TIN CỘNG ĐỒNG
Nuôi mèo ( Mèo thật ) coi chừng !!!
Nếu ngắm nhìn đôi bàn tay của Paul Gaylord, 59 tuổi ở hiện tại thì bạn sẽ hiểu tại sao căn bệnh dịch hạch từng làm điêu đứng châu Âu thời Trung cổ lại được mệnh danh là “Cái chết đen”.
Bệnh nhân Paul Gaylord phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch về căn bệnh dịch hạch hiếm gặp thời hiện đại. Ảnh: AP
Các bác sĩ đang chờ xem liệu họ có thể cứu một phần các ngón tay của ông Gaylord hay không. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận triển vọng rất mong manh.
“Tôi không nghĩ mình có thể tiếp tục làm công việc của mình. Tôi sẽ mất tất cả các ngón tay trên 2 bàn tay … Cả các ngón chân cũng vậy. Tôi cũng có thể mất tất cả chúng”, ông Gaylord cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ bệnh viện Oregon.
Bức ảnh chụp ngày 11/7 do gia đình cung cấp cho thấy phần lớn bàn tay của ông Gaylord đã bị nhuộm đen và khô héo. Ảnh: AP
Theo hãng thông tấn AP, ông Gaylord bị nhiễm bệnh dịch hạch khi đang cố lôi con chuột ra khỏi miệng một con mèo của ông hôm 2/6. Con mèo tham ăn quá tức giận đã cắn và cào xước tay ông chủ.
Các bác sĩ tại một trạm y tế gần nhà Gaylord ở Prineville, Oregon, ban đầu kê cho ông uống một loại kháng sinh chống sốt nóng vì mèo cào. Vài ngày sau, bệnh tình của Gaylord trở nên nghiêm trọng và họ phải chuyển ông tới bệnh viện lớn điều trị.
Nói về bệnh tình của Gaylord, Diana Gaylord - chị gái của ông bộc bạch: “Chúng tôi thậm chí đã không biết rằng căn bệnh truyền nhiễm đó vẫn còn quanh quẩn ở đây. Chúng tôi từng nghĩ đó là một căn bệnh rất cổ xưa”.
Bệnh dịch hạch thường lây lan do vết cắn của bọ chét mang vi khuẩn hoặc thông qua tiếp xúc với động vật bị bệnh. Căn bệnh này được cho là đã cướp đi sinh mạng của gần 25 triệu người châu Âu trong thời Trung cổ (thời này người ta gọi nó là “Cái chết đen”), nhưng rất hiếm gặp ở thời hiện đại (trung bình mỗi năm ở Mỹ chỉ ghi nhận 7 ca mắc bệnh và chúng đều không dẫn tới tử vong). Phương pháp chữa trị bệnh này hiện là dùng thuốc kháng sinh.
Quay trở lại với trường hợp của bệnh nhân Gaylord, tình trạng của ông hiện ổn định. Ông đã bắt đầu quá trình trị liệu vật lý từ hôm 18/7, nhưng đối mặt với thời kỳ phục hồi đầy khó khăn trước mắt sau khi rời khỏi phòng chăm sóc đặc biệt dành cho bệnh nhân nặng.
Gia đình Gaylord đang nỗ lực quyên góp tiền để đưa ông tới nơi ở mới. Lí do là vì căn nhà và cũng là xưởng làm việc của ông hiện nay bị thủng mái, phòng tắm mốc meo và có chuột – điều kiện sống đầy nguy hiểm đối với một người có hệ miễn dịch yếu kém.
Tiếp xúc với chó, mèo rất dễ lây bệnh. Ảnh: TRẦN LÂM
Trường hợp tương tự khác đó là hai cha con bệnh nhân N.T (46 tuổi) và N.V.V (18 tuổi), trú tại Thủ Đức, TPHCM. Cả hai cha con làm nghề trồng cây cảnh và cùng xuất hiện bóng nước sau đó lan thành đường dài ngoằn ngoèo hết chiều rộng bàn chân cách đây một tháng. Cả hai bệnh nhân này lúc nào cũng có cảm giác ngứa ngáy và thấy rõ vết di chuyển của con gì đó ở dưới da. Anh T đã uống đủ thứ thuốc của BS da liễu cũng không hết và nghĩ rằng bị ung thư. Sau đó, hai cha con cùng đi thử máu đã phát hiện ra ấu trùng thâm nhập và di chuyển trong cơ thể. Trong gia đình của bệnh nhân này nuôi đến 6 con chó và 13 con mèo, thậm chí có khi chó leo cả lên giường để ngủ chung với chủ.
Theo các BS chuyên về ký sinh trùng BV Bệnh nhiệt đới TPHCM, hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng chính là bị nhiễm giun đũa ở chó, mèo gây ra, ấu trùng xâm nhập thành ruột và di chuyển theo đường máu đến gan, phổi và những cơ quan khác. Ở những cơ quan này, ấu trùng lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im, thành những vật lạ gây viêm và kích thích tạo u hạt thâm nhiễm bạch cầu. Ở trẻ em, các hành vi nguy cơ để trẻ có thể nuốt phải trứng có ấu trùng của Toxocara canis bao gồm: Trẻ hay bồng bế chó, mèo, hay nghịch đất, ăn hàng rong, những gia đình thường nuôi chó, mèo nhiều và ngủ chung với chúng... Ở người lớn, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là độ tuổi lao động. Có những hành vi nguy cơ như tiếp xúc đất, vệ sinh cá nhân kém, tiếp xúc thường xuyên với chó, mèo, nuôi chó, mèo như những con vật cưng, ăn rau sống không rửa kỹ.
TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM - cho biết, những biểu hiện ở hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng thường làm bệnh nhân đau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt. Ở da, bệnh có các biểu hiện xuất huyết da nổi mề đay, nổi cục u ở da, sưng phù một vùng da. Biểu hiện về hô hấp như ho kéo dài, điều trị theo phác đồ thông thường không thuyên giảm. Nguy hiểm nhất là một số trường hợp biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau, dễ nhầm lẫn với những bệnh nội khoa khác. Với hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt, triệu chứng bệnh nhân là mờ mắt, viêm màng bồ đào, viêm mũ nội nhãn nội sinh, u hạt cực sau vùng hoàng điểm.
Để phòng bệnh này, trẻ em hạn chế việc nghịch đất, cát, đi chân đất... Người lớn khi lao động, làm việc ở những môi trường ngoại cảnh bị ô nhiễm cần sử dụng các phương tiện bảo hộ như đi ủng, mang găng tay... Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong việc phòng bệnh là nên quan tâm đến việc điều trị tẩy giun định kỳ cho chó, mèo...
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Nuôi mèo ( Mèo thật ) coi chừng !!!
Nếu ngắm nhìn đôi bàn tay của Paul Gaylord, 59 tuổi ở hiện tại thì bạn sẽ hiểu tại sao căn bệnh dịch hạch từng làm điêu đứng châu Âu thời Trung cổ lại được mệnh danh là “Cái chết đen”.
Bệnh nhân Paul Gaylord phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch về căn bệnh dịch hạch hiếm gặp thời hiện đại. Ảnh: AP
Các bác sĩ đang chờ xem liệu họ có thể cứu một phần các ngón tay của ông Gaylord hay không. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận triển vọng rất mong manh.
“Tôi không nghĩ mình có thể tiếp tục làm công việc của mình. Tôi sẽ mất tất cả các ngón tay trên 2 bàn tay … Cả các ngón chân cũng vậy. Tôi cũng có thể mất tất cả chúng”, ông Gaylord cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ bệnh viện Oregon.
Bức ảnh chụp ngày 11/7 do gia đình cung cấp cho thấy phần lớn bàn tay của ông Gaylord đã bị nhuộm đen và khô héo. Ảnh: AP
Theo hãng thông tấn AP, ông Gaylord bị nhiễm bệnh dịch hạch khi đang cố lôi con chuột ra khỏi miệng một con mèo của ông hôm 2/6. Con mèo tham ăn quá tức giận đã cắn và cào xước tay ông chủ.
Các bác sĩ tại một trạm y tế gần nhà Gaylord ở Prineville, Oregon, ban đầu kê cho ông uống một loại kháng sinh chống sốt nóng vì mèo cào. Vài ngày sau, bệnh tình của Gaylord trở nên nghiêm trọng và họ phải chuyển ông tới bệnh viện lớn điều trị.
Nói về bệnh tình của Gaylord, Diana Gaylord - chị gái của ông bộc bạch: “Chúng tôi thậm chí đã không biết rằng căn bệnh truyền nhiễm đó vẫn còn quanh quẩn ở đây. Chúng tôi từng nghĩ đó là một căn bệnh rất cổ xưa”.
Bệnh dịch hạch thường lây lan do vết cắn của bọ chét mang vi khuẩn hoặc thông qua tiếp xúc với động vật bị bệnh. Căn bệnh này được cho là đã cướp đi sinh mạng của gần 25 triệu người châu Âu trong thời Trung cổ (thời này người ta gọi nó là “Cái chết đen”), nhưng rất hiếm gặp ở thời hiện đại (trung bình mỗi năm ở Mỹ chỉ ghi nhận 7 ca mắc bệnh và chúng đều không dẫn tới tử vong). Phương pháp chữa trị bệnh này hiện là dùng thuốc kháng sinh.
Quay trở lại với trường hợp của bệnh nhân Gaylord, tình trạng của ông hiện ổn định. Ông đã bắt đầu quá trình trị liệu vật lý từ hôm 18/7, nhưng đối mặt với thời kỳ phục hồi đầy khó khăn trước mắt sau khi rời khỏi phòng chăm sóc đặc biệt dành cho bệnh nhân nặng.
Gia đình Gaylord đang nỗ lực quyên góp tiền để đưa ông tới nơi ở mới. Lí do là vì căn nhà và cũng là xưởng làm việc của ông hiện nay bị thủng mái, phòng tắm mốc meo và có chuột – điều kiện sống đầy nguy hiểm đối với một người có hệ miễn dịch yếu kém.
Tiếp xúc với chó, mèo rất dễ lây bệnh. Ảnh: TRẦN LÂM
Trường hợp tương tự khác đó là hai cha con bệnh nhân N.T (46 tuổi) và N.V.V (18 tuổi), trú tại Thủ Đức, TPHCM. Cả hai cha con làm nghề trồng cây cảnh và cùng xuất hiện bóng nước sau đó lan thành đường dài ngoằn ngoèo hết chiều rộng bàn chân cách đây một tháng. Cả hai bệnh nhân này lúc nào cũng có cảm giác ngứa ngáy và thấy rõ vết di chuyển của con gì đó ở dưới da. Anh T đã uống đủ thứ thuốc của BS da liễu cũng không hết và nghĩ rằng bị ung thư. Sau đó, hai cha con cùng đi thử máu đã phát hiện ra ấu trùng thâm nhập và di chuyển trong cơ thể. Trong gia đình của bệnh nhân này nuôi đến 6 con chó và 13 con mèo, thậm chí có khi chó leo cả lên giường để ngủ chung với chủ.
Theo các BS chuyên về ký sinh trùng BV Bệnh nhiệt đới TPHCM, hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng chính là bị nhiễm giun đũa ở chó, mèo gây ra, ấu trùng xâm nhập thành ruột và di chuyển theo đường máu đến gan, phổi và những cơ quan khác. Ở những cơ quan này, ấu trùng lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im, thành những vật lạ gây viêm và kích thích tạo u hạt thâm nhiễm bạch cầu. Ở trẻ em, các hành vi nguy cơ để trẻ có thể nuốt phải trứng có ấu trùng của Toxocara canis bao gồm: Trẻ hay bồng bế chó, mèo, hay nghịch đất, ăn hàng rong, những gia đình thường nuôi chó, mèo nhiều và ngủ chung với chúng... Ở người lớn, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là độ tuổi lao động. Có những hành vi nguy cơ như tiếp xúc đất, vệ sinh cá nhân kém, tiếp xúc thường xuyên với chó, mèo, nuôi chó, mèo như những con vật cưng, ăn rau sống không rửa kỹ.
TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM - cho biết, những biểu hiện ở hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng thường làm bệnh nhân đau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt. Ở da, bệnh có các biểu hiện xuất huyết da nổi mề đay, nổi cục u ở da, sưng phù một vùng da. Biểu hiện về hô hấp như ho kéo dài, điều trị theo phác đồ thông thường không thuyên giảm. Nguy hiểm nhất là một số trường hợp biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau, dễ nhầm lẫn với những bệnh nội khoa khác. Với hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt, triệu chứng bệnh nhân là mờ mắt, viêm màng bồ đào, viêm mũ nội nhãn nội sinh, u hạt cực sau vùng hoàng điểm.
Để phòng bệnh này, trẻ em hạn chế việc nghịch đất, cát, đi chân đất... Người lớn khi lao động, làm việc ở những môi trường ngoại cảnh bị ô nhiễm cần sử dụng các phương tiện bảo hộ như đi ủng, mang găng tay... Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong việc phòng bệnh là nên quan tâm đến việc điều trị tẩy giun định kỳ cho chó, mèo...