Cà Kê Dê Ngỗng
Ở Đâu Cũng Phòng Chống TC - Vi Anh
Chủ tịt Tập Cận Bình tuyên bố sẽ đưa Trung Quốc trở thành một "siêu cường hàng đầu thế giới" vào năm 2050.
Trong đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 hôm 18/10, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sẽ đưa Trung Quốc trở thành một "siêu cường hàng đầu thế giới" vào năm 2050. Phân tích cho thấy nói thì dễ nhưng làm rất khó nếu không muốn nói là không thể làm được. Vì từ khi Tập cân Bình lên nắm cán lẫn lưỡi Đảng Nhà Nước TC, ở Á, ở Phi, Âu, ở Mỹ, ở Úc châu ở đâu cũng nhiều nước phòng chống TC. Ngay như chế độ CSVN cùng ý thức hệ với TC, một phần Đảng và Nhà Nước vẫn ‘bằng mặt mà không bằng lòng’ TC. Và hầu như toàn dân VN đều phòng chống TC vì TC quá nhiều tham vọng đất đai chiếm gần hết Biển Đông và hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của VN.
Tại Á châu, các nước láng giềng của TC đều chống chiến lược TC bành trướng, chiếm cứ biển đảo của các nước VN, Phi, Mã lai, Brunei. Kể cả Ấn độ là nước đông dân chỉ sau TC ở Á châu cũng có nhiều tiền cừu hậu hận với TC qua hành động TC liên tục tranh chấp biên giới của Ấn. Nhựt và Hàn Quốc tương quan lạnh nhạt, dè dặt với TC. Bên cạnh đó, Chủ tịch Tập còn đang đối diện với tình hình bất ổn trên bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc đồng ý cho Mỹ bố trí hệ thống phòng thủ hoả tiễn chiến lược khiến THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Tại Australia, nơi Trung Quốc coi như khu vực thử nghiệm những chiến lược mới có thể áp dụng cho Âu châu, và Mỹ châu sau này. Ô. Tập đã vấp phải những phản ứng dữ dội vì Bắc Kinh liên tục khuyến khích các doanh nhân gốc Hoa tham gia những chiến dịch chính trị ở Australia, yêu cầu sinh viên TQ quảng bá các chính sách của TQ tại lớp học và tích cực huy động các cơ quan truyền thông tiếng Trung ở địa phương.
Một dân biểu gốc TQ tên là Dương Kiện (Jian Yang) khi làm đơn xin vào quốc tịch New Zealand y đã che giấu lý lịch đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc của mình, cũng như quá trình dạy tiếng Anh cho nhân viên tình báo Trung Quốc. Hoắc Kiến Cường (Raymond Huo), một dân biểu gốc Hoa khác chịu ảnh hưởng của Đại Sứ Quán Trung Quốc tại New Zealand, cũng như của các tổ chức cộng đồng để sử dụng làm phương tiện thực hiện các ý đồ chính trị của Bắc Kinh.
Tháng 6/2017 vừa qua, lãnh đạo ngành tình báo Úc đã xác định rằng hai đại doanh nhân gốc TQ nổi tiếng tại Úc đã chi ra hàng triệu đô la để tài trợ rộng rãi cho các đảng chính trị trong những năm gần đây.
Tại Âu châu, các chính trị gia quan ngại trước chiến thuật thương mại áp đảo mà Trung Quốc theo đuổi nhằm tóm thu những kỹ thuật cua nước ngoài tiền tiến. Tại Đức, các nhà hoạch định chính sách Đức đang suy tính biện pháp đáp trả. Liên Âu không thừa nhận kinh tế của TC là kinh tế thị trường để hưởng ưu đãi thuế hàng xuất cảng vào các nước Liên Âu.
Liên Âu rất đề cao cảnh giác, lo ngại trước ‘ý đồ’ của Trung Quốc muốn chia rẽ Liên minh châu Âu (EU) bằng cách lôi kéo các quốc gia nghèo hơn như Hungary hay Hy Lạp và sử dụng họ để ngăn chặn những chính sách mà Bắc Kinh cho là có ảnh hưởng tiêu cực tới mình.
Còn tại Mỹ, chánh phủ Trump vẫn coi TC là đối thủ đáng gờm, đang giành giựt biển đảo của các nước lân cận, muốn khống chế con đường hàng hải huyết mạch, mà Mỹ quyết gìn giữ tự do hàng hải quốc tế cũng là quyền lợi cốt lõi của Mỹ.
Thông thường các cường quốc đang lên luôn gặp phải kháng cự. Nhưng trường hợp của Trung Quốc, sự phản kháng không chỉ đến từ Tây Âu, Bắc Mỹ mà còn từ cả những láng giềng khu vực.
Dù TC đang o bế các nước Đông Nam Á như Myanmar, Malaysia và Thái Lan. Nhưng lãnh đạo các nước này chưa thể xóa bỏ những ngờ vực sâu sắc mà người dân nước này dành cho Trung Quốc.
Ở Malaysia, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại đây phải đối diện với những lời cáo buộc rằng Malaysia đang bán rẻ chủ quyền. Tại Thái Lan, một dự án đường sắt quan trọng đối với tuyến thương mại mới từ phía nam Trung Quốc hiện bị trì hoãn.
Thậm chí ở Philippines, nơi nhà lãnh đạo Rodrigo Duterte đang tỏ ra gần gũi với Trung Quốc và dần xa cách Mỹ, ông Tập cũng không thể tận hưởng một chiến thắng toàn vẹn. Thiết bị bay không người lái và máy bay trinh sát Mỹ vẫn quan trọng với Tổng thống Duterte trong cuộc chiến chống lại phiến quân Hồi giáo cực đoan hơn là lô súng trường Trung Quốc vừa tặng nước này. Nhơn chuyến công du Á châu đầu tiên TT Trump sẽ gặp riêng TT Duterte./. (VA)
Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ở Đâu Cũng Phòng Chống TC - Vi Anh
Chủ tịt Tập Cận Bình tuyên bố sẽ đưa Trung Quốc trở thành một "siêu cường hàng đầu thế giới" vào năm 2050.
Trong đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 hôm 18/10, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sẽ đưa Trung Quốc trở thành một "siêu cường hàng đầu thế giới" vào năm 2050. Phân tích cho thấy nói thì dễ nhưng làm rất khó nếu không muốn nói là không thể làm được. Vì từ khi Tập cân Bình lên nắm cán lẫn lưỡi Đảng Nhà Nước TC, ở Á, ở Phi, Âu, ở Mỹ, ở Úc châu ở đâu cũng nhiều nước phòng chống TC. Ngay như chế độ CSVN cùng ý thức hệ với TC, một phần Đảng và Nhà Nước vẫn ‘bằng mặt mà không bằng lòng’ TC. Và hầu như toàn dân VN đều phòng chống TC vì TC quá nhiều tham vọng đất đai chiếm gần hết Biển Đông và hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của VN.
Tại Á châu, các nước láng giềng của TC đều chống chiến lược TC bành trướng, chiếm cứ biển đảo của các nước VN, Phi, Mã lai, Brunei. Kể cả Ấn độ là nước đông dân chỉ sau TC ở Á châu cũng có nhiều tiền cừu hậu hận với TC qua hành động TC liên tục tranh chấp biên giới của Ấn. Nhựt và Hàn Quốc tương quan lạnh nhạt, dè dặt với TC. Bên cạnh đó, Chủ tịch Tập còn đang đối diện với tình hình bất ổn trên bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc đồng ý cho Mỹ bố trí hệ thống phòng thủ hoả tiễn chiến lược khiến THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Tại Australia, nơi Trung Quốc coi như khu vực thử nghiệm những chiến lược mới có thể áp dụng cho Âu châu, và Mỹ châu sau này. Ô. Tập đã vấp phải những phản ứng dữ dội vì Bắc Kinh liên tục khuyến khích các doanh nhân gốc Hoa tham gia những chiến dịch chính trị ở Australia, yêu cầu sinh viên TQ quảng bá các chính sách của TQ tại lớp học và tích cực huy động các cơ quan truyền thông tiếng Trung ở địa phương.
Một dân biểu gốc TQ tên là Dương Kiện (Jian Yang) khi làm đơn xin vào quốc tịch New Zealand y đã che giấu lý lịch đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc của mình, cũng như quá trình dạy tiếng Anh cho nhân viên tình báo Trung Quốc. Hoắc Kiến Cường (Raymond Huo), một dân biểu gốc Hoa khác chịu ảnh hưởng của Đại Sứ Quán Trung Quốc tại New Zealand, cũng như của các tổ chức cộng đồng để sử dụng làm phương tiện thực hiện các ý đồ chính trị của Bắc Kinh.
Tháng 6/2017 vừa qua, lãnh đạo ngành tình báo Úc đã xác định rằng hai đại doanh nhân gốc TQ nổi tiếng tại Úc đã chi ra hàng triệu đô la để tài trợ rộng rãi cho các đảng chính trị trong những năm gần đây.
Tại Âu châu, các chính trị gia quan ngại trước chiến thuật thương mại áp đảo mà Trung Quốc theo đuổi nhằm tóm thu những kỹ thuật cua nước ngoài tiền tiến. Tại Đức, các nhà hoạch định chính sách Đức đang suy tính biện pháp đáp trả. Liên Âu không thừa nhận kinh tế của TC là kinh tế thị trường để hưởng ưu đãi thuế hàng xuất cảng vào các nước Liên Âu.
Liên Âu rất đề cao cảnh giác, lo ngại trước ‘ý đồ’ của Trung Quốc muốn chia rẽ Liên minh châu Âu (EU) bằng cách lôi kéo các quốc gia nghèo hơn như Hungary hay Hy Lạp và sử dụng họ để ngăn chặn những chính sách mà Bắc Kinh cho là có ảnh hưởng tiêu cực tới mình.
Còn tại Mỹ, chánh phủ Trump vẫn coi TC là đối thủ đáng gờm, đang giành giựt biển đảo của các nước lân cận, muốn khống chế con đường hàng hải huyết mạch, mà Mỹ quyết gìn giữ tự do hàng hải quốc tế cũng là quyền lợi cốt lõi của Mỹ.
Thông thường các cường quốc đang lên luôn gặp phải kháng cự. Nhưng trường hợp của Trung Quốc, sự phản kháng không chỉ đến từ Tây Âu, Bắc Mỹ mà còn từ cả những láng giềng khu vực.
Dù TC đang o bế các nước Đông Nam Á như Myanmar, Malaysia và Thái Lan. Nhưng lãnh đạo các nước này chưa thể xóa bỏ những ngờ vực sâu sắc mà người dân nước này dành cho Trung Quốc.
Ở Malaysia, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại đây phải đối diện với những lời cáo buộc rằng Malaysia đang bán rẻ chủ quyền. Tại Thái Lan, một dự án đường sắt quan trọng đối với tuyến thương mại mới từ phía nam Trung Quốc hiện bị trì hoãn.
Thậm chí ở Philippines, nơi nhà lãnh đạo Rodrigo Duterte đang tỏ ra gần gũi với Trung Quốc và dần xa cách Mỹ, ông Tập cũng không thể tận hưởng một chiến thắng toàn vẹn. Thiết bị bay không người lái và máy bay trinh sát Mỹ vẫn quan trọng với Tổng thống Duterte trong cuộc chiến chống lại phiến quân Hồi giáo cực đoan hơn là lô súng trường Trung Quốc vừa tặng nước này. Nhơn chuyến công du Á châu đầu tiên TT Trump sẽ gặp riêng TT Duterte./. (VA)
Hoang Pham chuyen