Văn Học & Nghệ Thuật

Ở BÊN KIA SÔNG - CAO MỴ NHÂN

( HNPĐ ) Ông ta thua tôi khoảng 5 tuổi, có một cách sống rất gương mẫu, ít nói, và chỉ cười khi cần thiết biểu lộ cư xử cùng vợ con, hay là ngoại giao với bạn bè, chòm xóm



( HNPĐ ) Ông ta thua tôi khoảng 5 tuổi, có một cách sống rất gương mẫu, ít nói, và chỉ cười khi cần thiết biểu lộ cư xử cùng vợ con, hay là ngoại giao với bạn bè, chòm xóm, thờ tượng Chúa Cứu Thế trên tường cao, sát mái nhà ở khu nhà thờ Đa Minh, còn gọi nhà thờ Ba Chuông, đường Trương Minh Giảng Sài Gòn.

Là một Đại Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, từ trại tù cải tạo Suối Máu ra, ông ta đóng một ngàn đồng tiền Việt Cộng mới đổi kỳ 2, vô cái gọi là tổ chức Nông trang tập thể Kobra Lâm Đồng do vị cựu kỹ sư Việt Nam Cộng Hòa, cùng bác Ba Bảng bàu cải lương thành lập, để ngõ hầu có một công ăn, việc làm qua ngày. Tôi cũng như ông, tham gia cái Nông trang Kobra đó, nghe còn chút nào dư âm chế độ son vàng cũ, dù có lầm than, cũng một bè, một phái với nhau, và vì thế, tôi gặp ông, nêu trên thôi, tôi cứ đặt tạm tên ông ấy là Trần Kim cho rồi.

Ông Trần Kim, có lẽ bây giờ ở chân trời, góc bể nào, ông đã thành đạt mơ ước xưa, và đã mang danh mới mà vì tôi không được tiếp tục liên lạc sau đó, nên không biết nay ông đang là nhà Đạo Diễn tên tuổi vả chăng, cũng không biết, sau khi chia tay năm đó, ở bên kia sông, ông cùng gia đình ra đi tìm quê hương mới, ông có trở thành Đạo Diễn hay vẫn chỉ suy tư về một hoài bão không thành.

Ngay mùa Xuân năm 1980, Kỹ sư Dương Đình Xuân đã phát triển một đoàn ghe thuyền đánh cá bằng fibro ciment, vị kỹ sư này rất giàu có thời đệ I và đệ II Cộng Hòa, nên kỹ sư Xuân đã cầm bằng hiến cả đoàn ghe thuyền dự trù đó cho nhà nước Cộng Sản Việt Nam, khiến họ thích quá, chấp thuận ngay cho ông đi thử nghiệm, cũng ngay chuyến đi khởi phát đó, ông Xuân chở cả gia đình đi theo, và hành trình lênh đênh nghiên cứu công việc đánh cá, hay đến thẳng bến bờ Tự Do, thì không thuộc chuyện kể hôm nay.

Chỉ biết là, văn phòng công ty Nông Trang Tập Thể Kobra, mở tại đường Gia Long Quận I Saigon, đã bất ngờ bị hay được niêm phong, nhưng đồng thời một thông cáo mới cho hay, chúng tôi, những thành viên Nông Trang tương lai thủa đó, được xuất trình biên nhận, để lãnh lại số tiền 1000 Việt Cộng đã đóng góp tức là không mất, còn có thể xin đi gia nhập một nông trường quốc doanh trồng cây xuất khẩu.

Toán chuyên viên kỹ thuật 8 người, gồm cụ kỹ sư Cường, chủ hiệu thuốc tây Phong Châu ở dốc cầu Công Lý, phía chùa Vĩnh Nghiêm bị đánh Tư Sản phải xin xỏ mới được đi theo toán này, bằng không thì cả gia đình phải tới một vùng đất hoang, để chính quyền địa phương của Cộng Sản VN rào lại bằng một hệ thống giây thép gai. Trưởng toán là thiếu tá cựu cải tạo viên Trần Văn Đài, các cựu tù cải tạo khác là quý ông Tuy (phủ Tổng Thống), Khánh (Không Quân), Hưng (gốc Kỹ sư động viên), Quang (Bộ Binh Thủ Đức), ông Trần Kim và tôi.

