Sức khỏe và đời sống
Nước mía bổ dưỡng và phòng chống được nhiều bệnh tật
Ở nước ta, mía được trồng nhiều trên khắp các vùng châu thổ. Mía là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất đường ăn. Ngoài ra mía được sử dụng ở rất nhiều dạng như mía cây cắt khúc, mía cây ép lấy nước… Hầu như ai cũng rất thích uống nước mía nhưng ít người hiểu hết được giá trị thực của nước mía. Chất ngọt trong nước mía chủ yếu là đường saccaro, nó còn chứa các vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… và các acid amin cần thiết cho cơ thể. Nước mía không chỉ là một loại nước giải khát lý tưởng, nó còn là nguồn cung cấp năng lượng và phòng trị được rất nhiều bệnh tật cho con người.
Theo Đông y, mía có vị ngọt tính mát; vào phế vị. Mía có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Dùng cho các trường hợp thử nhiệt tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản ho đau rát họng, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón… Đường cát có tác dụng nhuận tâm phế, bổ tỳ, điều hòa can khí, giải độc. Hằng ngày dùng mía cây ép lấy nước để uống vừa bổ dưỡng, giải khát và ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.
Nước mía tươi: Mía tươi róc vỏ, cắt khúc ăn tùy ý, hoặc ép mía lấy nước để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu dắt.
Nước mía gừng tươi: Nước mía ép 30 – 50ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1 (7 phần nước mía hòa với 1 phần nước gừng tươi). Uống nước này từng ít một. Dùng cho các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, nôn ói ra thức ăn, dịch vị.
Nước mía nóng: Nước mía ép, đun cách thủy đến sôi, mỗi lần 100ml, ngày uống 3 lần. Dùng cho các trường hợp nôn oẹ, nôn khan dai dẳng (nhiễm độc thai nghén, kích ứng ho gà…).
Nước mía ngó sen: Nước mía 500 – 1000g, ngó sen 500g. Ngó sen nghiền ép vụn hòa lẫn với nước mía, chia đều 3 phần uống 3 lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp viêm đường tiết niệu cấp (tiểu dắt, tiểu buốt, đau khi tiểu và tiểu ra máu).
Nước mía củ cải bách hợp: Nước mía 100ml, nước ép củ cải 100ml; bách hợp 100g. Bách hợp nấu trước cho chín nhừ, cho nước mía và nước ép củ cải vào, đun sôi, khuấy đều. Uống nước này trước khi đi ngủ. Dùng cho các trường hợp viêm họng, viêm nóng thanh khí phế quản, ho khan.
Rượu nho mía: Nước mía 30 – 50ml, vang nho 30 – 50ml. Trộn đều hai loại nước này, ngày uống 2 lần (sáng, tối). Chữa viêm dạ dày mạn tính.
Cháo mía: Gạo nếp 100g, nước mía 200 – 300ml. Nấu cháo gạo nếp cho thật nhừ, cho nước mía vào trước khi ăn. Món này chữa chứng miệng khô, nóng, ho ở người già sau khi sốt.
Cháo kê nước mía: Nước mía 400g, kê hạt đã xát bỏ vỏ 200g. Nấu cháo nhừ, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan, miệng khô, họng khô, chảy nước mắt nước mũi.
Lưu ý khi dùng nước mía: Trường hợp tỳ vị hư hàn, cơ thể đang bị tiêu chảy cần thận trọng – chỉ dùng nước mía nướng hoặc nước mía đun sôi, không dùng mía sống hoặc mía ướp đá.
Lý Châu (St)
http://vietdaikynguyen.com/v3/25888-nuoc-mia-bo-duong-va-phong-chong-duoc-nhieu-benh-tat/
Nước mía bổ dưỡng và phòng chống được nhiều bệnh tật
Ở nước ta, mía được trồng nhiều trên khắp các vùng châu thổ. Mía là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất đường ăn. Ngoài ra mía được sử dụng ở rất nhiều dạng như mía cây cắt khúc, mía cây ép lấy nước… Hầu như ai cũng rất thích uống nước mía nhưng ít người hiểu hết được giá trị thực của nước mía. Chất ngọt trong nước mía chủ yếu là đường saccaro, nó còn chứa các vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… và các acid amin cần thiết cho cơ thể. Nước mía không chỉ là một loại nước giải khát lý tưởng, nó còn là nguồn cung cấp năng lượng và phòng trị được rất nhiều bệnh tật cho con người.
Theo Đông y, mía có vị ngọt tính mát; vào phế vị. Mía có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Dùng cho các trường hợp thử nhiệt tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản ho đau rát họng, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón… Đường cát có tác dụng nhuận tâm phế, bổ tỳ, điều hòa can khí, giải độc. Hằng ngày dùng mía cây ép lấy nước để uống vừa bổ dưỡng, giải khát và ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.
Nước mía tươi: Mía tươi róc vỏ, cắt khúc ăn tùy ý, hoặc ép mía lấy nước để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu dắt.
Nước mía gừng tươi: Nước mía ép 30 – 50ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1 (7 phần nước mía hòa với 1 phần nước gừng tươi). Uống nước này từng ít một. Dùng cho các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, nôn ói ra thức ăn, dịch vị.
Nước mía nóng: Nước mía ép, đun cách thủy đến sôi, mỗi lần 100ml, ngày uống 3 lần. Dùng cho các trường hợp nôn oẹ, nôn khan dai dẳng (nhiễm độc thai nghén, kích ứng ho gà…).
Nước mía ngó sen: Nước mía 500 – 1000g, ngó sen 500g. Ngó sen nghiền ép vụn hòa lẫn với nước mía, chia đều 3 phần uống 3 lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp viêm đường tiết niệu cấp (tiểu dắt, tiểu buốt, đau khi tiểu và tiểu ra máu).
Nước mía củ cải bách hợp: Nước mía 100ml, nước ép củ cải 100ml; bách hợp 100g. Bách hợp nấu trước cho chín nhừ, cho nước mía và nước ép củ cải vào, đun sôi, khuấy đều. Uống nước này trước khi đi ngủ. Dùng cho các trường hợp viêm họng, viêm nóng thanh khí phế quản, ho khan.
Rượu nho mía: Nước mía 30 – 50ml, vang nho 30 – 50ml. Trộn đều hai loại nước này, ngày uống 2 lần (sáng, tối). Chữa viêm dạ dày mạn tính.
Cháo mía: Gạo nếp 100g, nước mía 200 – 300ml. Nấu cháo gạo nếp cho thật nhừ, cho nước mía vào trước khi ăn. Món này chữa chứng miệng khô, nóng, ho ở người già sau khi sốt.
Cháo kê nước mía: Nước mía 400g, kê hạt đã xát bỏ vỏ 200g. Nấu cháo nhừ, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan, miệng khô, họng khô, chảy nước mắt nước mũi.
Lưu ý khi dùng nước mía: Trường hợp tỳ vị hư hàn, cơ thể đang bị tiêu chảy cần thận trọng – chỉ dùng nước mía nướng hoặc nước mía đun sôi, không dùng mía sống hoặc mía ướp đá.
Lý Châu (St)
http://vietdaikynguyen.com/v3/25888-nuoc-mia-bo-duong-va-phong-chong-duoc-nhieu-benh-tat/