Văn Học & Nghệ Thuật

Ở MỘT MÌNH - CAO MỴ NHÂN

( HNPĐ ) Rất vội vàng tôi phải bắt kịp dòng suy nghĩ của tôi về hoàn cảnh, hay tình trạng "Ở Một Mình" của một số quý vị và riêng tôi lúc này.




( HNPĐ )
  Rất vội vàng tôi phải bắt kịp dòng suy nghĩ của tôi về hoàn cảnh, hay tình trạng "Ở Một Mình" của một số quý vị và riêng tôi lúc này.

Số là tôi đang thực sự "ở 1 mình", nơi một căn nhà khá rộng rãi, có sân trước, vườn sau, có mấy cây cao loại ăn trái như hồng, ổi, cam, chanh, và đặc biệt, có một giàn hoa màu tím bông bèo...

Thế thì, thoải mái quá rồi, còn ta thán gì về chuyện "ở 1 mình" chứ?

Không đâu, chỉ là hiện tượng xảy ra trong hơn tháng nay thôi, sau đó, tôi sẽ lại được chộn rộn giữa đám con cháu từ "Châu Á" trở về, vì thế, hôm nay, chúng ta xem thử sự kiện "ở một mình" buồn hay vui, đối với khách cao niên, và cả trung niên nữa chứ.

Thủa tôi còn kẹt ở quê nhà, câu nói mà số đông quý vị sau 1975, muốn chứng minh với bạn bè bên Mỹ này, việc đang sống ở VN Cộng Sản, chỉ là kẹt không hay chưa...qui Mã được thôi. Tôi thường lui tới Úc Viên hay nôm na là Vườn Úc, tư thất của nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội tức quả phụ cố thi sĩ Đông Hồ, vị thầy Hán Học, trường Đại Học Văn Khoa Saigon, đã qua đời ngay trên bục giảng, cùng năm với thi sĩ lãng mạn tuyệt vời Đinh Hùng, 1969.

Tôi được biết khuôn viên "Vườn Úc" ấy có tới 5 người "ở một mình". Quý vị sẽ bảo: Đã 5 người chung một mái nhà, thì dù to, nhỏ, vẫn là vui vẻ quá rồi, "ở một 1 mình"gì đâu chứ?

Xin thưa đó là hình thức cô đơn của cuốn phim từ đầu thập niêm 60 thế kỷ trước "Tables Se'pare'es" có những nhân vật cô đơn, nhưng lại không muốn hay không thích ở cạnh nhau, mới là... tây chứ?!

Tại vì  những người Đông Phương nói chung, thì ai cũng thích quây quần, xum vầy, như quý vị đại gia, đại tộc sống, ăn chung mâm, tức chung bữa gồm đủ tứ đại tồng đường (4 đời) hay tệ lắm thì tam đại đồng đường, tức là: ông bà, cha mẹ, con cháu vv...

Do đó có câu: -Một nhà hạnh phúc phải gồm đủ các sinh hoạt sau:

-Tiếng ho của người già (cao niên)

-Tiếng cười của người trẻ (trung niên)

-Tiếng khóc của trẻ con.

Điều nêu trên, cho ta hình dung ra, trong căn nhà nào đó, có tiếng con nít, khóc la vòi vĩnh, dỗ mãi không nín, bố mẹ chúng thì cười rỡn, còn các cụ ông bà cứ ho sù sụ.

Trở lại Úc Viên, nữ sĩ Mộng Tuyết niên trưởng thi đoàn Quỳnh Dao ở tầng trệt biệt thự sang trọng cuối đường Nguyễn Minh Chiếu Quận Tân Bình, đại sảnh hay phòng khách lớn có mấy tủ sách, cửa kiến trong veo, kế sát các vách tường, bộ sa lon cổ kính, bộ bàn ăn 14 ghế, cùng loại cổ với sa lon, bàn viết. Tất cả chiếm phía trước, phòng riêng nữ sĩ đại tỉ của tôi ngủ, nghỉ, cũng tủ sách, tủ đồ.

Trên gác, hay lầu 1, tương tự vậy, là chỗ ở riêng của tiểu thư Yễm Yễm, đọc Diễm Diễm, nguyên là một nữ giáo sư trung học, còn là phu nhân một kỹ sư công chánh (đang đi tù cải tạo, sau 30-4-1975). Tiểu thư Yễm Yễm được quý cụ thân sinh cưng như trứng mỏng, có dáng dấp của một người ở thế giới khác, sinh hoạt riêng tư, trầm mặc trên lầu, sau 30-4-1975, bị bệnh trầm cảm nặng, đã chẳng còn liên lạc với bất cứ ai, và mọi người phải giúp đỡ tiểu thư như bổn phận ở đời với nhau thôi.

Phía dãy nhà sau, 3 phần riêng biệt cho 3 người mang chung hộ khẩu, nhưng làm lụng ăn uống, ngủ nghỉ, khác nhau: bà Sáu quản gia, cô cháu tên Thủy và cô cháu tên Hoa, mỗi cô một chìa khóa về nơi riêng biệt của mình. Tóm lại, là 5 người đều "ở 1 mình" như thế.

Như tôi đã trình bày nhiều lần ở Chốn Bụi Hồng này, là sau khi ra trại tù cải tạo về, tôi thường chạy xe đạp rong chơi các khuôn viên của quý vị nữ lưu thi sĩ Quỳnh Dao, như Uyển Đình của nữ sĩ Uyển Hương, Thùy Khương Trang của nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương và vân vân khác.

Thấy tôi có vẻ còn "năng nổ", nữ sĩ đại Tỷ Mộng Tuyết hay nhờ tôi đi thăm, chuyển thư của bà tới quý vị văn nhân, thi sĩ lão thành, để thăm hỏi hay là mời dự tiệc trà, tiệc thơ vv...

Một lần, nữ sĩ đại tỷ tôi nói:

-Hôm nay, Cao Mỵ Nhân tới thăm cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần ở đường X. Trần Quang Khải rẽ tay trái vô, trao bức thư và cuốn sách này dùm tôi nhé.

Thật ra nữ sĩ Mộng Tuyết hay xưng mình "với chúng tôi cơ. Thế là tôi lên xe...đạp, rong ruổi khu chợ Tân Định và, con đường nhỏ X. ấy hiện ra, một căn nhà vừa đủ rộng cho một gia đình trung bình ở, cửa sắt bọc ngoài, cửa gỗ án trong. Tôi chẳng thấy có dấu hiệu cái chuông kêu ở chỗ nào. Cứ loay hoay đập nhè nhẹ vào cửa sắt. Có tiếng dép đi lẹp xẹp, tiếng ho, mà chẳng thấy ai ra mở cửa.

Tôi định quay xe ra về, thì bất ngờ một chiếc xe đạp khác đậu trước cửa nhà cụ chủ nhân. Người đến là một phụ nữ...trẻ, nói thế, để quý vị  biết là không phải thiếu nữ rồi, chỉ là 1 phụ nữ còn trẻ tuổi thôi, tất  nhiên độ quanh 30 tuổi rồi.

Cô ta đậu xe đạp sát vỉa hè, bước lên trước cửa sắt, thò tay vào cai lỗ hổng độ nửa bàn tay, kéo ra ổ khóa đồng to bản, lách cách tra chìa khóa vào mở, cửa cứ thế, theo thứ tự mở dần ra bấy giờ cô mới gật đầu chào tôi, hỏi:

-Có việc gì gặp thầy Nguyễn Duy Cần. Cũng bấy giờ tôi mới biết là cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần, tác giả nhiều cuốn sách, biên khảo trong tủ sách Học Làm Người của nhà xuất bản "trí thức" Phạm Văn Tươi, gồm quý vị danh tiếng như Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hiến Lê, và số rất ít quý vị học giả "thực" độ dưới 10 người.

Tôi cũng chào hỏi cô bạn xe đạp mới tới, đưa bao thư của nữ sĩ Mộng Tuyết ra trước mặt, và ngỏ ý muốn được diện kiến nhà văn giáo sư Thu Giang.

Cụ Nguyễn ngồi sẵn ở bàn giấy, sau bàn đó là chiếc giường đơn điệu, phía ngoài, lại cũng toàn tủ sách, bộ bàn nhỏ vừa có ghế tiếp khách, vừa để làm việc viết lách, đọc vv...và có lẽ vừa để dọn bữa ăn luôn.

Ngôi nhà...nhỏ so với mấy nhà lớn mà tôi có dịp...lai vãng, phía sau tất nhiên là sân bếp, vệ sinh vv...

Thấy thôi vừa dụt dè, lại vừa tò mò, cụ Nguyễn hất hàm hỏi:

-Tới có chuyện gì?

Cô bạn xe đạp cười nhẹ, lại tắt ngay nụ cười, nói nhỏ:

-Dạ, cô ấy đưa thư của bà Mộng Tuyết.

Cụ Nguyễn lờ đờ giơ tay nhận thư, lấy kiếng "lúp" ra đọc 2, 3 lần, đoạn trả lời:

-Được rồi, cứ về, tôi sẽ phúc đáp sau.

Chẳng có gì để nói thêm, tôi kính cẩn chào cụ, rồi ra phía cửa, cô bạn xe đạp độ 30 tuổi nêu trên, tiễn ra khỏi cửa sắt tôi nhanh chóng hỏi han, được biết cổ là học trò của cụ Nguyễn, và hằng ngày tới dọn dẹp, nấu nướng, chăm sóc cụ, rồi về lại nhà cổ, có vậy.

Thật buồn, và cũng thật "êm đềm" với sự việc "ở nhà một mình"

Một tháng qua rồi, tôi đang "ở một mình" chứa chan cảm giác vui buồn, thoải mái, lo âu, vì tuổi...già, bất trắc, nếu không có con cháu ở gần, nhưng nếu phải vào viện "dưỡng lão", thì chắc ngòi bút tôi chẳng thể nào tung hoành được vì thế "ở một mình" chỉ là thời gian nghỉ phép của cuộc sống đoàn viên mà thôi.

Hawthrone 15-8-2014
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ở MỘT MÌNH - CAO MỴ NHÂN

( HNPĐ ) Rất vội vàng tôi phải bắt kịp dòng suy nghĩ của tôi về hoàn cảnh, hay tình trạng "Ở Một Mình" của một số quý vị và riêng tôi lúc này.




( HNPĐ )
  Rất vội vàng tôi phải bắt kịp dòng suy nghĩ của tôi về hoàn cảnh, hay tình trạng "Ở Một Mình" của một số quý vị và riêng tôi lúc này.

Số là tôi đang thực sự "ở 1 mình", nơi một căn nhà khá rộng rãi, có sân trước, vườn sau, có mấy cây cao loại ăn trái như hồng, ổi, cam, chanh, và đặc biệt, có một giàn hoa màu tím bông bèo...

Thế thì, thoải mái quá rồi, còn ta thán gì về chuyện "ở 1 mình" chứ?

Không đâu, chỉ là hiện tượng xảy ra trong hơn tháng nay thôi, sau đó, tôi sẽ lại được chộn rộn giữa đám con cháu từ "Châu Á" trở về, vì thế, hôm nay, chúng ta xem thử sự kiện "ở một mình" buồn hay vui, đối với khách cao niên, và cả trung niên nữa chứ.

Thủa tôi còn kẹt ở quê nhà, câu nói mà số đông quý vị sau 1975, muốn chứng minh với bạn bè bên Mỹ này, việc đang sống ở VN Cộng Sản, chỉ là kẹt không hay chưa...qui Mã được thôi. Tôi thường lui tới Úc Viên hay nôm na là Vườn Úc, tư thất của nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội tức quả phụ cố thi sĩ Đông Hồ, vị thầy Hán Học, trường Đại Học Văn Khoa Saigon, đã qua đời ngay trên bục giảng, cùng năm với thi sĩ lãng mạn tuyệt vời Đinh Hùng, 1969.

Tôi được biết khuôn viên "Vườn Úc" ấy có tới 5 người "ở một mình". Quý vị sẽ bảo: Đã 5 người chung một mái nhà, thì dù to, nhỏ, vẫn là vui vẻ quá rồi, "ở một 1 mình"gì đâu chứ?

Xin thưa đó là hình thức cô đơn của cuốn phim từ đầu thập niêm 60 thế kỷ trước "Tables Se'pare'es" có những nhân vật cô đơn, nhưng lại không muốn hay không thích ở cạnh nhau, mới là... tây chứ?!

Tại vì  những người Đông Phương nói chung, thì ai cũng thích quây quần, xum vầy, như quý vị đại gia, đại tộc sống, ăn chung mâm, tức chung bữa gồm đủ tứ đại tồng đường (4 đời) hay tệ lắm thì tam đại đồng đường, tức là: ông bà, cha mẹ, con cháu vv...

Do đó có câu: -Một nhà hạnh phúc phải gồm đủ các sinh hoạt sau:

-Tiếng ho của người già (cao niên)

-Tiếng cười của người trẻ (trung niên)

-Tiếng khóc của trẻ con.

Điều nêu trên, cho ta hình dung ra, trong căn nhà nào đó, có tiếng con nít, khóc la vòi vĩnh, dỗ mãi không nín, bố mẹ chúng thì cười rỡn, còn các cụ ông bà cứ ho sù sụ.

Trở lại Úc Viên, nữ sĩ Mộng Tuyết niên trưởng thi đoàn Quỳnh Dao ở tầng trệt biệt thự sang trọng cuối đường Nguyễn Minh Chiếu Quận Tân Bình, đại sảnh hay phòng khách lớn có mấy tủ sách, cửa kiến trong veo, kế sát các vách tường, bộ sa lon cổ kính, bộ bàn ăn 14 ghế, cùng loại cổ với sa lon, bàn viết. Tất cả chiếm phía trước, phòng riêng nữ sĩ đại tỉ của tôi ngủ, nghỉ, cũng tủ sách, tủ đồ.

Trên gác, hay lầu 1, tương tự vậy, là chỗ ở riêng của tiểu thư Yễm Yễm, đọc Diễm Diễm, nguyên là một nữ giáo sư trung học, còn là phu nhân một kỹ sư công chánh (đang đi tù cải tạo, sau 30-4-1975). Tiểu thư Yễm Yễm được quý cụ thân sinh cưng như trứng mỏng, có dáng dấp của một người ở thế giới khác, sinh hoạt riêng tư, trầm mặc trên lầu, sau 30-4-1975, bị bệnh trầm cảm nặng, đã chẳng còn liên lạc với bất cứ ai, và mọi người phải giúp đỡ tiểu thư như bổn phận ở đời với nhau thôi.

Phía dãy nhà sau, 3 phần riêng biệt cho 3 người mang chung hộ khẩu, nhưng làm lụng ăn uống, ngủ nghỉ, khác nhau: bà Sáu quản gia, cô cháu tên Thủy và cô cháu tên Hoa, mỗi cô một chìa khóa về nơi riêng biệt của mình. Tóm lại, là 5 người đều "ở 1 mình" như thế.

Như tôi đã trình bày nhiều lần ở Chốn Bụi Hồng này, là sau khi ra trại tù cải tạo về, tôi thường chạy xe đạp rong chơi các khuôn viên của quý vị nữ lưu thi sĩ Quỳnh Dao, như Uyển Đình của nữ sĩ Uyển Hương, Thùy Khương Trang của nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương và vân vân khác.

Thấy tôi có vẻ còn "năng nổ", nữ sĩ đại Tỷ Mộng Tuyết hay nhờ tôi đi thăm, chuyển thư của bà tới quý vị văn nhân, thi sĩ lão thành, để thăm hỏi hay là mời dự tiệc trà, tiệc thơ vv...

Một lần, nữ sĩ đại tỷ tôi nói:

-Hôm nay, Cao Mỵ Nhân tới thăm cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần ở đường X. Trần Quang Khải rẽ tay trái vô, trao bức thư và cuốn sách này dùm tôi nhé.

Thật ra nữ sĩ Mộng Tuyết hay xưng mình "với chúng tôi cơ. Thế là tôi lên xe...đạp, rong ruổi khu chợ Tân Định và, con đường nhỏ X. ấy hiện ra, một căn nhà vừa đủ rộng cho một gia đình trung bình ở, cửa sắt bọc ngoài, cửa gỗ án trong. Tôi chẳng thấy có dấu hiệu cái chuông kêu ở chỗ nào. Cứ loay hoay đập nhè nhẹ vào cửa sắt. Có tiếng dép đi lẹp xẹp, tiếng ho, mà chẳng thấy ai ra mở cửa.

Tôi định quay xe ra về, thì bất ngờ một chiếc xe đạp khác đậu trước cửa nhà cụ chủ nhân. Người đến là một phụ nữ...trẻ, nói thế, để quý vị  biết là không phải thiếu nữ rồi, chỉ là 1 phụ nữ còn trẻ tuổi thôi, tất  nhiên độ quanh 30 tuổi rồi.

Cô ta đậu xe đạp sát vỉa hè, bước lên trước cửa sắt, thò tay vào cai lỗ hổng độ nửa bàn tay, kéo ra ổ khóa đồng to bản, lách cách tra chìa khóa vào mở, cửa cứ thế, theo thứ tự mở dần ra bấy giờ cô mới gật đầu chào tôi, hỏi:

-Có việc gì gặp thầy Nguyễn Duy Cần. Cũng bấy giờ tôi mới biết là cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần, tác giả nhiều cuốn sách, biên khảo trong tủ sách Học Làm Người của nhà xuất bản "trí thức" Phạm Văn Tươi, gồm quý vị danh tiếng như Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hiến Lê, và số rất ít quý vị học giả "thực" độ dưới 10 người.

Tôi cũng chào hỏi cô bạn xe đạp mới tới, đưa bao thư của nữ sĩ Mộng Tuyết ra trước mặt, và ngỏ ý muốn được diện kiến nhà văn giáo sư Thu Giang.

Cụ Nguyễn ngồi sẵn ở bàn giấy, sau bàn đó là chiếc giường đơn điệu, phía ngoài, lại cũng toàn tủ sách, bộ bàn nhỏ vừa có ghế tiếp khách, vừa để làm việc viết lách, đọc vv...và có lẽ vừa để dọn bữa ăn luôn.

Ngôi nhà...nhỏ so với mấy nhà lớn mà tôi có dịp...lai vãng, phía sau tất nhiên là sân bếp, vệ sinh vv...

Thấy thôi vừa dụt dè, lại vừa tò mò, cụ Nguyễn hất hàm hỏi:

-Tới có chuyện gì?

Cô bạn xe đạp cười nhẹ, lại tắt ngay nụ cười, nói nhỏ:

-Dạ, cô ấy đưa thư của bà Mộng Tuyết.

Cụ Nguyễn lờ đờ giơ tay nhận thư, lấy kiếng "lúp" ra đọc 2, 3 lần, đoạn trả lời:

-Được rồi, cứ về, tôi sẽ phúc đáp sau.

Chẳng có gì để nói thêm, tôi kính cẩn chào cụ, rồi ra phía cửa, cô bạn xe đạp độ 30 tuổi nêu trên, tiễn ra khỏi cửa sắt tôi nhanh chóng hỏi han, được biết cổ là học trò của cụ Nguyễn, và hằng ngày tới dọn dẹp, nấu nướng, chăm sóc cụ, rồi về lại nhà cổ, có vậy.

Thật buồn, và cũng thật "êm đềm" với sự việc "ở nhà một mình"

Một tháng qua rồi, tôi đang "ở một mình" chứa chan cảm giác vui buồn, thoải mái, lo âu, vì tuổi...già, bất trắc, nếu không có con cháu ở gần, nhưng nếu phải vào viện "dưỡng lão", thì chắc ngòi bút tôi chẳng thể nào tung hoành được vì thế "ở một mình" chỉ là thời gian nghỉ phép của cuộc sống đoàn viên mà thôi.

Hawthrone 15-8-2014
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm