Thân Hữu Tiếp Tay...
Oan Oan Tương Báo: Câu chuyện nước Mỹ: Vài chuyện về Jacqueline Kennedy
Đọc báo thấy nhiều chi tiết thú vị về cái chết của John Kennedy cách đây nửa thế kỷ, biết đâu bạn đọc cũng gà mờ như mình, nên tôi tóm lược lại cho hang Cua tham khảo.
Du khách thăm Washington DC trên xe bus hai tầng mui trần, thường được đi một vòng quanh thủ đô vuông 10 miles x 10 miles của Hoa Kỳ. Nào là National Mall, nhà Quốc hội, Nhà Trắng, tượng đài chiến tranh VN và nhiều điểm khác.
Một nơi khó thể thiếu là nghĩa trang quốc gia Arlington, nơi chôn cất hơn 290.000 binh lính, sĩ quan hoặc cựu chiến binh của quân đội Hoa Kỳ, kể cả nhiều nghị sỹ và tổng thống. Rất nhiều lính chết trận trong chiến tranh Việt Nam được an nghỉ tại đây.
Mộ phần được thăm nhiều nhất vẫn là quả đồi cao nhất mà dưới chân có khu mộ dành riêng cho dòng họ Kennedy. Một mảnh đất nhỏ có hai tấm biển đề tên Jacqueline và John Kennedy, nơi có ngọn lửa lúc nào cũng cháy. Có lẽ di sản của gia đình cựu Tổng thống để lại không nhỏ.
Dallas 22-11-1963, 12:29 trưa định mệnh
Sáng đó Dallas mưa nhỏ lâm thâm và theo dự báo, sau đó sẽ sáng dần lên. Tại sân bay Vode Love Field nơi máy bay của Kennedy sẽ hạ cánh, một nhà báo Times Herald hỏi nhỏ nhân viên an ninh, liệu thời tiết đẹp thì mui xe X100 chở Tổng thống có mở ra không. Anh này nói, thời tiết đẹp và có thể đoàn xe dùng mui trần.
Vào sáng đó, muộn hơn thường lệ ở khách sạn Texas, mọi người chờ đợi hai ông bà Tổng thống xuống chào khách và ăn sáng. Nhưng chỉ có Kenndy chồng xuất hiện. Ông phải vỗ về đám đông, Jackie (tên ngắn của Jacqueline mà dân Mỹ thường gọi) sẽ xuống sau. Cuối cùng, bà xuất hiện trong bộ véc và váy hồng (pink) quý phái và cái mũ phớt cùng mầu. Đây là chuyến đi đầu tiên từ tháng 8 sau cái chết của đứa con trai mới sinh.
Chuyến đi ấy, ngay cả tổng thống cũng không biết được dân Dallas đón chào hay không, bởi báo chí đã chạy những tít dài “Cơn giông bão đang đến vì chuyến thăm của Kennedy”. Cùng lúc ấy, gia đình Phó TT Lyndon Johnson, Thống đốc bang Texas John B. Connally và vợ lên một chiếc xe khác. Trời đẹp và nắng, mui xe được lệnh mở ra.
Dân chúng đứng nghẹt hai bên đường, giơ tay vẫy chào đoàn xe đi qua. Vợ chồng Kennedy đứng trên xe mui trần cố không nói chuyện với nhau mà dành thời gian vẫy tay với dân hai bên đường.
12:29 phút. Phu nhân của John Connally, thống đốc Texas, Nellie Connally đứng cạnh đã đùa với Kennedy “Thưa ngài TT, ngài không thể nói là Dallas không yêu quí ngài”. Đám đông reo hò, Jackie trong bộ véc hồng cười và vẫy chào. Đúng lúc đó phát đạn đầu tiên bay ra, trúng vào cổ Kennedy, xuyên qua và găm vào lưng của Thống đốc John Connally.
Là người đi săn, nghe tiếng nổ vang lên từ phía sau, John Connally hiểu ngay đó là đạn súng trường. Ông kêu lên “Trời ơi, không thể, chúng giết hết chúng ta”.
Viên đạn thứ hai trúng vào sọ của Kennedy. Một tay quay phim nghiệp dư tên là Abraham Zapruder, người Nga di cư và chuyên may quần áo cho nữ giới, đã chộp được lúc sọ Kennedy tung lên với mầu hồng và đỏ.
Bà vợ Thống đốc Connally đỡ chồng nằm xuống, nghe thấy tay nhân viên an ninh ra lệnh phóng xe thật nhanh chở tổng tống đi bệnh viện. Bà còn nhớ cả lúc Jackie ngồi bên nhắc đi nhắc lại “Họ đã giết chồng tôi rồi. Trong tay tôi có cả óc của ông ấy đây này”.
Lee Harvey Oswald, kẻ ám sát TT Kennedy bằng ba phát súng trường, cũng bị bắn chết ngay sau đó bởi một tay chủ quán bar ngay trước mắt khán giả xem truyền hình. Lịch sử cố tìm động cơ nào đã khiến hung thủ hành động. Oswald là một cựu binh Thủy quân Lục chiến Mỹ đào ngũ chạy sang Liên Xô năm 1959, và sau đó trở về Hoa Kỳ vào năm 1962, do thất vọng với CNCS.
12 giờ 29 phút trưa ngày 22-11-1963 đã biến đổi nước Mỹ. Cuộc chiến tranh lạnh theo chiều hướng khác. Tổng thống Ngô Đình Diệm, bị thủ tiêu trước đó hai tuần trong một cuộc đảo chính do chính Kenndey giật dây, không thể nghĩ rằng, ông lại được gặp John Kennedy sớm thế. Mình còn nhớ báo miền Bắc đã đăng ảnh châm biếm hai người bắt tay nhau dưới âm phủ.
Nếu hôm đó trời mưa và mui trần của chiếc xe X100 không mở thì có lẽ lịch sử thế giới đã khác và cả Việt Nam cũng thế. Nhưng không ai thay đổi được những khoảnh khắc định mệnh.
Cách xử sự của Jacqueline Kennedy
Có tấm ảnh lịch sử chụp hai ông bà tươi cười trước đó 50 phút, bà Jackie trong bộ mầu hồng sang trọng, tay ôm bó hoa hồng đỏ thắm, đón chào dân chúng. Khi súng nổ, máu đã lênh láng trong xe, cánh hoa bay khắp nơi, Jackie chết lặng.
Nhưng bà vẫn định thần và bình tĩnh xử lý. Không thể để chồng trong trạng thái bị bắn vỡ sọ cho công chúng xem, Jackie đã bảo nhân viên an ninh Clint Hill lấy áo khoác trùm lên thân thể bất động của Kennedy.
Khi xe chở TT Kennedy tới bệnh viện, Jackie nhất định đòi vào phòng cấp cứu. Máu phủ hết bộ váy và vét mầu hồng, cả tất chân và găng tay. Có người bảo Jackie thay quần áo nhưng bà không chịu. Có người còn thấy bà giữ gì đó trong tay, đó là một mảnh óc của chồng văng ra.
Nhiều người đề nghị lấy khăn lau máu trên quần áo, trên mặt, nhưng bà bảo, hãy để cho mọi người biết là những kẻ kia đã làm gì.
Theo Hiến pháp Mỹ, khi Tổng thống không tồn tại, Phó TT phải tuyên thệ nhậm chức ngay. Lẽ ra Johnson phải bay về Nhà Trắng để tuyên thệ, nhưng họ đã quyết định làm ngay trên chiếc máy bay Air Force One – chuyên cơ Tổng thống.
Kinh hoàng nhất là Jackie trong bộ vét đẫm máu trong khi Johnson đọc 35 từ với giọng đứt quãng “I do solemnly swear that I will faithfully execute the Office of President of the United States, and will to the best of my ability, preserve, protect and defend the Constitution of the United States”. Tối đó khi bay về sân bay quân sự Andrews, Jackie vẫn mặc bộ đồ thấm máu của chồng.
Sau đó bà đứng ra tổ chức lo liệu tang lễ, theo như lễ nghi Lincoln vì TT này cũng bị ám sát. Trong lễ tang, có một bức ảnh nổi tiếng, con trai ba tuổi John Kennedy Junior giơ tay kiểu nhà binh chào linh cữu của cha đi qua. Đó là do Jackie đã huấn luyện con hành xử trước công chúng.
Đám tang John Kennedy với 300 ngàn người xếp hàng vào viếng, khóc thương cho số phận nghiệt ngã của dòng họ nổi tiếng ở Boston (Massachusetts). Nếu thời đó có Facebook hay blog như bây giờ thì không ít người lại nói, nước Mỹ cũng “lên đồng tập thể”.
Đã nửa thế kỷ trôi qua, người Mỹ luôn nhớ về hình ảnh mạnh mẽ của Jackie sau cái chết của chồng. Bộ quần áo đó đã được gói lại và theo đề nghị của cố phu nhân Tổng thống, chỉ được mở sau một trăm năm. Như vậy tới năm 2063, công chúng Mỹ sẽ được xem tại bảo tàng Smithsonian.
Là người từng làm phóng viên, quay phim chụp ảnh, cho tờ Washington Times Herald nên bà hiểu rất rõ vai trò của truyền thông. Vì thế bà biết kiểm soát các hình ảnh của mình, của gia đình, ngay cả khi chồng mất trên tay bà.
Bà được nhiều người Mỹ ngưỡng mộ vì tầm văn hóa cao, nhất là sau vụ ám sát làm đảo lộn thế giới.
Nước Mỹ tự do và nhiều điều lạ
Sau này, khi bà Jacqueline gặp tỷ phú Aristotle Onassis, người Hy Lạp, và cưới làm chồng, thì sự ngưỡng mộ của công chúng đã giảm đi rất nhiều. Người ta thấy bà mặc váy ngắn, tóc tai lạ kiểu, gây nên sự thất vọng.
Vài người đã viết, bà đã làm hỏng hình ảnh mất bao công gây dựng, bà là bức tượng đài đã đổ vỡ, sao lại chuyển ra đảo và cưới một tay cướp biển (Onassis). Phần đông người Mỹ cho rằng bà có thể hành xử tốt hơn. Không phải thiếu tiền nhưng tại sao lại đi cưới một kẻ tỷ phú đáng ngờ làm gì.
Rất có thể vì thế mà lần rồi đi qua đó, tôi thấy hoa tươi khá nhiều trên mộ chồng, vài bông trên mộ của hai đứa con, của người em Robert Kennedy, nhưng mộ bà Jackie không có bông nào.
Nhiều năm sau tâm sự với báo chí, bà nói muốn xa rời nước Mỹ, nhất là sau vụ ám sát Robert Kennedy năm 1968, em trai của John Kennedy, muốn sống thầm lặng bởi “họ đã giết chồng tôi, em trai chồng, thì có thể giết các con tôi.” Onassis giầu có nên có đủ khả năng tài chính bảo vệ bà. Tỷ phú Onassis chết năm 1975, Jackie Kennedy về New York sống trên đại lộ số 5 cho đến cuối đời và mất năm 1994.
Rất nhiều thế hệ trẻ coi Tổng thống John Kennedy là nguồn cảm hứng trong cuộc đời. Những phụ nữ Mỹ mạnh mẽ cũng bị ảnh hưởng bởi cách sống của Jackie.
Người Mỹ dễ quên và hay tha thứ. Jacqueline, dù đã tái giá, được chôn ngay cạnh chồng John Kennedy quá cố cách đó 31 năm trong vòng tay đầy máu của chính bà. Bên cạnh là hai con nhỏ một trai một gái chưa biết cuộc đời là gì. Ngọn lửa trong khu mộ không bao giờ tắt như di sản của họ. Trên bia mộ Jackie ghi tên của bà bao gồm tên của cả hai người chồng quá cố: Jacqueline Bouvier Kennedy-Onassis (1929-1994).
Nước Mỹ tự do và có những điều lạ ngay cả trên bia mộ.
HM. Kỷ niệm 50 năm ngày TT John Kennedy bị ám sát (22-11-1963 – 2013)
Tham khảo
- Four Shattering Days (Washington Post)
- The enduring legacy of Jacqueline Kennedy (Washington Post)
- Jacqueline’s suit preserved (Washington Post)
- Ảnh về vụ ám sát (VOA)
- TT Kennedy sai nghiêm trọng khi lật TT Ngô Đình Diệm
http://hieuminh.org/2013/11/22/vai-chuyen-ve-jacquline-va-john-kennedy/
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Oan Oan Tương Báo: Câu chuyện nước Mỹ: Vài chuyện về Jacqueline Kennedy
Đọc báo thấy nhiều chi tiết thú vị về cái chết của John Kennedy cách đây nửa thế kỷ, biết đâu bạn đọc cũng gà mờ như mình, nên tôi tóm lược lại cho hang Cua tham khảo.
Du khách thăm Washington DC trên xe bus hai tầng mui trần, thường được đi một vòng quanh thủ đô vuông 10 miles x 10 miles của Hoa Kỳ. Nào là National Mall, nhà Quốc hội, Nhà Trắng, tượng đài chiến tranh VN và nhiều điểm khác.
Một nơi khó thể thiếu là nghĩa trang quốc gia Arlington, nơi chôn cất hơn 290.000 binh lính, sĩ quan hoặc cựu chiến binh của quân đội Hoa Kỳ, kể cả nhiều nghị sỹ và tổng thống. Rất nhiều lính chết trận trong chiến tranh Việt Nam được an nghỉ tại đây.
Mộ phần được thăm nhiều nhất vẫn là quả đồi cao nhất mà dưới chân có khu mộ dành riêng cho dòng họ Kennedy. Một mảnh đất nhỏ có hai tấm biển đề tên Jacqueline và John Kennedy, nơi có ngọn lửa lúc nào cũng cháy. Có lẽ di sản của gia đình cựu Tổng thống để lại không nhỏ.
Dallas 22-11-1963, 12:29 trưa định mệnh
Sáng đó Dallas mưa nhỏ lâm thâm và theo dự báo, sau đó sẽ sáng dần lên. Tại sân bay Vode Love Field nơi máy bay của Kennedy sẽ hạ cánh, một nhà báo Times Herald hỏi nhỏ nhân viên an ninh, liệu thời tiết đẹp thì mui xe X100 chở Tổng thống có mở ra không. Anh này nói, thời tiết đẹp và có thể đoàn xe dùng mui trần.
Vào sáng đó, muộn hơn thường lệ ở khách sạn Texas, mọi người chờ đợi hai ông bà Tổng thống xuống chào khách và ăn sáng. Nhưng chỉ có Kenndy chồng xuất hiện. Ông phải vỗ về đám đông, Jackie (tên ngắn của Jacqueline mà dân Mỹ thường gọi) sẽ xuống sau. Cuối cùng, bà xuất hiện trong bộ véc và váy hồng (pink) quý phái và cái mũ phớt cùng mầu. Đây là chuyến đi đầu tiên từ tháng 8 sau cái chết của đứa con trai mới sinh.
Chuyến đi ấy, ngay cả tổng thống cũng không biết được dân Dallas đón chào hay không, bởi báo chí đã chạy những tít dài “Cơn giông bão đang đến vì chuyến thăm của Kennedy”. Cùng lúc ấy, gia đình Phó TT Lyndon Johnson, Thống đốc bang Texas John B. Connally và vợ lên một chiếc xe khác. Trời đẹp và nắng, mui xe được lệnh mở ra.
Dân chúng đứng nghẹt hai bên đường, giơ tay vẫy chào đoàn xe đi qua. Vợ chồng Kennedy đứng trên xe mui trần cố không nói chuyện với nhau mà dành thời gian vẫy tay với dân hai bên đường.
12:29 phút. Phu nhân của John Connally, thống đốc Texas, Nellie Connally đứng cạnh đã đùa với Kennedy “Thưa ngài TT, ngài không thể nói là Dallas không yêu quí ngài”. Đám đông reo hò, Jackie trong bộ véc hồng cười và vẫy chào. Đúng lúc đó phát đạn đầu tiên bay ra, trúng vào cổ Kennedy, xuyên qua và găm vào lưng của Thống đốc John Connally.
Là người đi săn, nghe tiếng nổ vang lên từ phía sau, John Connally hiểu ngay đó là đạn súng trường. Ông kêu lên “Trời ơi, không thể, chúng giết hết chúng ta”.
Viên đạn thứ hai trúng vào sọ của Kennedy. Một tay quay phim nghiệp dư tên là Abraham Zapruder, người Nga di cư và chuyên may quần áo cho nữ giới, đã chộp được lúc sọ Kennedy tung lên với mầu hồng và đỏ.
Bà vợ Thống đốc Connally đỡ chồng nằm xuống, nghe thấy tay nhân viên an ninh ra lệnh phóng xe thật nhanh chở tổng tống đi bệnh viện. Bà còn nhớ cả lúc Jackie ngồi bên nhắc đi nhắc lại “Họ đã giết chồng tôi rồi. Trong tay tôi có cả óc của ông ấy đây này”.
Lee Harvey Oswald, kẻ ám sát TT Kennedy bằng ba phát súng trường, cũng bị bắn chết ngay sau đó bởi một tay chủ quán bar ngay trước mắt khán giả xem truyền hình. Lịch sử cố tìm động cơ nào đã khiến hung thủ hành động. Oswald là một cựu binh Thủy quân Lục chiến Mỹ đào ngũ chạy sang Liên Xô năm 1959, và sau đó trở về Hoa Kỳ vào năm 1962, do thất vọng với CNCS.
12 giờ 29 phút trưa ngày 22-11-1963 đã biến đổi nước Mỹ. Cuộc chiến tranh lạnh theo chiều hướng khác. Tổng thống Ngô Đình Diệm, bị thủ tiêu trước đó hai tuần trong một cuộc đảo chính do chính Kenndey giật dây, không thể nghĩ rằng, ông lại được gặp John Kennedy sớm thế. Mình còn nhớ báo miền Bắc đã đăng ảnh châm biếm hai người bắt tay nhau dưới âm phủ.
Nếu hôm đó trời mưa và mui trần của chiếc xe X100 không mở thì có lẽ lịch sử thế giới đã khác và cả Việt Nam cũng thế. Nhưng không ai thay đổi được những khoảnh khắc định mệnh.
Cách xử sự của Jacqueline Kennedy
Có tấm ảnh lịch sử chụp hai ông bà tươi cười trước đó 50 phút, bà Jackie trong bộ mầu hồng sang trọng, tay ôm bó hoa hồng đỏ thắm, đón chào dân chúng. Khi súng nổ, máu đã lênh láng trong xe, cánh hoa bay khắp nơi, Jackie chết lặng.
Nhưng bà vẫn định thần và bình tĩnh xử lý. Không thể để chồng trong trạng thái bị bắn vỡ sọ cho công chúng xem, Jackie đã bảo nhân viên an ninh Clint Hill lấy áo khoác trùm lên thân thể bất động của Kennedy.
Khi xe chở TT Kennedy tới bệnh viện, Jackie nhất định đòi vào phòng cấp cứu. Máu phủ hết bộ váy và vét mầu hồng, cả tất chân và găng tay. Có người bảo Jackie thay quần áo nhưng bà không chịu. Có người còn thấy bà giữ gì đó trong tay, đó là một mảnh óc của chồng văng ra.
Nhiều người đề nghị lấy khăn lau máu trên quần áo, trên mặt, nhưng bà bảo, hãy để cho mọi người biết là những kẻ kia đã làm gì.
Theo Hiến pháp Mỹ, khi Tổng thống không tồn tại, Phó TT phải tuyên thệ nhậm chức ngay. Lẽ ra Johnson phải bay về Nhà Trắng để tuyên thệ, nhưng họ đã quyết định làm ngay trên chiếc máy bay Air Force One – chuyên cơ Tổng thống.
Kinh hoàng nhất là Jackie trong bộ vét đẫm máu trong khi Johnson đọc 35 từ với giọng đứt quãng “I do solemnly swear that I will faithfully execute the Office of President of the United States, and will to the best of my ability, preserve, protect and defend the Constitution of the United States”. Tối đó khi bay về sân bay quân sự Andrews, Jackie vẫn mặc bộ đồ thấm máu của chồng.
Sau đó bà đứng ra tổ chức lo liệu tang lễ, theo như lễ nghi Lincoln vì TT này cũng bị ám sát. Trong lễ tang, có một bức ảnh nổi tiếng, con trai ba tuổi John Kennedy Junior giơ tay kiểu nhà binh chào linh cữu của cha đi qua. Đó là do Jackie đã huấn luyện con hành xử trước công chúng.
Đám tang John Kennedy với 300 ngàn người xếp hàng vào viếng, khóc thương cho số phận nghiệt ngã của dòng họ nổi tiếng ở Boston (Massachusetts). Nếu thời đó có Facebook hay blog như bây giờ thì không ít người lại nói, nước Mỹ cũng “lên đồng tập thể”.
Đã nửa thế kỷ trôi qua, người Mỹ luôn nhớ về hình ảnh mạnh mẽ của Jackie sau cái chết của chồng. Bộ quần áo đó đã được gói lại và theo đề nghị của cố phu nhân Tổng thống, chỉ được mở sau một trăm năm. Như vậy tới năm 2063, công chúng Mỹ sẽ được xem tại bảo tàng Smithsonian.
Là người từng làm phóng viên, quay phim chụp ảnh, cho tờ Washington Times Herald nên bà hiểu rất rõ vai trò của truyền thông. Vì thế bà biết kiểm soát các hình ảnh của mình, của gia đình, ngay cả khi chồng mất trên tay bà.
Bà được nhiều người Mỹ ngưỡng mộ vì tầm văn hóa cao, nhất là sau vụ ám sát làm đảo lộn thế giới.
Nước Mỹ tự do và nhiều điều lạ
Sau này, khi bà Jacqueline gặp tỷ phú Aristotle Onassis, người Hy Lạp, và cưới làm chồng, thì sự ngưỡng mộ của công chúng đã giảm đi rất nhiều. Người ta thấy bà mặc váy ngắn, tóc tai lạ kiểu, gây nên sự thất vọng.
Vài người đã viết, bà đã làm hỏng hình ảnh mất bao công gây dựng, bà là bức tượng đài đã đổ vỡ, sao lại chuyển ra đảo và cưới một tay cướp biển (Onassis). Phần đông người Mỹ cho rằng bà có thể hành xử tốt hơn. Không phải thiếu tiền nhưng tại sao lại đi cưới một kẻ tỷ phú đáng ngờ làm gì.
Rất có thể vì thế mà lần rồi đi qua đó, tôi thấy hoa tươi khá nhiều trên mộ chồng, vài bông trên mộ của hai đứa con, của người em Robert Kennedy, nhưng mộ bà Jackie không có bông nào.
Nhiều năm sau tâm sự với báo chí, bà nói muốn xa rời nước Mỹ, nhất là sau vụ ám sát Robert Kennedy năm 1968, em trai của John Kennedy, muốn sống thầm lặng bởi “họ đã giết chồng tôi, em trai chồng, thì có thể giết các con tôi.” Onassis giầu có nên có đủ khả năng tài chính bảo vệ bà. Tỷ phú Onassis chết năm 1975, Jackie Kennedy về New York sống trên đại lộ số 5 cho đến cuối đời và mất năm 1994.
Rất nhiều thế hệ trẻ coi Tổng thống John Kennedy là nguồn cảm hứng trong cuộc đời. Những phụ nữ Mỹ mạnh mẽ cũng bị ảnh hưởng bởi cách sống của Jackie.
Người Mỹ dễ quên và hay tha thứ. Jacqueline, dù đã tái giá, được chôn ngay cạnh chồng John Kennedy quá cố cách đó 31 năm trong vòng tay đầy máu của chính bà. Bên cạnh là hai con nhỏ một trai một gái chưa biết cuộc đời là gì. Ngọn lửa trong khu mộ không bao giờ tắt như di sản của họ. Trên bia mộ Jackie ghi tên của bà bao gồm tên của cả hai người chồng quá cố: Jacqueline Bouvier Kennedy-Onassis (1929-1994).
Nước Mỹ tự do và có những điều lạ ngay cả trên bia mộ.
HM. Kỷ niệm 50 năm ngày TT John Kennedy bị ám sát (22-11-1963 – 2013)
Tham khảo
- Four Shattering Days (Washington Post)
- The enduring legacy of Jacqueline Kennedy (Washington Post)
- Jacqueline’s suit preserved (Washington Post)
- Ảnh về vụ ám sát (VOA)
- TT Kennedy sai nghiêm trọng khi lật TT Ngô Đình Diệm
http://hieuminh.org/2013/11/22/vai-chuyen-ve-jacquline-va-john-kennedy/