Xe cán chó
Ô nhiễm biển VN: Cá ( nhỏ ) bắt đầu trở về ( Đầu bài rất...BBC )
Một giáo sư trong nhóm đánh giá môi trường biển tại miền Trung Việt Nam nói vẫn “chưa nên ăn cá” tại khu vực xảy ra thảm họa cá chết, sau khi có kết quả nghiên cứu.
Ô nhiễm biển VN: Cá bắt đầu trở về
Thảm họa cá chết hàng loạt đã khiến xảy ra một số vụ biểu tình |
Một giáo sư trong nhóm đánh giá môi trường biển tại miền Trung Việt
Nam nói vẫn “chưa nên ăn cá” tại khu vực xảy ra thảm họa cá chết, sau
khi có kết quả nghiên cứu.
Sáng 22/8 ở Quảng Trị, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã thông báo
về kết quả điều tra, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường biển
do sự cố môi trường gây ra tại bốn tỉnh ven biển miền Trung.
Trả lời BBC Tiếng Việt sau hội nghị, Giáo sư Tiến sĩ Mai Trọng Nhuận,
nói: “Hàm lượng Phenol trong các màng bám trong trầm tích ở rạn san hô,
đá ngầm, so giữa tháng Tư và tháng Bảy đã giảm 90%. Hàm lượng xyanua và
sắt đều giảm, nhưng hàm lượng sắt giảm chậm hơn.”
Giáo sư Mai Trọng Nhuận, Đại học Quốc gia Hà Nội, có mặt ở cuộc họp, đại
diện nhóm tác giả nghiên cứu kết quả hiện trạng môi trường biển tại bốn
tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế.
Ông nói: “Hàm lượng xyanua và sắt trong nước nhìn chung là có xu hướng
giảm. Ví dụ xyanua giảm liên tục tháng Năm, Sáu, Bảy. Còn phenol từ
tháng Tư đến tháng Sáu lại tăng lên và sau đó đến tháng Tám lại giảm
xuống. Các hợp phần kim loại khác biến động không rõ và không nhiều
lắm.”
BBC hỏi ông vì sao hàm lượng phenol đột ngột tăng lên trong tháng
6/2016, giáo sư Nhuận cho biết: “Tháng 6 phenol tăng đột ngột vì liên
quan đến lượng phenol trong trầm tích nó giảm, gọi là nhả hấp thụ.
Phenol lưu ở trên trầm tích, do quá trình Formosa thải vào. Theo thời
gian thì nó nhả hấp thụ, nhả vào môi trường nước và gây tăng.”
Giáo sư - tiến sỹ Mai Trọng Nhuận là người đại diện nhóm nghiên cứu công bố kết quả tại Quảng Trị sáng 22/8 |
“Khi lượng phenol giảm đến 90% rồi thì lượng phenol sẽ giảm đi. Và trong
tháng Tám chúng tôi dự báo theo thời gian nó sẽ tiếp tục giảm đi. Lượng
phenol không được thêm vào nữa do giám sát tương đối chặt chẽ với nguồn
chính là từ Formosa đã được kiểm soát.”
Các đơn vị nghiên cứu này lấy mẫu nước biển từ ngoài khơi 1,5km trở vào đất liền.
Chưa có cá lớn
Tại hội nghị sáng 22/8 được truyền hình trực tiếp qua nhiều kênh, một số
nhà nghiên cứu đặt câu hỏi về việc mới chỉ có cá con xuất hiện trở lại,
chưa có cá kinh tế.
Giáo sư Mai Trọng Nhuận nói: “Trong thời gian thảm họa xảy ra thì không
một con cá nào sống, không một con cá bé nào đến. Nhưng đến cuối tháng
Sáu, đầu tháng Bảy, thì cá bé, nhỏ lắm, chỉ vài cm đã quay trở về, nhưng
chưa phát hiện được cá lớn."
