Nhân Vật
Ở Đâu Có Chó, Ở Đấy Có Tầu: Bí ẩn luật gia Wang Jing
Chỉ trong vài tuần, một nhà doanh nghiệp ít tên tuổi Trung Quốc đã được Quốc hội Nicaragua trao hợp đồng độc quyền phát triển, xây dựng và vận hành con kênh có khả năng cạnh tranh với kênh đào Panama
Ảnh: BUSINESS TIMES
Tỉ phú “không chính thức”
Ảnh: BUSINESS TIMES
Tập đoàn Xinwei lần đầu tiên được người dân Nicaragua biết đến sau khi chính quyền nước này nhượng quyền khai thác dịch vụ viễn thông với những hợp đồng béo bở trị giá tổng cộng 2 tỉ USD cho nó hồi năm ngoái.
Xinwei từng hoạt động tích cực ở Nga. Trang web Xinwei cho biết tháng 11-2011, theo lời mời của Đảng Nước Nga thống nhất, Duma Quốc gia (hạ viện) và Bộ Viễn thông Nga, một phái đoàn Xinwei do ông Wang dẫn đầu đã viếng thăm Moscow 5 ngày. Ông Wang đã ký một loạt văn kiện quan trọng hợp tác trong lĩnh vực viễn thông.
Xét về chuyên môn, rõ ràng Wang có kinh nghiệm về viễn thông nhưng trong lĩnh vực khác hẳn - kỹ thuật thủy lợi, hàng hải và xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ như siêu dự án kênh đào - không ai rõ ông ta hiểu biết đến đâu. Tất nhiên, Wang có thể thuê mướn các chuyên gia hàng đầu thế giới giúp điều hành HKND. Việc HKND thuê ông Ronald MacLean-Abaroa, cựu thị trưởng La Paz của Bolivia - chuyên viên Ngân hàng Thế giới, làm người phát ngôn là một ví dụ.
Theo chuyên viên MacLean-Abaroa, ông Wang có nhiều tiền và đã bỏ ra 10 triệu USD vào siêu dự án kênh đào. Ông ta có một cao ốc ở Bắc Kinh - Trung Quốc trị giá 50 triệu USD. Wang từng làm chủ tịch 20 công ty hoạt động ở 35 nước và là một tỉ phú trẻ nhưng “chưa có tên trong danh sách chính thức”.
HKND cũng bí ẩn không kém ông chủ của nó. Tiềm lực tài chính và chuyên môn của công ty là một dấu hỏi lớn. HKND đặt trụ sở tại Hồng Kông nhưng đăng ký kinh doanh ở quần đảo Cayman, lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh. Theo ông MacLean-Abaroa, công ty tư nhân này đặt trụ sở tại Hồng Kông để dễ dàng huy động vốn ở Paris, London và New York. Ông nhấn mạnh HKND không có mối quan hệ nào với chính quyền Bắc Kinh, điều mà dư luận đang nghi ngờ. “Nếu có sự can dự của Bắc Kinh, các nhà đầu tư sẽ bỏ chạy hết” - ông giải thích.
Bà Margaret Myers, Giám đốc Chương trình Trung Quốc và châu Mỹ Latinh thuộc tổ chức Inter - American Dialogue, cũng cho biết “chưa thấy Bắc Kinh và truyền thông Trung Quốc quan tâm đến dự án này” dù có lời đồn đoán Bắc Kinh đứng sau dự án. Tuy nhiên, đầu năm nay, Xinwei đã ký một hợp đồng với Tổng Công ty Xây dựng đường sắt Trung Quốc và từng gặp nhiều quan chức cao cấp, kể cả Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong khi đó, ở Trung Quốc, “làm ăn tốt đi đôi với quan hệ tốt”.
Dù sao đi nữa, theo bà Myers, dự án kênh đào Nicaragua chắc chắn sẽ làm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và lĩnh vực hàng hải thế giới nhưng ở mức độ nào thì “còn tùy mối quan hệ của HKND với Bắc Kinh và ai chịu đầu tư vào dự án”.
Đậm dấu ấn Trung Quốc
Bối cảnh diễn ra cuộc bỏ phiếu hợp thức hóa siêu dự án kênh đào tại Quốc hội Nicaragua khá đặc biệt. Đạo luật cho phép công ty Trung Quốc độc quyền xây dựng và khai thác kênh được Quốc hội Nicaragua phê chuẩn trước cuộc gặp của Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không lâu. Trước khi đến Washington, ông Tập đã ghé thăm 3 nước châu Mỹ Latinh “sân sau” của Mỹ là Costa Rica, Mexico, Trinidad và Tobago, chứng kiến ký kết những hợp đồng xây dựng, năng lượng và thương mại giữa Trung Quốc và các nước này.
Gần đây, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn ở châu Mỹ Latinh. Các công ty quốc doanh Trung Quốc đã bỏ ra hàng tỉ USD ở các nước “sân sau” của Mỹ. Nicaragua là một trong vài nước vẫn còn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan, một lãnh thổ của Trung Quốc. Liệu sau dự án kênh đào 40 tỉ USD, Nicaragua có bắt chước Costa Rica bỏ Đài Loan “đầu” Trung Quốc (năm 2007) để thu hút vốn đầu tư khổng lồ? Theo nhiều chuyên gia, vấn đề chỉ là thời gian mà thôi.
Yếu tố Trung Quốc trong các vấn đề địa chính trị của Nicaragua cũng đã hé lộ từ năm ngoái. Nicaragua từng kiện Chính phủ Colombia lên Tòa án Quốc tế (ICJ) đòi chủ quyền 50.000 km2 lãnh hải, lý do không ngoài phục vụ kế hoạch xây dựng kênh đào. Đến năm 2012, ICJ xử Nicaragua thắng kiện nhưng Colombia vẫn còn 7.500 km2. Sau vụ xử, Colombia tố cáo một vị thẩm phán người Trung Quốc trong ICJ là “cánh hẩu” của Nicaragua. Vị này có quan hệ với đại sứ Nicaragua tại Liên Hiệp Quốc và liên quan đến siêu dự án kênh đào của ông Wang Jing.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 29-6
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Ở Đâu Có Chó, Ở Đấy Có Tầu: Bí ẩn luật gia Wang Jing
Chỉ trong vài tuần, một nhà doanh nghiệp ít tên tuổi Trung Quốc đã được Quốc hội Nicaragua trao hợp đồng độc quyền phát triển, xây dựng và vận hành con kênh có khả năng cạnh tranh với kênh đào Panama
Ảnh: BUSINESS TIMES
Tỉ phú “không chính thức”
Ảnh: BUSINESS TIMES
Tập đoàn Xinwei lần đầu tiên được người dân Nicaragua biết đến sau khi chính quyền nước này nhượng quyền khai thác dịch vụ viễn thông với những hợp đồng béo bở trị giá tổng cộng 2 tỉ USD cho nó hồi năm ngoái.
Xinwei từng hoạt động tích cực ở Nga. Trang web Xinwei cho biết tháng 11-2011, theo lời mời của Đảng Nước Nga thống nhất, Duma Quốc gia (hạ viện) và Bộ Viễn thông Nga, một phái đoàn Xinwei do ông Wang dẫn đầu đã viếng thăm Moscow 5 ngày. Ông Wang đã ký một loạt văn kiện quan trọng hợp tác trong lĩnh vực viễn thông.
Xét về chuyên môn, rõ ràng Wang có kinh nghiệm về viễn thông nhưng trong lĩnh vực khác hẳn - kỹ thuật thủy lợi, hàng hải và xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ như siêu dự án kênh đào - không ai rõ ông ta hiểu biết đến đâu. Tất nhiên, Wang có thể thuê mướn các chuyên gia hàng đầu thế giới giúp điều hành HKND. Việc HKND thuê ông Ronald MacLean-Abaroa, cựu thị trưởng La Paz của Bolivia - chuyên viên Ngân hàng Thế giới, làm người phát ngôn là một ví dụ.
Theo chuyên viên MacLean-Abaroa, ông Wang có nhiều tiền và đã bỏ ra 10 triệu USD vào siêu dự án kênh đào. Ông ta có một cao ốc ở Bắc Kinh - Trung Quốc trị giá 50 triệu USD. Wang từng làm chủ tịch 20 công ty hoạt động ở 35 nước và là một tỉ phú trẻ nhưng “chưa có tên trong danh sách chính thức”.
HKND cũng bí ẩn không kém ông chủ của nó. Tiềm lực tài chính và chuyên môn của công ty là một dấu hỏi lớn. HKND đặt trụ sở tại Hồng Kông nhưng đăng ký kinh doanh ở quần đảo Cayman, lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh. Theo ông MacLean-Abaroa, công ty tư nhân này đặt trụ sở tại Hồng Kông để dễ dàng huy động vốn ở Paris, London và New York. Ông nhấn mạnh HKND không có mối quan hệ nào với chính quyền Bắc Kinh, điều mà dư luận đang nghi ngờ. “Nếu có sự can dự của Bắc Kinh, các nhà đầu tư sẽ bỏ chạy hết” - ông giải thích.
Bà Margaret Myers, Giám đốc Chương trình Trung Quốc và châu Mỹ Latinh thuộc tổ chức Inter - American Dialogue, cũng cho biết “chưa thấy Bắc Kinh và truyền thông Trung Quốc quan tâm đến dự án này” dù có lời đồn đoán Bắc Kinh đứng sau dự án. Tuy nhiên, đầu năm nay, Xinwei đã ký một hợp đồng với Tổng Công ty Xây dựng đường sắt Trung Quốc và từng gặp nhiều quan chức cao cấp, kể cả Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong khi đó, ở Trung Quốc, “làm ăn tốt đi đôi với quan hệ tốt”.
Dù sao đi nữa, theo bà Myers, dự án kênh đào Nicaragua chắc chắn sẽ làm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và lĩnh vực hàng hải thế giới nhưng ở mức độ nào thì “còn tùy mối quan hệ của HKND với Bắc Kinh và ai chịu đầu tư vào dự án”.
Đậm dấu ấn Trung Quốc
Bối cảnh diễn ra cuộc bỏ phiếu hợp thức hóa siêu dự án kênh đào tại Quốc hội Nicaragua khá đặc biệt. Đạo luật cho phép công ty Trung Quốc độc quyền xây dựng và khai thác kênh được Quốc hội Nicaragua phê chuẩn trước cuộc gặp của Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không lâu. Trước khi đến Washington, ông Tập đã ghé thăm 3 nước châu Mỹ Latinh “sân sau” của Mỹ là Costa Rica, Mexico, Trinidad và Tobago, chứng kiến ký kết những hợp đồng xây dựng, năng lượng và thương mại giữa Trung Quốc và các nước này.
Gần đây, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn ở châu Mỹ Latinh. Các công ty quốc doanh Trung Quốc đã bỏ ra hàng tỉ USD ở các nước “sân sau” của Mỹ. Nicaragua là một trong vài nước vẫn còn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan, một lãnh thổ của Trung Quốc. Liệu sau dự án kênh đào 40 tỉ USD, Nicaragua có bắt chước Costa Rica bỏ Đài Loan “đầu” Trung Quốc (năm 2007) để thu hút vốn đầu tư khổng lồ? Theo nhiều chuyên gia, vấn đề chỉ là thời gian mà thôi.
Yếu tố Trung Quốc trong các vấn đề địa chính trị của Nicaragua cũng đã hé lộ từ năm ngoái. Nicaragua từng kiện Chính phủ Colombia lên Tòa án Quốc tế (ICJ) đòi chủ quyền 50.000 km2 lãnh hải, lý do không ngoài phục vụ kế hoạch xây dựng kênh đào. Đến năm 2012, ICJ xử Nicaragua thắng kiện nhưng Colombia vẫn còn 7.500 km2. Sau vụ xử, Colombia tố cáo một vị thẩm phán người Trung Quốc trong ICJ là “cánh hẩu” của Nicaragua. Vị này có quan hệ với đại sứ Nicaragua tại Liên Hiệp Quốc và liên quan đến siêu dự án kênh đào của ông Wang Jing.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 29-6