Nhân Vật
Nước Mỹ đang cần một Shinzo Abe và châu Á-Thái Bình Dương đang cần rất nhiều Shinzo Abe!
Dự hội thảo thường niên lần thứ tư về biển Đông do Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tổ chức ngày 10 và 11-7-2014 (1616 Rhode Island Ave, NW, Washington, DC), với chủ đề “Recent Trends in the South China Sea and U.S. Policy”
Dự hội thảo thường niên lần thứ tư về biển Đông do Trung tâm nghiên
cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tổ chức ngày 10 và 11-7-2014 (1616
Rhode Island Ave, NW, Washington, DC), với chủ đề “Recent Trends in the
South China Sea and U.S. Policy”, dân biểu Cộng hòa Mike Rogers, chủ
tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Hoa Kỳ, đã chỉ trích gay gắt Trung Quốc và
cáo giác nước này là “tham ăn, gây hấn trơ tráo”. Nhận định rằng “đã đến
lúc chúng ta phải thay đổi đối thoại và phải giảm bớt sự tôn trọng
trong ngôn ngữ ngoại giao”, Mike Rogers cũng yêu cầu Chính phủ Mỹ phải
có biện pháp đối phó trực diện hơn với Bắc Kinh, và Mỹ nên tăng cường
việc chia sẻ thông tin tình báo lẫn hợp tác quân sự với các quốc gia
trong khu vực…
Nhìn ở một góc độ, có thể diễn dịch rằng ý kiến Mike Rogers là sự chỉ trích thường thấy và quá quen thuộc trong chính trường Mỹ, khi phe đối lập luôn moi móc để hạ uy tín cánh chính trị cầm quyền. Nó dường như chỉ phản ánh một cuộc đấu đá nội bộ nước Mỹ không hơn không kém. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác, rộng hơn, chỉ trích Mike Rogers không hẳn là chuyện nội bộ của riêng nước Mỹ. Nó là một vấn đề quốc tế, liên quan chính sách đối ngoại có ảnh hưởng lâu dài đến lợi ích chính trị và tương lai nước Mỹ.
Đến giờ thì có thể khẳng định Barack Obama không phải George W. Bush và John Kerry không phải Hillary Clinton. Xem ra cặp đôi Obama-Kerry “hợp rơ” nhau hơn, và xem ra không phải tự nhiên mà bà Hillary chỉ “phò” Obama có một nhiệm kỳ. Khó có thể nói Obama đang bỏ lỏng trận địa nhưng cũng khó có thể nói Obama đang thật sự thành công trong việc kiềm chế Trung Quốc. Nếu cách tiếp cận vấn đề của Obama đối với Trung Quốc như vài năm qua vẫn được thực hiện, sẽ chẳng có lý do gì để Bắc Kinh chần chừ “thôn tín” khu vực bằng chiến lược càn quét cấp tập như đang diễn ra.
Với Trung Quốc bây giờ, việc chỉ trích, lên án, tố cáo, bày tỏ bất bình… gì gì đó sẽ không thể mảy may có tác dụng. Bắc Kinh đã lộ rõ bộ mặt trơ tráo bất chấp dư luận, vậy thì “lên án” có hiệu quả gì? Quan sát đòn thế ứng xử trong các hồ sơ quốc tế khác, đặc biệt Syria, Bắc Kinh đã “đọc” được “bài tủ” của Obama. Và như vậy Trung Quốc cứ mạnh tay dồn hết tốc lực để đặt biển Đông vào thế sự đã rồi. Họ chắc chắn tranh thủ ráo riết thực hiện kế hoạch “bình định” khu vực trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống Obama.
Nói cách khác, với Trung Quốc bây giờ, chỉ bằng việc “đánh động dự luận quốc tế” thôi thì không ăn thua. Điều này cũng nên được xem là một thực tế mà Việt Nam cần phải nhìn nhận để từ đó buộc phải thay đổi chiến thuật. Đừng hòng mong Trung Quốc chùn bước, nếu Mỹ, Việt Nam, và khu vực không có bất kỳ biện pháp cứng rắn và cụ thể nào.
Ở đây không phải là nói đến chiến tranh, là “xúi” phải đánh nhau bằng súng đạn, mà nói đến một sách lược đối phó trực diện và mang tính công nhiều hơn thủ. Đó là sự can đảm đứng lên kêu gọi xây dựng quan hệ quốc phòng với các nước khu vực, sự dứt khoát rõ ràng trong việc tìm ra giải pháp giảm thiểu lệ thuộc kinh tế, sự mạnh mẽ kết nối với những nước lớn khu vực như Nhật, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ... Sự tự tin ở đây không phải là các câu nói mơ hồ đại loại “Việt Nam không liên kết với bất kỳ nước lớn nào để chống lại một nước khác” mà phải là ngược lại mới đúng, bằng các cam kết giấy trắng mực đen về “đối tác chiến lược” toàn diện, đặc biệt quân sự, và đặc biệt với Nhật. Không tranh thủ sự cứng rắn và quyết tâm của Shinzo Abe ở thời điểm này thì còn chờ đến lúc nào, trong khi Abe không thể vĩnh viễn ngồi ghế thủ tướng để “thấy khi nào tiện và thích hợp” thì mới ngỏ lời? Sự tự tin ở đây không phải là “kêu gọi các nước lên án Trung Quốc” mà là phải cùng các nước khu vực “gom” hồ sơ lôi Trung Quốc ra tòa…
Có thể thấy một điều là khu vực đang theo dõi và nóng lòng chờ một sự dứt khoát mạnh mẽ của Việt Nam. Không phải do uy tín chính trị hoặc ảnh hưởng kinh tế của Việt Nam tại khu vực, cũng chẳng phải Việt Nam có giá trị như một đầu tàu có thể lôi kéo cả khu vực, mà là bởi Việt Nam đang được mặc định là một vệ tinh của Trung Quốc. Do đó, độ rung chấn chắc chắn sẽ lớn và gây sốc nếu “vệ tinh” này tự tạo ra đủ lực để bứt thoát khỏi quỹ đạo Bắc Kinh. Không chỉ gây sốc, mức độ rung chấn của sự kiện còn sẽ tạo ảnh hưởng mang lại hiệu ứng dây chuyền. Xét về nhiều mặt, Việt Nam, dù sao, cũng hơn Myanmar nhiều. Giá trị của sự kiện Việt Nam bứt khỏi Trung Quốc cũng sẽ mang lại nhiều “phần thưởng” hơn nhiều.
Thời gian rõ ràng không đứng về phe mình. Việc “mua thời gian” để chờ Mỹ hoặc Nhật ra tay rồi “tùy cơ ứng biến”, nếu điều này thực sự có, rõ ràng là một giải pháp ở thế đường cùng chứ không phải lá bài của một nhà chiến lược chủ động. Cục diện đang nghiêng về Trung Quốc, phải thừa nhận như vậy. Chờ họ đánh rồi mới tính cách gỡ, theo cách khá bị động như của Obama, hoặc rất bị động như của Việt Nam, sẽ chỉ có thể nếm mùi thất bại. Để đánh Trung Quốc, phải ra tay chủ động, phải ra đòn trên mọi mặt trận, như kiểu Shinzo Abe. Nước Mỹ đang cần một Shinzo Abe và châu Á-Thái Bình Dương đang cần rất nhiều Shinzo Abe!
Nhìn ở một góc độ, có thể diễn dịch rằng ý kiến Mike Rogers là sự chỉ trích thường thấy và quá quen thuộc trong chính trường Mỹ, khi phe đối lập luôn moi móc để hạ uy tín cánh chính trị cầm quyền. Nó dường như chỉ phản ánh một cuộc đấu đá nội bộ nước Mỹ không hơn không kém. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác, rộng hơn, chỉ trích Mike Rogers không hẳn là chuyện nội bộ của riêng nước Mỹ. Nó là một vấn đề quốc tế, liên quan chính sách đối ngoại có ảnh hưởng lâu dài đến lợi ích chính trị và tương lai nước Mỹ.
Đến giờ thì có thể khẳng định Barack Obama không phải George W. Bush và John Kerry không phải Hillary Clinton. Xem ra cặp đôi Obama-Kerry “hợp rơ” nhau hơn, và xem ra không phải tự nhiên mà bà Hillary chỉ “phò” Obama có một nhiệm kỳ. Khó có thể nói Obama đang bỏ lỏng trận địa nhưng cũng khó có thể nói Obama đang thật sự thành công trong việc kiềm chế Trung Quốc. Nếu cách tiếp cận vấn đề của Obama đối với Trung Quốc như vài năm qua vẫn được thực hiện, sẽ chẳng có lý do gì để Bắc Kinh chần chừ “thôn tín” khu vực bằng chiến lược càn quét cấp tập như đang diễn ra.
Với Trung Quốc bây giờ, việc chỉ trích, lên án, tố cáo, bày tỏ bất bình… gì gì đó sẽ không thể mảy may có tác dụng. Bắc Kinh đã lộ rõ bộ mặt trơ tráo bất chấp dư luận, vậy thì “lên án” có hiệu quả gì? Quan sát đòn thế ứng xử trong các hồ sơ quốc tế khác, đặc biệt Syria, Bắc Kinh đã “đọc” được “bài tủ” của Obama. Và như vậy Trung Quốc cứ mạnh tay dồn hết tốc lực để đặt biển Đông vào thế sự đã rồi. Họ chắc chắn tranh thủ ráo riết thực hiện kế hoạch “bình định” khu vực trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống Obama.
Nói cách khác, với Trung Quốc bây giờ, chỉ bằng việc “đánh động dự luận quốc tế” thôi thì không ăn thua. Điều này cũng nên được xem là một thực tế mà Việt Nam cần phải nhìn nhận để từ đó buộc phải thay đổi chiến thuật. Đừng hòng mong Trung Quốc chùn bước, nếu Mỹ, Việt Nam, và khu vực không có bất kỳ biện pháp cứng rắn và cụ thể nào.
Ở đây không phải là nói đến chiến tranh, là “xúi” phải đánh nhau bằng súng đạn, mà nói đến một sách lược đối phó trực diện và mang tính công nhiều hơn thủ. Đó là sự can đảm đứng lên kêu gọi xây dựng quan hệ quốc phòng với các nước khu vực, sự dứt khoát rõ ràng trong việc tìm ra giải pháp giảm thiểu lệ thuộc kinh tế, sự mạnh mẽ kết nối với những nước lớn khu vực như Nhật, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ... Sự tự tin ở đây không phải là các câu nói mơ hồ đại loại “Việt Nam không liên kết với bất kỳ nước lớn nào để chống lại một nước khác” mà phải là ngược lại mới đúng, bằng các cam kết giấy trắng mực đen về “đối tác chiến lược” toàn diện, đặc biệt quân sự, và đặc biệt với Nhật. Không tranh thủ sự cứng rắn và quyết tâm của Shinzo Abe ở thời điểm này thì còn chờ đến lúc nào, trong khi Abe không thể vĩnh viễn ngồi ghế thủ tướng để “thấy khi nào tiện và thích hợp” thì mới ngỏ lời? Sự tự tin ở đây không phải là “kêu gọi các nước lên án Trung Quốc” mà là phải cùng các nước khu vực “gom” hồ sơ lôi Trung Quốc ra tòa…
Có thể thấy một điều là khu vực đang theo dõi và nóng lòng chờ một sự dứt khoát mạnh mẽ của Việt Nam. Không phải do uy tín chính trị hoặc ảnh hưởng kinh tế của Việt Nam tại khu vực, cũng chẳng phải Việt Nam có giá trị như một đầu tàu có thể lôi kéo cả khu vực, mà là bởi Việt Nam đang được mặc định là một vệ tinh của Trung Quốc. Do đó, độ rung chấn chắc chắn sẽ lớn và gây sốc nếu “vệ tinh” này tự tạo ra đủ lực để bứt thoát khỏi quỹ đạo Bắc Kinh. Không chỉ gây sốc, mức độ rung chấn của sự kiện còn sẽ tạo ảnh hưởng mang lại hiệu ứng dây chuyền. Xét về nhiều mặt, Việt Nam, dù sao, cũng hơn Myanmar nhiều. Giá trị của sự kiện Việt Nam bứt khỏi Trung Quốc cũng sẽ mang lại nhiều “phần thưởng” hơn nhiều.
Thời gian rõ ràng không đứng về phe mình. Việc “mua thời gian” để chờ Mỹ hoặc Nhật ra tay rồi “tùy cơ ứng biến”, nếu điều này thực sự có, rõ ràng là một giải pháp ở thế đường cùng chứ không phải lá bài của một nhà chiến lược chủ động. Cục diện đang nghiêng về Trung Quốc, phải thừa nhận như vậy. Chờ họ đánh rồi mới tính cách gỡ, theo cách khá bị động như của Obama, hoặc rất bị động như của Việt Nam, sẽ chỉ có thể nếm mùi thất bại. Để đánh Trung Quốc, phải ra tay chủ động, phải ra đòn trên mọi mặt trận, như kiểu Shinzo Abe. Nước Mỹ đang cần một Shinzo Abe và châu Á-Thái Bình Dương đang cần rất nhiều Shinzo Abe!
Mạnh Kim
(FB. Mạnh Kim)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Nước Mỹ đang cần một Shinzo Abe và châu Á-Thái Bình Dương đang cần rất nhiều Shinzo Abe!
Dự hội thảo thường niên lần thứ tư về biển Đông do Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tổ chức ngày 10 và 11-7-2014 (1616 Rhode Island Ave, NW, Washington, DC), với chủ đề “Recent Trends in the South China Sea and U.S. Policy”
Dự hội thảo thường niên lần thứ tư về biển Đông do Trung tâm nghiên
cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tổ chức ngày 10 và 11-7-2014 (1616
Rhode Island Ave, NW, Washington, DC), với chủ đề “Recent Trends in the
South China Sea and U.S. Policy”, dân biểu Cộng hòa Mike Rogers, chủ
tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Hoa Kỳ, đã chỉ trích gay gắt Trung Quốc và
cáo giác nước này là “tham ăn, gây hấn trơ tráo”. Nhận định rằng “đã đến
lúc chúng ta phải thay đổi đối thoại và phải giảm bớt sự tôn trọng
trong ngôn ngữ ngoại giao”, Mike Rogers cũng yêu cầu Chính phủ Mỹ phải
có biện pháp đối phó trực diện hơn với Bắc Kinh, và Mỹ nên tăng cường
việc chia sẻ thông tin tình báo lẫn hợp tác quân sự với các quốc gia
trong khu vực…
Nhìn ở một góc độ, có thể diễn dịch rằng ý kiến Mike Rogers là sự chỉ trích thường thấy và quá quen thuộc trong chính trường Mỹ, khi phe đối lập luôn moi móc để hạ uy tín cánh chính trị cầm quyền. Nó dường như chỉ phản ánh một cuộc đấu đá nội bộ nước Mỹ không hơn không kém. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác, rộng hơn, chỉ trích Mike Rogers không hẳn là chuyện nội bộ của riêng nước Mỹ. Nó là một vấn đề quốc tế, liên quan chính sách đối ngoại có ảnh hưởng lâu dài đến lợi ích chính trị và tương lai nước Mỹ.
Đến giờ thì có thể khẳng định Barack Obama không phải George W. Bush và John Kerry không phải Hillary Clinton. Xem ra cặp đôi Obama-Kerry “hợp rơ” nhau hơn, và xem ra không phải tự nhiên mà bà Hillary chỉ “phò” Obama có một nhiệm kỳ. Khó có thể nói Obama đang bỏ lỏng trận địa nhưng cũng khó có thể nói Obama đang thật sự thành công trong việc kiềm chế Trung Quốc. Nếu cách tiếp cận vấn đề của Obama đối với Trung Quốc như vài năm qua vẫn được thực hiện, sẽ chẳng có lý do gì để Bắc Kinh chần chừ “thôn tín” khu vực bằng chiến lược càn quét cấp tập như đang diễn ra.
Với Trung Quốc bây giờ, việc chỉ trích, lên án, tố cáo, bày tỏ bất bình… gì gì đó sẽ không thể mảy may có tác dụng. Bắc Kinh đã lộ rõ bộ mặt trơ tráo bất chấp dư luận, vậy thì “lên án” có hiệu quả gì? Quan sát đòn thế ứng xử trong các hồ sơ quốc tế khác, đặc biệt Syria, Bắc Kinh đã “đọc” được “bài tủ” của Obama. Và như vậy Trung Quốc cứ mạnh tay dồn hết tốc lực để đặt biển Đông vào thế sự đã rồi. Họ chắc chắn tranh thủ ráo riết thực hiện kế hoạch “bình định” khu vực trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống Obama.
Nói cách khác, với Trung Quốc bây giờ, chỉ bằng việc “đánh động dự luận quốc tế” thôi thì không ăn thua. Điều này cũng nên được xem là một thực tế mà Việt Nam cần phải nhìn nhận để từ đó buộc phải thay đổi chiến thuật. Đừng hòng mong Trung Quốc chùn bước, nếu Mỹ, Việt Nam, và khu vực không có bất kỳ biện pháp cứng rắn và cụ thể nào.
Ở đây không phải là nói đến chiến tranh, là “xúi” phải đánh nhau bằng súng đạn, mà nói đến một sách lược đối phó trực diện và mang tính công nhiều hơn thủ. Đó là sự can đảm đứng lên kêu gọi xây dựng quan hệ quốc phòng với các nước khu vực, sự dứt khoát rõ ràng trong việc tìm ra giải pháp giảm thiểu lệ thuộc kinh tế, sự mạnh mẽ kết nối với những nước lớn khu vực như Nhật, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ... Sự tự tin ở đây không phải là các câu nói mơ hồ đại loại “Việt Nam không liên kết với bất kỳ nước lớn nào để chống lại một nước khác” mà phải là ngược lại mới đúng, bằng các cam kết giấy trắng mực đen về “đối tác chiến lược” toàn diện, đặc biệt quân sự, và đặc biệt với Nhật. Không tranh thủ sự cứng rắn và quyết tâm của Shinzo Abe ở thời điểm này thì còn chờ đến lúc nào, trong khi Abe không thể vĩnh viễn ngồi ghế thủ tướng để “thấy khi nào tiện và thích hợp” thì mới ngỏ lời? Sự tự tin ở đây không phải là “kêu gọi các nước lên án Trung Quốc” mà là phải cùng các nước khu vực “gom” hồ sơ lôi Trung Quốc ra tòa…
Có thể thấy một điều là khu vực đang theo dõi và nóng lòng chờ một sự dứt khoát mạnh mẽ của Việt Nam. Không phải do uy tín chính trị hoặc ảnh hưởng kinh tế của Việt Nam tại khu vực, cũng chẳng phải Việt Nam có giá trị như một đầu tàu có thể lôi kéo cả khu vực, mà là bởi Việt Nam đang được mặc định là một vệ tinh của Trung Quốc. Do đó, độ rung chấn chắc chắn sẽ lớn và gây sốc nếu “vệ tinh” này tự tạo ra đủ lực để bứt thoát khỏi quỹ đạo Bắc Kinh. Không chỉ gây sốc, mức độ rung chấn của sự kiện còn sẽ tạo ảnh hưởng mang lại hiệu ứng dây chuyền. Xét về nhiều mặt, Việt Nam, dù sao, cũng hơn Myanmar nhiều. Giá trị của sự kiện Việt Nam bứt khỏi Trung Quốc cũng sẽ mang lại nhiều “phần thưởng” hơn nhiều.
Thời gian rõ ràng không đứng về phe mình. Việc “mua thời gian” để chờ Mỹ hoặc Nhật ra tay rồi “tùy cơ ứng biến”, nếu điều này thực sự có, rõ ràng là một giải pháp ở thế đường cùng chứ không phải lá bài của một nhà chiến lược chủ động. Cục diện đang nghiêng về Trung Quốc, phải thừa nhận như vậy. Chờ họ đánh rồi mới tính cách gỡ, theo cách khá bị động như của Obama, hoặc rất bị động như của Việt Nam, sẽ chỉ có thể nếm mùi thất bại. Để đánh Trung Quốc, phải ra tay chủ động, phải ra đòn trên mọi mặt trận, như kiểu Shinzo Abe. Nước Mỹ đang cần một Shinzo Abe và châu Á-Thái Bình Dương đang cần rất nhiều Shinzo Abe!
Nhìn ở một góc độ, có thể diễn dịch rằng ý kiến Mike Rogers là sự chỉ trích thường thấy và quá quen thuộc trong chính trường Mỹ, khi phe đối lập luôn moi móc để hạ uy tín cánh chính trị cầm quyền. Nó dường như chỉ phản ánh một cuộc đấu đá nội bộ nước Mỹ không hơn không kém. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ khác, rộng hơn, chỉ trích Mike Rogers không hẳn là chuyện nội bộ của riêng nước Mỹ. Nó là một vấn đề quốc tế, liên quan chính sách đối ngoại có ảnh hưởng lâu dài đến lợi ích chính trị và tương lai nước Mỹ.
Đến giờ thì có thể khẳng định Barack Obama không phải George W. Bush và John Kerry không phải Hillary Clinton. Xem ra cặp đôi Obama-Kerry “hợp rơ” nhau hơn, và xem ra không phải tự nhiên mà bà Hillary chỉ “phò” Obama có một nhiệm kỳ. Khó có thể nói Obama đang bỏ lỏng trận địa nhưng cũng khó có thể nói Obama đang thật sự thành công trong việc kiềm chế Trung Quốc. Nếu cách tiếp cận vấn đề của Obama đối với Trung Quốc như vài năm qua vẫn được thực hiện, sẽ chẳng có lý do gì để Bắc Kinh chần chừ “thôn tín” khu vực bằng chiến lược càn quét cấp tập như đang diễn ra.
Với Trung Quốc bây giờ, việc chỉ trích, lên án, tố cáo, bày tỏ bất bình… gì gì đó sẽ không thể mảy may có tác dụng. Bắc Kinh đã lộ rõ bộ mặt trơ tráo bất chấp dư luận, vậy thì “lên án” có hiệu quả gì? Quan sát đòn thế ứng xử trong các hồ sơ quốc tế khác, đặc biệt Syria, Bắc Kinh đã “đọc” được “bài tủ” của Obama. Và như vậy Trung Quốc cứ mạnh tay dồn hết tốc lực để đặt biển Đông vào thế sự đã rồi. Họ chắc chắn tranh thủ ráo riết thực hiện kế hoạch “bình định” khu vực trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống Obama.
Nói cách khác, với Trung Quốc bây giờ, chỉ bằng việc “đánh động dự luận quốc tế” thôi thì không ăn thua. Điều này cũng nên được xem là một thực tế mà Việt Nam cần phải nhìn nhận để từ đó buộc phải thay đổi chiến thuật. Đừng hòng mong Trung Quốc chùn bước, nếu Mỹ, Việt Nam, và khu vực không có bất kỳ biện pháp cứng rắn và cụ thể nào.
Ở đây không phải là nói đến chiến tranh, là “xúi” phải đánh nhau bằng súng đạn, mà nói đến một sách lược đối phó trực diện và mang tính công nhiều hơn thủ. Đó là sự can đảm đứng lên kêu gọi xây dựng quan hệ quốc phòng với các nước khu vực, sự dứt khoát rõ ràng trong việc tìm ra giải pháp giảm thiểu lệ thuộc kinh tế, sự mạnh mẽ kết nối với những nước lớn khu vực như Nhật, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ... Sự tự tin ở đây không phải là các câu nói mơ hồ đại loại “Việt Nam không liên kết với bất kỳ nước lớn nào để chống lại một nước khác” mà phải là ngược lại mới đúng, bằng các cam kết giấy trắng mực đen về “đối tác chiến lược” toàn diện, đặc biệt quân sự, và đặc biệt với Nhật. Không tranh thủ sự cứng rắn và quyết tâm của Shinzo Abe ở thời điểm này thì còn chờ đến lúc nào, trong khi Abe không thể vĩnh viễn ngồi ghế thủ tướng để “thấy khi nào tiện và thích hợp” thì mới ngỏ lời? Sự tự tin ở đây không phải là “kêu gọi các nước lên án Trung Quốc” mà là phải cùng các nước khu vực “gom” hồ sơ lôi Trung Quốc ra tòa…
Có thể thấy một điều là khu vực đang theo dõi và nóng lòng chờ một sự dứt khoát mạnh mẽ của Việt Nam. Không phải do uy tín chính trị hoặc ảnh hưởng kinh tế của Việt Nam tại khu vực, cũng chẳng phải Việt Nam có giá trị như một đầu tàu có thể lôi kéo cả khu vực, mà là bởi Việt Nam đang được mặc định là một vệ tinh của Trung Quốc. Do đó, độ rung chấn chắc chắn sẽ lớn và gây sốc nếu “vệ tinh” này tự tạo ra đủ lực để bứt thoát khỏi quỹ đạo Bắc Kinh. Không chỉ gây sốc, mức độ rung chấn của sự kiện còn sẽ tạo ảnh hưởng mang lại hiệu ứng dây chuyền. Xét về nhiều mặt, Việt Nam, dù sao, cũng hơn Myanmar nhiều. Giá trị của sự kiện Việt Nam bứt khỏi Trung Quốc cũng sẽ mang lại nhiều “phần thưởng” hơn nhiều.
Thời gian rõ ràng không đứng về phe mình. Việc “mua thời gian” để chờ Mỹ hoặc Nhật ra tay rồi “tùy cơ ứng biến”, nếu điều này thực sự có, rõ ràng là một giải pháp ở thế đường cùng chứ không phải lá bài của một nhà chiến lược chủ động. Cục diện đang nghiêng về Trung Quốc, phải thừa nhận như vậy. Chờ họ đánh rồi mới tính cách gỡ, theo cách khá bị động như của Obama, hoặc rất bị động như của Việt Nam, sẽ chỉ có thể nếm mùi thất bại. Để đánh Trung Quốc, phải ra tay chủ động, phải ra đòn trên mọi mặt trận, như kiểu Shinzo Abe. Nước Mỹ đang cần một Shinzo Abe và châu Á-Thái Bình Dương đang cần rất nhiều Shinzo Abe!
Mạnh Kim
(FB. Mạnh Kim)