“Bởi vì cá lớn trong vùng bị hủy diệt hết rồi. Thứ nữa, cá con mới bắt
đầu xuất hiện. Phải đủ lượng cá con và môi trường tầng đáy tương đối an
toàn thì cá lớn mới trở về. Ở thời điểm này, theo chúng tôi hiểu là mồi
chưa đủ, thực ra mới hồi phục. Thực ra chưa hồi phục hoàn toàn đâu. Ảnh
chụp vẫn thấy các cái màng keo tụ, sắt với phenol vẫn còn. Cá nhạy cảm
vẫn chưa về đâu. Hi vọng thời gian sắp tới nó sẽ giải hấp hết phenol thì
cá mới quay trở về.”
Thời điểm thực hiện lấy mẫu thí nghiệm là từ giữa tháng 4/2016, và đến
tháng 5/2016, 6/2016. Việc lấy mẫu nước ven bờ do các tỉnh địa phương
thực hiện. Còn các nhà nghiên cứu từ trung ương khảo sát ở độ sâu, cách
bờ 1,5km, Giáo sư Nhuận cho biết.
Công ty Formosa xin lỗi trong cuộc họp ngày 30/6 tại Việt Nam |
Bên cạnh đó, BBC cũng phỏng vấn một chuyên gia người Đức, tiến sỹ
Friedhelm Schroeder thuộc trung tâm khoa học Helmholtz Geestacht (Đức),
người cũng tham gia khảo sát thảm họa môi trường này tại Việt Nam. Ông
cho biết ông không thể lấy mẫu và đưa về phân tích vì ông cần đến những
thiết bị tinh vi mà ông không thể tiếp cận.
Tuy nhiên, vị tiến sỹ này nói với BBC ông “tin tưởng” kết quả.
Chưa đủ căn cứ ‘ăn cá’?
Ông Mai Trọng Nhuận mô tả các kết luận: “Theo các tiêu chuẩn của môi
trường Việt Nam, các thông số đó đều thấp hơn chuẩn cho phép và đạt quy
chuẩn cho bãi tắm, thể thao dưới nước, an toàn.”
Sự cố môi trường cá chết xảy ra tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam |
BBC hỏi về độ an toàn khi ăn cá, giáo sư Nhuận trả lời:
“Do rạn san hô mới bắt đầu hồi phục, cá con mới bắt đầu trở về, ở khía
cạnh bảo tồn không nên đánh bắt cá con, để nó hồi phục hệ sinh thái.”
“Thứ hai là chưa có đủ căn cứ nói cá ấy có ăn được không. Cho nên khuyến
cáo là không nên đánh bắt cá con trong phạm vi 15km trở về. Nếu có đánh
tốt nhất là đánh vùng ngoài khơi vừa ít bị tác động, vừa đảm bảo đa
dạng sinh học được bảo tồn. Đấy là khuyến cáo người dân.”
Tiến sĩ Friedhelm Schroeder cũng nhận định: “Về những loại cá tự nhiên
bắt được sẽ cần phải có kiểm tra lượng phenol trước khi ra chợ. Tuy
nhiên, khả năng cao là chúng sẽ ổn trong vài tháng tới.”
Vụ cá chết hàng loạt xảy ra tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam từ tháng
4-6/2016, dẫn đến một số cuộc biểu tình tại các nơi này và hai thành phố
lớn là Hà Nội và Sài Gòn.
Cuối tháng 6/2016, chính phủ Việt Nam kết luận Formosa là công ty xả thải ra biển gây thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Nhiều ngư dân bốn tỉnh miền Trung không thể đánh bắt cá, hoặc phải bán
cá với giá rẻ khi lên bờ do người mua lo ngại cá nhiễm độc.
Tóm tắt kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam ngày 22/8:
"1. Quan trắc đánh giá hiện trạng, diễn biến và mức độ ô nhiễm của môi
trường biển và các hệ sinh thái biển và ven biển bốn tỉnh miền Trung đã
áp dụng các quy trình, phương pháp trên cơ sở khoa học, đúng theo quy
định của Việt Nam và phù hợp quốc tế.
2. Về chất lượng môi trường và hệ sinh thái:
a) Chất lượng môi trường nước biển và trầm tích biển tại các khu vực
được quan trắc đã nằm trong giới hạn quy định, đạt quy chuẩn đối với
vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy
sinh.
b) Tại các khu vực cách bờ 1,5 km thuộc Sơn Dương - Hà Tĩnh (diện tích
khoảng 300 km2), cửa Nhật Lệ - Quảng Bình (diện tích khoảng 330 km2),
hòn Sơn Chà - Thừa Thiên - Huế (diện tích khoảng 160 km2), do chịu tác
động của dòng xoáy cục bộ, có một số thông số môi trường cao hơn so với
các khu vực khác, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép, cần tiếp tục
được quan trắc và giám sát chặt chẽ, thường xuyên.
c) Với sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ Công ty TNHH Hưng
nghiệp Formosa Hà Tĩnh và do cơ chế làm sạch tự nhiên của môi trường,
hàm lượng các chất ô nhiễm từ sự cố môi trường đang có xu hướng giảm
theo thời gian.
d) Hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn lợi hải sản ở khu vực sau
những tác động của sự cố môi trường bị suy thoái mạnh cả về đa dạng sinh
học và quy mô, nay đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục tích cực.
3. Về chất lượng hải sản đánh bắt: Theo số liệu giám sát của Bộ Y tế, từ
28/4/2016 đến 8/8/2016, kết quả kiểm nghiệm đánh giá mức độ an toàn của
các mẫu hải sản lấy tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy: hàm lượng một số
chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần theo thời gian.
Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện
giám sát hải sản đánh bắt tại các vùng biển an toàn đã được Bộ Tài
nguyên Môi trường công bố.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục các hoạt động quan trắc, giám
sát môi trường biển, đặc biệt giám sát chặt chẽ nguồn phát thải từ Công
ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, kết nối dữ liệu, xây dựng hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng công nghệ hiện đại trong giám
sát, cảnh báo ô nhiễm môi trường biển."
(BBC)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Ô nhiễm biển VN: Cá ( nhỏ ) bắt đầu trở về ( Đầu bài rất...BBC )
Một giáo sư trong nhóm đánh giá môi trường biển tại miền Trung Việt Nam nói vẫn “chưa nên ăn cá” tại khu vực xảy ra thảm họa cá chết, sau khi có kết quả nghiên cứu.
Ô nhiễm biển VN: Cá bắt đầu trở về
Thảm họa cá chết hàng loạt đã khiến xảy ra một số vụ biểu tình |
Một giáo sư trong nhóm đánh giá môi trường biển tại miền Trung Việt
Nam nói vẫn “chưa nên ăn cá” tại khu vực xảy ra thảm họa cá chết, sau
khi có kết quả nghiên cứu.
Sáng 22/8 ở Quảng Trị, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã thông báo
về kết quả điều tra, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường biển
do sự cố môi trường gây ra tại bốn tỉnh ven biển miền Trung.
Trả lời BBC Tiếng Việt sau hội nghị, Giáo sư Tiến sĩ Mai Trọng Nhuận,
nói: “Hàm lượng Phenol trong các màng bám trong trầm tích ở rạn san hô,
đá ngầm, so giữa tháng Tư và tháng Bảy đã giảm 90%. Hàm lượng xyanua và
sắt đều giảm, nhưng hàm lượng sắt giảm chậm hơn.”
Giáo sư Mai Trọng Nhuận, Đại học Quốc gia Hà Nội, có mặt ở cuộc họp, đại
diện nhóm tác giả nghiên cứu kết quả hiện trạng môi trường biển tại bốn
tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế.
Ông nói: “Hàm lượng xyanua và sắt trong nước nhìn chung là có xu hướng
giảm. Ví dụ xyanua giảm liên tục tháng Năm, Sáu, Bảy. Còn phenol từ
tháng Tư đến tháng Sáu lại tăng lên và sau đó đến tháng Tám lại giảm
xuống. Các hợp phần kim loại khác biến động không rõ và không nhiều
lắm.”
BBC hỏi ông vì sao hàm lượng phenol đột ngột tăng lên trong tháng
6/2016, giáo sư Nhuận cho biết: “Tháng 6 phenol tăng đột ngột vì liên
quan đến lượng phenol trong trầm tích nó giảm, gọi là nhả hấp thụ.
Phenol lưu ở trên trầm tích, do quá trình Formosa thải vào. Theo thời
gian thì nó nhả hấp thụ, nhả vào môi trường nước và gây tăng.”
Giáo sư - tiến sỹ Mai Trọng Nhuận là người đại diện nhóm nghiên cứu công bố kết quả tại Quảng Trị sáng 22/8 |
“Khi lượng phenol giảm đến 90% rồi thì lượng phenol sẽ giảm đi. Và trong
tháng Tám chúng tôi dự báo theo thời gian nó sẽ tiếp tục giảm đi. Lượng
phenol không được thêm vào nữa do giám sát tương đối chặt chẽ với nguồn
chính là từ Formosa đã được kiểm soát.”
Các đơn vị nghiên cứu này lấy mẫu nước biển từ ngoài khơi 1,5km trở vào đất liền.
Chưa có cá lớn
Tại hội nghị sáng 22/8 được truyền hình trực tiếp qua nhiều kênh, một số
nhà nghiên cứu đặt câu hỏi về việc mới chỉ có cá con xuất hiện trở lại,
chưa có cá kinh tế.
Giáo sư Mai Trọng Nhuận nói: “Trong thời gian thảm họa xảy ra thì không
một con cá nào sống, không một con cá bé nào đến. Nhưng đến cuối tháng
Sáu, đầu tháng Bảy, thì cá bé, nhỏ lắm, chỉ vài cm đã quay trở về, nhưng
chưa phát hiện được cá lớn."
“Bởi vì cá lớn trong vùng bị hủy diệt hết rồi. Thứ nữa, cá con mới bắt
đầu xuất hiện. Phải đủ lượng cá con và môi trường tầng đáy tương đối an
toàn thì cá lớn mới trở về. Ở thời điểm này, theo chúng tôi hiểu là mồi
chưa đủ, thực ra mới hồi phục. Thực ra chưa hồi phục hoàn toàn đâu. Ảnh
chụp vẫn thấy các cái màng keo tụ, sắt với phenol vẫn còn. Cá nhạy cảm
vẫn chưa về đâu. Hi vọng thời gian sắp tới nó sẽ giải hấp hết phenol thì
cá mới quay trở về.”
Thời điểm thực hiện lấy mẫu thí nghiệm là từ giữa tháng 4/2016, và đến
tháng 5/2016, 6/2016. Việc lấy mẫu nước ven bờ do các tỉnh địa phương
thực hiện. Còn các nhà nghiên cứu từ trung ương khảo sát ở độ sâu, cách
bờ 1,5km, Giáo sư Nhuận cho biết.
Công ty Formosa xin lỗi trong cuộc họp ngày 30/6 tại Việt Nam |
Bên cạnh đó, BBC cũng phỏng vấn một chuyên gia người Đức, tiến sỹ
Friedhelm Schroeder thuộc trung tâm khoa học Helmholtz Geestacht (Đức),
người cũng tham gia khảo sát thảm họa môi trường này tại Việt Nam. Ông
cho biết ông không thể lấy mẫu và đưa về phân tích vì ông cần đến những
thiết bị tinh vi mà ông không thể tiếp cận.
Tuy nhiên, vị tiến sỹ này nói với BBC ông “tin tưởng” kết quả.
Chưa đủ căn cứ ‘ăn cá’?
Ông Mai Trọng Nhuận mô tả các kết luận: “Theo các tiêu chuẩn của môi
trường Việt Nam, các thông số đó đều thấp hơn chuẩn cho phép và đạt quy
chuẩn cho bãi tắm, thể thao dưới nước, an toàn.”
Sự cố môi trường cá chết xảy ra tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam |
BBC hỏi về độ an toàn khi ăn cá, giáo sư Nhuận trả lời:
“Do rạn san hô mới bắt đầu hồi phục, cá con mới bắt đầu trở về, ở khía
cạnh bảo tồn không nên đánh bắt cá con, để nó hồi phục hệ sinh thái.”
“Thứ hai là chưa có đủ căn cứ nói cá ấy có ăn được không. Cho nên khuyến
cáo là không nên đánh bắt cá con trong phạm vi 15km trở về. Nếu có đánh
tốt nhất là đánh vùng ngoài khơi vừa ít bị tác động, vừa đảm bảo đa
dạng sinh học được bảo tồn. Đấy là khuyến cáo người dân.”
Tiến sĩ Friedhelm Schroeder cũng nhận định: “Về những loại cá tự nhiên
bắt được sẽ cần phải có kiểm tra lượng phenol trước khi ra chợ. Tuy
nhiên, khả năng cao là chúng sẽ ổn trong vài tháng tới.”
Vụ cá chết hàng loạt xảy ra tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam từ tháng
4-6/2016, dẫn đến một số cuộc biểu tình tại các nơi này và hai thành phố
lớn là Hà Nội và Sài Gòn.
Cuối tháng 6/2016, chính phủ Việt Nam kết luận Formosa là công ty xả thải ra biển gây thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Nhiều ngư dân bốn tỉnh miền Trung không thể đánh bắt cá, hoặc phải bán
cá với giá rẻ khi lên bờ do người mua lo ngại cá nhiễm độc.
Tóm tắt kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam ngày 22/8:
"1. Quan trắc đánh giá hiện trạng, diễn biến và mức độ ô nhiễm của môi
trường biển và các hệ sinh thái biển và ven biển bốn tỉnh miền Trung đã
áp dụng các quy trình, phương pháp trên cơ sở khoa học, đúng theo quy
định của Việt Nam và phù hợp quốc tế.
2. Về chất lượng môi trường và hệ sinh thái:
a) Chất lượng môi trường nước biển và trầm tích biển tại các khu vực
được quan trắc đã nằm trong giới hạn quy định, đạt quy chuẩn đối với
vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy
sinh.
b) Tại các khu vực cách bờ 1,5 km thuộc Sơn Dương - Hà Tĩnh (diện tích
khoảng 300 km2), cửa Nhật Lệ - Quảng Bình (diện tích khoảng 330 km2),
hòn Sơn Chà - Thừa Thiên - Huế (diện tích khoảng 160 km2), do chịu tác
động của dòng xoáy cục bộ, có một số thông số môi trường cao hơn so với
các khu vực khác, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép, cần tiếp tục
được quan trắc và giám sát chặt chẽ, thường xuyên.
c) Với sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ Công ty TNHH Hưng
nghiệp Formosa Hà Tĩnh và do cơ chế làm sạch tự nhiên của môi trường,
hàm lượng các chất ô nhiễm từ sự cố môi trường đang có xu hướng giảm
theo thời gian.
d) Hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn lợi hải sản ở khu vực sau
những tác động của sự cố môi trường bị suy thoái mạnh cả về đa dạng sinh
học và quy mô, nay đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục tích cực.
3. Về chất lượng hải sản đánh bắt: Theo số liệu giám sát của Bộ Y tế, từ
28/4/2016 đến 8/8/2016, kết quả kiểm nghiệm đánh giá mức độ an toàn của
các mẫu hải sản lấy tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy: hàm lượng một số
chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần theo thời gian.
Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện
giám sát hải sản đánh bắt tại các vùng biển an toàn đã được Bộ Tài
nguyên Môi trường công bố.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục các hoạt động quan trắc, giám
sát môi trường biển, đặc biệt giám sát chặt chẽ nguồn phát thải từ Công
ty TNHH Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, kết nối dữ liệu, xây dựng hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng công nghệ hiện đại trong giám
sát, cảnh báo ô nhiễm môi trường biển."
(BBC)