Nhân Vật

Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên

Vì biến cố Mậu Thân thì chúng tôi đi theo các đoàn y tế giúp đỡ những người bị thương hay những trẻ em mà cha mẹ bị chết thì bồng những trẻ nhỏ đó đưa vào các cô nhi viện ở thành phố
 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

chinh-chien-dieu-linh-200.jpg 
Bìa sách "Chinh Chiến Điêu Linh"
Kiều Mỹ Duyên tên thật là Nguyễn Thị Ẩn, trước năm 1975 bà cộng tác với các báo Công Luận, Hòa Bình và Trắng Đen. Từ 1964 bà chuyên viết phóng sự về xã hội và chiến trường. Năm 1976, bà vượt biên và định cư tại tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Năm 1982, bà tốt nghiệp Báo Chí, Chính Trị và Địa Ốc tại California State University of Fullerton.

Thì những cảnh đó làm cho chúng tôi thấy rằng tình cảnh của vợ chồng nó thấm thía không thể tưởng tượng được, mà không có cái xứ sở văn mình nào mà có cái tình cảnh thấm thía như tình cảnh vợ chồng của người Việt Nam vào các thập niên 1960, 1970 và những thập niên trước đó.

Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên

Từ lúc định cư tại Orange County (Quận Cam) cho đến nay, bà vẫn viết cho hầu hết các báo Việt Ngữ tại Hoa Kỳ về những vấn đề chuyên môn, sinh hoạt của cộng đồng người Việt tị nạn, cũng như cuộc sống của các cựu tù nhân chính trị.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, bà chuyên viết những phóng sự chiến trường cùng những mảnh đời song song với cuộc chiến. Sự nghiệp viết lách của bà gắn liền với những cuộc hành quân và nhiều chiến trường khốc liệt của thập niên 1960.

Là một nữ ký giả xuất sắc trong thời gian chiến tranh, Kiều Mỹ Duyên đã đi qua rất nhiều địa danh nổi tiếng trong cuộc chiến. Bà ghi chép lại những kinh nghiệm, những sự thật và những trận đánh đẫm máu trong tác phẩm “Chinh chiến điêu linh” vừa mới phát hành hồi gần đây. Trong một lần công tác tại California chúng tôi có dịp nói chuyện trực tiếp với bà về những thành tựu và kinh nghiệm mà bà đạt được, trước tiên ký giả Kiều Mỹ Duyên cho chúng tôi biết những ngày đầu tiên bà bước chân vào làng báo:

Viết báo từ tiểu học

Kiều Mỹ Duyên: Kiều Mỹ Duyên bước vào nghề ký giả thật là một sự tình cờ. Lúc còn học tiểu học thì cô giáo dạy ở Lớp Ba có nói là những bài văn của Kiều Mỹ Duyên ở trong lớp được quá, cô giáo khuyến khích viết và cô giáo đem xuống Sài Gòn đăng tờ báo Trẻ, tờ báo trẻ con - tờ báo thiếu nhi đó, xong được tiền nhuận bút. Rồi từ đó tự nhiên mình thấy mình mới có 11-12 tuổi mà đã làm ra tiền bằng ngòi bút của mình nên từ đó cứ viết, và viết cũng được sự giúp đỡ của cô giáo.

Mặc LâmThưa, bà có nhớ những bài viết đầu tiên của bà có mặt ở tờ báo nào hay không ạ?

Kiều Mỹ Duyên: Kiều Mỹ Duyên mới viết bài cho tờ báo Công Luận, viết cho tờ báo Hoà Bình. Viết cho Công Luận thì viết cho một trang, giữ cho trang Người Yêu Của Lính. Hễ người nào thương yêu lính thì gửi bài tới, rồi Kiều Mỹ Duyên đọc và lựa những bài nào hay nhứt thì đăng lên đó. Rồi lính lại viết thư về Thương Người Hậu Phương. Thì trang đó là một trang rất là lãng mạn của những người nữ sinh - sinh viên của thành phố.

Mặc LâmBà có thể kể hoàn cảnh nào khiến cho bà tham gia trực tiếp viết bài về những trận đánh trước năm 1975 hay không?

Tôi thấy cái vai trò truyền thông ở hải ngoại vô cùng quan trọng, nhứt là bây giờ cái internet, chẳng hạn như một phái đoàn trong nước sắp sửa qua đây thì người ta chỉ cần biết một hai ngày thôi là số người đi biểu tình có thể vài ba chục ngàn người.

Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên

Phóng viên chiến trường

Kiều Mỹ Duyên: Vì biến cố Mậu Thân thì chúng tôi đi theo các đoàn y tế giúp đỡ những người bị thương hay những trẻ em mà cha mẹ bị chết thì bồng những trẻ nhỏ đó đưa vào các cô nhi viện ở thành phố, rồi gửi những bài viết đó đến tòa báo và không ngờ bài của mình lại được đưa lên trang nhứt, chứ còn hồi đó mà viết cho báo tuổi thơ là đăng trang trong hay là trang phụ nữ, hay là trang của lính, người yêu của lính cũng đăng trang trong thôi. Vậy là tự nhiên vì biến cố Mậu Thân mà bài viết được đăng lên trang nhứt, và đó cũng là sự tình cờ mà mình trở thành ký giả chứ không nghĩ rằng mình là ký giả nữa, bời vì chúng tôi muốn sau này học xong ra làm một cô giáo thôi; mà học Luật Khoa hay là Văn Khoa thì cũng mong làm một cô giáo thôi chứ không có mong làm ký giả.

Mặc LâmThưa, theo như bà vừa nói thì nghề phóng viên chiến trường chỉ là tình cờ mà bà theo đuổi thôi, nhưng mà theo chỗ chúng tôi được biết thì bà đã có nhận được một học bổng từ nước Úc cho phép bà theo học nghề ký giả vào thập niên 1960. Bà có thể cho biết thêm chi tiết về vấn đề này hay không ạ?

Du học ở Úc

Kiều Mỹ Duyên: Tòa Đại Sứ của Úc Châu có ra một thông cáo là có học bổng, thì có hai học bổng của Úc Châu (Australia) và Tân Tây Lan (New Zealand) là học bổng (scholarship) dành cho những người đậu Tú Tài theo học 4 năm và chính phủ Úc Châu đài thọ tất cả. Cũng là một sự tình cờ là khi mình nộp đơn vô và được Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam nhận rồi qua Tòa Đại Sứ Úc thi, rồi bên Úc chấm rồi cho đi, lên đường.

Mặc LâmTrong thời kỳ chiến tranh Việt Nam thì bà với tư cách là một phóng viên chiến trường, đi đây đi đó rất là nhiều, như vậy bà có một hoàn cảnh hay một tình huống nào mà đáng nhớ nhất trong đời cho tới nay vẫn còn đọng lại trong tâm trí của bà hay không?

Kiều Mỹ Duyên: Nhiều việc cảm động lắm. Chẳng hạn như là một người mẹ già có một người con trai duy nhất thôi mà người con trai đó tình nguyện vô Đà Lạt (Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam). Anh đó là sĩ quan Khoá 17 Võ Bị Đà Lạt và anh mất. Mà lúc nào anh đi ra bất cứ nơi nào ở một vùng nào trên chiến trường thì người mẹ, người vợ và mấy đứa con cũng đi theo. Cho nên chúng tôi thấy người mẹ thương con vô cùng, người vợ cũng thương chồng vô cùng. Và nhất là những người lính Thượng, một tiểu đoàn người Thượng thì có chừng một số các sĩ quan là người Kinh, còn bao nhiêu là người Thượng - người thiểu số, thì có một tiểu đoàn người Thượng thì có một tiểu đoàn vợ và mấy tiểu đoàn con, mà đi bất cứ nơi nào không có chỗ ăn chỗ hay trại gia binh đàng hoàng thì người vợ và các con vẫn theo chồng. Thì những cảnh đó làm cho chúng tôi thấy rằng tình cảnh của vợ chồng nó thấm thía không thể tưởng tượng được, mà không có cái xứ sở văn mình nào mà có cái tình cảnh thấm thía như tình cảnh vợ chồng của người Việt Nam vào các thập niên 1960, 1970 và những thập niên trước đó.

Vài lời khuyên

Mặc LâmThưa, xin bà cho biết hành nghề ký giả ở Việt Nam và ở Mỹ thì sự khác biệt lớn nhất là gì ạ?

Kiều Mỹ Duyên: Nghề ký giả ở nước ngoài có nhiều phương tiện lắm, nhứt là khi mà làm cho người Mỹ thì được cung cấp rất là nhiều phương tiện. Cái khó khăn mà chúng tôi không có gặp phải, chẳng hạn như chúng tôi muốn gặp chủ tịch của hội đồng giám mục thì chúng tôi sẽ được gặp, hoặc là chúng tôi cũng đã từng gặp Tổng Thống George Bush cha, George Bush con, hay là Tổng Thống Carter. Đối với một người ký giả ở hải ngoại này muốn gặp các nguyên thủ quốc gia thì rất là dễ dàng, dễ hơn là hồi trước 75 ở trong nước.

Mặc LâmNếu có một lời khuyên cho các thế hệ sau này thì bà sẽ nói gì? Bà sẽ nói về những khó khăn của người ký giả như bà thường gặp ở hải ngoại là trở ngại ngôn ngữ hay là phương tiện đăng tải bài viết hay những điều nào khác nữa, thưa bà?

Kiều Mỹ Duyên: Những cái khó khăn có thể gặp phải là ngôn ngữ. Nhiều khi nhiều người ở hải ngoại này muốn làm cho người ta hiểu cái tập quán phong tục của mình, nhưng cái thì giờ của nguyên thủ quốc gia không để cho mình nhiều đâu mà mình phải làm việc chung với người Mỹ tại địa phương, cho nên lúc nào chúng tôi cũng mong là các em các cháu ở quê nhà thế hệ thứ ba, thứ tư nếu muốn đi du học thì cái chuyện đầu tiên là học sinh ngữ như mình nói như người ngoại quốc mà mình hiểu cũng như người ở hải ngoại. Và người Việt Nam rất là thông minh, thế hệ thứ hai thứ ba rất thông minh, thì tôi nghĩ rằng bất cứ việc gì thì Kiều Mỹ Duyên nghĩ rằng họ cũng sẽ thành công.

Ảnh hưởng của truyền thông

Mặc LâmLà một người đang làm việc trong ngành truyền thông ở hải ngoại thì theo nhận xét của bà thì cái vai trò truyền thông có ảnh hưởng thế nào đối với cộng đồng người Việt đang sinh sống tại đây?

Kiều Mỹ Duyên: Tôi thấy cái vai trò truyền thông ở hải ngoại vô cùng quan trọng, nhứt là bây giờ cái internet, chẳng hạn như một phái đoàn trong nước sắp sửa qua đây thì người ta chỉ cần biết một hai ngày thôi là số người đi biểu tình có thể vài ba chục ngàn người. Tại sao vậy? Tại vì truyền thông và radio 24/24, tivi 24/24, internet, rồi báo chí nữa, cho nên cái truyền thông đi rất là nhanh, chẳng hạn như là Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào ở bên Trung Quốc qua San Francisco mà đồng bào người Hoa chỉ biết trước có 24 tiếng đồng hồ mà 250 ngàn người đi biểu tình, họ bỏ hết công ăn việc làm để đi biểu tình. Cho nên ở cái xứ sở văn minh thì truyền thông quan trọng hàng số một, như các lần tranh cử tổng thống hay thống đốc thì vai trò của truyền thông là vô cùng quan trọng.

Quyển sách “Chinh chiến điêu linh” là những bài viết lúc mùa hè đỏ lửa từ ở Miền Nam, ở cao nguyên, ở biên giới Việt - Miên, Việt - Lào, Cao Nguyên Trung Phần, rồi những cô nhi viện, những bệnh viện dã chiến, v.v. thì những hình ảnh đó toàn là những hình ảnh thật, người thật, việc thật qua những bài viết này lưu lại ở (Thư Viện) Quốc Hội Hoa Kỳ …

Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên

Tác phẩm “Chinh chiến điêu linh”

Mặc LâmTheo chúng tôi được biết thì bà vừa phát hành tác phẩm bút ký chiến trường mang tên “Chinh chiến điêu linh”, bà có thể cho biết một vài chi tiết về tác phẩm này được không?

Kiều Mỹ Duyên: Quyển sách “Chinh chiến điêu linh” là những bài viết lúc mùa hè đỏ lửa từ ở Miền Nam, ở cao nguyên, ở biên giới Việt - Miên, Việt - Lào, Cao Nguyên Trung Phần, rồi những cô nhi viện, những bệnh viện dã chiến, v.v. thì những hình ảnh đó toàn là những hình ảnh thật, người thật, việc thật qua những bài viết này lưu lại ở (Thư Viện) Quốc Hội Hoa Kỳ, thì chúng tôi sau này mới đến (Thư Viện) Quốc Hội thu thập lại những bài viết đó, rồi sửa sang lại chút như sửa chữa dấu hỏi dấu ngã. Tinh thần của quyển bút ký chiến trường là chinh chiến điêu linh.

Mặc Lâm: Xin được hỏi bà một câu cuối cùng là sau nhiều năm theo đuổi sự nghiệp báo chí, bà có dự định gì cho những ngày sắp tới ạ?

Kiều Mỹ Duyên: Tất cả trong đời này cái gì cũng là sự tình cờ nhưng mà riêng suốt cuộc đời Kiều Mỹ Duyên là thích làm việc xã hội và cái mơ ước của chúng tôi suốt cuộc đời còn lại là giúp đỡ cho những người nghèo, những đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ, hay là những người ở trong những làng quê hẻo lánh mà không được đi học thì mong rằng những đứa trẻ được đến trường, mong rằng những đứa trẻ có áo ấm mặc trong mùa đông và có thuốc men có thức ăn và có một đời sống văn minh cũng như tất cả mọi người. Ở hải ngoại này thì cái mơ ước về già chỉ là làm việc xã hội, làm việc truyền thông. Nói lên sự thật, mình thấy cái gì mình nói cái nấy, đó là mơ ước của chúng tôi.

Mặc Lâm: Xin cám ơn bà về buổi nói chuyện ngày hôm nay.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên

Vì biến cố Mậu Thân thì chúng tôi đi theo các đoàn y tế giúp đỡ những người bị thương hay những trẻ em mà cha mẹ bị chết thì bồng những trẻ nhỏ đó đưa vào các cô nhi viện ở thành phố
 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

chinh-chien-dieu-linh-200.jpg 
Bìa sách "Chinh Chiến Điêu Linh"
Kiều Mỹ Duyên tên thật là Nguyễn Thị Ẩn, trước năm 1975 bà cộng tác với các báo Công Luận, Hòa Bình và Trắng Đen. Từ 1964 bà chuyên viết phóng sự về xã hội và chiến trường. Năm 1976, bà vượt biên và định cư tại tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Năm 1982, bà tốt nghiệp Báo Chí, Chính Trị và Địa Ốc tại California State University of Fullerton.

Thì những cảnh đó làm cho chúng tôi thấy rằng tình cảnh của vợ chồng nó thấm thía không thể tưởng tượng được, mà không có cái xứ sở văn mình nào mà có cái tình cảnh thấm thía như tình cảnh vợ chồng của người Việt Nam vào các thập niên 1960, 1970 và những thập niên trước đó.

Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên

Từ lúc định cư tại Orange County (Quận Cam) cho đến nay, bà vẫn viết cho hầu hết các báo Việt Ngữ tại Hoa Kỳ về những vấn đề chuyên môn, sinh hoạt của cộng đồng người Việt tị nạn, cũng như cuộc sống của các cựu tù nhân chính trị.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, bà chuyên viết những phóng sự chiến trường cùng những mảnh đời song song với cuộc chiến. Sự nghiệp viết lách của bà gắn liền với những cuộc hành quân và nhiều chiến trường khốc liệt của thập niên 1960.

Là một nữ ký giả xuất sắc trong thời gian chiến tranh, Kiều Mỹ Duyên đã đi qua rất nhiều địa danh nổi tiếng trong cuộc chiến. Bà ghi chép lại những kinh nghiệm, những sự thật và những trận đánh đẫm máu trong tác phẩm “Chinh chiến điêu linh” vừa mới phát hành hồi gần đây. Trong một lần công tác tại California chúng tôi có dịp nói chuyện trực tiếp với bà về những thành tựu và kinh nghiệm mà bà đạt được, trước tiên ký giả Kiều Mỹ Duyên cho chúng tôi biết những ngày đầu tiên bà bước chân vào làng báo:

Viết báo từ tiểu học

Kiều Mỹ Duyên: Kiều Mỹ Duyên bước vào nghề ký giả thật là một sự tình cờ. Lúc còn học tiểu học thì cô giáo dạy ở Lớp Ba có nói là những bài văn của Kiều Mỹ Duyên ở trong lớp được quá, cô giáo khuyến khích viết và cô giáo đem xuống Sài Gòn đăng tờ báo Trẻ, tờ báo trẻ con - tờ báo thiếu nhi đó, xong được tiền nhuận bút. Rồi từ đó tự nhiên mình thấy mình mới có 11-12 tuổi mà đã làm ra tiền bằng ngòi bút của mình nên từ đó cứ viết, và viết cũng được sự giúp đỡ của cô giáo.

Mặc LâmThưa, bà có nhớ những bài viết đầu tiên của bà có mặt ở tờ báo nào hay không ạ?

Kiều Mỹ Duyên: Kiều Mỹ Duyên mới viết bài cho tờ báo Công Luận, viết cho tờ báo Hoà Bình. Viết cho Công Luận thì viết cho một trang, giữ cho trang Người Yêu Của Lính. Hễ người nào thương yêu lính thì gửi bài tới, rồi Kiều Mỹ Duyên đọc và lựa những bài nào hay nhứt thì đăng lên đó. Rồi lính lại viết thư về Thương Người Hậu Phương. Thì trang đó là một trang rất là lãng mạn của những người nữ sinh - sinh viên của thành phố.

Mặc LâmBà có thể kể hoàn cảnh nào khiến cho bà tham gia trực tiếp viết bài về những trận đánh trước năm 1975 hay không?

Tôi thấy cái vai trò truyền thông ở hải ngoại vô cùng quan trọng, nhứt là bây giờ cái internet, chẳng hạn như một phái đoàn trong nước sắp sửa qua đây thì người ta chỉ cần biết một hai ngày thôi là số người đi biểu tình có thể vài ba chục ngàn người.

Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên

Phóng viên chiến trường

Kiều Mỹ Duyên: Vì biến cố Mậu Thân thì chúng tôi đi theo các đoàn y tế giúp đỡ những người bị thương hay những trẻ em mà cha mẹ bị chết thì bồng những trẻ nhỏ đó đưa vào các cô nhi viện ở thành phố, rồi gửi những bài viết đó đến tòa báo và không ngờ bài của mình lại được đưa lên trang nhứt, chứ còn hồi đó mà viết cho báo tuổi thơ là đăng trang trong hay là trang phụ nữ, hay là trang của lính, người yêu của lính cũng đăng trang trong thôi. Vậy là tự nhiên vì biến cố Mậu Thân mà bài viết được đăng lên trang nhứt, và đó cũng là sự tình cờ mà mình trở thành ký giả chứ không nghĩ rằng mình là ký giả nữa, bời vì chúng tôi muốn sau này học xong ra làm một cô giáo thôi; mà học Luật Khoa hay là Văn Khoa thì cũng mong làm một cô giáo thôi chứ không có mong làm ký giả.

Mặc LâmThưa, theo như bà vừa nói thì nghề phóng viên chiến trường chỉ là tình cờ mà bà theo đuổi thôi, nhưng mà theo chỗ chúng tôi được biết thì bà đã có nhận được một học bổng từ nước Úc cho phép bà theo học nghề ký giả vào thập niên 1960. Bà có thể cho biết thêm chi tiết về vấn đề này hay không ạ?

Du học ở Úc

Kiều Mỹ Duyên: Tòa Đại Sứ của Úc Châu có ra một thông cáo là có học bổng, thì có hai học bổng của Úc Châu (Australia) và Tân Tây Lan (New Zealand) là học bổng (scholarship) dành cho những người đậu Tú Tài theo học 4 năm và chính phủ Úc Châu đài thọ tất cả. Cũng là một sự tình cờ là khi mình nộp đơn vô và được Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam nhận rồi qua Tòa Đại Sứ Úc thi, rồi bên Úc chấm rồi cho đi, lên đường.

Mặc LâmTrong thời kỳ chiến tranh Việt Nam thì bà với tư cách là một phóng viên chiến trường, đi đây đi đó rất là nhiều, như vậy bà có một hoàn cảnh hay một tình huống nào mà đáng nhớ nhất trong đời cho tới nay vẫn còn đọng lại trong tâm trí của bà hay không?

Kiều Mỹ Duyên: Nhiều việc cảm động lắm. Chẳng hạn như là một người mẹ già có một người con trai duy nhất thôi mà người con trai đó tình nguyện vô Đà Lạt (Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam). Anh đó là sĩ quan Khoá 17 Võ Bị Đà Lạt và anh mất. Mà lúc nào anh đi ra bất cứ nơi nào ở một vùng nào trên chiến trường thì người mẹ, người vợ và mấy đứa con cũng đi theo. Cho nên chúng tôi thấy người mẹ thương con vô cùng, người vợ cũng thương chồng vô cùng. Và nhất là những người lính Thượng, một tiểu đoàn người Thượng thì có chừng một số các sĩ quan là người Kinh, còn bao nhiêu là người Thượng - người thiểu số, thì có một tiểu đoàn người Thượng thì có một tiểu đoàn vợ và mấy tiểu đoàn con, mà đi bất cứ nơi nào không có chỗ ăn chỗ hay trại gia binh đàng hoàng thì người vợ và các con vẫn theo chồng. Thì những cảnh đó làm cho chúng tôi thấy rằng tình cảnh của vợ chồng nó thấm thía không thể tưởng tượng được, mà không có cái xứ sở văn mình nào mà có cái tình cảnh thấm thía như tình cảnh vợ chồng của người Việt Nam vào các thập niên 1960, 1970 và những thập niên trước đó.

Vài lời khuyên

Mặc LâmThưa, xin bà cho biết hành nghề ký giả ở Việt Nam và ở Mỹ thì sự khác biệt lớn nhất là gì ạ?

Kiều Mỹ Duyên: Nghề ký giả ở nước ngoài có nhiều phương tiện lắm, nhứt là khi mà làm cho người Mỹ thì được cung cấp rất là nhiều phương tiện. Cái khó khăn mà chúng tôi không có gặp phải, chẳng hạn như chúng tôi muốn gặp chủ tịch của hội đồng giám mục thì chúng tôi sẽ được gặp, hoặc là chúng tôi cũng đã từng gặp Tổng Thống George Bush cha, George Bush con, hay là Tổng Thống Carter. Đối với một người ký giả ở hải ngoại này muốn gặp các nguyên thủ quốc gia thì rất là dễ dàng, dễ hơn là hồi trước 75 ở trong nước.

Mặc LâmNếu có một lời khuyên cho các thế hệ sau này thì bà sẽ nói gì? Bà sẽ nói về những khó khăn của người ký giả như bà thường gặp ở hải ngoại là trở ngại ngôn ngữ hay là phương tiện đăng tải bài viết hay những điều nào khác nữa, thưa bà?

Kiều Mỹ Duyên: Những cái khó khăn có thể gặp phải là ngôn ngữ. Nhiều khi nhiều người ở hải ngoại này muốn làm cho người ta hiểu cái tập quán phong tục của mình, nhưng cái thì giờ của nguyên thủ quốc gia không để cho mình nhiều đâu mà mình phải làm việc chung với người Mỹ tại địa phương, cho nên lúc nào chúng tôi cũng mong là các em các cháu ở quê nhà thế hệ thứ ba, thứ tư nếu muốn đi du học thì cái chuyện đầu tiên là học sinh ngữ như mình nói như người ngoại quốc mà mình hiểu cũng như người ở hải ngoại. Và người Việt Nam rất là thông minh, thế hệ thứ hai thứ ba rất thông minh, thì tôi nghĩ rằng bất cứ việc gì thì Kiều Mỹ Duyên nghĩ rằng họ cũng sẽ thành công.

Ảnh hưởng của truyền thông

Mặc LâmLà một người đang làm việc trong ngành truyền thông ở hải ngoại thì theo nhận xét của bà thì cái vai trò truyền thông có ảnh hưởng thế nào đối với cộng đồng người Việt đang sinh sống tại đây?

Kiều Mỹ Duyên: Tôi thấy cái vai trò truyền thông ở hải ngoại vô cùng quan trọng, nhứt là bây giờ cái internet, chẳng hạn như một phái đoàn trong nước sắp sửa qua đây thì người ta chỉ cần biết một hai ngày thôi là số người đi biểu tình có thể vài ba chục ngàn người. Tại sao vậy? Tại vì truyền thông và radio 24/24, tivi 24/24, internet, rồi báo chí nữa, cho nên cái truyền thông đi rất là nhanh, chẳng hạn như là Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào ở bên Trung Quốc qua San Francisco mà đồng bào người Hoa chỉ biết trước có 24 tiếng đồng hồ mà 250 ngàn người đi biểu tình, họ bỏ hết công ăn việc làm để đi biểu tình. Cho nên ở cái xứ sở văn minh thì truyền thông quan trọng hàng số một, như các lần tranh cử tổng thống hay thống đốc thì vai trò của truyền thông là vô cùng quan trọng.

Quyển sách “Chinh chiến điêu linh” là những bài viết lúc mùa hè đỏ lửa từ ở Miền Nam, ở cao nguyên, ở biên giới Việt - Miên, Việt - Lào, Cao Nguyên Trung Phần, rồi những cô nhi viện, những bệnh viện dã chiến, v.v. thì những hình ảnh đó toàn là những hình ảnh thật, người thật, việc thật qua những bài viết này lưu lại ở (Thư Viện) Quốc Hội Hoa Kỳ …

Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên

Tác phẩm “Chinh chiến điêu linh”

Mặc LâmTheo chúng tôi được biết thì bà vừa phát hành tác phẩm bút ký chiến trường mang tên “Chinh chiến điêu linh”, bà có thể cho biết một vài chi tiết về tác phẩm này được không?

Kiều Mỹ Duyên: Quyển sách “Chinh chiến điêu linh” là những bài viết lúc mùa hè đỏ lửa từ ở Miền Nam, ở cao nguyên, ở biên giới Việt - Miên, Việt - Lào, Cao Nguyên Trung Phần, rồi những cô nhi viện, những bệnh viện dã chiến, v.v. thì những hình ảnh đó toàn là những hình ảnh thật, người thật, việc thật qua những bài viết này lưu lại ở (Thư Viện) Quốc Hội Hoa Kỳ, thì chúng tôi sau này mới đến (Thư Viện) Quốc Hội thu thập lại những bài viết đó, rồi sửa sang lại chút như sửa chữa dấu hỏi dấu ngã. Tinh thần của quyển bút ký chiến trường là chinh chiến điêu linh.

Mặc Lâm: Xin được hỏi bà một câu cuối cùng là sau nhiều năm theo đuổi sự nghiệp báo chí, bà có dự định gì cho những ngày sắp tới ạ?

Kiều Mỹ Duyên: Tất cả trong đời này cái gì cũng là sự tình cờ nhưng mà riêng suốt cuộc đời Kiều Mỹ Duyên là thích làm việc xã hội và cái mơ ước của chúng tôi suốt cuộc đời còn lại là giúp đỡ cho những người nghèo, những đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ, hay là những người ở trong những làng quê hẻo lánh mà không được đi học thì mong rằng những đứa trẻ được đến trường, mong rằng những đứa trẻ có áo ấm mặc trong mùa đông và có thuốc men có thức ăn và có một đời sống văn minh cũng như tất cả mọi người. Ở hải ngoại này thì cái mơ ước về già chỉ là làm việc xã hội, làm việc truyền thông. Nói lên sự thật, mình thấy cái gì mình nói cái nấy, đó là mơ ước của chúng tôi.

Mặc Lâm: Xin cám ơn bà về buổi nói chuyện ngày hôm nay.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm