Nhân Vật
Nữ thủ tướng dân cử đầu tiên trên thế giới là ai?
Nguồn: “Who was the first elected female head of government?“, History, 25/7/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Người phụ nữ đầu tiên được bầu làm người đứng đầu chính phủ trong thế giới hiện đại là Sirimavo Bandaranaike, người vào năm 1960 đã trở thành thủ tướng của Sri Lanka, đảo quốc ở Nam Á được gọi là Ceylon vào thời điểm đó. Bandaranaike lên nắm quyền một năm sau vụ ám sát chồng bà, người giữ chức thủ tướng vào thời điểm đó, và đã tại vị trong hai giai đoạn từ 1960-1965 và 1970-1977. Con gái của cặp vợ chồng này, Chandrika Kumaratunga, cũng tham gia vào triều đại chính trị của gia đình và là nữ tổng thống đầu tiên của Sri Lanka, từ năm 1994 đến năm 2005. Bandaranaike phục vụ thêm một nhiệm kỳ thứ ba trong vai trò thủ tướng từ năm 1994 (một vai trò mà vào thời điểm đó chủ yếu chỉ mang tính nghi lễ do một thay đổi hiến pháp) cho đến khi bà từ chức vào tháng 8/2000; bà qua đời hai tháng sau bởi một cơn đau tim ở tuổi 84.
Vào cùng thập niên khi Bandaranaike bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình, Ấn Độ và Israel cũng bầu ra những phụ nữ đầu tiên làm thủ tướng của họ. Indira Gandhi, con gái của Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, nắm quyền trong giai đoạn 1966-1977 và từ năm 1980 cho đến khi bị ám sát vào năm 1984. Golda Meir, nữ thủ tướng duy nhất của Israel cho đến nay, đã tại vị từ năm 1969 đến năm 1974. Bốn năm sau, vào năm 1979, Anh đã chọn ra nữ thủ tướng đầu tiên của mình, Margaret Thatcher, đây cũng là nữ lãnh đạo chính phủ đầu tiên được bầu ở châu Âu. Được đặt biệt danh là “Bà Đầm Thép”, bà Thatcher đã nắm quyền cho đến năm 1990, trở thành thủ tướng tại vị lâu nhất của Anh trong thế kỷ 20.
Chưa một quốc gia Bắc Mỹ nào từng bầu chọn một người phụ nữ làm người đứng đầu chính phủ, mặc dù vào tháng 6/1993, Kim Campbell đã được bổ nhiệm làm thủ tướng Canada sau khi Brian Mulroney từ chức. Khoảng thời gian tại vị của bà Campbell rất ngắn ngủi: trong cuộc bầu cử vào mùa thu năm đó, đảng của bà đã bị đánh bại và bà đã từ chức. (Ở Mỹ, nữ chính trị gia có vị trí cao nhất cho đến nay là Nancy Pelosi, người giữ chức Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ trong giai đoạn 2007-2011.) Ellen Johnson Sirleaf, người được bầu làm Thủ tướng Liberia vào năm 2006, là người phụ nữ đầu tiên được bầu làm lãnh đạo chính phủ ở châu Phi. Quốc gia lớn nhất châu Mỹ Latinh, Brazil, đã bầu ra nữ tổng thống đầu tiên của mình vào năm 2010. Còn quốc gia đông dân nhất hành tinh, Trung Quốc, chưa từng có một người phụ nữ nào được bầu làm người đứng đầu chính phủ.
Hình: Chân dung bà Sirimavo Bandaranaike
http://nghiencuuquocte.org/2016/08/25/nu-thu-tuong-dan-cu-dau-tien-tren-the-gioi-la-ai/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Nữ thủ tướng dân cử đầu tiên trên thế giới là ai?
Nguồn: “Who was the first elected female head of government?“, History, 25/7/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Người phụ nữ đầu tiên được bầu làm người đứng đầu chính phủ trong thế giới hiện đại là Sirimavo Bandaranaike, người vào năm 1960 đã trở thành thủ tướng của Sri Lanka, đảo quốc ở Nam Á được gọi là Ceylon vào thời điểm đó. Bandaranaike lên nắm quyền một năm sau vụ ám sát chồng bà, người giữ chức thủ tướng vào thời điểm đó, và đã tại vị trong hai giai đoạn từ 1960-1965 và 1970-1977. Con gái của cặp vợ chồng này, Chandrika Kumaratunga, cũng tham gia vào triều đại chính trị của gia đình và là nữ tổng thống đầu tiên của Sri Lanka, từ năm 1994 đến năm 2005. Bandaranaike phục vụ thêm một nhiệm kỳ thứ ba trong vai trò thủ tướng từ năm 1994 (một vai trò mà vào thời điểm đó chủ yếu chỉ mang tính nghi lễ do một thay đổi hiến pháp) cho đến khi bà từ chức vào tháng 8/2000; bà qua đời hai tháng sau bởi một cơn đau tim ở tuổi 84.
Vào cùng thập niên khi Bandaranaike bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình, Ấn Độ và Israel cũng bầu ra những phụ nữ đầu tiên làm thủ tướng của họ. Indira Gandhi, con gái của Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, nắm quyền trong giai đoạn 1966-1977 và từ năm 1980 cho đến khi bị ám sát vào năm 1984. Golda Meir, nữ thủ tướng duy nhất của Israel cho đến nay, đã tại vị từ năm 1969 đến năm 1974. Bốn năm sau, vào năm 1979, Anh đã chọn ra nữ thủ tướng đầu tiên của mình, Margaret Thatcher, đây cũng là nữ lãnh đạo chính phủ đầu tiên được bầu ở châu Âu. Được đặt biệt danh là “Bà Đầm Thép”, bà Thatcher đã nắm quyền cho đến năm 1990, trở thành thủ tướng tại vị lâu nhất của Anh trong thế kỷ 20.
Chưa một quốc gia Bắc Mỹ nào từng bầu chọn một người phụ nữ làm người đứng đầu chính phủ, mặc dù vào tháng 6/1993, Kim Campbell đã được bổ nhiệm làm thủ tướng Canada sau khi Brian Mulroney từ chức. Khoảng thời gian tại vị của bà Campbell rất ngắn ngủi: trong cuộc bầu cử vào mùa thu năm đó, đảng của bà đã bị đánh bại và bà đã từ chức. (Ở Mỹ, nữ chính trị gia có vị trí cao nhất cho đến nay là Nancy Pelosi, người giữ chức Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ trong giai đoạn 2007-2011.) Ellen Johnson Sirleaf, người được bầu làm Thủ tướng Liberia vào năm 2006, là người phụ nữ đầu tiên được bầu làm lãnh đạo chính phủ ở châu Phi. Quốc gia lớn nhất châu Mỹ Latinh, Brazil, đã bầu ra nữ tổng thống đầu tiên của mình vào năm 2010. Còn quốc gia đông dân nhất hành tinh, Trung Quốc, chưa từng có một người phụ nữ nào được bầu làm người đứng đầu chính phủ.
Hình: Chân dung bà Sirimavo Bandaranaike
http://nghiencuuquocte.org/2016/08/25/nu-thu-tuong-dan-cu-dau-tien-tren-the-gioi-la-ai/