Nhân Vật

Ôi, Bác ( Hồ ) tôi có là cái gì đâu!!!

Ngày xưa khi cánh của Internet chưa mở và với những gì tôi được học, được đọc. Tôi cứ ngỡ Bác tôi là vĩ đại nhất. Nhưng rồi Gandhi, Mandela, Lý Quang Diệu...
Ngày xưa khi cánh của Internet chưa mở và với những gì tôi được học, được đọc. Tôi cứ ngỡ Bác tôi là vĩ đại nhất. Nhưng rồi Gandhi, Mandela, Lý Quang Diệu... hiện ra tôi mới ngỡ ngàng "Ôi họ mới vĩ đại làm sao, Bác tôi có là cái gì đâu!!! Hic hic hic 
 
 
 
Khi Nelson Mandela bước qua cánh cổng nhà tù Victor Verster cũng là lúc đất nước Nam Phi bắt đầu một cuộc đổi thay kỳ vĩ.

Cái nắng nóng 40 độ C ở Kaarl hôm đó - cái ngày 11.2.1990 không thể nào quên - đã không cản bước được những con người yêu tự do kéo đến vây quanh khu trại giam Victor Verster, mà ngày nay đã được đổi tên thành Trung tâm Cải tạo Drakenstein.

Trước đấy không lâu, vị tổng thống da trắng Frederik de Klerk thông báo sẽ trả tự do cho Nelson Mandela, người đã ngồi tù suốt 27 năm vì tội “lên kế hoạch phá hoại nhà nước”. Người dân Nam Phi từ khắp nơi đổ về quanh khu trại giam để chào đón người anh hùng của họ, người đã bước vào nhà tù với một phong thái hiên ngang từ nhiều năm trước.

Trong đám đông đổ về khu Victor Verster, có những người chào đời sau khi Mandela vào tù, có những người đã quên hẳn ngoại hình của Mandela, do việc sử dụng hình ảnh của ông bị cấm dưới thời Apartheid. Nhưng tất cả đều đến đây, đơn giản ông là niềm tự hào, niềm hy vọng, là tương lai của họ, của đất nước Nam Phi bị chia rẽ sâu sắc này.

Cũng trong đám đông ấy, có những người chờ đợi giây phút Mandela được trả tự do với một tâm trạng lo âu, thậm chí hoảng sợ.

“Ai cũng muốn biết người đàn ông này sẽ làm gì một khi được tự do. Có người nói rằng chiến tranh sẽ nổ ra, có người lo sợ dân da trắng sẽ bị đuổi khỏi đất nước Nam Phi…”, Kevan Heesom, hồi đó là một cậu bé trong một gia đình người Anh, bồi hồi kể lại.

Nỗi lo lắng của những người như Heesom là có thể hiểu được. Mandela từng là một nhà đấu tranh bất bạo động. Nhưng rồi, ông và các đồng chí của mình đã sử dụng vũ lực để chống lại chế độ Apartheid vốn áp đặt một chính sách kỳ thị hà khắc lên người da đen. Mandela đã bị người da trắng đại diện cho chế độ Apartheid bỏ tù. Giờ đây, khi được trả tự do, có thể ông sẽ báo thù.

Cái lối tư duy này thậm chí đã đẩy không ít người vào quyết định rời khỏi Nam Phi. “Tôi đã tự nhủ rằng mình phải rời khỏi nơi đây vì đất nước này sắp rơi xuống vũng lầy rồi”, Charles Brown, giờ đã là một công dân Úc, kể.

Và rồi, giây phút mà người ta chờ đợi đã đến. Đó là vào lúc 16 giờ 14 ngày 11.2.1990. Từ sau cánh cổng nhà tù Victor Verster, Nelson Mandela bước ra. Ông giơ nắm tay đầy cương quyết, rồi vẫy chào đám đông với một nụ cười rạng rỡ.

Những người chào đón ông có thể đọc thấy tất cả các thông điệp mà họ chờ đợi trong nụ cười ấy.

Nụ cười không chứa đựng hận thù.

Nụ cười của cuộc đấu tranh vì tự do vẫn tiếp diễn.

Nụ cười của niềm tin mãnh liệt vào một tương lai, nơi mà dân tộc Nam Phi hòa chung một khối, bỏ quá khứ Apartheid đen tối lại phía sau.