Chúng tôi đến vùng Tam Giác Sắt xưa, thuộc Đồng Xoài, Bến Súc, Bình Dương, người quản lý nông trương, xuất thân từ cục R gốc Trung Cộng, trưởng thành ở Campuchia nên có tên Ngô Mên, phân phối cho toán kỹ thuật chúng tôi một căn nhà tranh, liếp lồ ô, không có cửa, nhưng may mắn có một góc nhà được che kín, dùng làm bếp, thì quý vị trong toán kỹ thuật đề nghị cho tôi xử dụng làm phòng riêng, di chuyển những cục gạch lớn ra phía ngoài làm bếp, và tất nhiên, cả quý vị ấy, với chính tôi phải cẩn thận củi lửa rừng, để an toàn cuộc sống chung tạm bợ, tôi vừa là y tá, vừa là chị nuôi cả toán.

Mỗi tháng chúng tôi được phát 1000 đồng để gạo cơm, chợ búa, chẳng ai trong chúng tôi tha thiết việc chia 1000 đồng đó ra thành lương tiền, vì ai cũng có một tổ ấm riêng ở thành phố, thậm chí mỗi lần ai về thăm nhà, đều mang lên căn nhà chúng đó một chút thức ăn thêm.

Chúng tôi, kể cả cụ Kỹ sư Cường năm đó đã 70 tuổi, tới Quang trẻ nhất, đều là những người có tâm hồn, tình cảm trong sáng, chan hòa, nên dễ chia xẻ những buồn vui.

Mùa xuân đầu thập niên 80 thế kỷ trước, nghe bên kia sông pháo nổ, nhìn lên trời ánh lửa giao niên, tưởng như thanh bình lắm, mà cũng tưởng như cuộc chiến đã cận kề.

Có lẽ, chỉ một mình cụ kỹ sư Cường là không hay ít mang cảm giác bồn chồn, nữa như lo âu, nữa như mừng rỡ, giống như thời khắc sắp sửa hành quân xưa, 7 người chúng tôi đều lớn lên trong cuộc chiến, đều mất mát tuổi Xuân, nhưng vẫn tiếc nuối quá khứ bão bùng, âm hưởng đao binh còn vời vợi.

Sáng hôm sau, mùng Một Tết âm lịch, chúng tôi sắp xếp thế nào, mà ông Trần Kim với tôi được về phép Saigon, thay vì đáp chuyến xe đò cọc cạch, loại xe 3/4 tấn, lắp ghép bằng gỗ, mỗi ngày từ Bình Dương đi Rạch Bắp có một chuyến, sáng xe rời bến Bình Dương, trưa xe từ Rạch Bắp về, lại thành phố. Đoạn đường rừng, toàn hố bom B52 này, chúng tôi đã đi bộ nhiều lần, trọn ngày, nếu lỡ đến Bến xe Bình Dương bị trễ chuyến.

Ông Trần Kim rủ tôi đi đường ngoài, bên kia sông Rạch Bắp, là huyện Củ Chi, sẽ đón xe đò Củ Chi về Saigon. Tôi ngần ngừ, vì đồng hồ đã chỉ khoảng 4 giờ chiều. Chúng tôi sẽ phải qua đò, rồi lội nguyên một cánh dồng, cũng toàn hố bom B52, mới bắt được cửa chợ Củ Chi thì kịp chuyến xe 6 giờ chiều, cũng là chuyến chót đường liên tỉnh này.

Trước khi qua sông, chúng tôi còn nhìn thấy những con cuốn chiếu rừng màu đen, dài khoảng 20, 30 phân tây, to mập đang thi nhau đo đoạn đường bắt đầu xế nắng.

Kêu được một chiếc đò ngang. Ngồi trên đò, chúng tôi mỗi người một suy nghĩ về sông nước và cuộc đời nổi trôi.

Qua bờ bên kia, chiều đã mấp mé lưng núi phải đi như chạy để kịp thời gian xe đò ở chợ Củ Chi về thành phố. Mệt bở hơi tai nhưng cũng đã tới chợ, và nêu trên đời có những bẽ bàng nào, dỡ dang nhất, vẫn là sự trễ tàu, hụt chuyến xe gọi là cuối cùng, thì chúng tôi đang ở cảnh đó. Chẳng lẽ tôi bắt đền ông ta, Trần Kim, song không thể không buông lời trách:

- Biết chiều rồi mà sao vẫn cứ đi?

- Làm sao tôi biết được chiều mùng Một Tết xe nó chạy về, sớm chứ. Nhưng sao chị cũng chịu đi, à, thế chị chưa phiêu lưu bao giờ hả?

