Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Ở TQ có giống người 'chưa ai từng biết'? - Melissa Hogenboom BBC
Những mẫu hóa thạch lạ ở Trung Quốc trông không giống gì với các tông người hominin mà ta từng biết. Liệu đó có phải là một giống người mới không?
Các mẫu phẩm trông không phải là giống người cổ Neanderthal, mà cũng không phải là người hiện đại. Chúng là một cái gì đó khác thế, nhưng là gì thì không ai biết.
Các mẫu hóa thạch vừa được xét nghiệm cho thấy một giống người đã có mặt ở nhiều nơi ở miền bắc Trung Quốc trong thời gian cách đây khoảng từ 60 ngàn đến 120 ngàn năm.
Cũng có thể các mẫu hóa thạch thuộc về một giống người lai giữa hai giống người mà ta đã biết tới.
Cho đến nay, chúng ta biết rằng có bốn giống người nguyên thủy khác sống trên Trái Đất ở thời điểm giống người về sau trở thành người hiện đại, Homo sapien, mới vẫn chỉ mới có mặt ở châu Phi. Người Neanderthal thì sống ở châu Âu, người Denisova ở châu Á và người ‘hobbit’ Homo floresiensis (người Flores) ở Indonesia, và có thể có một nhóm người rất bí ẩn, là nhóm từ vùng Á-Âu được kết hợp với nhóm người Denisova.
Các kết quả mới tìm được cho thấy bức tranh phức tạp hơn ta tưởng nhiều.
Các mẫu vật ở Trung Quốc lần đầu tiên được tìm thấy trong một hang động tại Hứa Gia Diêu (Xujiayao) hồi 1976, gồm một số mảnh xương sọ và chín cái răng từ bốn cá thể 'người'.
Những nội dung phân tích đầy đủ, chi tiết về các mẫu răng nay đã được công bố trên tạp chí nhân chủng học của Mỹ, American Journal of Physical Anthropology.
María Martinón-Torres cùng các đồng nghiệp từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Sự tiến hóa của Loài người tại Burgos, Tây Ban Nha, đã nghiên cứu kích cỡ, hình dạng của hệ thống răng và chân răng, các rãnh, mấu răng cùng vị trí của từng chiếc răng.
Những kết quả phân tích sau đó được đưa ra so sánh với một loạt 5.000 mẫu răng đại diện cho hầu như toàn bộ các chi trong tông người Hominini mà ta từng biết tới.
“Những cái răng có thể coi như những ‘cảnh quan thu nhỏ’,” Martión-Torres. “Mỗi vết rãnh, mấu, chỗ lồi lõm đều cho ta biết về một mô hình hoặc về sự kết hợp các nét chung đại diện cho một nhóm dân số.”
Rõ ràng là những mẫu răng hóa thạch này không giống với răng của người thông minh, Homo sapien, tức giống người về sau trở thành người hiện đại chúng ta.
Thay vào đó, chúng có những nét giống như răng của người nguyên thủy, với một số mẫu giống của loài người đứng thẳng có từ thời cổ đại hơn, Homo erectus, trong lúc một số mẫu có vẻ như gần với của người Neanderthal, xuất hiện về sau so với người đứng thẳng.
Một số đoạn xương được tìm thấy ở cùng địa điểm thì không phù hợp với bất kỳ loài người nguyên thủy nào ta từng biết tới.
Tuy nhiên, Martinón-Torres vẫn ngần ngại trong việc tuyên bố các mẫu răng thuộc về một giống người mới.
“Những gì chúng ta thấy thì thuộc về một nhóm mà ta chưa từng biết tới,” bà nói. “Đó không phải là người thông minh, Homo sapien, cũng không phải là người Neanderthal. Đó là sự pha trộn của cái gì đó rất nguyên thủy mà hiện nay chúng ta chưa biết.
"Chúng tôi không thể đi xa tới mức có thể nói đó là một giống người mới, bởi chúng tôi cần so sánh với những thứ khác nữa.”
Những mẫu hóa thạch thực ra có thể phù hợp với các loài đã biết. “Đó thậm chí có thể là người Denisova”, bà Martinón-Torres nói thêm.
Giống người Denisova đã từng tồn tại cùng thời, và thậm chí còn hòa trộn, lai tạo với chúng ta. Thế nhưng hầu như ta không biết gì mấy về giống người này.
Các mẫu hóa thạch duy nhất lấy được từ một hang động ở Siberia chỉ gồm có hai cái răng và một đoạn xương ngón tay bé tí.
Các phân tích DNA cho thấy giống người này khác xa so với cả người Neanderthal và người hiện đại, nhưng mang dấu ấn của cả hai giống người này.
Các mẫu răng Hứa Gia Diêu (Xujiayao) cho thấy điều tương tự, Martinón-Torres nói.
Nhưng không phải ai cũng đồng ý. Tuy các mẫu thu được khá là ít nhưng nó “chứng tỏ một cách mạnh mẽ sự hiện diện của một loài mà từ trước tới nay ta chưa từng biết tới,” Darren Curnoe từ Đại học New South Wales, Sydney, Úc, nói.
“Tôi không mấy nghi ngờ gì về việc những cái răng này đại diện cho thứ rất khác thường.” Chỉ riêng bề mặt của những cái răng đã đủ để nói rằng chúng thuộc về một giống người mới, ông nói.
Trước đây, Curnoe từng mô tả về một tập hợp các mẫu hóa thạch của một giống người bí ẩn khác mà người ta phát hiện ra tại Trung Quốc, “người Hang Hươu Đỏ”, tuy giống người này sống gần với thời hiện đại hơn so với người Hứa Gia Diêu.
Một số người khác đồng tình với sự thận trọng của Martinón-Torres.
Matthew Skinner từ Đại học Kent, Anh Quốc, nói rằng các mẫu hóa thạch từ Á châu khá là ít ỏi, cho nên khó có thể xác định được tình trạng của các loài.
Fred Spoor từ Đại học University College London, Anh Quốc, cũng đồng ý với Skinner.
Ông nói các mẫu thu được cho thấy sự hòa trộn giữa các nét của người hiện đại và người tiền sử.
Nhiều người cho rằng các giống người khác nhau rất có thể chỉ là các biến thể của cùng một giống.
“Các mẫu hóa thạch càng được tìm thấy đầy đủ thì các khoảng cách giữa ‘các loài’ càng được xóa nhòa đi,” Erick Trinkaus từ Đại học Washington ở St Louis, Missouri nói. “Các giống người thực sự trong thế giới thực sự, đặc biệt là với những giống người có cơ thể to như chúng ta, thì có ở nhiều nơi và ở nhiều dạng biến thể.”
Do vậy, việc tìm thấy các mẫu răng không giống với răng của những giống người ta từng biết tới không phải là điều gì gây ngạc nhiên.
Tìm được thêm xương sẽ giúp việc phân tích tốt hơn, và rất có thể chúng ta sẽ sớm tìm thêm được các mẫu vật mới bởi nhiều vùng ở Á châu hóa ra khá phong phú các mẫu hóa thạch.
Thế nhưng có lẽ chỉ có các bằng chứng về DNA mới đem lại được câu trả lời chính xác, Matthias Meyer từ Viện Nghiên cứu về Tiến hóa Nhân chủng học Max Planck tại Leipzig, Đức nói. “Có thêm dữ liệu từ đông Á thì rất tốt, nhưng rõ ràng đó là chuyện khó đạt được.”
“Có lẽ có hơn một giống người nguyên thủy ở Á châu, mà điều đó cũng không đáng ngạc nhiên bởi đây là một châu lục rộng lớn, tách biệt với các nơi khác,” Martinón-Torres nói.
Một số bộ phận dân cư nơi này thậm chí có thể còn là tổ tiên của người châu Âu hiện đại, một số nhà nghiên cứu đưa ra nhận xét.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người cho rằng châu Phi là cái nôi của loài người hiện đại, cho nên tuyên bố trên đã gây tranh cãi.
BBC
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Ở TQ có giống người 'chưa ai từng biết'? - Melissa Hogenboom BBC
Những mẫu hóa thạch lạ ở Trung Quốc trông không giống gì với các tông người hominin mà ta từng biết. Liệu đó có phải là một giống người mới không?
Các mẫu phẩm trông không phải là giống người cổ Neanderthal, mà cũng không phải là người hiện đại. Chúng là một cái gì đó khác thế, nhưng là gì thì không ai biết.
Các mẫu hóa thạch vừa được xét nghiệm cho thấy một giống người đã có mặt ở nhiều nơi ở miền bắc Trung Quốc trong thời gian cách đây khoảng từ 60 ngàn đến 120 ngàn năm.
Cũng có thể các mẫu hóa thạch thuộc về một giống người lai giữa hai giống người mà ta đã biết tới.
Cho đến nay, chúng ta biết rằng có bốn giống người nguyên thủy khác sống trên Trái Đất ở thời điểm giống người về sau trở thành người hiện đại, Homo sapien, mới vẫn chỉ mới có mặt ở châu Phi. Người Neanderthal thì sống ở châu Âu, người Denisova ở châu Á và người ‘hobbit’ Homo floresiensis (người Flores) ở Indonesia, và có thể có một nhóm người rất bí ẩn, là nhóm từ vùng Á-Âu được kết hợp với nhóm người Denisova.
Các kết quả mới tìm được cho thấy bức tranh phức tạp hơn ta tưởng nhiều.
Đó không phải là người thông minh, Homo sapien, cũng không phải là người Neanderthal. Đó là sự pha trộn của gì đó rất nguyên thủy mà hiện nay chúng ta chưa biết.
Các mẫu vật ở Trung Quốc lần đầu tiên được tìm thấy trong một hang động tại Hứa Gia Diêu (Xujiayao) hồi 1976, gồm một số mảnh xương sọ và chín cái răng từ bốn cá thể 'người'.
Những nội dung phân tích đầy đủ, chi tiết về các mẫu răng nay đã được công bố trên tạp chí nhân chủng học của Mỹ, American Journal of Physical Anthropology.
María Martinón-Torres cùng các đồng nghiệp từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Sự tiến hóa của Loài người tại Burgos, Tây Ban Nha, đã nghiên cứu kích cỡ, hình dạng của hệ thống răng và chân răng, các rãnh, mấu răng cùng vị trí của từng chiếc răng.
Những kết quả phân tích sau đó được đưa ra so sánh với một loạt 5.000 mẫu răng đại diện cho hầu như toàn bộ các chi trong tông người Hominini mà ta từng biết tới.
“Những cái răng có thể coi như những ‘cảnh quan thu nhỏ’,” Martión-Torres. “Mỗi vết rãnh, mấu, chỗ lồi lõm đều cho ta biết về một mô hình hoặc về sự kết hợp các nét chung đại diện cho một nhóm dân số.”
Rõ ràng là những mẫu răng hóa thạch này không giống với răng của người thông minh, Homo sapien, tức giống người về sau trở thành người hiện đại chúng ta.
Thay vào đó, chúng có những nét giống như răng của người nguyên thủy, với một số mẫu giống của loài người đứng thẳng có từ thời cổ đại hơn, Homo erectus, trong lúc một số mẫu có vẻ như gần với của người Neanderthal, xuất hiện về sau so với người đứng thẳng.
Một số đoạn xương được tìm thấy ở cùng địa điểm thì không phù hợp với bất kỳ loài người nguyên thủy nào ta từng biết tới.
Tuy nhiên, Martinón-Torres vẫn ngần ngại trong việc tuyên bố các mẫu răng thuộc về một giống người mới.
“Những gì chúng ta thấy thì thuộc về một nhóm mà ta chưa từng biết tới,” bà nói. “Đó không phải là người thông minh, Homo sapien, cũng không phải là người Neanderthal. Đó là sự pha trộn của cái gì đó rất nguyên thủy mà hiện nay chúng ta chưa biết.
"Chúng tôi không thể đi xa tới mức có thể nói đó là một giống người mới, bởi chúng tôi cần so sánh với những thứ khác nữa.”
Những mẫu hóa thạch thực ra có thể phù hợp với các loài đã biết. “Đó thậm chí có thể là người Denisova”, bà Martinón-Torres nói thêm.
Giống người Denisova đã từng tồn tại cùng thời, và thậm chí còn hòa trộn, lai tạo với chúng ta. Thế nhưng hầu như ta không biết gì mấy về giống người này.
Các mẫu hóa thạch duy nhất lấy được từ một hang động ở Siberia chỉ gồm có hai cái răng và một đoạn xương ngón tay bé tí.
Các phân tích DNA cho thấy giống người này khác xa so với cả người Neanderthal và người hiện đại, nhưng mang dấu ấn của cả hai giống người này.
Các mẫu răng Hứa Gia Diêu (Xujiayao) cho thấy điều tương tự, Martinón-Torres nói.
Nhưng không phải ai cũng đồng ý. Tuy các mẫu thu được khá là ít nhưng nó “chứng tỏ một cách mạnh mẽ sự hiện diện của một loài mà từ trước tới nay ta chưa từng biết tới,” Darren Curnoe từ Đại học New South Wales, Sydney, Úc, nói.
“Tôi không mấy nghi ngờ gì về việc những cái răng này đại diện cho thứ rất khác thường.” Chỉ riêng bề mặt của những cái răng đã đủ để nói rằng chúng thuộc về một giống người mới, ông nói.
Trước đây, Curnoe từng mô tả về một tập hợp các mẫu hóa thạch của một giống người bí ẩn khác mà người ta phát hiện ra tại Trung Quốc, “người Hang Hươu Đỏ”, tuy giống người này sống gần với thời hiện đại hơn so với người Hứa Gia Diêu.
Một số người khác đồng tình với sự thận trọng của Martinón-Torres.
Matthew Skinner từ Đại học Kent, Anh Quốc, nói rằng các mẫu hóa thạch từ Á châu khá là ít ỏi, cho nên khó có thể xác định được tình trạng của các loài.
Fred Spoor từ Đại học University College London, Anh Quốc, cũng đồng ý với Skinner.
Ông nói các mẫu thu được cho thấy sự hòa trộn giữa các nét của người hiện đại và người tiền sử.
Nhiều người cho rằng các giống người khác nhau rất có thể chỉ là các biến thể của cùng một giống.
“Các mẫu hóa thạch càng được tìm thấy đầy đủ thì các khoảng cách giữa ‘các loài’ càng được xóa nhòa đi,” Erick Trinkaus từ Đại học Washington ở St Louis, Missouri nói. “Các giống người thực sự trong thế giới thực sự, đặc biệt là với những giống người có cơ thể to như chúng ta, thì có ở nhiều nơi và ở nhiều dạng biến thể.”
Do vậy, việc tìm thấy các mẫu răng không giống với răng của những giống người ta từng biết tới không phải là điều gì gây ngạc nhiên.
Tìm được thêm xương sẽ giúp việc phân tích tốt hơn, và rất có thể chúng ta sẽ sớm tìm thêm được các mẫu vật mới bởi nhiều vùng ở Á châu hóa ra khá phong phú các mẫu hóa thạch.
Thế nhưng có lẽ chỉ có các bằng chứng về DNA mới đem lại được câu trả lời chính xác, Matthias Meyer từ Viện Nghiên cứu về Tiến hóa Nhân chủng học Max Planck tại Leipzig, Đức nói. “Có thêm dữ liệu từ đông Á thì rất tốt, nhưng rõ ràng đó là chuyện khó đạt được.”
“Có lẽ có hơn một giống người nguyên thủy ở Á châu, mà điều đó cũng không đáng ngạc nhiên bởi đây là một châu lục rộng lớn, tách biệt với các nơi khác,” Martinón-Torres nói.
Một số bộ phận dân cư nơi này thậm chí có thể còn là tổ tiên của người châu Âu hiện đại, một số nhà nghiên cứu đưa ra nhận xét.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người cho rằng châu Phi là cái nôi của loài người hiện đại, cho nên tuyên bố trên đã gây tranh cãi.
BBC