Đám đông cuộn chảy hét vang: “Madiba muôn năm!”, “Madiba vĩ đại!”.

Madiba là tên gọi tôn vinh Mandela.

Sau những bước chân tự do đầu tiên, người anh hùng Mandela đã du hành về thành phố Cape Town cách đó chừng 60 km. Ngay trong buổi tối 11.2 đó, cựu tù nhân Mandela đã đứng trước biển người, nói những lời cương quyết:

“Cuộc đấu tranh của chúng ta đã bước vào khoảnh khắc quyết định. Hành trình đến với tự do của chúng ta là không thể đảo ngược. Đây là lúc cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt trận. Cho phép mình ngơi nghỉ lúc này là một sai lầm mà các thế hệ tương lai sẽ không thể nào tha thứ cho chúng ta”.

Và ông đã cùng nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh, nhưng không phải bằng con đường bạo lực đẫm máu, để đưa đất nước tươi đẹp này thoát khỏi đêm trường Apartheid.

Để có được ngày tự do, Nelson Mandela đã trải qua những tháng ngày dài đằng đẳng trong chốn lao tù. Đó là 27 năm, thời gian đủ để một người chào đời sống cho tới lúc trưởng thành.

Quãng thời gian trong tù thực sự là một đêm trường, nhưng cũng từ đêm đen ấy, một ngày mới tươi sáng đã đến với dân tộc Nam Phi.

Bắt đầu vào thập niên 1940, khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid manh nha tại Nam Phi, chàng trai Nelson Mandela đã chọn cho mình chỗ đứng về phía những người bị áp bức, kỳ thị. Ông và một người đồng chí đã thành lập hãng luật để bảo vệ quyền lợi cho người nghèo cũng như tham gia các hoạt động đối kháng ôn hòa.

Trong giai đoạn đầu, Mandela chịu ảnh hưởng đường lối đấu tranh bất bạo động của Mahatma Gandhi.

Nhưng biện pháp bất bạo động này vẫn là một điều cấm kỵ của chính quyền Apartheid. Năm 1956, Mandela và 150 người khác bị bắt với cáo buộc phản quốc. Phiên tòa kéo dài sau đó kết thúc với việc các bị cáo được tuyên trắng án vào năm 1961.

Khi con đường đấu tranh bất bạo động bị ngăn cấm, Mandela đã dùng vũ lực để xóa bỏ chế độ Apartheid. Cuộc đấu tranh vũ trang cùng với việc tham gia đảng Đại hội Dân tộc châu Phi vốn bị chính quyền cấm cản đã khiến Mandela trở thành đối tượng bị truy đuổi của cảnh sát.

Tháng 8.1962, với sự giúp sức của tình báo Mỹ, chính quyền Nam Phi đã bắt giữ Mandela cùng nhiều đồng chí của ông.

Lại thêm một phiên tòa dài nữa.

Lại thêm những bản án “phá hoại chính quyền” và “phản quốc” nữa.

Cuối cùng, vào ngày 12.6.1964, Tòa án Tối cao Pretoria của chính quyền Apartheid đã tuyên án chung thân đối với Mandela về tội “lên kế hoạch phá hoại nhà nước” cùng một số tội danh khác.

Trước tòa, Mandela, lúc này 46 tuổi, đã thừa nhận hành vi của mình bằng một niềm tin không gì lay chuyển:

“Tôi không phủ nhận rằng tôi đã lên kế hoạch phá hoại. Tôi làm điều đó không phải vì sự khinh suất hay vì sở thích bạo lực. Tôi đã lên kế hoạch này theo sau những đánh giá nghiêm túc và bình tĩnh về tình hình chính trị nảy sinh sau nhiều năm nhân dân chúng tôi bị người da trắng bóc lột, áp bức dưới chế độ chuyên quyền”.

Và Mandela cùng những người bị kết án đã bước lên xe cảnh sát với nụ cười trên môi trước sự cổ vũ của đám đông ủng hộ vây quanh trụ sở tòa án.

Phần lớn thời gian ở tù, Mandela bị nhốt trong một xà lim bé nhỏ ở đảo Robben.

Trong hoàn cảnh ngục tù đằng đẳng, ông vẫn luôn giữ được khí tiết của một chiến sĩ dám dấn thân vì đại nghĩa. Mandela từng nhiều lần từ chối các điều kiện trả tự do của nhà cầm quyền. Chính vì vậy mà uy tín của ông ngày một lớn trong lòng người dân Nam Phi, bất chấp chính quyền Apartheid đã sử dụng mọi biện pháp để ngăn cấm việc truyền bá hình ảnh, tài liệu về ông.

Rốt cuộc, bản án khắc nghiệt của nhà cầm quyền nhằm triệt tiêu ý chí chiến đấu của ông, cũng là của người dân Nam Phi bị áp bức, đã trở nên vô hiệu.

Sau những cởi mở dè dặt cuối thập niên 1980, vị tổng thống da trắng mới lên cầm quyền Frederik de Klerk đã đi xa hơn trên con đường xóa sổ chế độ Apartheid khi bãi bỏ nhiều đạo luật kỳ thị. Hàng loạt đảng phái chính trị từng bị cấm đoán được phép hoạt động.

Cuối cùng, vào tháng 2 cách đây 20 năm, ông Klerk tuyên bố trả tự do cho Mandela, người sẽ đi vào lịch sử nhân loại như một nhà đấu tranh kiệt xuất cho tự do, hòa giải và tha thứ.

Sau khi rời nhà tù Victor Verster và sau những lời đanh thép ở Cape Town, Mandela tiếp tục cuộc đấu tranh của mình, đó là cuộc đấu tranh bất bạo động để hòa giải những ân oán của quá khứ cũng như phá bỏ mọi thành lũy của chế độ Apartheid.

Rốt cuộc, chế độ Apartheid bị bãi bỏ.

Mandela trở thành tổng thống Nam Phi vào năm 1994 sau một cuộc bầu cử. Đó là cuộc bầu cử đầu tiên tại đất nước này với đầy đủ ý nghĩa dân chủ thực sự. Nelson Mandela, dù đã cùng đám đông hô vang “Chính quyền thuộc về chúng ta” khi ở Cape Town trong buổi tối tự do đầu tiên sau 27 năm tù đày, đã chọn cách bước lên nắm chính quyền bằng việc tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc của một nền chính trị dân chủ lành mạnh.

Ông cũng chỉ làm tổng trong một giai đoạn ngắn - từ 1994 đến 1999 – sau đó rời chính trường và trao quyền chọn người kế nhiệm vào tay cử tri Nam Phi.

Mandela vĩ đại không chỉ bởi quá trình đấu tranh, những năm tháng bất khuất trong chốn lao tù, không chỉ bởi hành trình xóa bỏ chế độ Apartheid hay nỗ lực hòa giải dân tộc.

Ông bất tử bởi đã xây dựng nền móng vững chắc cho nền dân chủ ở Nam Phi.

Công lao xóa bỏ chế độ Apartheid của ông sẽ trở nên vô nghĩa nếu rốt cuộc ông không xây dựng được một nền dân chủ lành mạnh cho đất nước này, nếu ông thay nền chính trị ác quỷ Apartheid bằng một nền chính trị chuyên quyền của chính ông.

Thế mới hiểu vì sao Mandela thường phê phán Robert Mugabe, người cũng từng có cuộc đấu tranh giải phóng dân da đen vĩ đại không kém Mandela.
 
Mít Tơ Đỗ

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
NGƯỜI RỪNG THỜI ĐẠI * Bốn mươi năm kiếp người rừng hoà bình thống nhất dững dưng bất cần Chẳng thà đơn độc một thân còn hơn sống lộn hồng Trần Dân Tiên Bốn mươi năm rũ u phiền mặc bầy khỉ gió cuồng điên bạo hành Sơn lâm không ngửi mùi tanh dân oan mất đất di ranh giới dời * Non sông có lúc nghỉ ngơi vinh quang lao động toàn lời dối gian Ấm no hạnh phúc không màng dù bầy quỷ đỏ bỏ kho nhân quyền Tự do độc lập nên duyên không chuyên khủng sản huyên thuyên sang giàu Mặc cho thời thế về đâu dã nhân tự sướng hơn bâu pín Tầu * Chuồng chim ổ thú hang sâu thênh thang hơn cúi mọp đầu đảng viên Không vàng chẳng bạc kim tiền gia đình một cõi tham thiền bồng lai Phù vân danh lợi tai ngoài xê xoa nhung lụa ráy đầy tai trong Nhập giang tuỳ khúc chớ hòng vỏ cây dây quấn hở mông khoe đời * Đại ngàn ruỗi bước thảnh thơi rẫy khoai ruộng bắp khỏi mời tha nhân Văn minh tiến bộ không cần công an cảnh sát quỷ thần đừng vô Đồ lề chẳng đáng để vồ có chăng chiếc khố tô hô nửa vời Sơn hào chắc khó ngon xơi lâu năm hải vị ngậm tăm nhịn thèm TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Ôi, Bác ( Hồ ) tôi có là cái gì đâu!!!

Ngày xưa khi cánh của Internet chưa mở và với những gì tôi được học, được đọc. Tôi cứ ngỡ Bác tôi là vĩ đại nhất. Nhưng rồi Gandhi, Mandela, Lý Quang Diệu...
Ngày xưa khi cánh của Internet chưa mở và với những gì tôi được học, được đọc. Tôi cứ ngỡ Bác tôi là vĩ đại nhất. Nhưng rồi Gandhi, Mandela, Lý Quang Diệu... hiện ra tôi mới ngỡ ngàng "Ôi họ mới vĩ đại làm sao, Bác tôi có là cái gì đâu!!! Hic hic hic 
 
 
 
Khi Nelson Mandela bước qua cánh cổng nhà tù Victor Verster cũng là lúc đất nước Nam Phi bắt đầu một cuộc đổi thay kỳ vĩ.

Cái nắng nóng 40 độ C ở Kaarl hôm đó - cái ngày 11.2.1990 không thể nào quên - đã không cản bước được những con người yêu tự do kéo đến vây quanh khu trại giam Victor Verster, mà ngày nay đã được đổi tên thành Trung tâm Cải tạo Drakenstein.

Trước đấy không lâu, vị tổng thống da trắng Frederik de Klerk thông báo sẽ trả tự do cho Nelson Mandela, người đã ngồi tù suốt 27 năm vì tội “lên kế hoạch phá hoại nhà nước”. Người dân Nam Phi từ khắp nơi đổ về quanh khu trại giam để chào đón người anh hùng của họ, người đã bước vào nhà tù với một phong thái hiên ngang từ nhiều năm trước.

Trong đám đông đổ về khu Victor Verster, có những người chào đời sau khi Mandela vào tù, có những người đã quên hẳn ngoại hình của Mandela, do việc sử dụng hình ảnh của ông bị cấm dưới thời Apartheid. Nhưng tất cả đều đến đây, đơn giản ông là niềm tự hào, niềm hy vọng, là tương lai của họ, của đất nước Nam Phi bị chia rẽ sâu sắc này.

Cũng trong đám đông ấy, có những người chờ đợi giây phút Mandela được trả tự do với một tâm trạng lo âu, thậm chí hoảng sợ.

“Ai cũng muốn biết người đàn ông này sẽ làm gì một khi được tự do. Có người nói rằng chiến tranh sẽ nổ ra, có người lo sợ dân da trắng sẽ bị đuổi khỏi đất nước Nam Phi…”, Kevan Heesom, hồi đó là một cậu bé trong một gia đình người Anh, bồi hồi kể lại.

Nỗi lo lắng của những người như Heesom là có thể hiểu được. Mandela từng là một nhà đấu tranh bất bạo động. Nhưng rồi, ông và các đồng chí của mình đã sử dụng vũ lực để chống lại chế độ Apartheid vốn áp đặt một chính sách kỳ thị hà khắc lên người da đen. Mandela đã bị người da trắng đại diện cho chế độ Apartheid bỏ tù. Giờ đây, khi được trả tự do, có thể ông sẽ báo thù.

Cái lối tư duy này thậm chí đã đẩy không ít người vào quyết định rời khỏi Nam Phi. “Tôi đã tự nhủ rằng mình phải rời khỏi nơi đây vì đất nước này sắp rơi xuống vũng lầy rồi”, Charles Brown, giờ đã là một công dân Úc, kể.

Và rồi, giây phút mà người ta chờ đợi đã đến. Đó là vào lúc 16 giờ 14 ngày 11.2.1990. Từ sau cánh cổng nhà tù Victor Verster, Nelson Mandela bước ra. Ông giơ nắm tay đầy cương quyết, rồi vẫy chào đám đông với một nụ cười rạng rỡ.

Những người chào đón ông có thể đọc thấy tất cả các thông điệp mà họ chờ đợi trong nụ cười ấy.

Nụ cười không chứa đựng hận thù.

Nụ cười của cuộc đấu tranh vì tự do vẫn tiếp diễn.

Nụ cười của niềm tin mãnh liệt vào một tương lai, nơi mà dân tộc Nam Phi hòa chung một khối, bỏ quá khứ Apartheid đen tối lại phía sau.

Đám đông cuộn chảy hét vang: “Madiba muôn năm!”, “Madiba vĩ đại!”.

Madiba là tên gọi tôn vinh Mandela.

Sau những bước chân tự do đầu tiên, người anh hùng Mandela đã du hành về thành phố Cape Town cách đó chừng 60 km. Ngay trong buổi tối 11.2 đó, cựu tù nhân Mandela đã đứng trước biển người, nói những lời cương quyết:

“Cuộc đấu tranh của chúng ta đã bước vào khoảnh khắc quyết định. Hành trình đến với tự do của chúng ta là không thể đảo ngược. Đây là lúc cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt trận. Cho phép mình ngơi nghỉ lúc này là một sai lầm mà các thế hệ tương lai sẽ không thể nào tha thứ cho chúng ta”.

Và ông đã cùng nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh, nhưng không phải bằng con đường bạo lực đẫm máu, để đưa đất nước tươi đẹp này thoát khỏi đêm trường Apartheid.

Để có được ngày tự do, Nelson Mandela đã trải qua những tháng ngày dài đằng đẳng trong chốn lao tù. Đó là 27 năm, thời gian đủ để một người chào đời sống cho tới lúc trưởng thành.

Quãng thời gian trong tù thực sự là một đêm trường, nhưng cũng từ đêm đen ấy, một ngày mới tươi sáng đã đến với dân tộc Nam Phi.

Bắt đầu vào thập niên 1940, khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid manh nha tại Nam Phi, chàng trai Nelson Mandela đã chọn cho mình chỗ đứng về phía những người bị áp bức, kỳ thị. Ông và một người đồng chí đã thành lập hãng luật để bảo vệ quyền lợi cho người nghèo cũng như tham gia các hoạt động đối kháng ôn hòa.

Trong giai đoạn đầu, Mandela chịu ảnh hưởng đường lối đấu tranh bất bạo động của Mahatma Gandhi.

Nhưng biện pháp bất bạo động này vẫn là một điều cấm kỵ của chính quyền Apartheid. Năm 1956, Mandela và 150 người khác bị bắt với cáo buộc phản quốc. Phiên tòa kéo dài sau đó kết thúc với việc các bị cáo được tuyên trắng án vào năm 1961.

Khi con đường đấu tranh bất bạo động bị ngăn cấm, Mandela đã dùng vũ lực để xóa bỏ chế độ Apartheid. Cuộc đấu tranh vũ trang cùng với việc tham gia đảng Đại hội Dân tộc châu Phi vốn bị chính quyền cấm cản đã khiến Mandela trở thành đối tượng bị truy đuổi của cảnh sát.

Tháng 8.1962, với sự giúp sức của tình báo Mỹ, chính quyền Nam Phi đã bắt giữ Mandela cùng nhiều đồng chí của ông.

Lại thêm một phiên tòa dài nữa.

Lại thêm những bản án “phá hoại chính quyền” và “phản quốc” nữa.

Cuối cùng, vào ngày 12.6.1964, Tòa án Tối cao Pretoria của chính quyền Apartheid đã tuyên án chung thân đối với Mandela về tội “lên kế hoạch phá hoại nhà nước” cùng một số tội danh khác.

Trước tòa, Mandela, lúc này 46 tuổi, đã thừa nhận hành vi của mình bằng một niềm tin không gì lay chuyển:

“Tôi không phủ nhận rằng tôi đã lên kế hoạch phá hoại. Tôi làm điều đó không phải vì sự khinh suất hay vì sở thích bạo lực. Tôi đã lên kế hoạch này theo sau những đánh giá nghiêm túc và bình tĩnh về tình hình chính trị nảy sinh sau nhiều năm nhân dân chúng tôi bị người da trắng bóc lột, áp bức dưới chế độ chuyên quyền”.

Và Mandela cùng những người bị kết án đã bước lên xe cảnh sát với nụ cười trên môi trước sự cổ vũ của đám đông ủng hộ vây quanh trụ sở tòa án.

Phần lớn thời gian ở tù, Mandela bị nhốt trong một xà lim bé nhỏ ở đảo Robben.

Trong hoàn cảnh ngục tù đằng đẳng, ông vẫn luôn giữ được khí tiết của một chiến sĩ dám dấn thân vì đại nghĩa. Mandela từng nhiều lần từ chối các điều kiện trả tự do của nhà cầm quyền. Chính vì vậy mà uy tín của ông ngày một lớn trong lòng người dân Nam Phi, bất chấp chính quyền Apartheid đã sử dụng mọi biện pháp để ngăn cấm việc truyền bá hình ảnh, tài liệu về ông.

Rốt cuộc, bản án khắc nghiệt của nhà cầm quyền nhằm triệt tiêu ý chí chiến đấu của ông, cũng là của người dân Nam Phi bị áp bức, đã trở nên vô hiệu.

Sau những cởi mở dè dặt cuối thập niên 1980, vị tổng thống da trắng mới lên cầm quyền Frederik de Klerk đã đi xa hơn trên con đường xóa sổ chế độ Apartheid khi bãi bỏ nhiều đạo luật kỳ thị. Hàng loạt đảng phái chính trị từng bị cấm đoán được phép hoạt động.

Cuối cùng, vào tháng 2 cách đây 20 năm, ông Klerk tuyên bố trả tự do cho Mandela, người sẽ đi vào lịch sử nhân loại như một nhà đấu tranh kiệt xuất cho tự do, hòa giải và tha thứ.

Sau khi rời nhà tù Victor Verster và sau những lời đanh thép ở Cape Town, Mandela tiếp tục cuộc đấu tranh của mình, đó là cuộc đấu tranh bất bạo động để hòa giải những ân oán của quá khứ cũng như phá bỏ mọi thành lũy của chế độ Apartheid.

Rốt cuộc, chế độ Apartheid bị bãi bỏ.

Mandela trở thành tổng thống Nam Phi vào năm 1994 sau một cuộc bầu cử. Đó là cuộc bầu cử đầu tiên tại đất nước này với đầy đủ ý nghĩa dân chủ thực sự. Nelson Mandela, dù đã cùng đám đông hô vang “Chính quyền thuộc về chúng ta” khi ở Cape Town trong buổi tối tự do đầu tiên sau 27 năm tù đày, đã chọn cách bước lên nắm chính quyền bằng việc tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc của một nền chính trị dân chủ lành mạnh.

Ông cũng chỉ làm tổng trong một giai đoạn ngắn - từ 1994 đến 1999 – sau đó rời chính trường và trao quyền chọn người kế nhiệm vào tay cử tri Nam Phi.

Mandela vĩ đại không chỉ bởi quá trình đấu tranh, những năm tháng bất khuất trong chốn lao tù, không chỉ bởi hành trình xóa bỏ chế độ Apartheid hay nỗ lực hòa giải dân tộc.

Ông bất tử bởi đã xây dựng nền móng vững chắc cho nền dân chủ ở Nam Phi.

Công lao xóa bỏ chế độ Apartheid của ông sẽ trở nên vô nghĩa nếu rốt cuộc ông không xây dựng được một nền dân chủ lành mạnh cho đất nước này, nếu ông thay nền chính trị ác quỷ Apartheid bằng một nền chính trị chuyên quyền của chính ông.

Thế mới hiểu vì sao Mandela thường phê phán Robert Mugabe, người cũng từng có cuộc đấu tranh giải phóng dân da đen vĩ đại không kém Mandela.
 
Mít Tơ Đỗ

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm