Tham Khảo

Obamacare Lại Gặp Trở Ngại Lớn_Vũ Linh

Trong thời gian qua, dần dần người ta đã biết thêm chi tiết về hậu quả của Obamacare. Để rồi cho đốn nay, tất cả các công trình nghiên cứu đều cho thấy Obamacare sẽ tăng chi phí bảo hiểm y tế một cách đáng kể, ngoài việc Nhà Nước sẽ tốn khoảng 1.000 tỷ tiền trợ cấp cho những gia đình lợi tức thấp.


 ...công ty sa thải nhân viên nếu phải áp dụng Obamacare thật ra đã bắt đầu từ hai năm qua...


Trong thời gian qua, dần dần người ta đã biết thêm chi tiết về hậu quả của Obamacare. Để rồi cho đốn nay, tất cả các công trình nghiên cứu đều cho thấy Obamacare sẽ tăng chi phí bảo hiểm y tế một cách đáng kể, ngoài việc Nhà Nước sẽ tốn khoảng 1.000 tỷ tiền trợ cấp cho những gia đình lợi tức thấp.

Người ta cũng khám phá ra tác dụng tai hại của Obamacare cho rất nhiều công ty trung cấp với trên 50 nhân viên, khiốn chính quyền Obama đã phải hoãn ngày Obamacare có hiệu lực đối với mấy công ty này cho đến sau năm 2014.

Rồi bộ Y Tế cũng khám phá ra một vài vấn đề cụ thể không thể áp dụng được ngay vì thủ tục qua rườm rà, cần nhiều thời gian hơn nữa.

Trước hết, hãy nói về vấn đề chi phí.

Trên nguyên tắc, bảo phí của phần lớn các công ty bảo hiểm sẽ phân ra bốn loại: platinum đắt nhất, rồi đến vàng, bạc, và đồng, rẻ nhất. Căn bản, bảo phí càng nặng thì bù lại, tiền phải trả trước (deductible) càng nhẹ. Đại đa số thiên hạ được dự trù sẽ thuộc loại khách hàng hạng bạc. Đại đa số giới trẻ sẽ mua loại đồng.

Đối với một gia đình bốn người với tổng cộng lợi tức là $94.200 một năm, là mức tối đa được Nhà Nước trợ cấp tiền mua bảo hiểm, tiền phí bảo hiểm hạng “bạc” được ước tính là $12.500 một năm. Gia đình này sẽ nhận được trợ cấp của Nhà Nước là $3.550, tức là còn phải trả khoảng $9.000, hay 9,5% lợi tức. Tính ra từng tháng thì đại khái, gia đình này thu nhập sau khi trừ khoảng 20% thuế sẽ là khoảng $6.200, rồi sẽ phải đóng gần $800 bảo phí ($200 một ngườ), sau khi được trợ cấp. Còn lại chừng $5.500 một tháng để trả tiền nhà, xe, thẻ tín dụng, chợ búa và các nhu cầu khác cho cả nhà bốn người.

Nếu trong nhà có người ốm đau thì ước tính chi phí bác sĩ sẽ là:

- Đi bác sĩ tổng quát, sẽ phải trả $45 tiền thăm bệnh (copay).

- Nếu bác sĩ tổng quát giới thiệu qua bác sĩ chuyên môn, sẽ phải trả thêm $65 tiền copay cho bác sĩ chuyên môn. Vị chi $110 mỗi lần đi khám bác sĩ chuyên môn.

- Nếu phải vào phòng cấp cứu, sẽ phải trả $250, chưa kể tiền bác sĩ, thuốc men, thử nghiệm, và xe cứu thương trả riêng.

Đây là những số tiền bắt buộc phải trả mỗi lần đi bác sĩ, chưa kể tiền thuốc. Nếu bị bệnh nặng hơn phải vào nhà thương điều trị chẳng hạn, thì tiền phải trả trước khi bảo hiểm bắt đầu trả (deductible) là $2.000, và mức tối đa bệnh nhân phải trả (out of pocket) là $6.400.

Trên đây là ví dụ của một khách hàng hạng bạc. Bây giờ lấy ví dụ một người còn tương đối trẻ, cảm thấy mình còn khỏe mạnh, chưa cần bảo hiểm lắm. Anh chàng này có thể mua bảo hiểm hạng đồng. Mỗi tháng anh ta chỉ trả hơn $200 tiền mua bảo hiểm không có trợ cấp. Tương đối rẻ, nhưng nếu có chuyện gì xẩy ra, sẽ tốn $60 tiền copay khi đi khám bác sĩ tổng quát, $80 copay cho bác sĩ chuyên môn, $300 nếu vào phòng cấp cứu, và sẽ phải trả trước $5.000 trước khi bảo hiểm trả một xu.

Quý độc giả có thể so sánh với tình trạng hiện tại của chính mình để biết Obamacare có lợi hay hại cho gia đình mình. Nên ghi nhớ ví dụ trên dĩ nhiên không áo dụng cho những người có Medicare hay Medicaid (Medical ở Cali), hay có bảo hiểm của công ty.

Xin lưu ý là những con số ví dụ cụ thể trên xuất phát từ các nghiên cứu cho tiểu bang Cali. Các tiểu bang khác sẽ có thể thấy chi phí cao hơn hay thấp hơn tùy tiểu bang. Chẳng hạn như tại tiểu bang Ohio, người ta ước tính nếu so sánh chi phí bảo hiểm hiện nay với chi phí bảo hiểm dưới Obamacacre, thì chi phí Obamacare sẽ đắt hơn chi phí hiện nay tới gần 90%. Ví dụ một anh trẻ độc thân, hiện mua bảo hiểm với $2.500 tiền trả trước, sẽ phải trả $188 tiền bảo phí mỗi tháng hiện nay, nhưng sẽ phải trả $289 dưới Obamacare.

Mới đây, một nghiên cứu mới của National Center for Policy Analysis tại Dallas cho thấy những người bị bệnh béo phì, cũng như những người đang hút thuốc lá, sẽ bị tăng bảo phí rất cao, từ 30% đến 50%. Trên nguyên tắc, Obamacare nghiêm cấm việc kỳ thị giá cả, không cho phép các hãng bảo hiểm tăng bảo phí đối với những người bị bệnh, nhưng theo lập luận của các hãng bảo hiểm, béo phí và nghiện thuốc lá không được định nghiã là “bệnh”, do đó họ có quyền tăng bảo phí những nhóm người này mà không vi phạm luật.

Bảo phí gia tăng chẳng những vì lý do có thêm nhiều bệnh nhân với những bệng khó trị hay tiền chữa trị rất cao, mà cũng vì bớt hãng bảo hiểm đi. Riêng tại tiểu bang Cali, hai hãng bảo hiểm là Aetna và United Health đã quyết định không bán bảo hiểm y tế cá nhân tại Cali nữa. Như vậy là con số hãng bảo hiểm y tế lớn tại Cali đã sút giảm từ 5 công ty xuống còn 3. Theo định luật kinh tế hiển nhiên càng ít công ty cạnh tranh lẫn nhau thì giá cả càng tăng nhanh.

Chuyện tăng chi phí bảo hiểm y tế dưới Obamacare không phải là chuyện lạ hay chuyện đáng tranh luận nữa vì càng ngày thì càng nhiều nghiên cứu cho thấy đó chính là hậu quả lớn nhất và rõ nhất của Obamacare.

Một hậu quả rõ ràng không kém đối với các chuyên gia là điều khoản bắt buộc các công ty với hơn 50 nhân viên phải có bảo hiểm tập thể cho tất cả nhân viên nếu không sẽ bị phạt nặng, 2.000 đô mỗi nhân viên mỗi năm. Điều khoản này bị chỉ trích là sẽ gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ bắt buộc các công ty này phải sa thải nhân viên hàng loạt, và đây là chuyện tai hại lớn nhất là trong thời điểm thất nghiệp còn quá cao như hiện nay. Sẽ không giúp giải quyết nạn thất nghệp mà trái lại còn gia tăng nạn thất nghiệp. Phe ủng hộ Obamacare bác bỏ chỉ trích này, cho là lập luận bôi bác không căn cứ (vì chưa xẩy ra).

 



Đầu tháng Bẩy vừa qua, chính quyền Obama lẳng lặng ra lệnh hoãn việc áp dụng điều khoản này cho đến đầu năm 2015, thay vì có hiệu lực kể từ 1 tháng Giêng 2014. Việc trì hoãn này nói lên hai điều rõ ràng:

- Thứ nhất là chính quyền Obama cuối cùng thì cũng đã phải công nhận Obamacare có hậu quả không thuận lợi chút nào cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như không giúp gì cho việc giải quyết nạn thất nghiệp. Việc áp đặt bảo hiểm cho các công ty trên 50 nhân viên sẽ đưa đến tình trạng họ sẽ phải sa thải nhân viên hàng loạt.

- Thứ nhì là Obamacare trên nguyên tắc là chuyện y tế xã hội, nhưng việc thực hành lại hoàn toàn tùy thuộc vào yếu tố chính trị. Nói trắng ra, yếu tố nhân đạo trong cải tổ y tế cũng vẫn là yếu tố phụ so với nhu cầu chính trị của các chính khách. Ai cũng nhìn thấy nếu hàng loạt công ty sa thải nhân viên vào năm 2014, thì cuộc bầu cử giữa mùa năm đó sẽ là một đại họa cho đảng Dân Chủ. Việc hoãn áp dụng một điều khoản bất lợi cho giới lao động đến năm 2015, tức là đến sau cuộc bầu cử, sẽ cứu vãn đảng Dân Chủ khỏi mất phiếu của những người bị sa thải vì Obamacare. Một lần nữa việc thi hành Obamacare lại được thu xếp loanh quanh các cuộc bầu cử, nhằm tránh né hậu quả tai hại cho đảng Dân Chủ. Nếu Obamacare là chuyện tốt đẹp thực sự cho tất cả mọi người, thì tại sao lại phải chơi trò ú tim này?

Chuyện các công ty sa thải nhân viên nếu phải áp dụng Obamacare thật ra đã bắt đầu từ hai năm qua rồi. Trước áp lực của các nghiệp đoàn, chính quyền Obama đã phải chấp thuận miễn áp dụng Obamacare cho hàng trăm công ty lớn. Bây giờ yêu cầu đặc miễn được dự trù sẽ đến từ hàng chục ngàn tiểu thương, đưa đến quyết định hoãn ngày thực hành Obamacare.

Cho đến nay, những tiểu doanh nghiệp không được hưởng đặc miễn đã tìm cách “lách” bằng việc sa thải nhân viên toàn thời để thay thế bằng nhân viên bán thời. Theo định nghiã của luật lao động Mỹ, nhân viên làm dưới 30 tiếng một tuần được coi là nhân viên bán thời, không được hưởng quyền lợi an sinh như bảo hiểm y tế, nghỉ hè, nghỉ ốm đau vẫn được trả lương, nhận lương hưu của công ty,... Theo thống kê chính thức mới nhất, trong tháng Sáu vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp đã tiếp tục suy giảm tuy rất chậm. Nhưng nhìn kỹ vào các con số thì sự suy giảm này không phải là tin đáng mừng cho thiên hạ hay ngay cả cho chính quyền, vì đằng sau sự suy giảm là con số việc làm bán thời đã gia tăng đến mức kỷ lục 360.000 việc trong tháng, trong khi con số việc làm toàn thời lại giảm tới mức kỷ lục 240.000 việc trong tháng.

Theo các chuyên gia, luật bắt buộc bảo hiểm cho các công ty trên 50 nhân viên sẽ có tác động mạnh nhất lên các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt trong các ngành như tiệm tạp hoá và tiệm ăn. Đây là những ngành thịnh hành nhất trong giới tỵ nạn Việt Nam ta.

Chuyện hoãn áp dụng điều khoản bắt buộc các công ty phải cung cấp bảo hiểm cho nhân viên đã gây nên một cuộc tranh luận mới. Đối với một luật đã được quốc hội thông qua và ban hành, TT Obama lấy quyền gì để quyết định khi nào thi hành và khi nào hoãn thi hành? Một cựu thẩm phán đã viết bài trên báo Wall Street Journal, xác nhận TT Obama trắng trợn vi phạm Hiến Pháp Mỹ. Hiến Pháp không bao giờ cho phép tổng thống tự ý quyết định thi hành hay không thi hành một luật đã được quốc hội thông qua. Một khi một luật được thông qua, với đầy đủ kỳ hạn áp dụng thì không có tổng thống nào có quyền tự ý lấy quyết định tuân thủ hay không tuân thủ hay sửa đổi gì hết. Nếu tổng thống có quyền thi hành hay hoãn thi hành, thì tất cả mọi luật quốc hội ban hành nều không còn ý nghiã gì nữa, mà tất cả hoàn toàn tùy thuộc quyết định của Hành Pháp. TT Obama là cựu giảng viên về luật Hiến Pháp tất nhiên phải hiểu rõ điều này hơn ai hết.

Câu hỏi ở đây là làm sao một tổng thống lại có quyền tự ý lấy quyết định vi phạm Hiến Pháp trắng trợn như vậy, mà không có phản đối gì từ phiá quốc hội hay truyền thông?

Truyền thông không lên tiếng phản đối là điều bình thường dưới chế độ truyền thông thân chính như hiện nay ta đang thấy, không còn gì để bàn nữa. Phe ta Dân Chủ không phản đối cũng là dĩ nhiên. Nhưng phe đối lập Cộng Hòa cũng im hơi lặng tiếng luôn vì lý do rất giản dị: họ ủng hộ mọi quyết định hoãn thi hành Obamacare. TT Obama mà hoãn thi hành Obamacare vĩnh viễn thì bảo đảm Cộng Hoà sẽ đổ xô xuống đường hoan hô ông ngay. Cái tài giỏi của TT Obama là lấy một quyết định vi hiến mà không có một tiếng nói phản đối nào.

Rồi việc hoãn thi hành điều khoản trên cũng gây ra một rắc rối khác. Ở đây, ta nên chú ý là chỉ hoãn việc các công ty phải mua bảo hiểm cho nhân viên thôi, còn cá nhân vẫn bị bắt buộc phải mua bảo hiểm cá nhân ngoài công ty với giá cao hơn nhiều, kể từ tháng Giêng năm tới, không có bảo hiểm thì sẽ bị phạt. Không có hoãn gì hết. Nhưng việc chuyện tréo cẳng ngỗng là tại sao cá nhân không có bảo hiểm đầu năm 2014 sẽ bị phạt, nhưng nếu công ty không có bảo hiểm cho nhân viên, thì công ty không bị phạt cho đến đầu năm 2015. Như vậy nếu tôi làm việc cho một công ty mà công ty đó không có bảo hiểm cho tôi thì công ty không bị phạt, nhưng cá nhân tôi thì bị phạt. Lại một khúc mắc mới mà các nhà làm luật Obamacare đã không nghĩ tới!

Không bao lâu sau khi chính quyền Obama loan tin hoãn thi hành một điều khoản quan trọng nhất của Obamacare, thì bộ Y Tế cũng lẳng lặng thông báo một tin động trời khác.

Theo luật mới này, Nhà Nước sẽ trợ cấp tiền mua bảo hiểm cho những người lợi tức thấp, như đã bàn ở ví dụ trên. Then chốt trong vấn đề trợ cấp là việc kiểm tra mức lợi tức xem có thực sự đúng theo lời khai của những người xin trợ cấp hay không. Bộ Y Tế vừa thông báo là  không kịp thiết lập hệ thống kiểm soát này, do đó, những trợ cấp sẽ được cấp hoàn toàn dựa trên lời khai lợi tức của thiên hạ mà không có kiểm chứng gì hết. Nói trắng ra, ai muốn xin trợ cấp, cứ việc khai lợi tức trong mức được hưởng trợ cấp là tự động được trợ cấp. Bộ Y Tế “tin tưởng” mọi người sẽ đủ tính thần trách nhiệm và tự trọng để không khai man.

Theo ý kiến kẻ viết bài này, đây hoặc là một quyết định chính trị ngây ngô ngớ ngẩn nhất trong lịch sử hiện đại Mỹ, hoặc là một quyết định có chủ đích hiển nhiên là ban phát tiền Nhà Nước một cách rộng rãi nhất để mua phiếu cử tri. Không hơn không kém. Vấn đề tiền ở đâu ra chưa khi nào khiến TT Obama mất ngủ ưu tư trong suốt hơn bốn năm qua.

Những rắc rối liên quan đến Obamacare đã chứng minh Obamacare tuy là chuyện cần thiết và mang nhiều ý nghiã trên phương diện nhân đạo, nhưng lại là một bộ luật luộm thuộm nhất. Đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp khó khăn, cũng là lý do chính tại sao bao nhiêu đời tổng thống, Dân Chủ cũng như Cộng Hòa, không thể cải tổ y tế để mang lại bảo hiểm y tế cho toàn dân. TT Obama là người đã bất chấp mọi trở ngại, làm liều, cứ việc cho ra luật rồi sẽ trực diện với khó khăn, chỉnh sửa sau. Nói như bà Nancy Pelosi, cựu chủ tịch Hạ Viện Dân Chủ, “ta cần phải thông qua luật trước, rồi mới biết được có những gì trong đó, có những khó khăn và vấn đề gì”. Đây quả là một bộ luật kiểu cái cầy đi trước con trâu, biểu quyết trước rồi thắc mắc luật nói gì sau.

Cái đau đầu cho TT Obama là những khó khăn khám phá ra mỗi ngày lại là những khó khăn ngày một lớn, đã khiến thượng nghị sĩ Max Baucus, một trong những người đã tích cực đóng góp trong việc soạn thảo luật, đã phải nhìn nhận Obamacare như là xe lửa đi trật đường rầy, sắp sửa lao đầu vào tai nạn (train wreck).

Nghiêm trọng hơn nữa là tất cả các chuyên gia đều tin chắc trong những ngày tháng tới, ngay cả sau khi Obamacare có hiệu lực toàn diện, hàng loạt vấn đề rắc rối khác sẽ hiện lên, mà không ai biết được mức tác hại sẽ như thế nào.

Chẳng hạn như cho đến nay, vẫn chưa ai thấy chuyện các tiểu bang từ chối bành trướng chương trình Medicaid (hay Medical ở Cali) sẽ được giải quyết như thế nào. Chương trình bảo hiểm y tế cho những người lợi tức thấp này đã bị hơn một nửa số tiểu bang bác bỏ, không chấp nhận thi hành. Theo quyết định của Tối Cao Pháp Viện, các tiểu bang đều có quyền này. Nếu không nới rộng tiêu chuẩn chấp nhận thì hàng triệu người trong số những người mới nhận được bảo hiểm y tế lần đầu sẽ vẫn phải mua bảo hiểm cá nhân cho mình, với trợ cấp của Nhà Nước. Dĩ nhiên là gánh nặng tài chính của Nhà Nước gia tăng mạnh, thâm thủng ngân sách sẽ trầm trọng hơn mỗi ngày.

Báo Wall Street Journal đã mô tả Obamacare là một thảm hoại lịch sử -a fiasco for the ages. (14-07-13)

Vũ Linh

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Obamacare Lại Gặp Trở Ngại Lớn_Vũ Linh

Trong thời gian qua, dần dần người ta đã biết thêm chi tiết về hậu quả của Obamacare. Để rồi cho đốn nay, tất cả các công trình nghiên cứu đều cho thấy Obamacare sẽ tăng chi phí bảo hiểm y tế một cách đáng kể, ngoài việc Nhà Nước sẽ tốn khoảng 1.000 tỷ tiền trợ cấp cho những gia đình lợi tức thấp.


 ...công ty sa thải nhân viên nếu phải áp dụng Obamacare thật ra đã bắt đầu từ hai năm qua...


Trong thời gian qua, dần dần người ta đã biết thêm chi tiết về hậu quả của Obamacare. Để rồi cho đốn nay, tất cả các công trình nghiên cứu đều cho thấy Obamacare sẽ tăng chi phí bảo hiểm y tế một cách đáng kể, ngoài việc Nhà Nước sẽ tốn khoảng 1.000 tỷ tiền trợ cấp cho những gia đình lợi tức thấp.

Người ta cũng khám phá ra tác dụng tai hại của Obamacare cho rất nhiều công ty trung cấp với trên 50 nhân viên, khiốn chính quyền Obama đã phải hoãn ngày Obamacare có hiệu lực đối với mấy công ty này cho đến sau năm 2014.

Rồi bộ Y Tế cũng khám phá ra một vài vấn đề cụ thể không thể áp dụng được ngay vì thủ tục qua rườm rà, cần nhiều thời gian hơn nữa.

Trước hết, hãy nói về vấn đề chi phí.

Trên nguyên tắc, bảo phí của phần lớn các công ty bảo hiểm sẽ phân ra bốn loại: platinum đắt nhất, rồi đến vàng, bạc, và đồng, rẻ nhất. Căn bản, bảo phí càng nặng thì bù lại, tiền phải trả trước (deductible) càng nhẹ. Đại đa số thiên hạ được dự trù sẽ thuộc loại khách hàng hạng bạc. Đại đa số giới trẻ sẽ mua loại đồng.

Đối với một gia đình bốn người với tổng cộng lợi tức là $94.200 một năm, là mức tối đa được Nhà Nước trợ cấp tiền mua bảo hiểm, tiền phí bảo hiểm hạng “bạc” được ước tính là $12.500 một năm. Gia đình này sẽ nhận được trợ cấp của Nhà Nước là $3.550, tức là còn phải trả khoảng $9.000, hay 9,5% lợi tức. Tính ra từng tháng thì đại khái, gia đình này thu nhập sau khi trừ khoảng 20% thuế sẽ là khoảng $6.200, rồi sẽ phải đóng gần $800 bảo phí ($200 một ngườ), sau khi được trợ cấp. Còn lại chừng $5.500 một tháng để trả tiền nhà, xe, thẻ tín dụng, chợ búa và các nhu cầu khác cho cả nhà bốn người.

Nếu trong nhà có người ốm đau thì ước tính chi phí bác sĩ sẽ là:

- Đi bác sĩ tổng quát, sẽ phải trả $45 tiền thăm bệnh (copay).

- Nếu bác sĩ tổng quát giới thiệu qua bác sĩ chuyên môn, sẽ phải trả thêm $65 tiền copay cho bác sĩ chuyên môn. Vị chi $110 mỗi lần đi khám bác sĩ chuyên môn.

- Nếu phải vào phòng cấp cứu, sẽ phải trả $250, chưa kể tiền bác sĩ, thuốc men, thử nghiệm, và xe cứu thương trả riêng.

Đây là những số tiền bắt buộc phải trả mỗi lần đi bác sĩ, chưa kể tiền thuốc. Nếu bị bệnh nặng hơn phải vào nhà thương điều trị chẳng hạn, thì tiền phải trả trước khi bảo hiểm bắt đầu trả (deductible) là $2.000, và mức tối đa bệnh nhân phải trả (out of pocket) là $6.400.

Trên đây là ví dụ của một khách hàng hạng bạc. Bây giờ lấy ví dụ một người còn tương đối trẻ, cảm thấy mình còn khỏe mạnh, chưa cần bảo hiểm lắm. Anh chàng này có thể mua bảo hiểm hạng đồng. Mỗi tháng anh ta chỉ trả hơn $200 tiền mua bảo hiểm không có trợ cấp. Tương đối rẻ, nhưng nếu có chuyện gì xẩy ra, sẽ tốn $60 tiền copay khi đi khám bác sĩ tổng quát, $80 copay cho bác sĩ chuyên môn, $300 nếu vào phòng cấp cứu, và sẽ phải trả trước $5.000 trước khi bảo hiểm trả một xu.

Quý độc giả có thể so sánh với tình trạng hiện tại của chính mình để biết Obamacare có lợi hay hại cho gia đình mình. Nên ghi nhớ ví dụ trên dĩ nhiên không áo dụng cho những người có Medicare hay Medicaid (Medical ở Cali), hay có bảo hiểm của công ty.

Xin lưu ý là những con số ví dụ cụ thể trên xuất phát từ các nghiên cứu cho tiểu bang Cali. Các tiểu bang khác sẽ có thể thấy chi phí cao hơn hay thấp hơn tùy tiểu bang. Chẳng hạn như tại tiểu bang Ohio, người ta ước tính nếu so sánh chi phí bảo hiểm hiện nay với chi phí bảo hiểm dưới Obamacacre, thì chi phí Obamacare sẽ đắt hơn chi phí hiện nay tới gần 90%. Ví dụ một anh trẻ độc thân, hiện mua bảo hiểm với $2.500 tiền trả trước, sẽ phải trả $188 tiền bảo phí mỗi tháng hiện nay, nhưng sẽ phải trả $289 dưới Obamacare.

Mới đây, một nghiên cứu mới của National Center for Policy Analysis tại Dallas cho thấy những người bị bệnh béo phì, cũng như những người đang hút thuốc lá, sẽ bị tăng bảo phí rất cao, từ 30% đến 50%. Trên nguyên tắc, Obamacare nghiêm cấm việc kỳ thị giá cả, không cho phép các hãng bảo hiểm tăng bảo phí đối với những người bị bệnh, nhưng theo lập luận của các hãng bảo hiểm, béo phí và nghiện thuốc lá không được định nghiã là “bệnh”, do đó họ có quyền tăng bảo phí những nhóm người này mà không vi phạm luật.

Bảo phí gia tăng chẳng những vì lý do có thêm nhiều bệnh nhân với những bệng khó trị hay tiền chữa trị rất cao, mà cũng vì bớt hãng bảo hiểm đi. Riêng tại tiểu bang Cali, hai hãng bảo hiểm là Aetna và United Health đã quyết định không bán bảo hiểm y tế cá nhân tại Cali nữa. Như vậy là con số hãng bảo hiểm y tế lớn tại Cali đã sút giảm từ 5 công ty xuống còn 3. Theo định luật kinh tế hiển nhiên càng ít công ty cạnh tranh lẫn nhau thì giá cả càng tăng nhanh.

Chuyện tăng chi phí bảo hiểm y tế dưới Obamacare không phải là chuyện lạ hay chuyện đáng tranh luận nữa vì càng ngày thì càng nhiều nghiên cứu cho thấy đó chính là hậu quả lớn nhất và rõ nhất của Obamacare.

Một hậu quả rõ ràng không kém đối với các chuyên gia là điều khoản bắt buộc các công ty với hơn 50 nhân viên phải có bảo hiểm tập thể cho tất cả nhân viên nếu không sẽ bị phạt nặng, 2.000 đô mỗi nhân viên mỗi năm. Điều khoản này bị chỉ trích là sẽ gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ bắt buộc các công ty này phải sa thải nhân viên hàng loạt, và đây là chuyện tai hại lớn nhất là trong thời điểm thất nghiệp còn quá cao như hiện nay. Sẽ không giúp giải quyết nạn thất nghệp mà trái lại còn gia tăng nạn thất nghiệp. Phe ủng hộ Obamacare bác bỏ chỉ trích này, cho là lập luận bôi bác không căn cứ (vì chưa xẩy ra).

 



Đầu tháng Bẩy vừa qua, chính quyền Obama lẳng lặng ra lệnh hoãn việc áp dụng điều khoản này cho đến đầu năm 2015, thay vì có hiệu lực kể từ 1 tháng Giêng 2014. Việc trì hoãn này nói lên hai điều rõ ràng:

- Thứ nhất là chính quyền Obama cuối cùng thì cũng đã phải công nhận Obamacare có hậu quả không thuận lợi chút nào cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như không giúp gì cho việc giải quyết nạn thất nghiệp. Việc áp đặt bảo hiểm cho các công ty trên 50 nhân viên sẽ đưa đến tình trạng họ sẽ phải sa thải nhân viên hàng loạt.

- Thứ nhì là Obamacare trên nguyên tắc là chuyện y tế xã hội, nhưng việc thực hành lại hoàn toàn tùy thuộc vào yếu tố chính trị. Nói trắng ra, yếu tố nhân đạo trong cải tổ y tế cũng vẫn là yếu tố phụ so với nhu cầu chính trị của các chính khách. Ai cũng nhìn thấy nếu hàng loạt công ty sa thải nhân viên vào năm 2014, thì cuộc bầu cử giữa mùa năm đó sẽ là một đại họa cho đảng Dân Chủ. Việc hoãn áp dụng một điều khoản bất lợi cho giới lao động đến năm 2015, tức là đến sau cuộc bầu cử, sẽ cứu vãn đảng Dân Chủ khỏi mất phiếu của những người bị sa thải vì Obamacare. Một lần nữa việc thi hành Obamacare lại được thu xếp loanh quanh các cuộc bầu cử, nhằm tránh né hậu quả tai hại cho đảng Dân Chủ. Nếu Obamacare là chuyện tốt đẹp thực sự cho tất cả mọi người, thì tại sao lại phải chơi trò ú tim này?

Chuyện các công ty sa thải nhân viên nếu phải áp dụng Obamacare thật ra đã bắt đầu từ hai năm qua rồi. Trước áp lực của các nghiệp đoàn, chính quyền Obama đã phải chấp thuận miễn áp dụng Obamacare cho hàng trăm công ty lớn. Bây giờ yêu cầu đặc miễn được dự trù sẽ đến từ hàng chục ngàn tiểu thương, đưa đến quyết định hoãn ngày thực hành Obamacare.

Cho đến nay, những tiểu doanh nghiệp không được hưởng đặc miễn đã tìm cách “lách” bằng việc sa thải nhân viên toàn thời để thay thế bằng nhân viên bán thời. Theo định nghiã của luật lao động Mỹ, nhân viên làm dưới 30 tiếng một tuần được coi là nhân viên bán thời, không được hưởng quyền lợi an sinh như bảo hiểm y tế, nghỉ hè, nghỉ ốm đau vẫn được trả lương, nhận lương hưu của công ty,... Theo thống kê chính thức mới nhất, trong tháng Sáu vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp đã tiếp tục suy giảm tuy rất chậm. Nhưng nhìn kỹ vào các con số thì sự suy giảm này không phải là tin đáng mừng cho thiên hạ hay ngay cả cho chính quyền, vì đằng sau sự suy giảm là con số việc làm bán thời đã gia tăng đến mức kỷ lục 360.000 việc trong tháng, trong khi con số việc làm toàn thời lại giảm tới mức kỷ lục 240.000 việc trong tháng.

Theo các chuyên gia, luật bắt buộc bảo hiểm cho các công ty trên 50 nhân viên sẽ có tác động mạnh nhất lên các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt trong các ngành như tiệm tạp hoá và tiệm ăn. Đây là những ngành thịnh hành nhất trong giới tỵ nạn Việt Nam ta.

Chuyện hoãn áp dụng điều khoản bắt buộc các công ty phải cung cấp bảo hiểm cho nhân viên đã gây nên một cuộc tranh luận mới. Đối với một luật đã được quốc hội thông qua và ban hành, TT Obama lấy quyền gì để quyết định khi nào thi hành và khi nào hoãn thi hành? Một cựu thẩm phán đã viết bài trên báo Wall Street Journal, xác nhận TT Obama trắng trợn vi phạm Hiến Pháp Mỹ. Hiến Pháp không bao giờ cho phép tổng thống tự ý quyết định thi hành hay không thi hành một luật đã được quốc hội thông qua. Một khi một luật được thông qua, với đầy đủ kỳ hạn áp dụng thì không có tổng thống nào có quyền tự ý lấy quyết định tuân thủ hay không tuân thủ hay sửa đổi gì hết. Nếu tổng thống có quyền thi hành hay hoãn thi hành, thì tất cả mọi luật quốc hội ban hành nều không còn ý nghiã gì nữa, mà tất cả hoàn toàn tùy thuộc quyết định của Hành Pháp. TT Obama là cựu giảng viên về luật Hiến Pháp tất nhiên phải hiểu rõ điều này hơn ai hết.

Câu hỏi ở đây là làm sao một tổng thống lại có quyền tự ý lấy quyết định vi phạm Hiến Pháp trắng trợn như vậy, mà không có phản đối gì từ phiá quốc hội hay truyền thông?

Truyền thông không lên tiếng phản đối là điều bình thường dưới chế độ truyền thông thân chính như hiện nay ta đang thấy, không còn gì để bàn nữa. Phe ta Dân Chủ không phản đối cũng là dĩ nhiên. Nhưng phe đối lập Cộng Hòa cũng im hơi lặng tiếng luôn vì lý do rất giản dị: họ ủng hộ mọi quyết định hoãn thi hành Obamacare. TT Obama mà hoãn thi hành Obamacare vĩnh viễn thì bảo đảm Cộng Hoà sẽ đổ xô xuống đường hoan hô ông ngay. Cái tài giỏi của TT Obama là lấy một quyết định vi hiến mà không có một tiếng nói phản đối nào.

Rồi việc hoãn thi hành điều khoản trên cũng gây ra một rắc rối khác. Ở đây, ta nên chú ý là chỉ hoãn việc các công ty phải mua bảo hiểm cho nhân viên thôi, còn cá nhân vẫn bị bắt buộc phải mua bảo hiểm cá nhân ngoài công ty với giá cao hơn nhiều, kể từ tháng Giêng năm tới, không có bảo hiểm thì sẽ bị phạt. Không có hoãn gì hết. Nhưng việc chuyện tréo cẳng ngỗng là tại sao cá nhân không có bảo hiểm đầu năm 2014 sẽ bị phạt, nhưng nếu công ty không có bảo hiểm cho nhân viên, thì công ty không bị phạt cho đến đầu năm 2015. Như vậy nếu tôi làm việc cho một công ty mà công ty đó không có bảo hiểm cho tôi thì công ty không bị phạt, nhưng cá nhân tôi thì bị phạt. Lại một khúc mắc mới mà các nhà làm luật Obamacare đã không nghĩ tới!

Không bao lâu sau khi chính quyền Obama loan tin hoãn thi hành một điều khoản quan trọng nhất của Obamacare, thì bộ Y Tế cũng lẳng lặng thông báo một tin động trời khác.

Theo luật mới này, Nhà Nước sẽ trợ cấp tiền mua bảo hiểm cho những người lợi tức thấp, như đã bàn ở ví dụ trên. Then chốt trong vấn đề trợ cấp là việc kiểm tra mức lợi tức xem có thực sự đúng theo lời khai của những người xin trợ cấp hay không. Bộ Y Tế vừa thông báo là  không kịp thiết lập hệ thống kiểm soát này, do đó, những trợ cấp sẽ được cấp hoàn toàn dựa trên lời khai lợi tức của thiên hạ mà không có kiểm chứng gì hết. Nói trắng ra, ai muốn xin trợ cấp, cứ việc khai lợi tức trong mức được hưởng trợ cấp là tự động được trợ cấp. Bộ Y Tế “tin tưởng” mọi người sẽ đủ tính thần trách nhiệm và tự trọng để không khai man.

Theo ý kiến kẻ viết bài này, đây hoặc là một quyết định chính trị ngây ngô ngớ ngẩn nhất trong lịch sử hiện đại Mỹ, hoặc là một quyết định có chủ đích hiển nhiên là ban phát tiền Nhà Nước một cách rộng rãi nhất để mua phiếu cử tri. Không hơn không kém. Vấn đề tiền ở đâu ra chưa khi nào khiến TT Obama mất ngủ ưu tư trong suốt hơn bốn năm qua.

Những rắc rối liên quan đến Obamacare đã chứng minh Obamacare tuy là chuyện cần thiết và mang nhiều ý nghiã trên phương diện nhân đạo, nhưng lại là một bộ luật luộm thuộm nhất. Đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp khó khăn, cũng là lý do chính tại sao bao nhiêu đời tổng thống, Dân Chủ cũng như Cộng Hòa, không thể cải tổ y tế để mang lại bảo hiểm y tế cho toàn dân. TT Obama là người đã bất chấp mọi trở ngại, làm liều, cứ việc cho ra luật rồi sẽ trực diện với khó khăn, chỉnh sửa sau. Nói như bà Nancy Pelosi, cựu chủ tịch Hạ Viện Dân Chủ, “ta cần phải thông qua luật trước, rồi mới biết được có những gì trong đó, có những khó khăn và vấn đề gì”. Đây quả là một bộ luật kiểu cái cầy đi trước con trâu, biểu quyết trước rồi thắc mắc luật nói gì sau.

Cái đau đầu cho TT Obama là những khó khăn khám phá ra mỗi ngày lại là những khó khăn ngày một lớn, đã khiến thượng nghị sĩ Max Baucus, một trong những người đã tích cực đóng góp trong việc soạn thảo luật, đã phải nhìn nhận Obamacare như là xe lửa đi trật đường rầy, sắp sửa lao đầu vào tai nạn (train wreck).

Nghiêm trọng hơn nữa là tất cả các chuyên gia đều tin chắc trong những ngày tháng tới, ngay cả sau khi Obamacare có hiệu lực toàn diện, hàng loạt vấn đề rắc rối khác sẽ hiện lên, mà không ai biết được mức tác hại sẽ như thế nào.

Chẳng hạn như cho đến nay, vẫn chưa ai thấy chuyện các tiểu bang từ chối bành trướng chương trình Medicaid (hay Medical ở Cali) sẽ được giải quyết như thế nào. Chương trình bảo hiểm y tế cho những người lợi tức thấp này đã bị hơn một nửa số tiểu bang bác bỏ, không chấp nhận thi hành. Theo quyết định của Tối Cao Pháp Viện, các tiểu bang đều có quyền này. Nếu không nới rộng tiêu chuẩn chấp nhận thì hàng triệu người trong số những người mới nhận được bảo hiểm y tế lần đầu sẽ vẫn phải mua bảo hiểm cá nhân cho mình, với trợ cấp của Nhà Nước. Dĩ nhiên là gánh nặng tài chính của Nhà Nước gia tăng mạnh, thâm thủng ngân sách sẽ trầm trọng hơn mỗi ngày.

Báo Wall Street Journal đã mô tả Obamacare là một thảm hoại lịch sử -a fiasco for the ages. (14-07-13)

Vũ Linh

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm