Văn Học & Nghệ Thuật
Nữ Ca sĩ Kim Anh : Rượu, Ma tuý.., và Thân phận Đàn bà
Sự nổi tiếng mang lại danh vọng, tiền bạc nhưng cũng có thể gây không ít tai ương cho người nghệ sĩ. Hình như, trong những năm đó, cũng có rất nhiều biến cố xảy đến với cuộc đời chị ?
Sau 8 tháng, tôi từ bỏ ma túy mà không cần một viên thuốc. Đáng lẽ, tôi đã ở lại nước Pháp và an phận. Nhưng rồi, cơn bĩ cực này qua lại là những cơn bĩ cực khác.
Hoàng
Nguyên Vũ
http://baomai.blogspot.com/2014/09/nu-ca-si-kim-anh-ruou-ma-tuy-va-than.html
Mỗi
năm, nữ hoàng “Mùa Thu lá bay” sống và hát ở Việt Nam khoảng 6 tháng. Dù đã nổi tiếng
từ lâu và ở cái tuổi không nhiều lợi thế cho việc hát nhưng chị nói rằng, chị
đang ở một giai đoạn hồi sinh tiếp theo. Đó là sự hồi sinh sau bao bĩ cực như
một vở bi kịch mà người đàn bà vốn mạnh mẽ như đàn ông này đã tự diễn kín với
chính mình suốt cả cuộc đời.
Kim
Anh uống rượu rất khỏe và gần như là một “độc cô cầu bại” trên bàn nhậu. Thuốc
lá đốt cũng nhiều, mà phải là thuốc nặng đô. Chị nói :
-
“Anh cứ nhìn mặt tôi uống hàng chai rượu mà mặt cứ tỉnh như sáo thì anh đừng
ngạc nhiên. Đau cỡ nào về cả thể xác lẫn tinh thần, với tôi giờ như không nghĩa
lý. Đưa xương cho người ta khoan để bắt vít, không tiêm thuốc tê, tôi còn chịu
được nữa là. Đôi lúc buồn quá, 3 giờ sáng ngẩng mặt lên hỏi trời còn điều gì
đày ải nữa cứ đày ải nốt đi, con chịu được hết ! Có lẽ giờ này, trời cũng nên
để yên cho tôi được rồi đấy !”
Những
đày ải, bĩ cực cuộc đời mà một kiếp đàn bà phải chịu, gần như Kim Anh đã phải
gánh hết. Sự bất cần, sự không sợ sệt, cùng những tỉnh bơ với đau đớn, cùng
rượu, cùng tro tàn của sự thiêu đốt mình suốt một quãng đời, chưng cất trong
giọng hát Kim Anh để trở thành một chất giọng đặc thù không giống ai. Thế mà
nỗi buồn trong giọng hát chị, không nhuốm màu cay đắng, không bị ám ảnh của cô
đơn, nhưng cũng không có chức năng ru ngủ. Nó như một thứ cồn rửa vết thương.
Rằng, dốc hết đốt hết những gì Kim Anh có, cũng chỉ để rửa những vết thương
trong lòng người nghe mà thôi.
Bài
hát định mệnh
Nhắc
đến thế hệ ca sĩ vàng ở hải ngoại một thời, thấy ai cũng có một xuất phát điểm
và một sự nghiệp lẫy lừng. Còn nhắc đến Kim Anh trong quá khứ thường không thấy
một dữ liệu gì ngoài bài hát Mùa thu lá bay, được chị hát vào những năm 80
?
-
Tôi đến với ca hát khá ngẫu nhiên và xuất phát điểm ca hát của tôi cũng là ở
trời Tây chứ không phải ở Việt Nam.
Tôi gốc người Hoa, sinh ra và lớn lên ở cù lao Ông Chưởng (tỉnh Đồng Tháp). Hồi
nhỏ, tôi nổi tiếng thông minh và quậy phá. Năm 1969, tôi được một học bổng qua
Mỹ học về kế toán. Đầu tháng 5/1975, tôi gặp một người Mỹ gốc Hoa, là chủ nhà
hàng lớn Empress ở Wasington DC, nhờ tôi làm thông dịch tiếng Việt cho một số
anh chị em nghệ sĩ, cũng là một ban nhạc vừa di tản từ Việt Nam sang sau khi
Sài Gòn thay đổi.
Hàng
ngày,
tiếp xúc với ban nhạc, thấy tôi cũng nghêu ngao thì họ bảo, cứ hát chơi
một bài. Tôi hát, ban nhạc họ rất thích. Từ đó tôi trở thành ca sĩ nữ
duy nhất
của ban nhạc hát hàng đêm tại nhà hàng. Năm 1977, có một người bạn là ca
sĩ ở New York rủ tôi lên New York sống và hát với tư cách là một ca
sĩ độc lập. Những năm này tôi hát chủ yếu cho một nhà hàng người Hoa ở
New York, hát nhạc Tây
lẫn nhạc Hoa nhưng hầu hết là nhạc Hoa. Những bài như Mùa Thu lá bay hay
Máu
nhuộm Bến Thượng Hải tôi đã hát tiếng Hoa trong thời gian này.
-
Được biết Mùa Thu lá bay đến với chị để rồi chị trở thành một ca sĩ Kim Anh nổi
tiếng là một câu chuyện rất lạ. Chị có thể kể rõ hơn câu câu chuyện này ?
-
Năm 1982, nhà ở Việt Nam
nhắn tôi rằng ba tôi sắp mất và trước khi qua đời ông muốn được nghe giọng nói
của tôi. Tôi đi thu một băng cassette với 11 bài hát cả lời Việt lẫn lời Hoa
gửi về để như an ủi ba được nghe giọng của đứa con từ phương xa, cũng như để nói
với ba tôi vẫn giữ gốc gác của mình. Cái khó là thời gian này chủ yếu tôi hát
tiếng Anh và tiếng Hoa, với nhạc Việt tôi hoàn toàn lạ lẫm nên thu một cuốn
băng cũng chỉ là để ba nghe giọng mình, chứ cũng chẳng nghĩ sẽ đi dài và xa hơn
như sau này.
Lúc
cuốn băng về đến nơi ba đã mất được ba ngày, mắt vẫn mở. Má lại gần và nói :
“Thôi ông ơi, dù con không về được, con cũng gửi giọng nói về. Ông yên lòng
nhắm mắt cho con dễ làm ăn”. Thế, đôi mắt ba từ từ khép lại, một giọt nước mắt
đã khô đọng phía dưới quầng mắt ba.
Những
ngày ba mất, tôi buồn nghe đi nghe lại cuốn băng, chợt chạnh lòng thương phận
mình xa xứ, tử biệt sinh ly có thể là những điều gắn chặt. Tôi gửi cho bạn bè
một số cuốn băng để tặng, như một sự chia sẻ. Nào ngờ, người nọ chuyền tai
người kia, họ gọi cho tôi và mua băng. Tiền gửi về lúc đó cũng rất nhiều. Tôi
vẫn nghĩ đó đơn thuần chỉ là động viên, an ủi.
Còn
70 cuốn, lúc đó tôi cũng chẳng biết làm gì. Tôi lái xe qua Trung tâm băng nhạc
Thanh Lan, giới thiệu tôi là ca sĩ mới, tên là Kim Anh và mong họ mua băng với
giá 4 đô la/cuốn (tiền công thu là 4,25 đô la). Bà chủ còn hỏi : “Kim Anh Ba
Con Mèo phải không ?”, tôi nói không phải. Tôi đưa 10 cuốn cho bà nghe thử, nếu
được thì bà lấy, không thì thôi. Khi tôi đi được 10 cây số, bà lái xe theo và
nói có bao nhiêu bán hết cho bà, bà sẽ trả 4,5 đô la/cuốn. Tôi nổi tiếng với
Mùa Thu lá bay bắt đầu từ đó.
Tai
ương, hồi sinh và hủy diệt
- Sự
nổi tiếng mang lại danh vọng, tiền bạc nhưng cũng có thể gây không ít tai ương
cho người nghệ sĩ. Hình như, trong những năm đó, cũng có rất nhiều biến cố xảy
đến với cuộc đời chị ?
-
Chính xác là những tai ương xảy đến từ những ngày tôi cầm đồng tiền đầu tiên
của nghiệp cầm ca. 8/1/1978, New York có bão tuyết, tất cả xe cộ ngoài đường
hầu như không lưu thông được nữa. Đúng lúc đó tôi gặp người hàng xóm đang đỗ xe
trong garage và cho tôi đi nhờ về nhà. Khi qua cầu, đúng lúc gặp bão xoáy, xe
bị quay rồi va vào thành cầu. Gần 3 năm trời tôi sống trong nhà thương, không
một người quen thân bên cạnh, sống chủ yếu nhờ lòng tốt của thiên hạ. Toàn cơ
thể tôi lúc đó chi chít vết thương. Chân tay liệt. Đầu vẹo. Mặt chi chít vết
khâu, 285 mũi. Lưng cong. Nói chung, nghĩ về cái chết khi đó, tôi còn thấy nhẹ
hơn việc nghĩ mình sống.
Bác
sĩ sợ tôi cắn lưỡi tự tử nên suốt ngày để nẹp miệng. Họ nói, giờ nếu bắt vít
vào cánh tay thì lưng cong suốt đời. Mà chữa cho lưng thẳng xem như tay bị
liệt. Tôi nói, có tay mới làm được việc, chứ lưng cong cũng chẳng sao. Lúc này
tôi nghĩ rằng, cả cuộc đời tôi chắc cũng mãi gắn với chiếc xe lăn. Nhưng tôi
chợt nhớ, mình còn giọng hát. Dù thế nào cũng phải sống để mà hát, kể cả hát
rong kiếm tiền nhưng trước hết là phải sống.
- Vậy
làm thế nào mà chị thoát khỏi chiếc xe lăn và đặc biệt là sống qua những ngày
“phế nhân” khi không có một người thân nào bên cạnh ?
-
Thời gian đó, ông chủ nhà hàng qua thăm tôi trong bệnh viện, quyết bảo lãnh tôi
được hát vì lý do rằng, chỉ có hát cô ấy mới cảm thấy được sống. Họ cho người
đến bế cả xe lăn, tôi hát Diễm xưa cùng nước mắt của khán giả, nước mắt mình,
nhất là đoạn “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”.
Đi
hát, ý chí thúc tôi phải thoát khỏi cái xe lăn càng sớm càng tốt. Tôi muốn được
đứng lên, muốn được đi ra, muốn được bay nhảy với những giai điệu như trước
đây. Có lẽ, ông trời chơi khăm, muốn bắt tôi hát nhạc buồn suốt đời, nên cứ để
tôi ngồi, và hát là đủ. Mỗi tối, trước khi lên sân khấu, tôi phải uống rượu.
Uống để quên mình buồn nhưng càng uống càng thấy tỉnh. Dần dần, rượu thành
người bạn không thể thiếu mỗi lần lên hát.
Một
bác sĩ người Do Thái vào thăm tôi trong bệnh viện và quyết cãi trước tòa để tôi
được ra ngoài tìm bác sĩ chữa trị cho mình để có cơ hội cất tiếng hát hàng đêm.
Đúng lúc ấy, có một cậu người Đài Loan thích nghe tôi hát Mùa Thu lá bay ở nhà
hàng, quyết đón tôi về ở để có bác sĩ chăm sóc cho tiện.
Được
2 tuần, người nhà cậu ở Đài Loan có công chuyện nên cậu phải về đó, không biết
khi nào trở lại. Vừa gặp quý nhân chưa lâu thì như thế, tôi rất hoang mang về
phần mình. Đứng không đứng được. Đi không đi được. Lúc đó, tôi chỉ ước cứ ngồi
thế mà chết cho rồi. Đúng lúc hoang mang nhất, tôi nghe dưới nhà có hai người
nói tiếng Việt. Họ nói “địa chỉ này đúng là nơi cô ca sĩ Kim Anh hát trên xe
lăn ở đây”. Họ qua thăm, biết được tình hình tôi, họ nói : “Thôi, cô về nhà anh
chị mà ở. Đừng ngại gì, đời người ai chẳng gặp lúc hoạn nạn”. Tôi mừng quá, xỉu
luôn.
Về
nhà, ba cô con gái của ông bà thay nhau đút cơm cho tôi ăn. Hai năm ròng được
quý nhân cưu mang, chữa trị, đến khi cắt băng, tôi xin đi chứ không làm phiền
quý nhân của mình thêm nữa. Ba năm trời đau đớn, ngồi cho người ta khoan từng
mũi vào xương và ngủ ngồi, đến lúc ráp xương, được ngủ nằm, là một hạnh phúc
lớn nhất đời khi đó. Tôi ngủ vùi 4 đêm, 5 ngày, nhiều người cứ nghĩ là tôi
chết. Không, tôi đã hồi sinh sau một quãng đời tưởng chừng như chẳng bao giờ có
ngày này.
- Sự
hồi sinh này có làm cho giọng hát chị vui lên, hay vẫn cứ buồn như những ngày
“thân em giờ hoang phế, lê theo thời gian giông gió” ?
-
Một sự hồi sinh mới, nhưng lại bắt đầu một cuộc hủy diệt. Thời gian trong bệnh
viện các bác sĩ đã cho tôi dùng thuốc lá và ma túy để quên đi cơn đau. Tôi
nghiện là tại tôi, cũng chẳng trách các bác sĩ được. Mình lạm dụng vô ý thức,
trở thành một con nghiện. 4 năm trời vật vã với ma túy, bao nhiêu tiền làm ra,
vừa hỗ trợ gia đình khi ba tôi mất, còn bao nhiêu tôi nướng hết vào ma túy. Rồi
các fan, họ cũng thể hiện lòng hâm mộ bằng việc tặng tôi… ma túy.
Năm
1984, sau một cơn sốc, tôi tỉnh dậy và tự nhủ, không thể thế này mãi được. Một
là chết, hai là sống. Bĩ cực đau đớn mình đã chiến đấu để giành quyền được
sống, nay sống như thế này thì thà chết còn hơn. Tôi quyết đi Pháp cai. Tôi ôm
bọc ma túy đi lang thang và tìm đến một nghĩa trang quân đội ở miền Đông nước
Pháp, quyết sống tách biệt để thử sức chịu đựng. Tôi được gia đình người quản
trang cho ở lại, họ không hề biết tôi nghiện mà chỉ biết tôi đến xin một việc
để làm. Tôi vào toilet, đổ bọc ma túy xuống bồn cầu và giật nước. Rồi tôi ôm
lấy bồn cầu ngồi khóc, như thể lần này mình không thể sống nữa. Sau đó, cơn
nghiện bắt đầu vật. Ông bà chủ biết, còn hỏi tôi có muốn không thì đi mua thuốc
cho, tôi lắc đầu quyết không và quyết cai cho bằng được.
Sau 8 tháng, tôi từ bỏ ma túy mà không cần một viên thuốc. Đáng lẽ, tôi đã ở lại nước Pháp và an phận. Nhưng rồi, cơn bĩ cực này qua lại là những cơn bĩ cực khác.
Người
đàn bà tìm con
- Không
lẽ, cả tuổi thanh xuân của chị là tai ương, ma túy, thuốc lá và rượu ? Suốt một
quãng đời lúc đó, không có ai là người đàn ông của riêng chị ư ?
-
Thực ra năm 1970 tôi đã có chồng và năm 1972 tôi đã sinh con. Lúc sang Mỹ tôi
chưa có bằng tú tài, nên hoặc sẽ phải có người bảo lãnh để ở lại, hoặc sẽ bị
trục xuất. Có một người rất thương nói rằng : “Thực lòng tôi không muốn cưới em
vì trông em trẻ trung hồn nhiên quá. Nhưng để giúp được em, tôi không ngại gì
cả” Một năm sau thì tôi sinh con.
Cuộc
sống không có tình yêu nên gia đình có cũng như không. Đứa con để lại cho anh
nuôi. Tôi học xong, lang thang theo nghiệp cầm ca và quên mất rằng mình cũng đã
có chồng. Khi bị tai nạn, tôi chợt nhớ ra dù gì tôi cũng có thứ quý giá nhất
trên đời là con, thì cũng éo le thay anh đã lấy vợ khác và tôi không biết cách
nào để liên lạc với anh cũng như gặp con mình.
Tôi
thỏa hiệp với cả nỗi đau này để được sống. Khi rời khỏi chiếc xe lăn, việc đầu
tiên là đi tìm con. Lúc lần ra dòng địa chỉ, gặp phải cô vợ anh vốn rất ghen
tuông nên ba lần bảy lượt muốn gặp con mình mà không thể được. Tôi nhờ đến luật
sư và phải năn nỉ ông bằng cách này hay cách khác để tôi được nhìn thấy con tôi
ngay. Khi ra tòa, tòa nói, với sức khỏe hiện tại tôi không thể nuôi con và cho
tôi một ân huệ mỗi năm chỉ được gặp con cho đến khi nào khỏi bệnh hẳn. Từ đó,
cứ ba tháng hè, con lại về ở với tôi.
Niềm
an ủi lớn nhất là, con tôi dù bao năm xa cách, rất ngoan, có hiếu và thương mẹ.
Khi tôi làm cuốn băng để gửi về Việt Nam, hai mẹ con cùng nhau ghép vỏ,
cùng nhau dán nhãn. Nó học kế toán, hiện giờ sống ở San Francisco, hiện cũng đã có vợ con, sống
rất hiếu nghĩa.
- Trải
qua bao bi thương như thế, mất mát như thế, cũng đồng nghĩa với việc con tim
thời tuổi trẻ của chị không còn chỗ cho tình yêu ?
-
May mắn là dù bị đẩy đến chốn cùng cực thì cuối cùng ông trời cũng cho tôi được
rung cảm dù không kéo dài. Những ngày tôi cai nghiện ở Pháp, người con trai của
ông chủ lúc đó đem lòng yêu tôi. Anh là một diễn viên kịch, hơn tôi 8 tuổi.
Chúng tôi yêu nhau và tôi sinh cho anh được một đứa con trai.
Cuộc
sống của chúng tôi cũng có những ngày hạnh phúc. Anh đi diễn, tôi đi hát. Trong
chuyện tình cảm tôi là người nghiêm túc, gia đình anh rất quý tôi ở điều đó.
Nhưng rồi một lần anh nửa đùa nửa thật: Ca sĩ đi bốn mùa thế, ai mà tin được có
chung thủy hay không. Tôi giận quá, ngày hôm sau mua vé máy bay về Mỹ. Năm nay
con cũng đã 23 tuổi và đang học về nhạc. Hai cha con thỉnh thoảng vẫn gặp nhau
nhưng tình yêu mà tôi dành cho anh đã chết, có lẽ do tự ái của tôi cao quá.
- Hình
như trải qua nhiều biến cố cuộc đời, đã có một thời gian dài chị nghỉ hát ?
Thực tế là dù chị có xảy ra chuyện gì thì âm nhạc cũng không bỏ chị. Nó là
nghiệp với chị. Nhưng cũng có thể nhìn nhận nó là một sự cứu rỗi ?
-
Năm 1989 mẹ tôi đau nặng, tôi về Việt Nam tính nghỉ hát luôn nhưng sân
khấu đã không phụ tôi. Có một người rất mê tiếng hát của tôi làm hẳn cho tôi
một talk show Tâm tình với Kim Anh. Tiếng hát của tôi có dịp được hội ngộ khán
giả dù gián tiếp và những băng hình tôi thu cũng từ thời điểm này. Nhưng năm
1992, mẹ mất, tôi sock nặng nên nghỉ hát luôn.
Không
hát, cuộc sống rơi vào cơ cực, nên năm 2005, tôi xin đi hát trở lại. Tôi gọi
cho Trúc Hồ nói tôi đã thực sự mệt mỏi, muốn lấy một số hình ảnh trong cuốn
băng cũ làm băng, rồi lên sân khấu trở lại. Nhạc sĩ Anh Bằng nói, ai chứ Kim
Anh thì nên giúp nó. Khán giả lúc này không ít người nghĩ tôi bê tha nghiện
ngập nên cũng không muốn gần. Tôi lấy mọi can đảm để hát. Bộ trang phục cũ,
nhưng hợp với bài hát, và giọng hát vẫn còn đủ độ say nên khán giả lại thương tôi
trở lại như năm nào. Và bây giờ, trong nghệ thuật, tôi đang hồi sinh.
- Và
bây giờ, khi sự nghiệp hồi sinh, cũng là lúc chị phải đối diện với sự cô độc
của mình ?
-
Không. Thực tế lúc này tôi đã bớt phần cô độc. Đúng hơn, dù không được sống
trong cảm giác tình yêu mà vẫn thấy mình đang được nhận. Tôi hát khỏe hơn, mãnh
lực hơn trước và vẫn cái tật xấu, mỗi lần lên sân khấu là phải uống rượu. Tôi
không say bao giờ, càng uống càng tỉnh và càng hát hay hơn. Giờ này về Việt Nam, tôi đã,
đang và sẽ đến các vùng sâu vùng xa hát cho đồng bào, ở những nơi họ không có
điều kiện xem ca sĩ, nghe ca sĩ hát.
Tôi
cũng tri ân với những người đồng hành với trái tim tôi trong một khoảng thời
gian ngắn ngủi hay không ngắn ngủi thì tôi vẫn thấy trái tim mình vẫn còn biết
nói với tình yêu. Người gần người đấy nhưng tôi thấy một ai đó thực sự hiểu và
cảm thông với tôi vẫn còn ở đâu đó xa lắm, gần hết một đời người mà tôi vẫn
chưa thấy. Hay để đến lúc tôi chết đi, người đó sẽ là người đặt hoa hồng vàng
trên mộ tôi? Nếu như vậy, thì hạnh phúc có phù phiếm quá với một cõi người
không nhỉ ?
-
Cầu mong chị tìm được một hạnh phúc thực sự. Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện !
http://baomai.blogspot.com/2014/09/nu-ca-si-kim-anh-ruou-ma-tuy-va-than.html
Bàn ra tán vào (0)
Nữ Ca sĩ Kim Anh : Rượu, Ma tuý.., và Thân phận Đàn bà
Sự nổi tiếng mang lại danh vọng, tiền bạc nhưng cũng có thể gây không ít tai ương cho người nghệ sĩ. Hình như, trong những năm đó, cũng có rất nhiều biến cố xảy đến với cuộc đời chị ?
Mỗi
năm, nữ hoàng “Mùa Thu lá bay” sống và hát ở Việt Nam khoảng 6 tháng. Dù đã nổi tiếng
từ lâu và ở cái tuổi không nhiều lợi thế cho việc hát nhưng chị nói rằng, chị
đang ở một giai đoạn hồi sinh tiếp theo. Đó là sự hồi sinh sau bao bĩ cực như
một vở bi kịch mà người đàn bà vốn mạnh mẽ như đàn ông này đã tự diễn kín với
chính mình suốt cả cuộc đời.
Kim
Anh uống rượu rất khỏe và gần như là một “độc cô cầu bại” trên bàn nhậu. Thuốc
lá đốt cũng nhiều, mà phải là thuốc nặng đô. Chị nói :
-
“Anh cứ nhìn mặt tôi uống hàng chai rượu mà mặt cứ tỉnh như sáo thì anh đừng
ngạc nhiên. Đau cỡ nào về cả thể xác lẫn tinh thần, với tôi giờ như không nghĩa
lý. Đưa xương cho người ta khoan để bắt vít, không tiêm thuốc tê, tôi còn chịu
được nữa là. Đôi lúc buồn quá, 3 giờ sáng ngẩng mặt lên hỏi trời còn điều gì
đày ải nữa cứ đày ải nốt đi, con chịu được hết ! Có lẽ giờ này, trời cũng nên
để yên cho tôi được rồi đấy !”
Những
đày ải, bĩ cực cuộc đời mà một kiếp đàn bà phải chịu, gần như Kim Anh đã phải
gánh hết. Sự bất cần, sự không sợ sệt, cùng những tỉnh bơ với đau đớn, cùng
rượu, cùng tro tàn của sự thiêu đốt mình suốt một quãng đời, chưng cất trong
giọng hát Kim Anh để trở thành một chất giọng đặc thù không giống ai. Thế mà
nỗi buồn trong giọng hát chị, không nhuốm màu cay đắng, không bị ám ảnh của cô
đơn, nhưng cũng không có chức năng ru ngủ. Nó như một thứ cồn rửa vết thương.
Rằng, dốc hết đốt hết những gì Kim Anh có, cũng chỉ để rửa những vết thương
trong lòng người nghe mà thôi.
Bài
hát định mệnh
Nhắc
đến thế hệ ca sĩ vàng ở hải ngoại một thời, thấy ai cũng có một xuất phát điểm
và một sự nghiệp lẫy lừng. Còn nhắc đến Kim Anh trong quá khứ thường không thấy
một dữ liệu gì ngoài bài hát Mùa thu lá bay, được chị hát vào những năm 80
?
-
Tôi đến với ca hát khá ngẫu nhiên và xuất phát điểm ca hát của tôi cũng là ở
trời Tây chứ không phải ở Việt Nam.
Tôi gốc người Hoa, sinh ra và lớn lên ở cù lao Ông Chưởng (tỉnh Đồng Tháp). Hồi
nhỏ, tôi nổi tiếng thông minh và quậy phá. Năm 1969, tôi được một học bổng qua
Mỹ học về kế toán. Đầu tháng 5/1975, tôi gặp một người Mỹ gốc Hoa, là chủ nhà
hàng lớn Empress ở Wasington DC, nhờ tôi làm thông dịch tiếng Việt cho một số
anh chị em nghệ sĩ, cũng là một ban nhạc vừa di tản từ Việt Nam sang sau khi
Sài Gòn thay đổi.
Hàng
ngày,
tiếp xúc với ban nhạc, thấy tôi cũng nghêu ngao thì họ bảo, cứ hát chơi
một bài. Tôi hát, ban nhạc họ rất thích. Từ đó tôi trở thành ca sĩ nữ
duy nhất
của ban nhạc hát hàng đêm tại nhà hàng. Năm 1977, có một người bạn là ca
sĩ ở New York rủ tôi lên New York sống và hát với tư cách là một ca
sĩ độc lập. Những năm này tôi hát chủ yếu cho một nhà hàng người Hoa ở
New York, hát nhạc Tây
lẫn nhạc Hoa nhưng hầu hết là nhạc Hoa. Những bài như Mùa Thu lá bay hay
Máu
nhuộm Bến Thượng Hải tôi đã hát tiếng Hoa trong thời gian này.
-
Được biết Mùa Thu lá bay đến với chị để rồi chị trở thành một ca sĩ Kim Anh nổi
tiếng là một câu chuyện rất lạ. Chị có thể kể rõ hơn câu câu chuyện này ?
-
Năm 1982, nhà ở Việt Nam
nhắn tôi rằng ba tôi sắp mất và trước khi qua đời ông muốn được nghe giọng nói
của tôi. Tôi đi thu một băng cassette với 11 bài hát cả lời Việt lẫn lời Hoa
gửi về để như an ủi ba được nghe giọng của đứa con từ phương xa, cũng như để nói
với ba tôi vẫn giữ gốc gác của mình. Cái khó là thời gian này chủ yếu tôi hát
tiếng Anh và tiếng Hoa, với nhạc Việt tôi hoàn toàn lạ lẫm nên thu một cuốn
băng cũng chỉ là để ba nghe giọng mình, chứ cũng chẳng nghĩ sẽ đi dài và xa hơn
như sau này.
Lúc
cuốn băng về đến nơi ba đã mất được ba ngày, mắt vẫn mở. Má lại gần và nói :
“Thôi ông ơi, dù con không về được, con cũng gửi giọng nói về. Ông yên lòng
nhắm mắt cho con dễ làm ăn”. Thế, đôi mắt ba từ từ khép lại, một giọt nước mắt
đã khô đọng phía dưới quầng mắt ba.
Những
ngày ba mất, tôi buồn nghe đi nghe lại cuốn băng, chợt chạnh lòng thương phận
mình xa xứ, tử biệt sinh ly có thể là những điều gắn chặt. Tôi gửi cho bạn bè
một số cuốn băng để tặng, như một sự chia sẻ. Nào ngờ, người nọ chuyền tai
người kia, họ gọi cho tôi và mua băng. Tiền gửi về lúc đó cũng rất nhiều. Tôi
vẫn nghĩ đó đơn thuần chỉ là động viên, an ủi.
Còn
70 cuốn, lúc đó tôi cũng chẳng biết làm gì. Tôi lái xe qua Trung tâm băng nhạc
Thanh Lan, giới thiệu tôi là ca sĩ mới, tên là Kim Anh và mong họ mua băng với
giá 4 đô la/cuốn (tiền công thu là 4,25 đô la). Bà chủ còn hỏi : “Kim Anh Ba
Con Mèo phải không ?”, tôi nói không phải. Tôi đưa 10 cuốn cho bà nghe thử, nếu
được thì bà lấy, không thì thôi. Khi tôi đi được 10 cây số, bà lái xe theo và
nói có bao nhiêu bán hết cho bà, bà sẽ trả 4,5 đô la/cuốn. Tôi nổi tiếng với
Mùa Thu lá bay bắt đầu từ đó.
Tai
ương, hồi sinh và hủy diệt
- Sự
nổi tiếng mang lại danh vọng, tiền bạc nhưng cũng có thể gây không ít tai ương
cho người nghệ sĩ. Hình như, trong những năm đó, cũng có rất nhiều biến cố xảy
đến với cuộc đời chị ?
-
Chính xác là những tai ương xảy đến từ những ngày tôi cầm đồng tiền đầu tiên
của nghiệp cầm ca. 8/1/1978, New York có bão tuyết, tất cả xe cộ ngoài đường
hầu như không lưu thông được nữa. Đúng lúc đó tôi gặp người hàng xóm đang đỗ xe
trong garage và cho tôi đi nhờ về nhà. Khi qua cầu, đúng lúc gặp bão xoáy, xe
bị quay rồi va vào thành cầu. Gần 3 năm trời tôi sống trong nhà thương, không
một người quen thân bên cạnh, sống chủ yếu nhờ lòng tốt của thiên hạ. Toàn cơ
thể tôi lúc đó chi chít vết thương. Chân tay liệt. Đầu vẹo. Mặt chi chít vết
khâu, 285 mũi. Lưng cong. Nói chung, nghĩ về cái chết khi đó, tôi còn thấy nhẹ
hơn việc nghĩ mình sống.
Bác
sĩ sợ tôi cắn lưỡi tự tử nên suốt ngày để nẹp miệng. Họ nói, giờ nếu bắt vít
vào cánh tay thì lưng cong suốt đời. Mà chữa cho lưng thẳng xem như tay bị
liệt. Tôi nói, có tay mới làm được việc, chứ lưng cong cũng chẳng sao. Lúc này
tôi nghĩ rằng, cả cuộc đời tôi chắc cũng mãi gắn với chiếc xe lăn. Nhưng tôi
chợt nhớ, mình còn giọng hát. Dù thế nào cũng phải sống để mà hát, kể cả hát
rong kiếm tiền nhưng trước hết là phải sống.
- Vậy
làm thế nào mà chị thoát khỏi chiếc xe lăn và đặc biệt là sống qua những ngày
“phế nhân” khi không có một người thân nào bên cạnh ?
-
Thời gian đó, ông chủ nhà hàng qua thăm tôi trong bệnh viện, quyết bảo lãnh tôi
được hát vì lý do rằng, chỉ có hát cô ấy mới cảm thấy được sống. Họ cho người
đến bế cả xe lăn, tôi hát Diễm xưa cùng nước mắt của khán giả, nước mắt mình,
nhất là đoạn “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”.
Đi
hát, ý chí thúc tôi phải thoát khỏi cái xe lăn càng sớm càng tốt. Tôi muốn được
đứng lên, muốn được đi ra, muốn được bay nhảy với những giai điệu như trước
đây. Có lẽ, ông trời chơi khăm, muốn bắt tôi hát nhạc buồn suốt đời, nên cứ để
tôi ngồi, và hát là đủ. Mỗi tối, trước khi lên sân khấu, tôi phải uống rượu.
Uống để quên mình buồn nhưng càng uống càng thấy tỉnh. Dần dần, rượu thành
người bạn không thể thiếu mỗi lần lên hát.
Một
bác sĩ người Do Thái vào thăm tôi trong bệnh viện và quyết cãi trước tòa để tôi
được ra ngoài tìm bác sĩ chữa trị cho mình để có cơ hội cất tiếng hát hàng đêm.
Đúng lúc ấy, có một cậu người Đài Loan thích nghe tôi hát Mùa Thu lá bay ở nhà
hàng, quyết đón tôi về ở để có bác sĩ chăm sóc cho tiện.
Được
2 tuần, người nhà cậu ở Đài Loan có công chuyện nên cậu phải về đó, không biết
khi nào trở lại. Vừa gặp quý nhân chưa lâu thì như thế, tôi rất hoang mang về
phần mình. Đứng không đứng được. Đi không đi được. Lúc đó, tôi chỉ ước cứ ngồi
thế mà chết cho rồi. Đúng lúc hoang mang nhất, tôi nghe dưới nhà có hai người
nói tiếng Việt. Họ nói “địa chỉ này đúng là nơi cô ca sĩ Kim Anh hát trên xe
lăn ở đây”. Họ qua thăm, biết được tình hình tôi, họ nói : “Thôi, cô về nhà anh
chị mà ở. Đừng ngại gì, đời người ai chẳng gặp lúc hoạn nạn”. Tôi mừng quá, xỉu
luôn.
Về
nhà, ba cô con gái của ông bà thay nhau đút cơm cho tôi ăn. Hai năm ròng được
quý nhân cưu mang, chữa trị, đến khi cắt băng, tôi xin đi chứ không làm phiền
quý nhân của mình thêm nữa. Ba năm trời đau đớn, ngồi cho người ta khoan từng
mũi vào xương và ngủ ngồi, đến lúc ráp xương, được ngủ nằm, là một hạnh phúc
lớn nhất đời khi đó. Tôi ngủ vùi 4 đêm, 5 ngày, nhiều người cứ nghĩ là tôi
chết. Không, tôi đã hồi sinh sau một quãng đời tưởng chừng như chẳng bao giờ có
ngày này.
- Sự
hồi sinh này có làm cho giọng hát chị vui lên, hay vẫn cứ buồn như những ngày
“thân em giờ hoang phế, lê theo thời gian giông gió” ?
-
Một sự hồi sinh mới, nhưng lại bắt đầu một cuộc hủy diệt. Thời gian trong bệnh
viện các bác sĩ đã cho tôi dùng thuốc lá và ma túy để quên đi cơn đau. Tôi
nghiện là tại tôi, cũng chẳng trách các bác sĩ được. Mình lạm dụng vô ý thức,
trở thành một con nghiện. 4 năm trời vật vã với ma túy, bao nhiêu tiền làm ra,
vừa hỗ trợ gia đình khi ba tôi mất, còn bao nhiêu tôi nướng hết vào ma túy. Rồi
các fan, họ cũng thể hiện lòng hâm mộ bằng việc tặng tôi… ma túy.
Năm
1984, sau một cơn sốc, tôi tỉnh dậy và tự nhủ, không thể thế này mãi được. Một
là chết, hai là sống. Bĩ cực đau đớn mình đã chiến đấu để giành quyền được
sống, nay sống như thế này thì thà chết còn hơn. Tôi quyết đi Pháp cai. Tôi ôm
bọc ma túy đi lang thang và tìm đến một nghĩa trang quân đội ở miền Đông nước
Pháp, quyết sống tách biệt để thử sức chịu đựng. Tôi được gia đình người quản
trang cho ở lại, họ không hề biết tôi nghiện mà chỉ biết tôi đến xin một việc
để làm. Tôi vào toilet, đổ bọc ma túy xuống bồn cầu và giật nước. Rồi tôi ôm
lấy bồn cầu ngồi khóc, như thể lần này mình không thể sống nữa. Sau đó, cơn
nghiện bắt đầu vật. Ông bà chủ biết, còn hỏi tôi có muốn không thì đi mua thuốc
cho, tôi lắc đầu quyết không và quyết cai cho bằng được.
Sau 8 tháng, tôi từ bỏ ma túy mà không cần một viên thuốc. Đáng lẽ, tôi đã ở lại nước Pháp và an phận. Nhưng rồi, cơn bĩ cực này qua lại là những cơn bĩ cực khác.
Người
đàn bà tìm con
- Không
lẽ, cả tuổi thanh xuân của chị là tai ương, ma túy, thuốc lá và rượu ? Suốt một
quãng đời lúc đó, không có ai là người đàn ông của riêng chị ư ?
-
Thực ra năm 1970 tôi đã có chồng và năm 1972 tôi đã sinh con. Lúc sang Mỹ tôi
chưa có bằng tú tài, nên hoặc sẽ phải có người bảo lãnh để ở lại, hoặc sẽ bị
trục xuất. Có một người rất thương nói rằng : “Thực lòng tôi không muốn cưới em
vì trông em trẻ trung hồn nhiên quá. Nhưng để giúp được em, tôi không ngại gì
cả” Một năm sau thì tôi sinh con.
Cuộc
sống không có tình yêu nên gia đình có cũng như không. Đứa con để lại cho anh
nuôi. Tôi học xong, lang thang theo nghiệp cầm ca và quên mất rằng mình cũng đã
có chồng. Khi bị tai nạn, tôi chợt nhớ ra dù gì tôi cũng có thứ quý giá nhất
trên đời là con, thì cũng éo le thay anh đã lấy vợ khác và tôi không biết cách
nào để liên lạc với anh cũng như gặp con mình.
Tôi
thỏa hiệp với cả nỗi đau này để được sống. Khi rời khỏi chiếc xe lăn, việc đầu
tiên là đi tìm con. Lúc lần ra dòng địa chỉ, gặp phải cô vợ anh vốn rất ghen
tuông nên ba lần bảy lượt muốn gặp con mình mà không thể được. Tôi nhờ đến luật
sư và phải năn nỉ ông bằng cách này hay cách khác để tôi được nhìn thấy con tôi
ngay. Khi ra tòa, tòa nói, với sức khỏe hiện tại tôi không thể nuôi con và cho
tôi một ân huệ mỗi năm chỉ được gặp con cho đến khi nào khỏi bệnh hẳn. Từ đó,
cứ ba tháng hè, con lại về ở với tôi.
Niềm
an ủi lớn nhất là, con tôi dù bao năm xa cách, rất ngoan, có hiếu và thương mẹ.
Khi tôi làm cuốn băng để gửi về Việt Nam, hai mẹ con cùng nhau ghép vỏ,
cùng nhau dán nhãn. Nó học kế toán, hiện giờ sống ở San Francisco, hiện cũng đã có vợ con, sống
rất hiếu nghĩa.
- Trải
qua bao bi thương như thế, mất mát như thế, cũng đồng nghĩa với việc con tim
thời tuổi trẻ của chị không còn chỗ cho tình yêu ?
-
May mắn là dù bị đẩy đến chốn cùng cực thì cuối cùng ông trời cũng cho tôi được
rung cảm dù không kéo dài. Những ngày tôi cai nghiện ở Pháp, người con trai của
ông chủ lúc đó đem lòng yêu tôi. Anh là một diễn viên kịch, hơn tôi 8 tuổi.
Chúng tôi yêu nhau và tôi sinh cho anh được một đứa con trai.
Cuộc
sống của chúng tôi cũng có những ngày hạnh phúc. Anh đi diễn, tôi đi hát. Trong
chuyện tình cảm tôi là người nghiêm túc, gia đình anh rất quý tôi ở điều đó.
Nhưng rồi một lần anh nửa đùa nửa thật: Ca sĩ đi bốn mùa thế, ai mà tin được có
chung thủy hay không. Tôi giận quá, ngày hôm sau mua vé máy bay về Mỹ. Năm nay
con cũng đã 23 tuổi và đang học về nhạc. Hai cha con thỉnh thoảng vẫn gặp nhau
nhưng tình yêu mà tôi dành cho anh đã chết, có lẽ do tự ái của tôi cao quá.
- Hình
như trải qua nhiều biến cố cuộc đời, đã có một thời gian dài chị nghỉ hát ?
Thực tế là dù chị có xảy ra chuyện gì thì âm nhạc cũng không bỏ chị. Nó là
nghiệp với chị. Nhưng cũng có thể nhìn nhận nó là một sự cứu rỗi ?
-
Năm 1989 mẹ tôi đau nặng, tôi về Việt Nam tính nghỉ hát luôn nhưng sân
khấu đã không phụ tôi. Có một người rất mê tiếng hát của tôi làm hẳn cho tôi
một talk show Tâm tình với Kim Anh. Tiếng hát của tôi có dịp được hội ngộ khán
giả dù gián tiếp và những băng hình tôi thu cũng từ thời điểm này. Nhưng năm
1992, mẹ mất, tôi sock nặng nên nghỉ hát luôn.
Không
hát, cuộc sống rơi vào cơ cực, nên năm 2005, tôi xin đi hát trở lại. Tôi gọi
cho Trúc Hồ nói tôi đã thực sự mệt mỏi, muốn lấy một số hình ảnh trong cuốn
băng cũ làm băng, rồi lên sân khấu trở lại. Nhạc sĩ Anh Bằng nói, ai chứ Kim
Anh thì nên giúp nó. Khán giả lúc này không ít người nghĩ tôi bê tha nghiện
ngập nên cũng không muốn gần. Tôi lấy mọi can đảm để hát. Bộ trang phục cũ,
nhưng hợp với bài hát, và giọng hát vẫn còn đủ độ say nên khán giả lại thương tôi
trở lại như năm nào. Và bây giờ, trong nghệ thuật, tôi đang hồi sinh.
- Và
bây giờ, khi sự nghiệp hồi sinh, cũng là lúc chị phải đối diện với sự cô độc
của mình ?
-
Không. Thực tế lúc này tôi đã bớt phần cô độc. Đúng hơn, dù không được sống
trong cảm giác tình yêu mà vẫn thấy mình đang được nhận. Tôi hát khỏe hơn, mãnh
lực hơn trước và vẫn cái tật xấu, mỗi lần lên sân khấu là phải uống rượu. Tôi
không say bao giờ, càng uống càng tỉnh và càng hát hay hơn. Giờ này về Việt Nam, tôi đã,
đang và sẽ đến các vùng sâu vùng xa hát cho đồng bào, ở những nơi họ không có
điều kiện xem ca sĩ, nghe ca sĩ hát.
Tôi
cũng tri ân với những người đồng hành với trái tim tôi trong một khoảng thời
gian ngắn ngủi hay không ngắn ngủi thì tôi vẫn thấy trái tim mình vẫn còn biết
nói với tình yêu. Người gần người đấy nhưng tôi thấy một ai đó thực sự hiểu và
cảm thông với tôi vẫn còn ở đâu đó xa lắm, gần hết một đời người mà tôi vẫn
chưa thấy. Hay để đến lúc tôi chết đi, người đó sẽ là người đặt hoa hồng vàng
trên mộ tôi? Nếu như vậy, thì hạnh phúc có phù phiếm quá với một cõi người
không nhỉ ?
-
Cầu mong chị tìm được một hạnh phúc thực sự. Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện !
http://baomai.blogspot.com/2014/09/nu-ca-si-kim-anh-ruou-ma-tuy-va-than.html