Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Nước mắt rơi sau Ngày Quốc Hận 30.04 - Tưởng niệm Cố Trung Tá Nguyễn Quang Hưng
Mới tới K1 Tân Lập được khoảng hơn 3 tháng, mà ai nấy đã hốc hác nhất là sau dịch kiết lỵ phù thũng, mọi người suy xụp rõ ràng chỉ còn da bọc xương bơ phờ.
Nước Mắt Rơi – BíchHuyền trả lời phỏng vấn
Trung Tá Hưng và phu nhân ( Bích Huyền)
Vĩnh Phú - địa ngục trần gian - nơi Trung Tá Hưng bị chết đuối
(hồi ký của NT Nguyễn Huy Hùng/K1)
Mới tới K1 Tân Lập được khoảng hơn 3 tháng, mà ai nấy đã hốc hác nhất là sau dịch kiết lỵ phù thũng, mọi người suy xụp rõ ràng chỉ còn da bọc xương bơ phờ. Ai cũng sụt đi phân nửa cân nặng của mình, trông chẳng khác nào những hình “nộm bù nhìn” trong những bộ quần áo tế thần lụng thụng. Ngày đi trình diện tập trung tôi cân nặng 67 Kí lô, đến lúc này chỉ còn được 30 kí. Chiếc thắt lưng da mang theo, bây giờ muốn dùng để giữ quần cho khỏi bị tụt xuống, phải đục thêm lỗ cách lỗ cũ khoảng 20 phân. Biết chắc là mình chỉ còn nặng đúng 30 kí lô, vì thời gian Đội chúng tôi phụ trách phơi đong cân thóc cất vào kho, anh em đã lén đứng lên chiếc cân bàn để cân cho biết trước khi cân các bao thóc.
Lúc nào cũng đói, lại phải lao động vất vả với “chỉ tiêu” cao, thiếu dinh dưỡng trầm trọng, nên trong khi lao động ở ngoài đồng hễ thấy sinh vật nào nhúc nhích ăn được là vồ ngay, ngoé, nhái, ễnh ương, chằng hiêu, cóc, thằn lằn, rắn, cào cào, châu chấu, rế cơm, rế mèn, chuột nhắt... gì cũng chộp hết ngoại trừ điả và giun. Mặc dù biết làm như vậy là vi phạm Điều lệ Nội quy Trại giam, mọi người đã phải học thuộc lòng nhưng vẫn làm. Thà mưu sinh để sống còn cho tới ngày được cứu thoát, còn hơn tôn trọng Nội quy để chết trước khi thấy “ánh sáng ló dạng nơi cuối đường hầm”. ..
.......
Cái chết của Trung Tá Hưng
Đi lao động bị tai nạn chết tại K1 Tân Lập-Vĩnh Phú có trường hợp Trung tá Hưng (trước 30-4-1975 làm Tham mưu trưởng Trường Đại học Chiến tranh Chính trị ĐàLạt). Nghe anh em bạn cùng đi với anh Hưng theo xe tải của Trại công tác ngoài lãnh thổ trại giam trở về kể lại:
“-Xong công tác, lúc quay trở về trại trời đã tối mịt, Xe phải chạy băng qua khúc sông cạn đá lổn nhổn, chẳng may bánh xe bị kẹt đá ở giữa dòng sông nước chảy xiết không nhúc nhích được. Anh em Tù phải xuống xúm chung quanh đẩy cho xe tiến tới, anh Hưng chẳng may bị hụt chân chìm mất tích. Mãi mấy ngày sau dân chúng mới báo cho trại biết là thấy xác anh Hưng nổi lên tắp vào bờ sông ở phiá hạ lưu”.
Trại loan tin anh Hưng không biết bơi nên bị chết đuối.
Nữ Văn sĩ Bích Huyền là vợ Trung tá Hưng hiện đang định cư tỵ nạn tại Nam California đã viết một tuyển tập “Lối cũ chẳng sao quên”, trong đó có đoạn kể lại chuyện đi thăm nuôi anh Hưng tại K1 Tân Lập-Vĩnh Phú, phải lặn lội gian nan khổ cực như thế nào. Ít lâu sau có người nhắn tin về nhà cho biết là anh Hưng đã chết, chị ấy lại phải đi cùng 3 người anh ở Hà Nội (theo Cách mạng từ 1945) trở ra Tân Lập để kiểm chứng. Khi đến Phân Trại nơi gặp anh Hưng lần trước, người ta nói anh Hưng đã chuyển trại nhưng không cho biết tên trại mới. Mấy anh em phải chạy ngược chạy xuôi qua hết các Phân trại, chẳng nơi nào nhận đang “quản lý” anh Hưng. Sau cùng phải đến Ban chỉ huy Trại Tân Lập tại K5, mới được xác nhận là anh Hưng đã chết thật và đã xin được Trại cho phép bốc hài cốt anh Hưng đem về cải táng.
Ngưng trích ...
NGUYỄN-HUY HÙNG/K1
- Cựu Đại Tá Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, Phụ tá Tổng cục trưởng Chiến tranh Chính trị kiêm Chủ nhiệm Nhật báp Tiền Tuyến trước 30-4-1975,
- Cựu Tù nhân chính trị 13 năm lao động khổ sai trong các trại tập trung cải tạo của đảng Việt Cộng và bạo quyền Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam trên cả 3 miền đất nước sau ngày Quốc hận 30-4-1975.
Nhat Lung chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Nước mắt rơi sau Ngày Quốc Hận 30.04 - Tưởng niệm Cố Trung Tá Nguyễn Quang Hưng
Mới tới K1 Tân Lập được khoảng hơn 3 tháng, mà ai nấy đã hốc hác nhất là sau dịch kiết lỵ phù thũng, mọi người suy xụp rõ ràng chỉ còn da bọc xương bơ phờ.
Nước Mắt Rơi – BíchHuyền trả lời phỏng vấn
Trung Tá Hưng và phu nhân ( Bích Huyền)
Vĩnh Phú - địa ngục trần gian - nơi Trung Tá Hưng bị chết đuối
(hồi ký của NT Nguyễn Huy Hùng/K1)
Mới tới K1 Tân Lập được khoảng hơn 3 tháng, mà ai nấy đã hốc hác nhất là sau dịch kiết lỵ phù thũng, mọi người suy xụp rõ ràng chỉ còn da bọc xương bơ phờ. Ai cũng sụt đi phân nửa cân nặng của mình, trông chẳng khác nào những hình “nộm bù nhìn” trong những bộ quần áo tế thần lụng thụng. Ngày đi trình diện tập trung tôi cân nặng 67 Kí lô, đến lúc này chỉ còn được 30 kí. Chiếc thắt lưng da mang theo, bây giờ muốn dùng để giữ quần cho khỏi bị tụt xuống, phải đục thêm lỗ cách lỗ cũ khoảng 20 phân. Biết chắc là mình chỉ còn nặng đúng 30 kí lô, vì thời gian Đội chúng tôi phụ trách phơi đong cân thóc cất vào kho, anh em đã lén đứng lên chiếc cân bàn để cân cho biết trước khi cân các bao thóc.
Lúc nào cũng đói, lại phải lao động vất vả với “chỉ tiêu” cao, thiếu dinh dưỡng trầm trọng, nên trong khi lao động ở ngoài đồng hễ thấy sinh vật nào nhúc nhích ăn được là vồ ngay, ngoé, nhái, ễnh ương, chằng hiêu, cóc, thằn lằn, rắn, cào cào, châu chấu, rế cơm, rế mèn, chuột nhắt... gì cũng chộp hết ngoại trừ điả và giun. Mặc dù biết làm như vậy là vi phạm Điều lệ Nội quy Trại giam, mọi người đã phải học thuộc lòng nhưng vẫn làm. Thà mưu sinh để sống còn cho tới ngày được cứu thoát, còn hơn tôn trọng Nội quy để chết trước khi thấy “ánh sáng ló dạng nơi cuối đường hầm”. ..
.......
Cái chết của Trung Tá Hưng
Đi lao động bị tai nạn chết tại K1 Tân Lập-Vĩnh Phú có trường hợp Trung tá Hưng (trước 30-4-1975 làm Tham mưu trưởng Trường Đại học Chiến tranh Chính trị ĐàLạt). Nghe anh em bạn cùng đi với anh Hưng theo xe tải của Trại công tác ngoài lãnh thổ trại giam trở về kể lại:
“-Xong công tác, lúc quay trở về trại trời đã tối mịt, Xe phải chạy băng qua khúc sông cạn đá lổn nhổn, chẳng may bánh xe bị kẹt đá ở giữa dòng sông nước chảy xiết không nhúc nhích được. Anh em Tù phải xuống xúm chung quanh đẩy cho xe tiến tới, anh Hưng chẳng may bị hụt chân chìm mất tích. Mãi mấy ngày sau dân chúng mới báo cho trại biết là thấy xác anh Hưng nổi lên tắp vào bờ sông ở phiá hạ lưu”.
Trại loan tin anh Hưng không biết bơi nên bị chết đuối.
Nữ Văn sĩ Bích Huyền là vợ Trung tá Hưng hiện đang định cư tỵ nạn tại Nam California đã viết một tuyển tập “Lối cũ chẳng sao quên”, trong đó có đoạn kể lại chuyện đi thăm nuôi anh Hưng tại K1 Tân Lập-Vĩnh Phú, phải lặn lội gian nan khổ cực như thế nào. Ít lâu sau có người nhắn tin về nhà cho biết là anh Hưng đã chết, chị ấy lại phải đi cùng 3 người anh ở Hà Nội (theo Cách mạng từ 1945) trở ra Tân Lập để kiểm chứng. Khi đến Phân Trại nơi gặp anh Hưng lần trước, người ta nói anh Hưng đã chuyển trại nhưng không cho biết tên trại mới. Mấy anh em phải chạy ngược chạy xuôi qua hết các Phân trại, chẳng nơi nào nhận đang “quản lý” anh Hưng. Sau cùng phải đến Ban chỉ huy Trại Tân Lập tại K5, mới được xác nhận là anh Hưng đã chết thật và đã xin được Trại cho phép bốc hài cốt anh Hưng đem về cải táng.
Ngưng trích ...
NGUYỄN-HUY HÙNG/K1
- Cựu Đại Tá Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, Phụ tá Tổng cục trưởng Chiến tranh Chính trị kiêm Chủ nhiệm Nhật báp Tiền Tuyến trước 30-4-1975,
- Cựu Tù nhân chính trị 13 năm lao động khổ sai trong các trại tập trung cải tạo của đảng Việt Cộng và bạo quyền Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam trên cả 3 miền đất nước sau ngày Quốc hận 30-4-1975.
Nhat Lung chuyển