Tôi đáp cộc lốc:

- Không.

Trần Kim an ủi:

- Biết đâu có chuyến xe khác, họ muốn về ăn Tết Saigon như chị với tôi.

Tôi lặng thinh, chiều cứ xuống tới tấp, những sạp chợ Củ Chi vắng hoe, buồn bã, làm sao có thể đi xe thồ về, xa quá, tất nhiên, không ai nghĩ đến tìm một nhà trọ, và cùng khổ sở khi phải ngồi suốt đêm ở sạp chợ hôi mùi cá thịt, bùn nhớp dưới chân.

Một người dân kẻ chợ bảo:

- Nè, anh chị muốn ở lại chợ, người ta bắt vô văn phòng xã làm giấy tờ đó.

Ngồi lì thêm một lúc, mọi nhà đã lên đèn, chúng tôi phải vô trình giấy tờ ở hội đồng xã Củ Chi. Ông Trần Kim và tôi đều chỉ có giấy ra trại tù cải tạo, đã phục hồi quyền công dân đâu mà có thẻ căn cước chứ. Do đó, nhân viên xã nhìn giấy tờ và bàn với nhau đi mời ông chủ tịch xã, huyện gì đó tới.

Cứ cho là chủ tịch xã, ông ta mặc đồ bộ đội, khoác thêm chiếc áo mưa dày, trời bắt đầu mù mịt sương, gió tạt lạnh, ông cầm giấy tờ chúng tôi, rồi nói:

- Anh và chị đây muốn ở lại thế nào?

Ông Trần Kim còn nhìn sững ông ta, tôi nói ngay:

- Chúng tôi là công nhân thuộc nông trường trồng cây xuất khẩu của sở ngoại thương ỏ Rạch Bắp bên kia sông. Định qua đây, đi xe đò về thành phố, thì bị trễ chuyến, xe chạy sớm hơn thường ngày.

- Nhưng giấy phép về thành phố đâu?

Lại cũng tôi đáp, vì chỉ có tôi hiểu vấn đề toán kỹ thuật chúng tôi:

- Tôi là chị nuôi, thay vì nói của 8 người Toán Kỹ thuật, tôi lững lờ, như chị nuôi của cả nông trường hàng trăm công nhân - Chúng tôi đang khai hoang xây dựng nông trường, chúng tôi phải về thành phố mua gạo, và thuốc men.

Ông ta nhìn tôi, quần đen, áo bà ba trắng, tóc ngắn, chân đi dép. Ông ngó qua Trần Kim, y phục tầm thường nhưng sạch sẽ, 2 tấm giấy Ra Trại đủ nói lên thành phần sĩ quan cải tạo, vốn là chất xám, hẳn ít nhất, trí thức hơn... ai đó rồi. Ông ta gật đầu: "Anh chị đi theo tôi..."

Chúng tôi được chỉ định ở lại một lớp học mà dù trường lớp có mái tôn, tường gạch, cũng chẳng hề có những cánh cửa, ông ta bảo Trần Kim và tôi hãy kê các ghế dài kia mà nằm tạm qua đêm.

Gió ơi là gió, gió từ bốn phương chạy thốc vào căn lớp trống, Trần Kim nằm sát vách phía đầu lớp, tôi nằm sát vách cuối lớp, gió kéo giật mái nhà tôn. Chẳng làm sao nhắm mắt ngủ nổi, toán canh phòng cứ thay nhau đi tuần, nhân thể có khách lạ, là chúng tôi lại đứng dừng xem thử có chi khác thường không.

Thỉnh thoảng tôi lại rên:

- Trời ơi, lạnh quá.

Trần Kim lai nghiêm giọng:

- Chị chợp mắt đi, mai về nhà rồi.

Mới 4 giờ sáng, chúng tôi đã qua văn phòng xã làm thủ tục giấy tờ để chuẩn bị đáp xe đò 5 giờ về Sài Gòn.

Trong khi ngồi ăn cháo và uống ly cà phê bằng thứ bắp rang khô, Trần Kim bất giác mỉm cười, rồi cười thành tiếng.

- Có lẽ trong đời, chị sẽ không bao giờ gặp lại một kỷ niệm như thế này nữa.

Tôi cũng cười, nhưng bấy giờ là nụ cười khinh mạn:

- Tất nhiên.

