn trước hàng xe tăng quân đội Trung Quốc vào ngày 5.6.1989 để phản đối việc chính phủ đàn áp người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn
Đứng cạnh một chiếc xe tăng đậu gần một tòa nhà ngoại giao chính phủ ở Bắc Kinh, một người lính Trung Quốc cầm súng dọa nạt người đi đường
Một người dân Bắc Kinh ngụ ở khu vực phía tây Quảng trường Thiên An Môn trưng ra đầu viên đạn đã bay xuyên qua cửa sổ căn hộ anh này
Người dân Bắc Kinh đứng nhìn những chiếc xe thiết giáp bị người biểu tình đốt cháy nhằm ngăn không cho quân đội di chuyển vào Quảng trường Thiên An Môn vào hôm 4.6.1989
Du khách và nhân viên an ninh tụ tập tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4.6.2012. Rất nhiều camera an ninh được thấy trên từng cột đèn ở quảng trường
Cảnh sát kiểm tra hình chụp của một người đàn ông tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4.6.2012, ngay dịp lễ kỷ niệm lần thứ 23 sự kiện Thiên An Môn
Tại Công viên Chiến Thắng ở Hồng Kông vào ngày 4.6.2012, hàng chục ngàn người Hồng Kông tham gia vào lễ thắp nến tưởng niệm sự kiện quân đội Trung Quốc trấn áp người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn hồi năm 1989
Người dân Hồng Kông tham gia vào lễ thắp nến tưởng niệm sự kiện quân đội Trung Quốc trấn áp người biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn hồi năm 1989
Cảnh sát vũ trang Trung Quốc đứng gác tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4.6.2014
Các ngã đường tiến vào Quảng trường Thiên An Môn đều được canh gác nghiêm ngặt từ đầu tháng 6
Hoàng Uy
Ảnh: Reuters, AFP
Ảnh Gocomay chụp lúc 04.06.2014 12:15 (giờ VN) – Khi TNO chưa hạ bài…
http://gocomay.wordpress.com/2014/06/05/829-noi-buon-ngay-bao-chi-cach-mang-nam-nay/