Trần Kim trở lại bộ mặt nghiêm thường lệ:

- Có lẽ chị sẽ không gặp tôi nữa, tôi không trở lại căn nhà tranh ở sườn đồi, của chúng ta lâu nay, những con đường này, tôi cũng chẳng muốn đi nữa, tôi sẽ rời xa.

- Đi đâu.

- Chưa biết, nhưng phải đi rồi.

- Sẽ làm gì?

- Học đạo diễn.

Ở tuổi ngoài 30, Ông Trần Kim nói sẽ đi học đạo diễn, tôi thấy như là trễ muộn. Ông ấy tiếp luôn:

- Phải học 10 năm. Trần Kim cười:

- Chị không tin à, ở ngoại quốc học đạo diễn phải 10 năm, mới làm phim hay được.

Chuyến xe đầu ngày tới, chúng tôi lên xe, và thực sự từ lúc rời căn nhà tranh nơi sườn đồi Rạch Bắp, ở trên xe, chúng tôi mới ngồi cạnh nhau lần đầu tiên, và cũng là lần cuối cùng, vì quả thực là sau lần về Sài Gòn đó, Trần Kim đã không lên nông trường.

Trên xe, tôi cứ ngủ gà, ngủ gật vì mất ngủ đêm trước, Trần Kim mắt ráo hoảnh, quan sát cuộc sống chung quanh, kể cho tôi nghe liên tiếp về những cuốn phim, những đạo diễn Âu Mỹ, và cả những cuốn phim của Nga, bấy giờ còn gọi Liên Xô, ông lại bật cười:

- Cuộc sống của Đạo Diễn với người thường, đời thường phải là một, phải nhập cuộc mới nổi bật vai trò, như bình thường, chứ không phải diễn viên trên màn ảnh, trên sân khấu, còn ở ngoài thì... khác xa.

- Nhưng tôi có thấy ông biểu lộ tài năng, khả năng đạo diễn đâu.

Ông Trần Kim cười thành tiếng:

- Đạo diễn không cần phải gào thét, không cần phải đeo bảng tên Đạo Diễn, mà làm, làm cho đúng những vai trò Diễn trên Đường tức đúng những vai diễn trong cuộc đời vậy.

Gia đình ông đã vượt biên năm đó, tới Đức, sinh hoạt cuộc sống ra sao, thì chúng tôi vì ai cũng phải tất bật lăn xả vào những nẻo đường sinh tồn, mấy khi nhớ lại tháng ngày đã qua.

Năm 1994, Sau 15 năm, xa hẳn căn nhà lá trống tuếch, trống toác ở sườn đồi Rạch Bắp, tôi có mặt ở 5 thành phố bên nước Đức, theo phái đoàn Văn Bút đi từ Tây sang Đông Đức, mới thống nhất Đông Tây Bá Linh. Trong buổi thuyết minh, về văn chương trong tù tại Dortmund, có gần 500 người Việt di tản ở các thành phố trên nước Đức và lân cận, nghe nói có người đi khoảng mấy trăm cây số về dự, hàn huyên cùng đoàn VB. VNHN bấy giờ do thi sĩ Viên Linh làm trưởng phái đoàn, có các giáo sư Nguyễn Sỹ Tế, Phạm Việt Tuyền, Cựu Trung Tá Thượng Nghị Sĩ Trần Ngọc Nhuận, tác giả cuốn Đời Quân Ngũ, cả 3 vị này giờ đã quá cố, thi sĩ Cung Trầm Tưởng, thi sĩ Tô Thùy Yên (chưa có thẻ xanh, nên không tham dự được, và tôi, tôi có ý chờ xem, trong số đồng hương ở Đức, có ai rẽ đám đông ra, để mỉm cười... cần thiết, ân cần nỗi hàn ôn rằng:

- Này bạn có nhớ không, tôi là Đạo Diễn Trần Kim.

Nhưng, tôi không thấy ai là Trần Kim. Ông đã đi đâu, trốn kỹ ở một cái rối vũ trụ tha hương nào. Thậm chí tôi còn buột miệng hỏi thăm vài người ở mấy thành phố đông người Việt di tản, xem thử họ có biết người tên Trần Kim, không cần phải là Đạo Diễn, chỉ cần là một người Việt Nam di tản trọn vẹn cùng gia đình đã và đang sống yên lành cũng đủ cho tôi chút an tâm nơi Chốn Bụi Hồng này về một người quen cũ.

Hawthorne 15-11-2009
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ở BÊN KIA SÔNG - CAO MỴ NHÂN

( HNPĐ ) Ông ta thua tôi khoảng 5 tuổi, có một cách sống rất gương mẫu, ít nói, và chỉ cười khi cần thiết biểu lộ cư xử cùng vợ con, hay là ngoại giao với bạn bè, chòm xóm



( HNPĐ ) Ông ta thua tôi khoảng 5 tuổi, có một cách sống rất gương mẫu, ít nói, và chỉ cười khi cần thiết biểu lộ cư xử cùng vợ con, hay là ngoại giao với bạn bè, chòm xóm, thờ tượng Chúa Cứu Thế trên tường cao, sát mái nhà ở khu nhà thờ Đa Minh, còn gọi nhà thờ Ba Chuông, đường Trương Minh Giảng Sài Gòn.

Là một Đại Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, từ trại tù cải tạo Suối Máu ra, ông ta đóng một ngàn đồng tiền Việt Cộng mới đổi kỳ 2, vô cái gọi là tổ chức Nông trang tập thể Kobra Lâm Đồng do vị cựu kỹ sư Việt Nam Cộng Hòa, cùng bác Ba Bảng bàu cải lương thành lập, để ngõ hầu có một công ăn, việc làm qua ngày. Tôi cũng như ông, tham gia cái Nông trang Kobra đó, nghe còn chút nào dư âm chế độ son vàng cũ, dù có lầm than, cũng một bè, một phái với nhau, và vì thế, tôi gặp ông, nêu trên thôi, tôi cứ đặt tạm tên ông ấy là Trần Kim cho rồi.

Ông Trần Kim, có lẽ bây giờ ở chân trời, góc bể nào, ông đã thành đạt mơ ước xưa, và đã mang danh mới mà vì tôi không được tiếp tục liên lạc sau đó, nên không biết nay ông đang là nhà Đạo Diễn tên tuổi vả chăng, cũng không biết, sau khi chia tay năm đó, ở bên kia sông, ông cùng gia đình ra đi tìm quê hương mới, ông có trở thành Đạo Diễn hay vẫn chỉ suy tư về một hoài bão không thành.

Ngay mùa Xuân năm 1980, Kỹ sư Dương Đình Xuân đã phát triển một đoàn ghe thuyền đánh cá bằng fibro ciment, vị kỹ sư này rất giàu có thời đệ I và đệ II Cộng Hòa, nên kỹ sư Xuân đã cầm bằng hiến cả đoàn ghe thuyền dự trù đó cho nhà nước Cộng Sản Việt Nam, khiến họ thích quá, chấp thuận ngay cho ông đi thử nghiệm, cũng ngay chuyến đi khởi phát đó, ông Xuân chở cả gia đình đi theo, và hành trình lênh đênh nghiên cứu công việc đánh cá, hay đến thẳng bến bờ Tự Do, thì không thuộc chuyện kể hôm nay.

Chỉ biết là, văn phòng công ty Nông Trang Tập Thể Kobra, mở tại đường Gia Long Quận I Saigon, đã bất ngờ bị hay được niêm phong, nhưng đồng thời một thông cáo mới cho hay, chúng tôi, những thành viên Nông Trang tương lai thủa đó, được xuất trình biên nhận, để lãnh lại số tiền 1000 Việt Cộng đã đóng góp tức là không mất, còn có thể xin đi gia nhập một nông trường quốc doanh trồng cây xuất khẩu.

Toán chuyên viên kỹ thuật 8 người, gồm cụ kỹ sư Cường, chủ hiệu thuốc tây Phong Châu ở dốc cầu Công Lý, phía chùa Vĩnh Nghiêm bị đánh Tư Sản phải xin xỏ mới được đi theo toán này, bằng không thì cả gia đình phải tới một vùng đất hoang, để chính quyền địa phương của Cộng Sản VN rào lại bằng một hệ thống giây thép gai. Trưởng toán là thiếu tá cựu cải tạo viên Trần Văn Đài, các cựu tù cải tạo khác là quý ông Tuy (phủ Tổng Thống), Khánh (Không Quân), Hưng (gốc Kỹ sư động viên), Quang (Bộ Binh Thủ Đức), ông Trần Kim và tôi.

Chúng tôi đến vùng Tam Giác Sắt xưa, thuộc Đồng Xoài, Bến Súc, Bình Dương, người quản lý nông trương, xuất thân từ cục R gốc Trung Cộng, trưởng thành ở Campuchia nên có tên Ngô Mên, phân phối cho toán kỹ thuật chúng tôi một căn nhà tranh, liếp lồ ô, không có cửa, nhưng may mắn có một góc nhà được che kín, dùng làm bếp, thì quý vị trong toán kỹ thuật đề nghị cho tôi xử dụng làm phòng riêng, di chuyển những cục gạch lớn ra phía ngoài làm bếp, và tất nhiên, cả quý vị ấy, với chính tôi phải cẩn thận củi lửa rừng, để an toàn cuộc sống chung tạm bợ, tôi vừa là y tá, vừa là chị nuôi cả toán.

Mỗi tháng chúng tôi được phát 1000 đồng để gạo cơm, chợ búa, chẳng ai trong chúng tôi tha thiết việc chia 1000 đồng đó ra thành lương tiền, vì ai cũng có một tổ ấm riêng ở thành phố, thậm chí mỗi lần ai về thăm nhà, đều mang lên căn nhà chúng đó một chút thức ăn thêm.

Chúng tôi, kể cả cụ Kỹ sư Cường năm đó đã 70 tuổi, tới Quang trẻ nhất, đều là những người có tâm hồn, tình cảm trong sáng, chan hòa, nên dễ chia xẻ những buồn vui.

Mùa xuân đầu thập niên 80 thế kỷ trước, nghe bên kia sông pháo nổ, nhìn lên trời ánh lửa giao niên, tưởng như thanh bình lắm, mà cũng tưởng như cuộc chiến đã cận kề.

Có lẽ, chỉ một mình cụ kỹ sư Cường là không hay ít mang cảm giác bồn chồn, nữa như lo âu, nữa như mừng rỡ, giống như thời khắc sắp sửa hành quân xưa, 7 người chúng tôi đều lớn lên trong cuộc chiến, đều mất mát tuổi Xuân, nhưng vẫn tiếc nuối quá khứ bão bùng, âm hưởng đao binh còn vời vợi.

Sáng hôm sau, mùng Một Tết âm lịch, chúng tôi sắp xếp thế nào, mà ông Trần Kim với tôi được về phép Saigon, thay vì đáp chuyến xe đò cọc cạch, loại xe 3/4 tấn, lắp ghép bằng gỗ, mỗi ngày từ Bình Dương đi Rạch Bắp có một chuyến, sáng xe rời bến Bình Dương, trưa xe từ Rạch Bắp về, lại thành phố. Đoạn đường rừng, toàn hố bom B52 này, chúng tôi đã đi bộ nhiều lần, trọn ngày, nếu lỡ đến Bến xe Bình Dương bị trễ chuyến.

Ông Trần Kim rủ tôi đi đường ngoài, bên kia sông Rạch Bắp, là huyện Củ Chi, sẽ đón xe đò Củ Chi về Saigon. Tôi ngần ngừ, vì đồng hồ đã chỉ khoảng 4 giờ chiều. Chúng tôi sẽ phải qua đò, rồi lội nguyên một cánh dồng, cũng toàn hố bom B52, mới bắt được cửa chợ Củ Chi thì kịp chuyến xe 6 giờ chiều, cũng là chuyến chót đường liên tỉnh này.

Trước khi qua sông, chúng tôi còn nhìn thấy những con cuốn chiếu rừng màu đen, dài khoảng 20, 30 phân tây, to mập đang thi nhau đo đoạn đường bắt đầu xế nắng.

Kêu được một chiếc đò ngang. Ngồi trên đò, chúng tôi mỗi người một suy nghĩ về sông nước và cuộc đời nổi trôi.

Qua bờ bên kia, chiều đã mấp mé lưng núi phải đi như chạy để kịp thời gian xe đò ở chợ Củ Chi về thành phố. Mệt bở hơi tai nhưng cũng đã tới chợ, và nêu trên đời có những bẽ bàng nào, dỡ dang nhất, vẫn là sự trễ tàu, hụt chuyến xe gọi là cuối cùng, thì chúng tôi đang ở cảnh đó. Chẳng lẽ tôi bắt đền ông ta, Trần Kim, song không thể không buông lời trách:

- Biết chiều rồi mà sao vẫn cứ đi?

- Làm sao tôi biết được chiều mùng Một Tết xe nó chạy về, sớm chứ. Nhưng sao chị cũng chịu đi, à, thế chị chưa phiêu lưu bao giờ hả?

Tôi đáp cộc lốc:

- Không.

Trần Kim an ủi:

- Biết đâu có chuyến xe khác, họ muốn về ăn Tết Saigon như chị với tôi.

Tôi lặng thinh, chiều cứ xuống tới tấp, những sạp chợ Củ Chi vắng hoe, buồn bã, làm sao có thể đi xe thồ về, xa quá, tất nhiên, không ai nghĩ đến tìm một nhà trọ, và cùng khổ sở khi phải ngồi suốt đêm ở sạp chợ hôi mùi cá thịt, bùn nhớp dưới chân.

Một người dân kẻ chợ bảo:

- Nè, anh chị muốn ở lại chợ, người ta bắt vô văn phòng xã làm giấy tờ đó.

Ngồi lì thêm một lúc, mọi nhà đã lên đèn, chúng tôi phải vô trình giấy tờ ở hội đồng xã Củ Chi. Ông Trần Kim và tôi đều chỉ có giấy ra trại tù cải tạo, đã phục hồi quyền công dân đâu mà có thẻ căn cước chứ. Do đó, nhân viên xã nhìn giấy tờ và bàn với nhau đi mời ông chủ tịch xã, huyện gì đó tới.

Cứ cho là chủ tịch xã, ông ta mặc đồ bộ đội, khoác thêm chiếc áo mưa dày, trời bắt đầu mù mịt sương, gió tạt lạnh, ông cầm giấy tờ chúng tôi, rồi nói:

- Anh và chị đây muốn ở lại thế nào?

Ông Trần Kim còn nhìn sững ông ta, tôi nói ngay:

- Chúng tôi là công nhân thuộc nông trường trồng cây xuất khẩu của sở ngoại thương ỏ Rạch Bắp bên kia sông. Định qua đây, đi xe đò về thành phố, thì bị trễ chuyến, xe chạy sớm hơn thường ngày.

- Nhưng giấy phép về thành phố đâu?

Lại cũng tôi đáp, vì chỉ có tôi hiểu vấn đề toán kỹ thuật chúng tôi:

- Tôi là chị nuôi, thay vì nói của 8 người Toán Kỹ thuật, tôi lững lờ, như chị nuôi của cả nông trường hàng trăm công nhân - Chúng tôi đang khai hoang xây dựng nông trường, chúng tôi phải về thành phố mua gạo, và thuốc men.

Ông ta nhìn tôi, quần đen, áo bà ba trắng, tóc ngắn, chân đi dép. Ông ngó qua Trần Kim, y phục tầm thường nhưng sạch sẽ, 2 tấm giấy Ra Trại đủ nói lên thành phần sĩ quan cải tạo, vốn là chất xám, hẳn ít nhất, trí thức hơn... ai đó rồi. Ông ta gật đầu: "Anh chị đi theo tôi..."

Chúng tôi được chỉ định ở lại một lớp học mà dù trường lớp có mái tôn, tường gạch, cũng chẳng hề có những cánh cửa, ông ta bảo Trần Kim và tôi hãy kê các ghế dài kia mà nằm tạm qua đêm.

Gió ơi là gió, gió từ bốn phương chạy thốc vào căn lớp trống, Trần Kim nằm sát vách phía đầu lớp, tôi nằm sát vách cuối lớp, gió kéo giật mái nhà tôn. Chẳng làm sao nhắm mắt ngủ nổi, toán canh phòng cứ thay nhau đi tuần, nhân thể có khách lạ, là chúng tôi lại đứng dừng xem thử có chi khác thường không.

Thỉnh thoảng tôi lại rên:

- Trời ơi, lạnh quá.

Trần Kim lai nghiêm giọng:

- Chị chợp mắt đi, mai về nhà rồi.

Mới 4 giờ sáng, chúng tôi đã qua văn phòng xã làm thủ tục giấy tờ để chuẩn bị đáp xe đò 5 giờ về Sài Gòn.

Trong khi ngồi ăn cháo và uống ly cà phê bằng thứ bắp rang khô, Trần Kim bất giác mỉm cười, rồi cười thành tiếng.

- Có lẽ trong đời, chị sẽ không bao giờ gặp lại một kỷ niệm như thế này nữa.

Tôi cũng cười, nhưng bấy giờ là nụ cười khinh mạn:

- Tất nhiên.

Trần Kim trở lại bộ mặt nghiêm thường lệ:

- Có lẽ chị sẽ không gặp tôi nữa, tôi không trở lại căn nhà tranh ở sườn đồi, của chúng ta lâu nay, những con đường này, tôi cũng chẳng muốn đi nữa, tôi sẽ rời xa.

- Đi đâu.

- Chưa biết, nhưng phải đi rồi.

- Sẽ làm gì?

- Học đạo diễn.

Ở tuổi ngoài 30, Ông Trần Kim nói sẽ đi học đạo diễn, tôi thấy như là trễ muộn. Ông ấy tiếp luôn:

- Phải học 10 năm. Trần Kim cười:

- Chị không tin à, ở ngoại quốc học đạo diễn phải 10 năm, mới làm phim hay được.

Chuyến xe đầu ngày tới, chúng tôi lên xe, và thực sự từ lúc rời căn nhà tranh nơi sườn đồi Rạch Bắp, ở trên xe, chúng tôi mới ngồi cạnh nhau lần đầu tiên, và cũng là lần cuối cùng, vì quả thực là sau lần về Sài Gòn đó, Trần Kim đã không lên nông trường.

Trên xe, tôi cứ ngủ gà, ngủ gật vì mất ngủ đêm trước, Trần Kim mắt ráo hoảnh, quan sát cuộc sống chung quanh, kể cho tôi nghe liên tiếp về những cuốn phim, những đạo diễn Âu Mỹ, và cả những cuốn phim của Nga, bấy giờ còn gọi Liên Xô, ông lại bật cười:

- Cuộc sống của Đạo Diễn với người thường, đời thường phải là một, phải nhập cuộc mới nổi bật vai trò, như bình thường, chứ không phải diễn viên trên màn ảnh, trên sân khấu, còn ở ngoài thì... khác xa.

- Nhưng tôi có thấy ông biểu lộ tài năng, khả năng đạo diễn đâu.

Ông Trần Kim cười thành tiếng:

- Đạo diễn không cần phải gào thét, không cần phải đeo bảng tên Đạo Diễn, mà làm, làm cho đúng những vai trò Diễn trên Đường tức đúng những vai diễn trong cuộc đời vậy.

Gia đình ông đã vượt biên năm đó, tới Đức, sinh hoạt cuộc sống ra sao, thì chúng tôi vì ai cũng phải tất bật lăn xả vào những nẻo đường sinh tồn, mấy khi nhớ lại tháng ngày đã qua.

Năm 1994, Sau 15 năm, xa hẳn căn nhà lá trống tuếch, trống toác ở sườn đồi Rạch Bắp, tôi có mặt ở 5 thành phố bên nước Đức, theo phái đoàn Văn Bút đi từ Tây sang Đông Đức, mới thống nhất Đông Tây Bá Linh. Trong buổi thuyết minh, về văn chương trong tù tại Dortmund, có gần 500 người Việt di tản ở các thành phố trên nước Đức và lân cận, nghe nói có người đi khoảng mấy trăm cây số về dự, hàn huyên cùng đoàn VB. VNHN bấy giờ do thi sĩ Viên Linh làm trưởng phái đoàn, có các giáo sư Nguyễn Sỹ Tế, Phạm Việt Tuyền, Cựu Trung Tá Thượng Nghị Sĩ Trần Ngọc Nhuận, tác giả cuốn Đời Quân Ngũ, cả 3 vị này giờ đã quá cố, thi sĩ Cung Trầm Tưởng, thi sĩ Tô Thùy Yên (chưa có thẻ xanh, nên không tham dự được, và tôi, tôi có ý chờ xem, trong số đồng hương ở Đức, có ai rẽ đám đông ra, để mỉm cười... cần thiết, ân cần nỗi hàn ôn rằng:

- Này bạn có nhớ không, tôi là Đạo Diễn Trần Kim.

Nhưng, tôi không thấy ai là Trần Kim. Ông đã đi đâu, trốn kỹ ở một cái rối vũ trụ tha hương nào. Thậm chí tôi còn buột miệng hỏi thăm vài người ở mấy thành phố đông người Việt di tản, xem thử họ có biết người tên Trần Kim, không cần phải là Đạo Diễn, chỉ cần là một người Việt Nam di tản trọn vẹn cùng gia đình đã và đang sống yên lành cũng đủ cho tôi chút an tâm nơi Chốn Bụi Hồng này về một người quen cũ.

Hawthorne 15-11-2009
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm